Cảnh Lộ Quan Đồ

Chương 1182: Phấn thái – Pháp lang



Vương Đạt Đào không hiểu, Lão Từ cũng không hiểu, Nhạc Băng Phong càng không hiểu. Cô tò mò hỏi:

- Cái ông Tây Nhai này nổi tiếng lắm à? Những chữ này em đến một chữ cũng xem không hiểu.

Mấy cô gái xinh đẹp tới nơi nào đều có lợi thế. Mọi người đều cười khoan dung với sự ngờ nghệch của cô ta. Nếu đổi lại là Đỗ Long nói như thế chắc chắn đã lại bị khinh bỉ rồi. Đỗ Long cười giải thích cho Bạch Nhạc Tiên. Lúc này Bạch Nhạc Tiên mới tặc lưỡi nói:

- Thì ra ông ta lợi hại như vậy. Minh Võ Tông Chu Hậu Chiếu và Lưu Cẩn thì em biết, đều là những tên hại nước hại dân. Lý Đông Dương ở bên cạnh họ lâu như vậy, cuối cùng còn giết chết Lưu Cẩn, không đơn giản nhỉ.

Đỗ Long cười nói:

- Đúng vậy, ông ta rất lợi hại. Khi đó hai trong số ba đại thần nội các đều không thể hiểu nổi ông ta, cho rằng ông ta ham sống sợ chết. Trên thực tế, ông ta nhẫn nhục chịu đựng gánh vác ngọn cờ bảo vệ xã tắc, cuối cùng mới thoát thân thành công. So với hai vị đại học sĩ thẳng thắn kia, dâng tấu loại trừ bọn gian thần, cuối cùng lại bị bức ép từ quan về quê. Lý Đông Dương càng khiến người ta khâm phục hơn.

- Ồ….

Bạch Nhạc Tiên dường như nhớ ra điều gì. Cô nói:

- Chả trách…. Nghe bố nói là anh từng nói với bố, người đeo xiềng xích nhảy múa mà còn nhảy tốt hơn người khác mới là tài. Lý Đông Dương là thần tượng của anh có phải không?

Đỗ Long cười nói:

- Coi như thế đi. Thôi được rồi, chúng ta đi xem các bảo bối khác của ông chủ Vương đi.

Nhìn theo bóng Đỗ Long, Lão Từ và Vương Đạt Đào đều như có chút nghĩ ngợi. Được một lát, Vương Đạt Đào thấy Đỗ Long chỉ xem mà không phát biểu ý kiến gì thêm, nóng lòng không kìm được hỏi:

- Cậu Đỗ, nếu cậu cảm thấy chỗ nào bất thường, nhất định phải nói đấy nhé, đừng khách khí với tôi.

Đỗ Long cũng xem được kha khá rồi. Hắn cười nói:

- Ông chủ Vương thật khách sáo, thế thì xin lượng thứ cho tôi được nói thẳng. Bảo vật của ông chủ Vương đây rất nhiều, nhưng mà lại có chút lộn xộn. Tôi cho rằng nhà sưu tầm nên chuyên tâm về mặt nào đó, chứ không nên mặt nào cũng dây dưa một chút. Dù sao cá nhân bình thường cũng không thể so sánh được với đơn vị lớn như viện bảo tàng Cố Cung. Có thể đạt được thành tựu ở phương diện nào đó đã là giỏi lắm rồi. Ông chủ Vương tài hùng thế lớn, sưu tầm nhiều về một hai phương diện cũng không có gì khó. Nhưng anh xem, ở đây đồ gốm, tranh chữ, đồ đồng xanh, đồ sơn, đồ gia dụng v.v , cái gì cũng có. Trông thì rất khả quan, nhưng lại có chút giống như cửa hàng tạp hóa, không có hệ thống, khó nên hồn nên vẻ.

Điều mà Vương Đạt Đào muốn hỏi là ở đây còn có đồ giả hay không, không ngờ Đỗ Long lại nói đến phương diện này. Gã cười ha hả nói:

- Cậu em Đỗ nói phải, tôi cứ nhìn thấy đồ tốt là ngứa tay. Nghe nói là đồ cổ hoặc là đồ vật mà trước đây chưa từng thấy là không kìm được muốn mua về. Dần dà những thứ ở đây đều loạn cả lên. Thầy Lưu cũng từng nói với tôi mấy lần, nhưng tôi vẫn cứ không nhớ được lời dạy.

Đỗ Long nói:

- Chính vì vậy xác suất mua phải đồ rởm của anh mới lớn. Mặc dù Thầy Lưu tài giỏi, nhưng như thế cũng chỉ có thể nói là thông thạo một mặt mà có lợi cho các mặt khác. Không ai có thể tinh thông tất cả mọi thứ. Tôi thấy các bức tranh chữ ở đây đều không có vấn đề gì. Nhưng những thứ khác thì ít nhiều vẫn có chút không đúng. Thầy Lưu, nếu tôi nói sai thì mong thầy đừng để bụng.

Vị chuyên gia họ Lưu nọ gật gật đầu, nói:

- Tôi vốn xuất thân từ nghiên cứu tranh chữ. Nghiên cứu về tranh chữ còn có chút tự tin, chứ các mặt khác thì kém cỏi rất nhiều. Cậu nói rất có lý, tuy nhiên... không biết trong phòng triển lãm này còn có thứ gì có vấn đề nữa không? Xin vui lòng chỉ giáo.

Đỗ Long nói:

- Chỉ giáo thì tôi không dám. Tôi tùy tiện nói vài câu mời thầy Lưu chỉ điểm một chút nhé...

Những người tụ tập bên cạnh Đỗ Long ngày càng nhiều, mọi người đều kinh ngạc nhìn hắn. Thấy Đỗ Long đến trước một quầy trưng bày, nhấc một chiếc bình gốm màu trên quầy trưng bày lên, nói:

- Cái bình này chú thích là men phấn thái, nhưng tôi cảm thấy đây là men pháp lang mới đúng. Nếu tôi không nhìn nhầm thì ông chủ Vương có thể đã lượm được món hời mà không biết.

Khi Vương Đạt Đào thấy Đỗ Long cầm chiếc bình đó lên, gã đã thót tim rồi. Đó là bình gốm uyên ương men phấn thái thời Càn Long mà gã đã bỏ ra không ít tiền mua về. Lẽ nào lại vứt tiền qua cửa sổ rồi? Nghe Đỗ Long nói thế gã mới vui lại được, mặt mày rạng rỡ, nói:

- Vậy sao? Đúng là men pháp lang chứ? Từ đâu mà nhìn ra được?

Đỗ Long nói:

- Cái này tôi cũng không rõ lắm, đại khái mà nói độ dầu của men pháp lang nặng hơn một chút, phấn thái thì nhẹ nhàng hơn.... Từ hình vẽ quan sát đây chắc hẳn là tác phẩm thời Càn Long. Thời ấy, phấn thái đã phát triển lên đến đỉnh cao, đồ gốm men phấn thái được chế tác ra đã đủ để tranh đua với men pháp lang. Là một loại sản phẩm mới ra đời nhờ phỏng theo men pháp lang, màu sắc đúng là tương đối giống với men pháp lang, thường hay bị ngộ nhận....

Đỗ Long chỉ ra một số phần phóng to của bình gốm, nhận định nó là men phấn thái. Mọi người đều bán tín bán nghi, Vương Đạt Đào thì lại vô cùng mừng rỡ. Phấn thái đúng là đáng quý, nhưng men pháp lang lại càng quý hơn. Đó là vật quốc bảo luôn được hoàng cung kiểm soát nung ra với số lượng ít ỏi. Nghe nói còn sót lại không đến năm trăm chiếc.

Cuối cùng Đỗ Long nói:

- Tôi chỉ đánh bạo nói ra suy nghĩ của mình, nếu nói không đúng mọi người cũng đừng chê trách.

Vị chuyên gia họ Lưu nọ cũng có chút cảm thấy thứ này càng nhìn càng giống men pháp lang, trong lòng vừa chán nản lại vừa có chút vui mừng. Anh ta nói:

- Cái này tôi tạm thời không chắc chắn lắm, tuy nhiên rất có thể Tiểu Đỗ cậu nói đúng đấy. Vài hôm nữa tôi mời người bạn đến xem giúp rồi mới nói được. Ông chủ Vương hôm nay đúng là gặp được cao nhân rồi, hay là anh mời cậu Đỗ giúp anh xem một chút đồ cất trong kho?

Vương Đạt Đào có chút thay đổi ý định, quay nhìn về phía Lão Từ. Lão Từ cười nói:

- Tôi không có ý kiến gì cả, anh tự nhìn mà xử lý đi, hai ba năm trước chẳng phải anh muốn mua cái gối bằng gốm của tôi sao? Sau đó nhờ Tiểu Đỗ giúp tôi phát hiện là đồ rởm, sau đó tôi lấy về rồi đập luôn.

Vương Đạt Đào cười nói:

- Chả trách hỏi anh thế nào anh cũng nói là không còn, thì ra còn có điển tích này nữa. Cậu Đỗ, cậu xem giúp tôi ở đây có những thứ gì không đúng trước. Xem xong rồi tôi dẫn cậu lên trên xem tiếp.

Đỗ Long nói:

- Thế thì tôi không khách khí nữa.

Đỗ Long lại chỉ ra hai thứ nữa. Hắn chỉ nói là nhìn không hiểu lắm, chứ không nói thẳng là đồ giả. Vương Đạt Đào biết ý của hắn, mọi người đều ngầm hiểu ý nhau.

Vương Đạt Đào lúc bấy giờ lập tức đưa Đỗ Long và Bạch Nhạc Tiên lên lầu. Vừa đi gã vừa giới thiệu với Đỗ Long ở đây có tất cả 3 tầng. Càng lên trên thì những vật sưu tầm được càng quý giá. Bình thường chỉ mở cho bạn bè thân thích vào xem.

Trong tòa nhà bảo tàng đâu đâu cũng có camera, cơ bản không có góc chết. Dù gì chỗ này cũng có người định giá hơn năm trăm triệu, không phòng bị một chút sao được?

Những thứ ở tầng hai , Lão Từ và những người khác đã xem qua không biết bao nhiêu lần rồi. Nhưng mọi người vẫn không kìm được ý muốn xem lại một lần nữa. Triển lãm của Vương Đại Pháo không phải tháng nào cũng có, nên đây là cơ hội hiếm có.

Ngoài những vật báu mới được đem về trưng bày ở tầng dưới ra , thì những thứ sưu tầm được ở tầng này quả nhiên tốt hơn những thứ ở dưới ấy. Đỗ Long tiếp tục vừa chiêm ngưỡng vừa học tập. Hắn hỏi rất nhiều vấn đề với vị chuyên gia họ Lưu kia, còn hỏi được cả họ tên đầy đủ của anh ta là Lưu Thư Giác. Anh ta từng làm công việc giám định văn vật loại thư họa ở viện bảo tàng Cố Cung, là chuyên gia khá danh tiếng trong nghề.

Lưu Thư Giác học thức uyên bác, kinh nghiệm phong phú. Giao lưu với anh ta có một cảm giác rất vui sướng. Đỗ Long thực sự có chút ý muốn nắm lấy tay anh ta, sao chép lại tất cả tri thức trong cái đầu của anh ta. Đáng tiếc Lưu Thư Giác là đàn ông. Nếu làmột hai người đẹp trông xinh xắn một chút, tuổi tác cũng không đến nỗi quá lớn... Đỗ Long có thể suy nghĩ hạ thấp tiêu chuẩn của mình xuống, chơi trò chơi tình yêu vụng trộm một hai lần với họ... Tiện thể học lỏm các kỹ thuật giám định đồ cổ của họ.

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.