Cực Phẩm Tài Tuấn

Chương 246: Vui chuyển thành buồn



- Được rồi, mọi người đi đi, hai ngươi ở lại cho ta.

Nghe có Thị Mặc ở đó quản lý thì Đường Kính Chi yên tâm, thằng nhóc đó tuy tuổi nhỏ nhưng làm việc chu đáo, y chỉ vào hai thanh niên tuổi chừng 18, 19 mặt mũi thông minh sáng sủa, da dẻ trơn láng, nhìn là biết không phải làm việc nặng nhọc, tuy đứng cùng đám hạ nhân nhưng nhưng khí chất khác hẳn, lưng ưỡn thẳng ánh mắt tự tin.

Hai người đó mặt nghe Đường Kính Chi nói thế thì mày phấn khích, đợi những người khác đi cả, trong sân chỉ còn lại Bàng Lộc, Đường Kính Chi cười ha hả đi tới ôm vai hai thanh niên đó:

- Nguyên Tiết, Chí Minh, năm ngoái còn làm chân sai vặt pha trà rót nước, năm nay đã thành chưởng quầy rồi, khá lắm.

Hai người này là Bàng Việt Bàng Nguyên Tiết, Từ Thức Từ Chí Minh là bạn từ thủa nhỏ của Đường Kính Chi, Đường Kính Chi từ nhỏ được mời thầy về dạy học riêng, sợ y học một mình buồn chán, phụ thân y chọn hai đứa bé chạc tuổi trong số hạ nhân của phủ học cùng.

Bành Việt và Từ Thức là hai đứa bé được chọn đó, việc này còn có ý nghĩa khác là thủ đoạn lung lạc hạ nhân, đồng thời bồi dưỡng tâm phúc cho gia chủ sau này.

Ba bọn họ học với nhau từ năm Đường Kính Chi 6 tuổi tới năm y đi thi, gần tám năm trời, tình cảm rất tốt. Bành Việt và Từ Thức đều thông minh ham học, tiếc là con của hạ nhân nô bộc, theo luật Vương triều Minh Hà, không được tham gia khoa cử lấy công danh.

Từ Thức là con trai cả của Đại quản gia Từ Phúc, từ bé thông minh quậy phá, tiên sinh dạy học đặt cho hắn tên Chí Minh, mang ý dặn hắn lúc nào cũng phải tỉnh táo, không để thông minh của mình hại mình, cười hì hì đáp:

- Bọn nô tài phải phấn đấu chứ, không thì mất mặt Nhị gia chết.

Bàng Việt con trai thứ hai của Bàng Lộc, tiên sinh dạy học cho hắn nói “Bàng” đã là lớn, “Việt” càng quá mức, cho nên đặt tên chữ cho hắn là Nguyên Tiết, ngụ ý mong kiềm chế bớt phần nào.

Có phụ thân đứng bên cạnh, Bành Việt không dám cười đùa như Từ Thức, chắp tay nói:

- Nhị gia quá khen.

Đường Kính Chi cũng có tên chữ do tiên sinh đặt, nhưng từ sau chuyện cha mẹ y qua đời, y không dùng tên này nữa, cũng không cho ai nhắc tới.

- Nhị gia đừng khen bọn chúng, người mười bốn tuổi đã quản lý cả gia nghiệp, chúng nó ngần này tuổi mới miễn cưỡng trông coi một cửa hiệu bé tẹo, đâu gọi là có bản lĩnh.

Bàng Lộc là người hòa thiện, có điều trong việc giáo dục con cháu lại rất nghiêm khắc:

Đường Kính Chi biết tính ông nên cũng kệ, nhìn Từ Thức một lượt gật gù:

- Có tức phụ rồi có khác, trông chững chạc ra dáng lắm, sắp làm cha chưa?

- Một phát trúng đích, tức phụ nô tài có mang được hơn hai tháng rồi ạ.

Từ Thức đắc ý ra mặt:

Từ Thức kết hôn gần ngày Đường Kính Chi cưới Nhu Nhi, khi đó sức khỏe y rất kém nên không tới uống rượu mừng được:

- Ha ha ha, xem ra ta phải cố gắng rồi không thua tên tiểu tử ngươi được.

- Hì hì, Nhị gia một thê bốn thiếp mới là thần tượng là mục tiêu phấn đấu của nô tài.

Dứt lời cả hai nhìn nhau cười ngất, nụ cười chỉ cần là nam nhân đều hiểu.

Cười xong Đường Kính Chi khoác vai Bàng Việt kéo sang một bên hỏi nhỏ:

- Nguyên Tiết, vẫn còn đợi Hàm Hương à, có cần ta nói với lão thái quân một tiếng không?

Đường lão thái quân hay tới xem đích tôn học, tất nhiên có dắt theo cả Hàm Hương, Hàm Hương hơn mười tuổi đã cực kỳ xinh đẹp, Bành Việt từng tuyên bố lớn lên sẽ cưới nàng làm vợ, nên hay bị Đường Kính và Từ Thức lấy ra trêu ghẹo.

Bành Việt không phải người rụt rè ít nói, nhưng mà hắn sợ cha nên chỉ cười ngượng ngịu gãi đầu.

Không ngờ bọn họ nói chuyện rất nhỏ rồi mà Bàng Lộc vẫn nghe thấy:

- Nhị gia, hôn sự của nó được định rồi, mùa xuân sẽ thành hôn. Thời gian không còn sớm, xin Nhị gia cho nô tài đưa bọn chúng đi kẻo trễ.

Đường lão thái quân tổng cộng có bốn nha hoàn thiếp thân, trong đó ngoại trừ Tường Vi đã được định hôn sự từ nhỏ nên kết hôn với một chưởng quầy, còn hai người còn lại gả cho Đường lão thái gia và Đường lão gia làm thiếp, tới giờ đến lượt Hàm Hương, khỏi cần nói cũng biết bà sẽ có an bài thế nào, cho nên Bàng Lộc dù biết tâm tư của con trai nhưng ông chưa bao giờ đề cập tới với Đường lão thái quân.

Hàm Hương là tâm huyết của Đường lão thái quân, đem so với những nha hoàn thiếp thân trước của bà đều xuất sắc hơn nhiều, con trai ông không tiếp nhận nổi phúc lớn nhường đó.

Dù sao sau này đều tới bãi đất hoang làm việc sẽ còn cơ hội nói chuyện nhiều, Đường Kính Chi để Bàng Lộc dẫn họ đi trước, y cũng dẫn mười mấy hộ vệ chuẩn bị rời phủ.

Ra tới cửa gặp Ngọc Nhi từ ngoài trở về.

Ngọc Nhi chân bước vội vã, hơi thở hơi gấp, trán phủ một lớp mồ hôi mịn, xem ra đã đi một quãng đường khá xa, nàng thấy Đường Kính Chi từ cửa bước ra liền dừng chân, đưa mắt ra hiệu với y.

Vẫy tay bảo hộ vệ dắt ngựa theo sau, Đường Kính Chi đi nhanh tới chỗ Ngọc Nhi, có hộ vệ tinh mắt nhìn thấy nàng từ xa đã quay lại trong phủ đi dắt con tuấn mã màu đen ra.

- Ngọc Nhi, sáng sớm nàng rời phủ đi gặp ám vệ hả?

Thấy hộ vệ cách mấy mét, không có khả năng nghe thấy lời của mình, Đường Kính Chi hỏi:

Ngọc Nhi quan sát xng quanh, Đường phủ không đặt ở chỗ phồn hoa trong thành, vẫn còn sớm cho nên trên phố không có người qua lại, nàng hạ thật thấp giọng nói:

- Hôm nay trời còn chưa sáng thiếp đã nhận được tin của ám vệ, muốn thiếp ra ngoài phủ gặp mặt, Nhị gia bên kia lại có chuyện lớn xảy ra rồi.

Tay nàng chỉ về phía bắc.

Đường Kính Chi thầm kêu không xong, chẳng lẽ tân hoàng đăng cơ có chuyện gì? Nếu đúng thế thì gay go.

Thời gian trước tiên hoàng giá băng, Đường Kính Chi đã phải nơm nớp đề phòng, cho tới khi thái tử đăng cơ đại xá thiên hạ, hơn nữa tiếp theo đó đều sóng yên biển lặng mới an tâm, chẳng lẽ vẫn còn những kẻ chưa chịu cam tâm hay sao?

Y chẳng có cảm giác gì với chữ trung, chẳng qua vì hoàn cảnh Đường gia mà thôi.

- Rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì?

Biết tình cảnh Đường gia, không muốn y quá lo, Ngọc Nhi trả lời nhanh:

- Người Ngột Thuật nghe thấy vương triều ta bị thiên tai, trong ngoài triều chấn động, cho nên lôi kéo hết các bộ lạc ở hoang nguyên A Nhĩ Kim xâm phạm biên cương. Vương tướng quân vốn có ý định tử thủ biên cương, nhưng hay tin tiên hoàng giá băng, biết tử thử ắt bại, liền dẫn đại quân rời Sơn Hải Quan đánh sâu vào trong hoang nguyên, trong vài ngày đã đánh bại được mấy bộ lạc tương đối lớn.

Nghe tới đó Đường Kính Chi thở phào, không thẹn là hậu đại danh tướng.

Nhưng chẳng vui ngắn chẳng tày gang, Ngọc Nhi nói tiếp:

- Có điều quân ta cũng phải trả giá nặng nề, Vương tướng quân cũng bỏ mình ở hoang nguyên A Nhĩ Kim.

Vương Xương Long vốn chỉ là bình dân, dựa vào chiến công mà từng bước vươn lên, ông ta trấn thủ ở biên quan mấy chục năm, uy vọng cực cao, có thể nói chỉ cần báo danh đã khiến người Ngột Thuật sợ vỡ mật, về sau bị đánh lén giữa trận thân vong. Nhi tử của ông ta Vương Tích dẫn quân giương cờ trắng báo thù, ngăn được cơn sóng dữ, đoạt lại phần lớn đất đai thành trì đã mất, vương triều Minh Hà không ai không biết tới tên.

Thực ra sở dĩ Vương Tích có thể đẩy lui được người Ngột Thuật như gió mạnh quét lá ngoại trừ văn thao võ lược tinh thông, lại được tứ đại gia tộc biên cương ra sức trợ lực, còn có một nguyên nhân trọng yếu hơn, nhờ vào uy vọng của phụ thân trước lúc sinh tiền, nên tướng sĩ mới nghe theo hiệu lệnh của hắn.

Tiếc rằng Vương Tích cũng chết rồi.

Hắn chết rồi lấy ai trấn giữ biên cương đây?

****

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.