Sau khi người truyền chỉ rời đi, Chất Huyền ra lệnh cho phủ lệnh đưa ban thưởng vào trong kho, lập tức mang thư từ ra, tìm đọc ghi chép liên quan tới đi săn.
Ngoại thành không chỉ vùng ngoại thành, mà ngoại thành là tên một vùng đất vô chủ, nằm giữa hai nước.
Theo thư từ ghi lại, chư hầu cùng đi săn không đơn giản như trên mặt chữ.
Vì Tây Nguyên Hầu và Bắc An Hầu tiếp giáp biên giới, họ phải cùng đối phó với tập kích của Nhung, Địch và các bộ tộc khác, cách mỗi một năm, hai bên gặp mặt ở biên cảnh, phát động một trận chiến tranh nhằm vào biên cảnh của các bộ tộc.
Cái gọi là săn, mục tiêu không phải chim bay cá nhảy, mà là các bộ tộc thường xuyên quấy rối biên cảnh.
Hơn nữa, mượn từ cùng đi săn để biểu diễn thực lực, từng người thể hiện sức mạnh, cũng có thể giảm bớt xung đột của nhau.
Tứ đại chư hầu thay Trung Đô Nhân vương trông coi tứ phương, không có nghĩa là có thể hoà hợp với nhau. Liên quan đến lợi ích, sẽ luôn có một chút không vui.
Từ xa xưa tới nay, các chư hầu mượn từ cùng đi săn, thông qua phương thức này, loại bỏ xung đột không cần thiết càng nhiều càng tốt.
Về phần bộ tộc bị săn, cũng chỉ có thể tự nhận xui xẻo. Nếu như không phải bọn họ tập kích gây rối biên cảnh, gây tổn thất cho các nước chư hầu, cũng sẽ không trở thành bia ngắm.
Những lần cùng đi săn trước, Tây Nguyên Hầu đều một mình đi, không mang theo một người nối dõi. Dù cho Khang công tử luôn luôn thỉnh cầu, Mật thị nghĩ trăm phương ngàn kế góp lời, cũng không thể thúc đẩy việc này.
Dưới thất bại liên tục, Khang công tử không thể không bỏ đi ý nghĩ, đồng thời an ủi mình, hắn không có cách nào đi, thân là con trưởng Huyền công tử cũng không thể đi, mọi người đều có đãi ngộ như nhau, vì vậy không cần phải vội vàng.
Không ngờ tình huống năm nay lại thay đổi.
Hoặc quốc quân bất mãn Mật thị lộ liễu, mượn cơ hội để nhắc nhở, hoặc Túc Hổ ở bên cạnh đổ thêm dầu vào lửa, hay hoặc là Huyền công tử suýt nữa bỏ mạng, tính tình thay đổi, bắt đầu làm cho quốc quân có chút yêu thích, nói chung, phần ý chỉ này truyền ra, thực sự gây nên một cơn sóng không nhỏ, so với Minh công tử đột nhiên được sủng ái thì càng làm cho mọi người để ý.
Phải chăng động thái này của quốc quân thể hiện cho việc đã có ý định lập thế tử?
Dù sao Huyền công tử cũng là con trưởng duy nhất, thân phận cao quý. Tuy rằng thanh danh trước đó có chút không tốt, nhưng chưa bao giờ phạm vào sai lầm lớn, về tình về lý nên là thế tử.
Lời đồn đãi một khi truyền ra, lập tức như cỏ dại sinh trưởng, rất nhanh truyền khắp Tây Đô Thành.
Nhân dân nghị luận sôi nổi, so với Chất Huyền bình tĩnh, Khang công tử càng ngày càng nôn nóng, nếu không có Mật Võ nhiều lần khuyên can, dưới tình thế cấp bách khó bảo toàn sẽ tạo ra chuyện gì nữa.
Trước kia có Huyền công tử đứng phía trước, Mật thị dùng chút thủ đoạn, hủy hoại thanh danh người phía trước, rất ít người để ý đến hành động của Khang công tử. Bây giờ Huyền công tử thay hình đổi dạng bát phong bất động [1], còn Khang công tử nóng nảy thiếu não bướng bỉnh vẫn không thay đổi.
[1] Bát phong bất động (bát phong xuy bất động): tám gió thổi cũng không lay động. Mình kiếm được một giai thoại vui liên quan đến câu này để ở cuối trang nha.
Rơi vào mắt mọi người, tuyệt đối không phải một chuyện tốt.
Không muốn để cho Khang công tử chọc giận quốc quân, Mật Võ một ngày ba lần phái người đi quý phủ Khang công tử, sau đó tự mình đi tới, hết lời tận tình khuyên nhủ, thậm chí không ngại ép Khang công tử đưa thư lên cho quốc quân.
Nội dung bức thư viết tương tự Chất Huyền, ngôn từ càng thêm khẩn thiết, đạt được hiệu quả rất ít, đừng nói là ban thưởng, ngay cả câu khen ngợi cũng không có.
Khang công tự cảm thấy mất mặt, vừa phẫn nộ vừa tức, không thể nào phát tiết được, cùng Mật thị nảy sinh bất hòa. Phát triển về sau, đối với Mật Võ càng trốn tránh không gặp.
Phủ lệnh nhận được tin tức, ngay lập tức báo cáo với Chất Huyền, giữa ngôn từ không thiếu cười trên sự đau khổ của người khác, chỉ kém nói một câu "Đáng đời"!
Chất Huyền không nghĩ như vậy.
"Cho người khác thấy ngu, cho người khác thấy yếu, cho người khác thấy bất hòa, chẳng qua là cố ý mà thôi."
Khang công tử ra sao, Chất Huyền không có cách nào kết luận. Mà Mật thị một cửa có hai quan, Mật Võ thân là tộc trưởng của thị tộc lớn, sẽ thực sự nóng nảy mà chữa bừa bệnh, phạm vào sai lầm rõ ràng như thế, làm ra hành động ngu xuẩn như vậy?
Rõ ràng là không thể.
Khả năng lớn nhất là làm cho người khác xem.
Sẽ không sao nếu Khang công tử và Mật thị thân cận, nhưng thân cận với quốc quân chính là có sao.
Dưới điều kiện nhất định, phạm ngu xuẩn không phải tội, hoàn hảo không tì vết mới nhiều quá.
Tỉ mỉ suy nghĩ một chút, so với Mật Võ, những gì mình làm trước đây thực sự là múa rìu qua mắt thợ. Sở dĩ có thể thành công, chỉ là chiếm được tiên cơ, đi trước một bước mà thôi.
"Truyền lệnh của ta, phàm là người của quý phủ không được nói về việc này nữa, càng không thể có ngôn từ bất kính với Khang công tử. Nếu có kẻ vi phạm, hai mươi roi." Chất Huyền nói.
Hình phạt này không thể bảo là không nặng. Nhưng Chất Huyền không có thời gian cũng không có tinh lực để giải thích cho từng người một, chỉ có thể dùng trừng phạt cưỡng chế, để tránh có người không nghiêm, truyền đi bị người khác lợi dụng sơ hở.
Phủ lệnh tuy có nghi hoặc, nhưng Chất Huyền đã ra lệnh, hắn chắc chắn nghe theo.
"Cuối mùa ta theo quốc quân xuất hành, mọi việc trong quý phủ giao hết cho ngươi. Chuẩn bị chiến xa, vũ khí cho chuyến xuất hành càng nhanh càng tốt, tùy tùng thì hai bộ giáp là được rồi."
"Vâng!"
Phủ lệnh hạ lệnh thu xếp, Chất Huyền trải thẻ tre ra, khắc xuống một hàng chữ, cảm thấy không quá thuận tay, lần nữa bày ra một tấm lụa, dùng bút than viết lên trên, tốc độ quả nhiên nhanh hơn rất nhiều.
"Cùng đi săn ở ngoại ô, mục tiêu là bộ tộc Địch. Bộ tộc này thiện bắn, giáp da không thể thiếu. 100 người mặc hai bộ giáp, trang bị thêm trường kích, khiên, trường kiếm, đoản đao, cung tên."
Viết tới đây, Chất Huyền bỗng nhiên dừng bút, căn nhắc chốc lát gạch bỏ trường kiếm.
Tam quân thường trực của Tây Nguyên Quốc, là thượng quân, trung quân, hạ quân.
Thượng quân do bộ binh làm chủ, nhiều giáp sĩ trường kích; trung quân chủ yếu là chiến xa, có hàng ngàn kỵ binh; hạ quân thì tương đối hỗn tạp, bộ binh, chiến xa đều có, còn có lượng lớn quân tốt thiện bắn.
Vì Tây Nguyên Hầu không thể xuất chinh, tam quân do Lục khanh kiểm soát.
Túc Hổ giữ trung quân, thượng quân do huynh đệ Mật thị quản lý, còn hạ quân thì do Dương Hạo, Loan Hội cùng quản lý. Tương tự, Lục khanh Phạm Tự không nắm giữ quân, mà nắm luật pháp quân pháp, bên trong tam quân không thiếu con cháu Phạm thị, không ai dám coi thường.
Chất Huyền thân là con trưởng, tiếc rằng không được quốc quân yêu thích, cho dù có Túc Hổ chống đỡ, cũng hiếm khi có thể chạm vào quân sự.
Lực lượng võ trang trong tay hắn điều đến từ đất phong.
Căn cứ theo nhân khẩu và tài lực của đất phong, trăm tên giáp sĩ đầy đủ võ trang đã là cực hạn. Nhiều hơn nữa mà nói, sức chiến đấu không đề cập tới, hậu cần tuyệt đối không có cách nào đuổi kịp. Cưỡng ép trưng tập tất nhiên sẽ gây rắc rối.
Thời đại mà chính trị của một quốc gia phát triển dã man, quân coi thần như cỏ rác, thần lại coi quân như kẻ thù, làm quá mức, nhân dân trong đất phong không được ai chăm lo, trực tiếp giúp bọn cướp bật nóc, cứ thế mà làm!
"Đúng mực, đúng mực." Chất Huyền đặt bút xuống, nặn nặn mi tâm.
Đoạn thời gian gần đây, thông qua việc đọc nhiều và so sánh ký ức, hắn đối với chính trị, quân sự, các phương diện dân sinh của Tây Nguyên Quốc đều đã có hiểu biết khá rõ. Tương tự, đối với giai cấp nơi này cũng có hiểu biết nhất định.
Đem so sánh, nơi này phát triển tương tự Hoa Hạ cổ đại, nằm giữa triều đại Thương và Chu, nhưng cũng có một số khác biệt.
Nơi này có hệ thống cấp bậc chặt chẽ, giữa các cấp phân biệt rõ ràng. Đến cấp bậc ở trên cũng phải tuân thủ quy tắc, không tuân thủ quy tắc hậu quả khá nghiêm trọng, khiến nhân dân phẫn nộ, đến thần tiên cũng không cứu được.
Tại Tây Nguyên Quốc, quốc quân cùng đại thị tộc cùng nhau chấp chưởng quốc gia, Lục khanh, thượng đại phu và trung đại phu đều xuất từ đại thị tộc. Các gia tộc lớn do Túc thị, Mật thị, Dương thị đại diện chiếm hơn chín mươi phần trăm quyền lên tiếng trong triều.
Hầu hết hạ đại phu và các quan lại trong đất phong điều thuộc tiểu thị tộc. Ở trong triều quyền lên tiếng của bọn họ không bằng đại thị tộc, nhưng số lượng lại hơn đối phương mấy lần, một khi nắm lấy cơ hội, không hẳn là không thể phát triển lớn mạnh và đoạt lấy được.
Dưới thị tộc là nhân dân, bọn họ là lực lượng chính tạo nên quân đội.
Nhân dân có họ không thị. Bọn họ có thể dựa vào chiến công để đạt được ruộng đất riêng, thuê mướn nô bộc, sử dụng nô lệ. Nhưng muốn tiến xa hơn nữa, nhất định giành được nhiều chiến công hơn nữa. Công lao tích lũy đủ có thể có được một mảnh đất phong, thì có thể làm cho gia tộc thăng tiến, đạt được bước nhảy vọt giai cấp.
Dưới nhân dân là thứ dân, không họ không thị, phần nhiều là nông dân, thợ thủ công và thương nhân, ngoài ra còn một số lượng lớn người chăn nuôi.
Dưới thứ dân chính là nô bộc, thấp hơn nô bộc là nô lệ.
Nếu như hỏi có ai địa vị thấp hơn cả nô lệ không?
Có.
Trước hết là dã nhân, gồm tù nhân bỏ trốn tội ác tày trời và một số người nguyên thủy áo quần rách rưới.
Thứ hai là Hồ, gồm Nhung, Địch, Di. Bọn họ là mối đe đọa đối với biên giới của nhiều quốc gia, là kẻ địch lớn nhất của các chư hầu từ khi lập quốc tới nay.
Chất Huyền thân là con trưởng của Tây Nguyên Hầu, mẫu thân là Đông Lương Hầu nữ, có đất phong từ khi mới sinh ra, điều này Khang công tử và thứ tử khác không thể so sánh.
Đất phong của hắn ở Chất, cách Tây Đô Thành trăm dặm, địa hình hẹp dài, diện tích không quá lớn, cũng may đất đai màu mỡ, sản xuất hàng năm không ít, có hơn ba trăm hộ dân, trong Tây Nguyên Quốc không tính là đứng đầu, nhưng cũng không hề kém.
Cái tên Chất Huyền xuất phát từ đất phong của hắn.
Dòng dõi Tây Nguyên Hầu lấy "Nguyên" làm thị, tượng trưng cho địa vị của quốc quân. Họ là Thốc [2], theo ghi chép, có nguồn gốc từ họ "Đàn" thời cổ đại, sau này các nhánh tách ra, mới có họ Thốc.
[2] Thốc (秃): mình tra google thì chỉ ra như vậy thôi, không biết có đúng không nữa. Chữ 秃 này có nghĩa là hói đầu.
Vì vậy, Chất Huyền có thể gọi là Nguyên Huyền, cũng có thể gọi là Thốc Huyền.
Khi biết được họ của mình là gì, Chất Huyền vô thức sờ lên đầu, trầm mặc đủ 3 phút. Đồng thời cũng vui mừng, may mà đất phong là Chất, nếu là địa danh kì quái khác, không biết được mình sẽ bị gọi là gì. Sau khi vui mừng thì không khỏi cảm thán, người xưa dám đặt địa danh trước, quả thật là ngang ngược tùy hứng!
Nghỉ ngơi một lát, Chất Huyền lại tiếp tục viết.
Cân nhắc năng lực chịu đựng của đất phong, hắn cần phải tính toán cẩn thận. Mặt khác, hắn đi theo lần này, có nhiều khả năng là hình thức, không cần phải biểu hiện, cũng có thể không có cơ hội biểu hiện. Nếu đã như vậy, cố gắng hết sức làm cho mặt mũi dễ nhìn, có thể khiến quốc quân hài lòng.
Hiểu được điều này, Chất Huyền quyết định bỏ nhiều công sức vào giáp da và chiến xa.
Thay đổi hoàn toàn là không thể, thời gian và vật tư đều không cho phép. Nhưng có thể tiếp tục cải thiện trên cơ sở hiện có, chẳng hạn như thêm một ít đồ trang trí trên chiến xa, nghĩ cách làm cho giáp da thêm sáng bóng bắt mắt.
Về phần tăng cường tính năng của chiến xa, làm cho vũ khí sắc bén hơn, nghĩ cách tăng cao sức chiến đấu quân đội, hắn tạm thời không dự định làm.
Bước chân bước quá lớn sẽ dễ bị kéo quần, cơm phải ăn từng miếng mới không nghẹn.
Trước khi có thể hoàn toàn nắm giữ vận mệnh của mình, gáy một tiếng kinh người không thành công, trăm phần trăm là con đường chết.
Trong lòng nghĩ như vậy, Chất Huyền lần thứ hai viết lên lụa, không bỏ sót bất kỳ chi tiết nhỏ nào.
Giữa trưa qua đi, bầu trời lại trở nên âm u, gió lạnh gào thét, là dấu hiệu sắp có tuyết lớn.
Thời tiết như vậy không thích hợp xuất hành, nhưng có một chiếc xe bò từ quốc quân phủ đi ra, bất chấp gió lạnh đi đến trước phủ Chất Huyền.
Xe bò đừng ở trước cửa phủ, người hầu tiến lên bẩm báo.
Biết được người tới là ai, phủ lệnh không khỏi kinh ngạc, lập tức đi bẩm báo cho Chất Huyền.
"Công tử, Đào tiểu thư tới thăm!"
Chất Huyền nghe vậy thì dừng bút, suy nghĩ một lát, gấp tấm lụa viết xong cho vào rương, ra lệnh nói: "Dẫn nàng đến phòng khách, ta sẽ đến đó sau."
"Vâng!"
_____________
Bát phong xuy bất động” (tám gió thổi không động) là một giai thoại vui, thâm thúy và tràn đầy thiền vị về mối thâm giao giữa thi hào Tô Đông Pha (1037-1101) và Thiền sư Phật Ấn (1032-1098).
Chuyện kể rằng, một hôm Tô Đông Pha sáng tác được một bài thơ và ông rất hài lòng, bèn cho người đem tặng Thiền sư Phật Ấn lúc bấy giờ đang ở chùa Kim Sơn. Nguyên văn bài thơ của Tô Đông Pha như sau:
Khể thủ thiên trung thiên
Hào quang chiếu đại thiên
Bát phong xuy bất động
Đoan tọa tử kim liên.
Tạm dịch là:
Đảnh lễ Bậc Giác ngộ (thiên trung thiên tức là Phật, Bậc Giác ngộ)
Hào quang chiếu vũ trụ
Tám gió thổi chẳng động
Ngồi vững tòa sen vàng.
Phật Ấn xem qua bài thơ xưng tán cảnh giới giải thoát của Bậc Giác ngộ, thấy chữ nghĩa và ý tứ rất hay nhưng biết quá rõ bạn mình nhờ văn hay, chữ tốt, dùng tâm thức bén nhạy để làm thơ chứ không phải là bậc thượng sĩ thâm nhập nghĩa lý sâu xa của Phật pháp, đạt đến Thượng thừa “Tám gió thổi không động” nên thay vì khen ngợi ngài liền cầm bút phê vào hai chữ “phóng thí” (đánh rắm- hạ phong) và bảo gia nhân đem về trình lại cho Đông Pha. Quả như điều mà Phật Ấn đã dự đoán. Đông Pha sau khi xem lời nhận xét của Phật Ấn xong liền đùng đùng nổi giận, lập lức bươn bả vượt sông sang chùa Kim Sơn để bắt tội Phật Ấn.
Gặp nhau ở bến sông, Đông Pha liền lớn tiếng trách: Bài thơ của tôi sai sót ở chỗ nào mà ngài lại phê vào hai chữ “đánh rắm” kia. Thiền sư Phật Ấn liền cười xuề: Ông nói “Tám gió thổi không động” mà chỉ một cái “đánh rắm” thôi đã bay sang sông rồi. Đến đây, Đông Pha mới chợt hiểu ra mình chưa bất động.