Từ sau khi Lý Kỳ đề xuất khái niệm này, gần như mỗi ngày vào triều đều chỉ xoay quanh cái từ này.
Kỳ thật loại cải cách chế độ này, là vô cùng gian nan, bởi vì hơn phân nửa các đại thần cũng không quá quan tâm nguyện ý đi nếm thử thay đổi, bởi vì cải cách chế độ, nhất định là cùng một nhịp thở với quyền lợi của bọn họ, mà sự xuất hiện của Lập Pháp Viện, không thể nghi ngờ tiến thêm một bước đề cao địa vị dân chúng, làm suy yếu quyền lực của bọn họ, khẳng định sẽ có người phản đối.
Nếu là ở thời trước Triệu Giai, thì gần như là điều không thể nào, nhưng Triệu Giai có một ưu thế, chính là sau khi y ngồi đế vị, có thể nói là thanh trừ tất cả các thế lực cũ, hoàng quyền được tập trung chưa từng có, đại thần trong triều nắm quyền, cũng chính là ba người Lý Kỳ, Trịnh Dật, Tần Cối, mà ở trong ba người này, Lý Kỳ là có đủ quyền thế nhất, hơn nữa Trịnh Dật cũng tán thành, như vậy Tần Cối tuy rằng quý vi Tể tướng, cũng chỉ có thể thuận theo.
Hơn nữa, luật pháp đối với quan viên mà nói, lại là một chủ đề vô cùng mẫn cảm, nếu ai đứng ra phản đối, từ một khía cạnh khác mà nói chính là không muốn khuất phục ở dưới luật pháp, đây cũng không phải là một sự tình dễ phản đối.
Triệu Giai cũng hiểu được ưu thế của mình ở nơi nào, đó chính là hiện tại, nếu cang cứ tiếp tục kéo dài, làm như vậy khởi sự sẽ càng thêm khó khăn, bởi vì thế lực của các đại thần trong triều còn chưa kịp ngưng tụ, hết thảy đều vẫn là do y định đoạt, nếu đợi cho đến đời sau, vậy càng khó hơn. Cho nên loại sự tình này nhất định phải mau chóng giải quyết, không nên kéo dài.
Mà Triệu Giai lại là một người Hoàng đế vô cùng có quyết đoán, quyết tâm cùng với dã tâm, y không chỉ muốn phải vượt qua tổ tiên của y, y còn muốn dẫn dắt Đại Tống đi tới một địa vị mà không người nào có thể chạm đến, Lập Pháp Viện này đích xác có diệu dụng của nó, có thể mang tới cho Đại Tống một không gian nâng cao vô hạn, chỉ dựa vào điểm này khiến cho Triệu Giai rất động tâm.
Vì thế sau khi trải qua sự suy xét kỹ lưỡng, Triệu Giai rốt cục hạ quyết định thành lập Lập Pháp Viện.
Lập Pháp Viện ngay hôm đó lập án.
Lập Pháp Viện được thành lập, liền biểu thị Hình Bộ sẽ thoát ly lục bộ, bởi vì Lập Pháp Viện và Hình Bộ là mối quan hệ càng không thể chia lìa, nếu Hình Bộ vẫn còn là do tam tỉnh nắm trong tay, như vậy Lập Pháp Viện chắc chắn sẽ bị tam tỉnh kiềm chế, không thể nghi ngờ là làm gia tăng quyền lực của tam tỉnh.
Kể từ đó, rất có thể luật pháp sẽ cấu thành uy hiếp đối với hoàng quyền, mặc kệ trong lòng Triệu Giai nghĩ như thế nào, nhưng y tuyệt sẽ không để cho người khác đi khống chế Lập Pháp Viện, mặc dù y muốn thả quyền, cũng chỉ có thể do y đến quyết định, hơn nữa Triệu Giai sở dĩ đáp ứng thành lập Lập Pháp Viện, một cái nguyên nhân trong đó cũng là muốn mượn Lập Pháp Viện tập quyền, kiềm chế những đại thần quyền cao chức trọng này, cho nên Hình Bộ nhất định phải tách ra, trực tiếp nằm trong tay đế vương.
Điểm này Tần Cối sớm đã nghĩ đến, y cũng không có cách nào ngăn cản, chỉ có thể bất đắc dĩ tiếp nhận sự thật này mà thôi.
Cho nên từ khi Lập Pháp Viện thành lập, Hình Bộ cũng được tách riêng ra, đổi tên là Tư pháp viện, và cùng với Lập Pháp Viện được xưng là nhị viện, cân bằng với Nhị phủ Tam Ti.
Đừng coi đây chỉ là việc thành lập một ngành và cải cách một ngành, nhưng đã cấu thành một cơ cấu hoàn toàn mới, bởi vì điều này biểu thị Đại Tống đã đi vào con đường lấy pháp trị nước.
Bất đồng với cơ cấu lập pháp của đời sau, Lập Pháp Viện Tống triều chỉ có quyền lực lập pháp, không chứa quyền lực nào khác, hơn nữa, Triệu Giai cũng không buông tha cho hoàng quyền, Lập Pháp Viện phải ở bên dưới hoàng quyền, nhưng Triệu Giai vẫn trao cho Lập Pháp Viện đầy đủ quyền lực.
Lập Pháp Viện có được quyền lực trực tiếp lập pháp đối với tố tụng dân sự,, có thể toàn quyền làm chủ, không cần Hoàng đế gật đầu, nhưng về một số luật pháp trọng đại về luật quân sự và luật chính trị, thì vẫn nhất định phải được Hoàng thượng gật đầu.
Về cơ cấu bên trong Lập Pháp Viện, trước mắt đã quyết định có Lập Pháp Viện viện trưởng, Tả - Hữu phó viện trưởng, trợ giúp viện trưởng xử lý chính vụ, sau nữa còn có tứ đại Tham tri Chính sự, tên gọi tắt tham chính, phân biệt đại biểu cho sĩ, nông, công, thương.
Cũng có thể nói là tứ đại hộ pháp.
Bởi vì bốn người bọn họ liền đại biểu cho tứ đại trận doanh, theo về phương diện khác mà nói, cũng làm suy yếu quyền lực của viện trưởng rất lớn.
Bên dưới thiết lập một trăm danh Lập pháp ti, một trăm danh Lập pháp ti này theo thứ tự là từ bốn giai tầng sĩ - nông - công - thương để chọn lựa ra tới, mỗi giai tầng có hai mươi lăm người, nhưng bọn họ không phải quan, mà là lại, bọn họ không được hưởng đãi ngộ của đại bộ phận quan viên, cho dù là lương bổng cũng chỉ là tầng dưới chót nhất, nhưng là địa vị của bọn họ lại được nâng cao không ít, là có thể trực tiếp từ Lập Pháp Viện nhập con đường làm quan, đây không thể nghi ngờ lại tăng lên một con đường nhập làm quan.
Nhưng một trăm danh Lập pháp ti này hai năm sẽ thay phiên một lần, đây kỳ thật cũng là một phương thức Hoàng đế tập quyền, đương nhiên loại thay phiên này cũng là rất tất yếu, Lập Pháp Viện lập pháp mấu chốt là xuất phát từ dân chúng, nếu luôn không thay đổi, thế lực một khi hình thành, vậy khẳng định sẽ biến thành vùng giao tranh của các chính khách.
Mà viện trưởng Lập Pháp Viện, Triệu Giai lại không muốn chọn lựa từ những đại thần trong triều, mà là chọn lựa từ địa phương, chính như Tần Cối sở liệu, kỳ thật ứng cử viên này Lý Kỳ đã sớm thiết kế tốt lắm, đúng là Tri phủ Đàm Châu Mao Thư, Lý Kỳ là một chữ cũng không có nói, Triệu Giai đều cực kỳ tự giác bổ nhiệm Mao Thư đảm nhiệm viện trưởng Lập Pháp Viện thứ nhất.
Trừ đó ra, sau khi Hình Bộ đổi thành Tư pháp viện, bên trong cũng đã xảy ra những thay đổi trọng đại, quyền lực cũng đã xảy ra biến hóa vi diệu, Tư pháp viện xuất hiện không thể nghi ngờ đã làm cho quyền lực trong tay càng thêm tỏa ra.
Trong đó biểu hiện nhất chính là quyền thẩm tra và quyền thẩm phán.
Phủ doãn Khai Phong và Hình Bộ Thượng thư hai cái chức vị này theo đạo lý mà nói, Phủ doãn Khai Phong tương đương cấp bậc với Chủ tịch thành phố, quản lý chính vụ phủ Khai Phong, nhưng y cũng có được quyền thẩm tra và quyền thẩm phán, mà Hình Bộ Thượng thư liền tương đương với Cục trưởng cục Công an và viện trưởng tòa án tối cao, đồng dạng cũng có được hai hạng quyền lực này, như vậy là trùng hợp rồi.
Bởi vì Lập Pháp Viện và Tư pháp viện xuất hiện, Triệu Giai quyết định miễn trừ phủ quyền thẩm phán và quyền thẩm tra của Khai Phong, đem quyền thẩm tra về giao cho Tư pháp viện, như vậy còn quyền thẩm phán, toàn bộ được giao cho Đại Lý Tự, Đại Lý Tự cũng bởi vì hai viện tồn tại, biến thành một ngành cực kỳ đặc thù, sự hiện hữu của nó chính là vì liên kết hai viện cùng một chỗ.
Bởi vì nhị viện không can thiệp đến chuyện của nhau, nhưng một chấp pháp, một lập pháp, không có khả năng hoàn toàn không có liên hệ, cho nên ngươi nhất định phải tăng thêm một thứ gì đó đi vào, làm cho nhị viện liên kết cùng một chỗ với nhau.
Trải qua một loạt thương lượng, cuối cùng đã quyết định để cho Đại Lý Tự đảm đương cái mối này.
Lập Pháp Viện sau khi lập pháp, giao cho Đại Lý Tự nhập án, tư pháp viện sau khi thẩm tra xong, đồng dạng cũng đem án tử giao do Đại Lý Tự, Đại Lý Tự cầm luật pháp của Lập Pháp Viện, căn cứ tư liệu Tư pháp viện cung cấp, để đi phán quyết đối với phạm nhân.
Nói thông tục một chút, đây chính là một mối tình tay ba.
Đại Lý Tự tương đương với tòa án tối cao, tuy rằng nó không thuộc quản hạt của bất luận một ngành nào, nhưng nó lại đã bị Tư pháp viện và Lập Pháp Viện kiềm chế, cũng không có cầm giữ quyền lực gì quá lớn, chỉ là một cái cơ cấu mà thôi, chân chính quyền lực vẫn là nắm giữ ở trong tay nhị viện.
Phủ Khai Phong từ đó về sau, cũng sẽ không xuất hiện Bao Chửng kế tiếp nữa rồi, bởi vì phủ Khai Phong mất đi quyền thẩm tra và quyền thẩm phán, sự hiện hữu của ông ta chính là phụ trách chính vụ phủ Khai Phong, nhưng đây không ảnh hưởng đến việc Phủ doãn Khai Phong thăng làm Tể tướng, rất nhiều Tể tướng Tống triều đều là từ Phủ doãn Khai Phong được trực tiếp đề bạt đi lên, Tần Cối cũng là như thế.
Mà Ngự Sử Đài làm một cái cơ cấu giám sát, cũng bởi vì nhị viện xuất hiện, quyền lực của nó cũng đã xảy ra biến hóa vi diệu, nó không có quyền phán quyết, nhưng nó vẫn được bảo lưu lại quyền thẩm tra, nó vừa có thể đem án tử giao cho Tư pháp viện, cũng có được quyền lực trực tiếp chống án của Đại Lý Tự, bình thường trong một ít chính án trọng đại, nó thậm chí có thể trực tiếp nhảy qua Tư pháp viện, trực tiếp hướng tới Đại Lý Tự để chống án.
Đương nhiên, một vài trường hợp cá biệt, Ngự Sử Đài còn có thể nhảy qua Đại Lý Tự, trực tiếp tới chỗ Hoàng thượng chống án, đây cũng là một chứng nhận lớn của hoàng quyền cao hơn luật pháp.
Nhưng so với dĩ vãng mà nói, vẫn là có khác nhau không nhỏ, trước kia Hoàng thượng có thể trực tiếp thẩm án, trực tiếp phán quyết, nhưng hiện tại không được, trừ phi Hoàng thượng ngươi muốn giấu diếm vụ án này, giống vậy một vài võ tướng có động thái dị thường, Hoàng đế khả năng sợ rút dây động rừng, vì lấy đại cục làm trọng, cho nên nhất định phải giấu diếm xuống dưới trước, loại tình huống này là ngoại lệ, nhưng nếu quả thật tới một bước phán quyết, Hoàng đế nhất định phải vẫn phải là đem án tử trả cho Đại Lý Tự thẩm phán, Hoàng đế cũng mất đi một bộ phận quyền phán quyết.
Đây cũng là Triệu Giai muốn làm ra một tấm gương đối với các đại thần, không có khả năng hoàn toàn tổn hại đến quyền lợi của đại thần, để củng cố hoàng quyền của chính mình, như vậy đại thần cũng sẽ không chịu phục, làm đế vương có chút thời điểm nhất định cũng phải làm ra những nhượng bộ nhất định, tạo ra tác dụng làm một tấm gương, như vậy mới có thể phục chúng, không phải nói Hoàng đế ngươi muốn làm thế nào thì làm thế đó, kỳ thật quyền lực chân chính vẫn là giữ ở trong tay Hoàng đế đấy.
Đây là sự biến hóa ở cơ cấu trung ương, ở địa phương khẳng định cũng phải thay đổi, Đề Hình Ti chính thức về Tư pháp viện, có được quyền thẩm tra tuyệt đối, từng châu phủ đều phải thiết lập một Đề Hình Ti và một Pháp lý tự còn có một Lập Pháp Viện.
Châu phủ cùng phủ Khai Phong đều giống nhau là không hề có quyền thẩm tra và quyền thẩm phán, một bộ phận quyền lực này đem phân cho Đề Hình Ti và Pháp lý tự.
Nhưng la do đây mới là vừa bắt đầu, không có khả năng phổ cập trên khắp cả nước, cho nên Triệu Giai quyết định trước mắt không thiết lập Pháp lý tự và Lập Pháp Viện ở thị trấn, tuy nhiên dân chúng có được quyền lực chống án bước thứ hai, dân chúng nếu ở thị trấn nhận lấy phán quyết không công bình, có thể thông qua Pháp lý tự hướng châu phủ tiến hành bước chống án thứ hai, nếu là án tử trọng đại, Pháp lý tự và Đề Hình Ti, còn có Lập Pháp Viện có thể thông qua thương lượng quyết định đệ trình lên Đại Lý Tự hay không, để thẩm phán lần thứ ba, nhưng chống án lần thứ ba này, không phải dân chúng có thể làm chủ, nhất định phải được Lập Pháp Viện, Pháp lý tự gật đầu. w๖ebtruy๖enonlin๖ez
Sau khi lập án, lập tức liền tiến vào tổ chức lại, Triệu Giai làm việc từ trước chính là nhanh gọn, dứt khoát, quyết đoán, cũng không ướt át bẩn thỉu.
Mà Lập Pháp Viện thông qua hạng luật pháp thứ nhất, chính là Khi vẫn tồn tại nghi ngờ thì quyền lợi thuộc về bị cáo.
Điều luật pháp này vừa ra tới, Tuần san Đại Tống Thời đại liền đưa một tin chuyên đề, hơn nữa là toàn bộ trang báo, không khỏi phân tích điều luật pháp này, hơn nữa còn căn cứ điều luật pháp này mà phân tích chiều sâu về Lập Pháp Viện, khiến dân chúng đối với loại chế độ tư pháp hoàn toàn mới này có được những hiểu biết càng thêm trực quan rõ ràng.
Tư pháp viện và Lập Pháp Viện tuy rằng vẫn còn đang trong giai đoạn trù bị, nhưng cũng đã nghênh đón một vụ án, dĩ nhiên là vụ án của Vương Trọng Lăng.
Vụ án này chính là một cái ngoại lệ, nhất định phải trải qua tay Hoàng đế, bởi vì vụ này có liên quan đến Hoàng đế, Hoàng đế quyết định có thể phán quyết rồi, mới chuyển dời đến Đại Lý Tự, tiến hành phán quyết, tuy nhiên Triệu Giai vì bận tâm danh dự của mình, án này bị liệt vào cơ mật cao cấp, phương diện Tư pháp viện trực tiếp do viện trưởng Tư pháp viện Lý Cương ra mặt cùng Đại Lý Tự can thiệp, và tiến hành phán quyết bí mật, đây chính là trong khi thẩm phán, không thể công khai đấy.
Bởi vì điều luật Khi vẫn tồn tại nghi ngờ thì quyền lợi thuộc về bị cáo đã thông qua Lập Pháp Viện quyết nghị, như vậy Vương Trọng Lăng khẳng định được hưởng thụ đãi ngộ này, ông ta là người thứ nhất ăn con cua (làm liều đầu tiên mà được lợi) a, bởi vì đang dưới tình huống không có chứng cớ, ngươi không thể nói Vương Trọng Lăng làm việc thiên tư, kết bè kết cánh, ngươi chỉ có thể phán ông ta bỏ rơi nhiệm vụ, để bị lộ khảo đề, cái này có sự khác nhau về bản chất, liền giống với mưu sát có ý định và ngộ sát, khẳng định không thể nói nhập làm một.
Trải qua ba ngày thẩm phán, cuối cùng vẫn là phán quyết đem Vương Trọng Lăng miễn chức, và phạt trừ một trăm quan. Nhưng la do phải bận tâm danh dự của Hoàng đế, vì thế Đại Lý Tự lệnh cưỡng chế Vương Trọng Lăng tự hành dâng thư thỉnh cầu nghỉ hưu.