Hứa lão tam giả vờ ngất mà thành công trốn việc một ngày. Vì để giả bộ ngất mà anh ta chuẩn bị cả sáng. Thế nên chẳng ai hoài nghi gì.
Còn Hứa lão tam cũng chẳng quan tâm đến ánh mắt khiển trách của em gái.
Không biết có phải vì Hứa lão tam ngất xỉu hay không mà Hứa lão tam cũng tới sớm.
Bà vừa vào đã thấy con gái cũng ở đây, cũng chẳng thấy ngượng mà đưa trứng gà cho Thường Hỉ, dặn con dâu: “Bọn nhỏ bị thương, bị bệnh thì phải bồi bổ. Con cầm lấy đi, coi như tâm ý của bà nội.”
Thường Hỉ cười mỉm: “Cảm ơn mẹ ạ.”
Bà Hứa nhướng mày, nhăn cả trán lại, kiên định nói: “Đừng có cho thằng ba ăn.”
Thường Hỉ nhìn mẹ với ánh mắt ‘mẹ yên tâm đi’ nói: “Vâng ạ.”
Hứa lão tam dựa vào cửa như người không xương nói: “Mẹ, sao mẹ lại nhẫn tâm vậy? Con bị ngã xuống mương mà mẹ cũng chẳng cho thêm hai quả để bồi bổ. Đã thế còn không cho vợ con nấu cho con ăn. Đúng là còn nhẫn tâm hơn cả mẹ kế mà.”
Bà Hứa: “Hừ!”
Bà nhìn về phía Nguyệt Quý nói: “Con với thằng ba là hàng xóm, nhưng mà cũng đừng học thói xấu của nó.”
Nguyệt Quý: “…………….Dạ.”
Nhưng mà anh cô còn lừa được trứng gà đó.
“Bà ơi!” Đào Đào chạy thình thịch từ ngoài cổng vào, ngẩng mặt tròn tròn lên chào: “Bà nội tới nhà con chơi ạ.”
Bé con đắc ý khoe khoang: “Bà ơi, cháu có ngựa gỗ nhỏ này.”
Bà Hứa: “???”
Bà khó hiểu: ngựa gỗ nhỏ là gì?
Đào Đào nói: “Đi, cháu dẫn bà đi xem.”
Bà Hứa cười tươi, mặt đầy nếp nhăn. Dù bà thiên vị bọn trẻ nhà con cả nhất, còn nhà thằng ba kém nhất, nhưng dù sao cũng đều là con cháu nhà họ Hứa. Bà sờ đầu đứa nhỏ nói: “Được đó, đi nào, bà nội đi xem ngựa gỗ nhỏ với cháu.”
Hai bà cháu đi vào trong sân liền nhìn thấy mấy thằng nhóc đang chơi ở đây.
Có cậu nhóc nhìn trắng trẻo sạch sẽ đang ngồi trên ngựa gỗ lung lay đến hoảng, khuôn mặt nhỏ đỏ bừng.
“Bà nội ơi, đây là Gia Gia ạ.”
Bà Hứa tất nhiên đã biết đây là cháu trai Hạ lão cẩu.
Vừa đi vào thấy bọn nhỏ ở đây nên bà cũng không để ý nhiều, nhưng nhìn lại liền lắp bắp kinh hãi hỏi: “Đây là ngựa gỗ đó ư?”
Đào Đào kiêu ngạo nói: “Vâng ạ, đấy là ba ba làm cho cháu đó, ba ba cháu quá tuyệt!”
Bà Hứa: “………”
Bà nhìn ngựa gỗ này, không cần hỏi cũng biết là Hứa lão tam cũng chẳng có tài làm ra cái này.
Thợ mộc giỏi nhất trong thôn chính là Kiến Nghĩa – thằng cháu khác chi của bà.
Nhưng mà vừa là gỗ lại còn tốn tiền công……….
Bà Hứa tức đến đau cả não, thằng quá sản này!
“Thằng ba khốn khiếp này!”
Hứa Đào Đào: “???”
Đang yên đang lành sao bà nội bé lại mắng người chứ?
Nhưng bé con nghĩ tới việc mỗi lần bà nội tới nhà đều mắng ba, nên Đào Đào cũng không ngoài ý muốn.
Bé con mở to đôi mắt sáng lấp lánh nhìn bà nội hỏi: “Bà nội có ở lại nhà cháu ăn cơm trưa không ạ?”
Bà Hứa nói: “Không ăn! Nhà cháu tích góp đồ ăn cũng chẳng dễ dàng, ăn cái gì mà ăn! Còn ba cháu…”
Bà Hứa nhìn bộ dạng ngây thơ của đứa nhỏ, bị nghẹn lại, liền hít một hơi nói tiếp: “Thôi được rồi. Bà về đây, bà chỉ bớt chút thời gian qua chơi thôi. Trong ruộng còn nhiều việc lắm. Nếu bị người nào bắt được làm việc chưa xong sẽ lãng phí mất một ngày công.”
Bà nhìn về phía Nguyệt Quý nói: “Nguyệt Quý cũng thế, đừng có la cà ở đây nữa, một lát thì người ta không chú ý, nhưng đi lâu thì ai vui được? Công điểm để đổi lương thực nên không được lề mề. Đừng có cái tốt không học toàn học cái xấu. ở cạnh anh ba con thì có thể học được cái tốt gì chứ! Đi theo mẹ đi làm.”
Nguyệt Quý: “Vâng ạ.”
Tuy rằng trong nhà cũng chỉ có cô là con gái duy nhất nhưng bà Hứa cũng chưa bao giờ cưng chiều Nguyệt Quý.
Bà kéo con gái đi ra ruộng.
Thường Hỉ nói: “Mẹ ơi, mẹ chờ một chút đã.”
Chị bước nhanh vào trong buồng một lát, rồi bưng một bát có nước màu vàng nhạt đi ra.
Bà Hứa: “…………”
Bà nhíu mày hỏi: “Đây là cái gì?”
Thường Hỉ nói nhỏ: “Đây là dầu ăn ạ.”
Bà Hứa kinh ngạc tới mức trợn mắt lên, Thường Hỉ nói tiếp: “Đây là lúc trước Tiểu Lâm dùng hạt rau chế ra, không thơm bằng mỡ lợn nhưng xào rau cũng ngon lắm, dù sao cũng ngon hơn chỉ luộc nước lã.”
Bà Hứa quá ngạc nhiên rồi.
Bà lắp bắp: “Thằng bé này….Thằng bé này sao có thể tài năng vậy chứ……”
Nhưng ngẫm nghĩ cũng đúng, làm gì có lúc nào Tiểu Lâm không giỏi đâu.
Thằng bé này từ nhỏ đã thông minh hơn người khác.
Bà kích động nói: “Vậy chẳng phải là sẽ có dầu ăn thường xuyên xào nấu sao!”
Dù là dầu ăn không tốt nhưng vẫn là dầu ăn đó!
Thường Hỉ bật cười: “Mẹ ơi, mẹ nghĩ dễ thế? Lấy đâu ra nhiều hạt rau vậy chứ ah? Nhà con dùng rau dại đấy. Nhu Nhu nhặt cả tháng mà ép ra cũng chỉ được ba bát này thôi.”
Chị nói tiếp: “Dùng hạt cây tể thái đó ạ, mẹ nghĩ kiếm được bao nhiêu chứ, tích bao lâu mới được ngần này.”
Bà Hứa cũng chẳng phải không biết đếm, nghe Thường Hỉ nói, bà cũng suy nghĩ cẩn thận.
Hạt cây tể thái bé xíu, tích bao lâu mới ép được một bát dầu ăn chứ. Quá khó!
Bà cảm khái: “Bọn nhỏ vất vả rồi!”
Thường Hỉ nói: “Làm gì có đứa trẻ nhà nào không giúp việc trong nhà đâu ạ, đều giống nhau thôi.”
Vừa nghe vậy, bà Hứa cũng gật đầu đồng ý.
Cháu trai cháu gái nhà con trai cả của bà cũng phải giúp việc vặt trong nhà.
Bà Hứa ngẫm nghĩ một chút liền lấy ra một xu nói: “Cháu trai phải vất vả làm việc đầu óc nên bổ bổ cho nó nhiều hơn.”
Thường Hỉ là kiểu người nếu anh không cho tôi tôi cũng không xin, nhưng nếu anh cho thì tôi cũng không từ chối. Chị mỉm cười nói: “Tiểu Lâm lên công xã với anh Kiến Nghĩa rồi, đợi cháu về con sẽ đưa cho cháu, con thay cháu cảm ơn mẹ ạ.”
Lời này rất được lòng bà Hứa, liếc mắt thấy Hứa Nhu Nhu xách giỏ ra cổng, bà cắn răng nhịn đau, lấy thêm một xu nữa nói: “Nhu Nhu cũng vất vả, mấy cái hạt nhỏ này cũng là nó tìm được, đứa nhỏ hiểu chuyện như thế nên mua kẹo cho nó ăn đi.”
Hứa Nhu Nhu kinh ngạc nhìn bà nội.
Thường Hỉ nói: “Sao còn không mau nói cảm ơn bà nội đi.”
Từ nhỏ cô bé đã không được bà nội yêu quý, tên cũng không hay gọi, một hai câu cũng đều gọi ‘con nha đầu chết tiệt kia’. Cả nhà chỉ có mình cô bé bị gọi như vậy. Tất nhiên bà nội bà cô bé nói tới không phải bà nội này mà là người bà đời trước.
Nhưng tới đây, cô bé cũng không ở cùng bà nội, chỉ có ngày lễ tết mới gặp.
Thật không nghĩ đến bà nội còn cho mình tiền.
Cô bé nắm chặt một xu này đến gắt gao.
Hứa Nhu Nhu vừa kinh ngạc lại cảm động, em gái vừa chạy qua chỗ ngựa gỗ chơi đã chạy như bay đến trước mặt bà Hứa.
Bé con ngẩng đầu nhìn bà Hứa, mắt to tràn ngập mong chờ, bé con nhìn bà mình, ngây ngô nói: “Bà ơi, cháu ở đây ạ!”
Bà Hứa: “……………………………”
Đào Đào ngọt ngào hỏi: “Bà ơi, cháu có được không ạ?”
Bé con mở to đôi mắt sáng như sao, ánh nước trong mắt cũng có thể thấy rõ.
Đứa nhỏ nhìn mình như thế, khiến mình cảm thấy nếu để nước mắt của nó rơi xuống thì quá là bắt nạt đứa nhỏ rồi.
Bà Hứa mấp máy môi, sờ túi, bà mang tiền đi là để nhờ Kiến Nghĩa mua kim chỉ đó, aizz.
Bà mò tới mò lui rồi lại lấy thêm một xu nữa ra, tổng là ba xu!!!!
Là ba xu đó!!!!!
Tim bà cụ nhỏ máu.
Bà run rẩy duỗi tay về phía Đào Đào, Đào Đào lập tức vui vẻ nói: “Cháu cảm ơn bà! Bà ơi, sao bà có thể tốt vậy chứ, cháu thích bà nhất luôn!”
Thường Hỉ: “……”
Hứa Nhu Nhu: “……”
Cô ruột Nguyệt Quý: “…………” Lời này hình như rất quen!
“Bà nội cháu là bà nội tốt nhất trên đời, không ai có thể tốt bằng!” Đào Đào nói to, khuôn mặt tràn đầy kiêu ngạo.
Nguyệt Quý: “………….” Câu này nghe càng quen tai hơn.
Thế mà bà Hứa cũng bị mấy câu này thu phục, gương mặt tràn ngập ý cười nói: “Đứa nhỏ này, quá thành thật rồi, vừa nói to lại còn quá thật thà!”
Hứa Đào Đào: “Đứa trẻ ngoan không được nói dối ạ.”
Bà Hứa: “Ừ, đúng vậy đúng vậy.”
Bà cười tươi xoa đầu bé con nói: “Cháu phải ngoan đó.”
Đào Đào mềm mại đáp: “Vâng ạ.”
Bà Hứa: “Được rồi, bà cũng phải về thôi……..”
“Bà ngoại….sao cháu lại không có???” Mậu Lâm đứng nhìn đã lâu, bà ngoại cũng chẳng gọi tới cậu nhóc.
Quả nhiên phải học Đào Đào, chủ động xuất kích!
“Bà ngoại, cháu cũng muốn được một xu ạ.”
Nguyệt Quý lạng lẽ vuốt mặt, sao con trai mình có thể to gan vậy nhỉ.
Bà Hứa nhíu chặt mày kẹp thành hình chữ bát (*là chữ này ‘八’ nha các cậu): “Còn dám xin tiền à? Cháu tiêu gì mà cần tiền? Em gái cháu bị thương nên bà mới cho nó tiền mua kẹo. Còn cháu đang êm đẹp muốn tiền cái rắm!”
Mậu Lâm rụt cổ lại nói nhỏ: “Nhưng chị Nhu cũng không bị thương mà.”
Hứa Nhu Nhu cũng nhìn về phía bà Hứa.
Bà Hứa nói: “Nó làm việc cả ngày chẳng rảnh chút nào. Còn cháu? Cả ngày chỉ biết chạy lung tung đi chơi! Cháu không nói bà cũng không nghĩ nói. Bây giờ cháu nhắc tới, chúng ta liền nói rõ luôn. Cháu dẫn theo em gái lên núi làm gì? Lên núi cũng không sai, nhưng sao cháu cũng chẳng biết bảo vệ em gái vậy? Còn không bằng người ngoài! Vậy cháu còn muốn xin tiền làm gì!!!”
Mậu Lâm bị mắng liền rụt cổ lại, quá hối hận vì đã muốn một xu này!
Kẹo dù ngon nhưng bà ngoại quá hung dữ.
“Bà ngoại, cháu không xin nữa…..” Mậu Lâm rón ra rón rén nói.
Bà Hứa: “Vừa thế đã từ bỏ à??? Sao một chút cháu cũng không có cái gì tâm nhỉ?”
Hứa Nhu Nhu nhắc: “Là kiên trì bền bỉ ạ.”
Bà Hứa nói: “Đúng vậy, là kiên trì bền bỉ. Sao cháu không có chút kiên trì bền bỉ nào vậy?”
Nguyệt Quý đồng tình nhìn con trai mình rồi lại quay đi.
Muốn cứu cũng không thể.
Dù sao cô cũng chẳng phải là đối thủ của mẹ mình.
“Bà nội ơi, bà đừng phê bình anh họ nữa à, anh họ đối xử rất tốt với cháu. Là do Đào Đào quá nghịch ngợm ạ.” Bé vặn vẹo một xu của mình nói: “Cháu sẽ chia cho anh ấy một nửa ạ.”
Bà Hứa cảm động: “Ôi trời, sao cây trúc thối lại sinh ra được măng tốt thế này! Thằng ba tồi tệ mà sinh được đứa nào cũng quá ngoan ngoãn.”
Bà lại lấy thêm một xu ra nói: “Mậu Lâm, đây là cho cháu, đừng có tiêu bậy bạ. Cũng không được lấy tiền của em họ, nhớ chưa?”
Mậu Lâm bị mắng chỉ muốn trốn đi, không nghĩ đến cuối cùng lại được tiền, (Trong convert để là ‘liễu ánh hoa tươi về một thôn’, câu này cũng hay mà tớ chẳng dịch sao cho ra lời hay ý đẹp, chỉ biết để nghĩa đại khái thôi.)
Cậu nhóc chạy nhanh qua cầm tiền, Nguyệt Quý đứng một bên: “……………..”
Mậu Lâm nói nhỏ: “Cháu cảm ơn bà ngoại ạ!”
Bà Hứa gật đầu nói: “Sau này phải cố gắng giúp đỡ mấy việc vừa sức trong nhà, lớn rồi mà cứ chạy lung tung như có gì chọc vào mông vậy.”
Mậu Lâm: “Vâng vâng vâng.”
Bà Hứa dạy dỗ thêm hai câu rồi kết thúc, bà nói: “Cũng đến lúc rồi, bà còn phải ra ruộng làm việc, chờ xem mấy đứa nhóc con này có làm như lời nói không.”
Đào Đào mềm mại nói: “Bà ơi cháu tiễn bà nhé,”
Bà Hứa nói: “Không cần đâu.”
Bà quay đầu lại nhìn Nguyệt Quý: “Cô còn không mau đi làm việc đi, đứng chết dí ở đây làm gì?”
Nguyệt Quý nói: “Con uống ngụm nước xong rồi đi ngay.”
Thấy cô nghiêm túc đảm bảo, bà Hứa gật đầu, vừa lòng bưng chén nhỏ đi nhanh.
Đào Đào vui vẻ: “Quá tốt rồi, em có một xu.”
Một xu sẽ mua được một cân kẹo(*vẫn cứ là quy đổi ra 0.5kg của mình nha).
Đào Đào biết tính cái này.
Mẫu Lâm không ngờ tới mình có thể moi tiền từ trong tay bà ngoại, cả người đều mừng như điên.
“Tớ có tiền! Tớ cũng có tiền!”
Mấy đứa nhỏ khác quá hâm mộ hai người, mấy đứa trẻ trong thôn chỉ có một nguồn thu nhập duy nhất là tiền mừng tuổi, cơ bản cũng chẳng nhiều hơn năm xu. Cho nên một xu này đối với Mậu Lâm đã là niềm vui rất lớn rồi.
“Tốt quá, tớ có thể mua kẹo….A mẹ, sao mẹ lại lấy tiền của con?”
Mậu Lâm trơ mắt nhìn mẹ mình lấy đi một xu kia.
Mậu Lâm: “!!!”
Lấy tiền của trẻ con!!!
Nguyệt Quý nói: “Mẹ cất giúp con kẻo con lại tiêu bậy.”
Mậu Lâm: “……”
Cậu nhóc vội nói: “Con có thể mua……”
Nguyệt Quý trừng mắt: “Con muốn mua gì? Con có thể tự đi công xã à? Chắc chắn không rồi! Con để tiền chỗ mẹ, mẹ sẽ đi mua cho con. Nếu bị rơi chẳng phải sẽ đau lòng muốn chết à?”
Mậu Lâm: “…..Có buồn ạ.”
Nguyệt Quý: “Đấy!”
Mậu Lâm thấy sai sai, cậu nhóc nhìn sang bé con đứng cạnh mình. Đào Đào lập tức giấu tay sau lưng: “Em sẽ tự cất tiền của mình.”
Mậu Lâm trừng mắt: “Đào Đào có thể tự giữ, con cũng có thể, con sẽ không vứt lung tung.”
Nguyệt Quý lườm cậu: “Đào Đào cẩn thận sẽ không đem tiền ra ngoài, rơi cũng không sao, dù sao cũng chỉ rơi ở nhà. Nhưng con thì sao? Tính cách như con khỉ con, còn không chạy khoe khắp nơi chắc?
Mậu Lâm: “……”
Nguyệt Quý: “Quyết định vậy đi, chờ hôm nào đó mẹ mua cho. Mẹ ra ruộng đây.”
Cô không nói hai lời liền đi nhanh ra cổng, biến mất ở khúc ngoặt của ngõ nhỏ.
Mậu Lâm gãi gãi đầu: “???”
Đào Đào chạy nhanh tới chỗ Thường Hỉ: “Mẹ ơi, mẹ giữ giúp con đi, buổi tối con lại lấy lại.”
Thường Hỉ nhìn một xu này rồi bật cười nói: “Được thôi.”
Hứa Nhu Nhu cũng nộp lên: “Mẹ cầm lấy này.”
Thường Hỉ cầm rồi nói: “Đây là tiền tích cóp của con, sau này lấy chồng thì con có thể có tiền riêng.”
Dù đã xuyên qua đây nhưng có một số quan niệm Thường Hỉ không thay đổi.
Như việc tiền riêng này chị cảm thấy rất cần thiết.
Chỉ khi mình có tiền thì sẽ không yếu thế trước mặt đàn ông.
Hứa Nhu Nhu nhẹ nhàng gật đầu nói vâng.
Cô bé nhếch miệng vô cùng vui vẻ đi ra cổng.
Mậu Lâm nhìn Hứa Nhu Nhu, nói nhỏ: “Chị Nhu đang rất vui kìa.”
Hứa Lãng nói: “Nếu cậu có tiền thì cậu cũng sẽ vui thôi.”
Mậu Lâm liền ỉu xìu buồn bã: “Mẹ tớ không cho tớ cầm tiền, tớ cũng là đứa trẻ lớn rồi chứ.”
Cậu nhóc vừa nói xong, bọn trẻ cũng gật đầu đồng ý, Hứa Lãng nói: “Nhà tớ cũng thế, ông bà hay cô tớ mừng tuổi cho tớ thì đều bị mẹ tớ tịch thu, chỉ có tớ một xu thôi.”
Cậu nhóc cũng chỉ được dùng một xu này.
Hứa Lãng thở dài.
Hai anh em Hải Phong và Hải Lãng cũng nói: “Nhà tớ cũng vậy, chỉ cho một xu tiêu tết thôi.”
Nhà hai người khó khăn nên càng phải tiết kiệm hơn.
“Người lớn đều như thế.”
“Chuẩn luôn, người lớn đều thế mà.”
Trong nhóm trẻ cũng chỉ có Hạ Gia chưa nói gì.
Hứa Lãng chọc eo cậu nhóc hỏi: “Còn nhà Gia Gia thì sao?”
Hạ Gia nhấp miệng, nói nhỏ: “Tiền mừng tuổi của em sẽ do em tự giữ.”
Bọn nhỏ kinh ngạc, Đào Đào mắt to tròn xoe nói: “Ba mẹ sẽ không cất giúp em à?”
Kho báu của bé con cũng chỉ có một xu thôi.
Hạ Gia lắc đầu: “Không đâu ạ.”
Bọn nhỏ bị dọa rồi.
“Thế…thế em có bao nhiêu tiền mừng tuổi? Không chỉ được một xu thôi đúng không?” Mậu Lâm thấy chỉ có thể như vậy.
Hạ Gia nói rõ ràng rành mạch: “Ba mẹ mừng tuổi em một hào, ông bà ngoại mừng tuổi em một hào, ông nội cũng sẽ mừng tuổi em một hào.”
Cậu nhóc tính ngón tay: “Có ba hào tất cả.”
“Mẹ ơi!!!”
Bọn nhỏ trợn tròn mắt.
Bọn nhỏ được giữ nhiều nhất là một xu, nếu muốn nhiều hơn thì không thể.
Nhưng Hạ Gia có những ba hào, BA HÀO!!!!
“Em có nhiều quá.”
“Trời ạ, ba hào sẽ mua được bao nhiêu kẹo nhỉ?”
Bọn nhỏ không tính được, dù sao cũng là rất nhiều rất nhiều.
“Thế em mua kẹo hết à?”
Hạ Gia lắc đầu: “Không ạ, trong nhà có kẹo nên em không cần mua nữa.”
Đào Đào khát khao nói: “Trời ơi, đây là cuộc sống thần tiên gì vậy.”
Bé con nghiêm túc kéo Hạ Gia hỏi: “Em có cần một cô vợ không?”
Bé con tươi cười xán lạn: “Em thấy chị thế nào?”
“Phốc!” Hứa lão tam đang uống nước lập tức bị sặc, sau đó nhìn Hạ Gia cảnh giác. Thằng nhóc này dám bắt cóc Đào Đào nhà anh. Anh bước qua chuẩn bị giáo huấn thằng nhóc mới năm tuổi đã khoe giàu này.
Nhưng còn chưa lao tới anh đã bị Thường Hỉ tóm lại.
“Bọn trẻ con chơi đùa với nhau anh xen vào làm gì? Chẳng nhẽ còn coi là thật à?”
Hứa lão tam nói: “Năm tuổi không còn nhỏ nữa rồi!Không còn là đứa nhóc không biết gì nữa.”
Thường Hỉ lườm anh nói: “Lúc năm tuổi anh còn đang đái dầm nghịch bùn đấy.”
Hứa lão tam: “………………”
Thường Hỉ nói: “Đi ra sân sau sơ chế đồ ăn cho tôi đi, đừng nghĩ có thể lười biếng.”
Hứa lão tam: “Tôi đúng là người đàn ông số khổ mà.”
Thường Hỉ nói: “Đừng có kêu ca nữa, anh không làm mà còn muốn tôi nuôi anh chắc?”
Hứa lão tam nói: “Anh còn có con trai con gái mà…………………”
Ánh mắt Thường Hỉ càng thêm sắc bén: “Anh còn muốn đứa trẻ mười tuổi nuôi anh à? Anh có tin tôi làm cho mình thành quả phụ luôn không?
Hứa lão tam rụt cổ, im lặng cảm khái rằng sao mấy người phụ nữ thời đại này có thể hung dữ tới vậy chứ. Dạy hư Thường Hỉ mất rồi! Nhớ năm ấy khi cô mới gả qua, anh chỉ mới gọi ‘Hỉ tỷ’ mà cô đã đỏ mặt rồi.
Bây giờ thì tốt rồi, sầm mặt quát lớn lại còn muốn làm quả phụ chứ.
Hu hu, quá khó khăn rồi!
Hứa lão tam không dám trêu chọc Thường Hỉ nên tự mình biến đi.
Nhưng Thường Hỉ cũng không đi theo mà đứng lại nhìn nhóm trẻ con.
Đào Đào lắc tay áo Hạ Gia hỏi: “Em thấy chị thế nào?”
Hạ Gia đỏ bừng mặt, mắt sáng lên, nghiêm túc nói: “Đào Đào là bé gái đẹp nhất trên đời.”
Đào Đào hỏi: “Thế em có muốn cưới chị không?”
Hạ Gia gật đầu thật mạnh: “Muốn ạ!”
Cậu nhóc gãi đầu nói: “Chị chờ em một chút.”
Sau đó liền chạy đi.
Đào Đào hỏi: “Em ấy làm gì vậy?”
Mấy đứa nhỏ khác đều lắc đầu không rõ.
Hứa Lãng hỏi: “Đào Đào, năm ngoái em còn muốn lết hôn với anh mà?”
Đào Đào đúng tình hợp lý trả lời: “Em di tình biệt luyến rồi.”
Hứa Lãng nói: “Vậy anh nghĩ sẽ kết hôn cùng chị gái em.”
Mấy đứa nhỏ đều hoảng sợ nhìn Hứa Lãng, không nghĩ cậu nhóc dũng cảm như vậy. Hứa Lãng đắc ý: “Nếu tớ kết hôn cùng chị Nhu, chị Nhu có thể giúp tớ đánh giăc. Mấy đứa trẻ lớn hơn trong thôn cũng không dám trêu chọc tớ.”
“Cậu tinh quá.”
Mấy đứa nhỏ trăm miệng một lời.
Hứa Lãng đắc ý dào dạt: “Còn phải nói, ba tớ là đại đội trưởng, tớ sao có thể không tinh chứ?”
“Bịch..bịch…bịch” Hạ Gia đã ‘bay’ trở lại, cậu nhóc thở hồng hộc nói: “Đâò Đào, cho chị này!”
Hứa Đào Đào nghi hoặc, nhưng rất nhanh bé con đã bị Hạ Gia kéo tay: “Chị mở tay ra đi.”
Đào Đào mê mang làm theo.
Hạ Gia đem túi tiền để vào tay Đào Đào.
Đào Đào: “???????????”
Hạ Gia nói: “Chị đưa tay khác ra đây.”
Đào Đào nghe lời duỗi tay ra, trong lòng bàn tay bé con được đặt một nắm kẹo vào.
Giấy gói kẹo có màu sắc rực rỡ, bọn trẻ đều không rời mắt đi được.
Hạ Gia nghiêm túc nói: “Kết hôn sẽ phải nuôi cả nhà, em cho chị tiền tiết kiệm, kẹo em cũng sẽ cho chị.”
Đào Đào: “………………………………………………..!!!”
Hứa Lãng kích động: “Tớ cũng muốn lấy chồng!”
Mậu Lâm cũng gật đầu: “Tớ cũng không cần cưới vợ, tớ phải lấy chồng!”
Hải Phong và Hải Lãng lớn hơn Đào Đào một tuổi, cũng hiểu chuyện hơn nhưng cũng ngượng ngừng xoắn xít nói: “Thực ra lấy chồng cũng không phải không thể!”
Hạ Gia chạy nhanh nên trên trán còn có mồ hôi, nhưng cậu nhóc rất vui, cậu nhóc cười tươi nói: “Chúng ta quyết định vậy nhé.”
Đào Đào nhìn kẹo ở tay trái, lại nhìn túi tiền bên tay phải.
Bé con nuốt nước miếng.
“Đều cho chị hết đó, em sẽ nuôi gia đình.” Hạ Gia nhớ tớ mấy lời ba mẹ mình hay nói với nhau rồi học theo: “Về sau cũng sẽ còn tốt hơn.”
Đào Đào lại nuốt nước miếng.
Thường Hỉ nhìn con gái, không can thiệp, chị chờ xem con gái mình lựa chọn như thế nào.
Đào Đào chưa thấy qua nhiều tiền và kẹo như vậy bao giờ, dù cuộc sống nhà mình rất tốt, nhưng mẹ sẽ không đưa tất cả cho mình mà sẽ chia ra làm nhiều lần.
Tiểu cô nương ngẩng đầu nhìn Hạ Gia, Hạ Gia mắt sáng lấp lánh nhìn bé con.
Hứa Đào Đào ngẫm nghĩ rồi nói: “Chị không thể cầm được.”
Ánh sáng trong mắt Hạ Gia lập tức liền tắt, nhìn giống như con cún nhỉ bị chủ nhân vứt bỏ, đáng thương nhìn lại bé con.
Đào Đào nói: “Chúng ta vẫn còn là trẻ con mà, trẻ con không thể kết hôn đâu.”
Bé con đưa tiền và kẹo cho Hạ Gia nói: “Em cầm lấy cất đi đi.”
Hạ Gia kiên định lắc đầu nói: “Cho chị đó.”
Cậu bé muốn ở bên chị Đào Đào mãi mãi.
Đào Đào nắm búi tóc của mình nói: “Đây là tiền ba mẹ em cho em chứ không phải ưm tự kiếm được. Nếu chị lấy sẽ là đứa trẻ hư. Khi nào chúng ta lớn lên, em kiếm được tiền thì chúng ta sẽ kết hôn, lúc ấy em lại đưa cho chị.”
Đào Đào nói có logic rõ ràng.
“Em thấy vậy có được không?”
Hạ Gia nghĩ một chút, có chút chờ chừ hỏi: “Phải lớn lên mới được ạ?”
Đợi lớn lên sẽ rất lâu.
Đào Đào nghiêm túc gật đầu: “Đúng, đợi lớn lên!”
Bé con nói nhỏ: “Anh chị của chị nói rất nhanh sẽ lớn lên!”
Bé con tiền lên ôm lấy Hạ Gia nói: “Mau cầm lại tiền đi, có nhiều người xấu chuyên đi trộm tiền của trẻ con đó.”
Bọn nhỏ bị dọa vội vàng hỏi: “Thật thế à?”
Đào Đào nghiêm túc gật đầu: “Anh trai em nói vậy, anh ấy nói có nhiều người xấu không dám bắt nạt người lớn nên sẽ bắt nạt trẻ em. Có thể bắt cóc trẻ con hoặc trộm tiền của trẻ con. Thế nên anh ấy sẽ không cho e đi công xã cùng.”
Bọn nhỏ hiểu ra: “Thì ra là thế!”
Đào Đào kiêu ngạo: “Cái gì anh trai em cũng biết hết!”
“Anh của Đào Đào thật lợi hại!”
Đào Đào càng vui vẻ: “Anh trai em còn giúp chúng ta bán đỉa đó.”
Đứa nhỏ đều tích góp nên đứa nào cũng vui mừng.
Hạ Gia túm túi tiền và kẹo hỏi: “Em có thể bán đỉa cùng mọi người không?”
Hứa Lãng nói: “Vốn dĩ đã có phần em rồi! Dù em tham gia sau vài ngày nhưng em cũng tham dự mà. Bọn anh sẽ không thiếu nghĩa khí như vậy đâu.”
Đào Đào gật đầu: “Đúng vậy, bọn chỉ đều là người có nghĩa khí.”
“Đúng vậy, đúng vậy.”
Hạ Gia nghe thấy câu này liền vui vẻ hơn, cậu nhóc chìa tay ra: “Vậy, để chúc mừng thì chúng ta ăn kẹo đi?”
Các bạn nhỏ: “Được!!!”
Đào Đào nói: “Em quá xa xỉ.”
Hạ Gia nhấp miệng cười tủm tỉm: “Chúng ta có…….1,2,3…..6. Sáu người.”
Cậu nhóc nói: “Mọi người thích màu gì thì tự lấy nhé.”
Đào Đào tinh tường hỏi: “Có gì khác nhau sao?”
Hạ Gia nói: “Khác ở hương vị đó. Vỏ đỏ là vị dâu tây, vỏ vàng là vị quýt, vỏ tím là vị nho, vỏ xanh lục vị……..em cũng không nhớ nữa.”
Bọn trẻ chưa thấy qua loại kẹo xa xỉ này bao giờ, bọn trẻ chỉ từng ăn loại kẹo bình thường nhất của Cung Tiêu Xã thôi.
Lần này vừa được ăn kẹo lại có thể chọn vị.
Đào Đào quyết đoán nói: “Chị muốn ăn vị dâu tây.”
Bé con cầm lấy viên kẹo vỏ đỏ, bóc vỏ ra cho vào miệng, rồi nói: “Vị chua chua ngọt ngọt.”
“Vỏ xanh là vị táo đó.” Hứa Gia nhớ ra, cười tủm tỉm. Cậu nhóc kiêu ngạo vì nhớ rõ hết các vị.
“Anh muốn ăn vị quýt.”
“Anh muốn ăn vị nho.”
“Anh muốn………”
Mấy bạn nhỏ mỗi người một chiếc kẹo, trong tay Hứa Gia vẫn còn năm chiếc.
Cậu nhóc lấy một viên kẹo vị dâu ra ăn, sau đó nghiêm túc nói: “Còn bốn viên, lần sau chúng ta lại ăn tiếp.”
Bọn nhỏ lập tức gật đầu, bọn họ đều thấy quá hạnh phúc.
“Gia Gia, cảm ơn em nhé.”
“Cảm ơn Gia Gia nha.”
Hạ Gia lắc đầu: “Không cần cảm ơn đâu, chúng ta là bạn tốt mà.”
“Thế chúng ta hộ tống Gia Gia về nhà để Gia Gia cất tiền đi đi, không thể cầm nhiều tiền như vậy trong người đâu.” Đào Đào thấy trẻ con cầm nhiều tiền quá nguy hiểm.
“Đúng đúng, chúng ta hộ tống Gia Gia về nhà thôi.”
Sáu bạn nhỏ cầm tay nhau, để Hạ Gia ở giữa nói: “Bước đều….bước!!!”
Thường Hỉ nhìn từ đầu tới cuối, cười phá lên.
Hứa lão tam không biết đi ra từ bao giờ nói: “Mấy đứa nhóc con, để mới ngày nữa đi học xem mấy đứa nhóc này còn có tâm tư đi chơi không!”
Thường Hỉ: “Anh đứng sang một bên đi.”
Hứa lão tam: “Hôm nay Tiểu Lâm đi công xã làm gì vậy?”
Thường Hỉ: “Tôi nói lại lần nữa, anh dẹp sang một bên đi.”
Hứa lão tam: “……..Khi tình yêu không còn…..còn lại chỉ là lạnh nhạt xa cách.”
Thường Hỉ đánh giá Hứa lão tam từ trên xuống dưới rồi mỉa mai: “Bệnh thần kinh!”
Tuy bây giờ là mùa hè, trời khá nóng, nhưng cũng chẳng ảnh hưởng đến bọn nhỏ chơi đùa. Buổi sáng buổi chiều cũng đều chơi, buổi sáng chơi ngựa gỗ trong sân, tới chiều liền đi “công tác”.
Đúng vậy, là công tác!
Bắt đỉa!!!
Bọn trẻ trong thôn thường lên núi chơi. Đương nhiên, mọi người đều cảm thấy bọn nhỏ chỉ biết chơi bời.
Nhưng bọn nhỏ cũng có lý tưởng lớn đó.
Bọn nhỏ muốn bắt đỉa bán lấy tiền.
Thứ này có thể bán lấy tiền đó.
Bọn nhỉ còn đang vội ở bờ sông làm việc liền nghe được tiếng chuông xe đạp.
Xe đạp chính là Rolls-Royce của những năm 60 đó.
Mấy đứa nhỏ đều nhìn về chỗ phát ra tiếng chuông.
A……
Đào Đào rất nhanh gọi: “Anh ơi!”
Tuyết Lâm cười hỏi: “Đào Đào có nóng không?”
Bây giờ là 3 giờ chiều, tất nhiên rất nóng, Đào Đào gật đầu sau đó lại nhìn về chú Kiến Nghĩa đi cùng anh mình nói: “Sao hai người không đạp xe?”
Nhà nào có xe đạp cũng sẽ ngồi đạp xe đi vào thôn, nhưng bọn họ lại không ngồi mà khiêng trở về.
Hơn nữa, dù bé con không hiểu nhưng nhìn ra được, xe đạp này hỏng và cũ rồi.
Tiếng chuông vừa rồi chỉ để hấp dẫn lực chú ý từ bọn họ thôi.
Chú Kiến Nghĩa nói: “Xe này bị hỏng rồi nên không ngồi được.”
Các bạn nhỏ mơ hồ, Đào Đào làm người phát ngôn hỏi: “Nếu không thể ngồi được thì mang về làm gì ạ?”
Người được bọn nhỏ gọi là ‘chú Kiến Nghĩa’ cười nói: “Đào Đào đoán thử xem?”
Đào Đào nghiêng đầu ngẫm nghĩ một lát rồi lắc đầu nói: “Cháu không đoán ra.”
Chú Kiến Nghĩa cười ha ha nói: “Anh trai cháu sẽ sửa đó.”
Đào Đào trừng mắt: “Sửa xe ư!!!!!”
Đứa nhỏ bị dọa khiến chú Kiến Nghĩa cười lớn, cũng phải, lúc mình nghe thấy Tuyết Lâm nói thế chẳng phải cũng sợ ngây người sao.
Hứa Kiến Nghĩa nói: “Có muốn xem không? Đi, đi cùng bác về đi, bác pha nước đường cho mấy đứa uống.”
“A…bọn cháu cũng muốn đi!!!” Các bạn nhỏ kết thúc công việc bắt đỉa, tụ tập thành một nhóm đi sau chú Kiến Nghĩa và Hứa Tuyết Lâm.
Tuyết Lâm thấy trán em gái ướt đẫm mồ hôi thì nói: “Sau này đừng ra đường lúc trưa nữa.”
Đào Đào phản bác: “Nhưng giờ là buổi chiều rồi mà ạ.”
Tuyết Lâm bật cười: “Em còn già mồm, chẳng lẽ em vừa mới ra ngoài chắc?”
Đào Đào lấy tay kéo ngang miệng làm thế im lặng, chạy lon ton tới gần anh mình làm nũng: “Anh ơi, anh đi công xã có mua gì không?”
Hứa Tuyết Lâm biết bé con muốn hỏi gì, nhưng vẫn cố tình nói: “Không mua.”
Đào Đào: “…………A.”
Thì ra không mua gì.
Buổi sáng anh ấy còn nói sẽ mua đồ hộp mà!
Sao anh ấy có thể quên chứ!
Đào Đào dù có chút buồn nhưng mà khuôn mặt tròn tròn kia cũng không hờn dỗi mà ngược lại, cô bé vung vẩy búi tóc chạy theo mọi người, muốn xem anh mình sửa xe đạp thế nào.
Tuyết Lâm nghẹn cười, không nói gì nữa.
Tuy bọn nhỏ gọi Hứa Kiến Nghĩa là chú, nhưng thật ra anh ta cũng không còn trẻ, mà lớn hơn Hứa lão tam bảy tám tuổi, theo lý thuyết thì phải gọi một tiếng bác Kiến Nghĩa, nhưng mà bối phận của anh ta nhỏ. Nên lâu dần, dù là ai cũng hay gọi anh ta là chú Kiến Nghĩa.
Nhà anh ta cũng được tính là nhà giàu trong thôn, anh ta làm nghề mộc, lúc trước còn làm công nhân trong xưởng gia cụ của công xã.
Nhưng năm ngoái vì muốn cho con trai tìm được đối tượng tốt nên anh ta nhường cho con trai lớn mới 17 tuổi. Tuy anh ta rút lui, nhưng mười mấy năm tích cóp vẫn còn đó. Hơn nữa anh ta cũng có thể làm thêm việc, nên cũng là nhà có điều kiện số một, số hai trong thôn.
Vợ Kiến Nghĩa thấy chồng về liền chạy qua đón: “Sao hai người về muộn thế, đã ăn cơm trưa chưa?”
Hứa Kiến Nghĩa cười sang sảng: “Ăn rồi, em pha ít nước đường đi, cho bọn nhỏ mỗi đứa một chén.”
Vợ Kiến Nghĩa chững lại một chút, trên mặt cũng không quá vui, nhưng nhìn đến Hứa Tuyết Lâm nên cũng không nói gì thêm mà chỉ bảo: “Được rồi, chờ chút nhé.”
Bọn nhỏ không nghĩ tới hóa ra chú Kiến Nghĩa không lừa mình.
Thế mà bọn họ thật sự có nước đường uống, bọn họ vui mừng quá đỗi.
Hôm nay bọn họ quá may mắn rồi.
Được ăn kẹo, lại còn được uống nước đường.
Hứa Tuyết Lâm để túi của mình sang một bên, đi luôn qua chỗ râm mát dưới gốc cây nói: “Chú, chú lấy dụng cụ qua cho cháu đi.”
Chú Kiến Nghĩa: “Được, chú lấy ngay đây.”
Rất nhanh đã thấy Tuyết Lâm cúi đầu mân mê.
Tuy hiện tại xe đạp rất quý, nhưng với Hứa Tuyết Lâm thì cái này cũng chẳng có chút hàm lượng kỹ thuật nào. Tuy có chú vất vả nhưng cũng không phải không sửa được. Cậu nghiêm túc sửa chữa, mấy đứa nhỏ thì mỗi người cầm một chén nước đường, ngồi xổm bên cạnh xem rất nghiêm túc.
Mà Hứa Kiến Nghĩa cũng ngồi xổm như bọn trẻ, rất nghiêm túc….xem.
Dù sửa xe với nghề mộc cũng đều là nghề sửa chữa, nhưng anh ta thấy hai việc này có nhiều điểm khác biệt lớn, cách nghề như cách núi. Anh ta nhìn Tuyết Lâm nghiêm túc sửa chưa, nhưng mà thực ra anh ta cũng chẳng hiểu sao phải làm cái này, sao phải làm thế kia.
Quả nhiên, tài nghệ cũng chẳng thể xem một lần sẽ học được!
Nhưng càng là như vậy Hứa Kiến Nghĩa càng cảm khái và kinh hãi. Cảm khái sao con trai mình không có chút thông minh nào. Còn kinh hãi tốc độ học tập của Tuyết Lâm.
Người khác không biết, nhưng mà anh ta rất rõ ràng. Tuyết lâm cũng chưa từng tiếp xúc với xe đạp, càng chưa từng sửa xe bao giờ. Trong một lần hai người đi công xã có việc, Tuyết Lâm ngồi đối diện tiệm sửa xe một lúc liền nói sửa xe cũng không khó.
Lúc này nhà anh ta cũng rất cần xe đạp, nhưng xe đạp vừa đắt vừa cần phiếu, cần rất nhiều tiền, chứ chưa nói tới phiếu xe đạp không dễ tìm.
Anh ta cũng ôm tâm tư coi ngựa chết thành ngựa sống hỏi Tuyết Lâm, không nghĩ tới cậu cũng có ý này. Hai người cùng nhau ngồi ở gần tiệm sửa xem xem nửa ngày, khi anh ta còn chưa hiểu gì, Hứa Tuyết Tâm đã đứng dậy phủi quần nói đã học được! Đây là đứa nhỏ thiên tài thì có.
Làm gì có đứa nhỏ nào chỉ xem hai lần đã học được!
Đầu óc quá thông minh!
Hứa Kiến Nghĩa nhìn Tuyết Lâm tràn đầy yêu thích.
Hận đứa nhỏ này chẳng phải con mình.
“Sao thế?” Anh ta thấy Tuyết Lâm dừng động tác lại.
Nhân viên tiệm sửa xe cũng phải mất cả tuần mới sửa xong xe, bây giờ mới được bao lâu chứ.
Đào Đào sùng bái nhìn anh trai, cảm thấy một ánh mắt nóng bỏng, vừa xoay đầy đã thấy chú Kiến Nghĩa nhìn chằm chằm anh mình, như thèm khát lắm, bé con nói: “Bác ơi, mắt bác sắp dính chặt lấy anh cháu rồi.”
Hứa Kiến Nghĩa không nhịn được nói: “Cháu nói xem Hứa lão tam có tài đức gì chứ! Sao có thể sinh được đứa nhỏ thông minh như Tiểu Lâm vậy.”
Đào Đào bĩu môi nói: “Ba cháu cũng rất thông minh mà.”
Bênh vực người nhà, bé con này đứng ở tuyến đầu.
Hứa Kiến Nghĩa ngẫm nghĩ rồi gật đầu: “Cũng đúng, ba cháu cũng thông minh.”
Không thông minh sao có thể luôn lười biếng?
Không thông minh sao có thể cả ngày lừa ăn lừa uống chứ?
Làm được mấy việc này cũng phải là người thông minh mới được.
Anh ta nói: “Tiểu Lâm là con trai bác thì tốt rồi………….”
Nhà anh ta có ba đứa con, đều như thằng ngốc, đã không thông minh còn chẳng có chút tinh tế nào, sầu muốn chết.
“Bọn nó mà có một phần thông như Tiểu Lâm thì bác đã chẳng cần lo lắng làm gì!” Hứa Kiến Nghĩa buồn bã thở dài một hơi.
Tuyết Lâm chăm chú sửa nên nên căn bản cũng chẳng để ý Hứa Kiến Nghĩa nói gì. Nhưng mà Đào Đào nghe thấy, quyết định không thích chú Kiến Nghĩa. Chú Kiến Nghĩa muốn cướp anh trai mình, đúng là một ông chú xấu!
Quá xấu xa!
“Nhà chú cũng có con trai, không được cướp anh cháu! Anh cháu chỉ có thể là anh cháu thôi.” Đào Đào nghiêm túc nói: “Nếu chú muốn cướp anh cháu, cháu sẽ nói cho ba mẹ không cho anh ấy tới tìm chú chơi nữa.”
Hứa Kiến Nghĩa thấy bộ dạng tức giận đến bốc hỏa của tiểu cô nương thì mơ hồ, nhưng rất nhanh đã hiểu liền cười ha ha.
Anh ta càng cảm khái: “Con bé này, sao tinh như quỷ vậy chứ.”
Đào Đào: “??????????”
Hứa Kiến Nghĩa lại cảm khái: “Sao nhà mình lại không có bé con đáng yêu mềm mại như vậy chứ……….”
Đào Đào: “………………..???????”
Ánh mắt của chú Kiến Nghĩa……hình như rất thèm khát!