“Nếu có người câu được mười cân tám cân cá, anh lời to, còn em chẳng phải lỗ nặng sao?”
“Sao có thể chứ?”
Trương Yến Bình chắc nịch nói:
“Cái ao này mười mấy năm rồi không dọn dẹp, làm gì có nhiều cá được?”
“Với lại, ao trên núi sau nhà cũng là ao hoang, thật sự mà có cá thì đã bị dượng câu hết rồi. Anh còn nhìn thấy rồi, cần câu mới tinh, ít nhất phải tám trăm tệ chứ chẳng chơi.”
Tống Đàm vội vàng hạ giọng:
“Suỵt! Nói nhỏ thôi, cha em đến giờ vẫn không dám lấy ra dùng. Mẹ em mà hỏi thì nói chỉ có tám mươi tệ.”
“Vậy nên,” Trương Yến Bình tỏ vẻ già đời, thở dài nói:
“Đàn ông một khi lấy vợ rồi, đến tự do mua cần câu cũng không có.”
“Nghe cứ như anh có người yêu vậy. Độc thân thì đừng có mà than thở.”
“Còn ao nhà em có cá hay không, sáng mai lúc lấy lồng đặt xem là biết ngay.”
Trương Yến Bình tỏ ra rất tự tin.
Anh ta nghe Tống Tam Thành nói rồi, cái ao sau núi kia vẫn còn vài con cá rô phi, năm ngoái ông còn câu được khá nhiều.
Nhưng cái ao này...
Nếu thật sự có cá, sao dượng cầm cần câu xịn ngồi cả nửa ngày trời vẫn không câu được con nào?
Anh ta nghĩ đến chuyện đó, quyết định sáng sớm mai dậy là đi kiểm tra ngay.
Nhưng... với một con cú đêm như Trương Yến Bình, “dậy sớm” có nghĩa là bị tiếng hét lớn của một người đàn ông bên ngoài đánh thức. Lúc nhìn đồng hồ, mới có sáu giờ sáng!
Ở quê mấy hôm, anh ta phát hiện ra người càng lớn tuổi càng dậy sớm.
Điểm này người trẻ như anh ta đúng là không bì được.
Nhà trong thôn cách âm rất kém, anh ta đau khổ bịt đầu lại.
Nhưng tiếng người càng lúc càng ồn ào, nằm mãi không chịu được, cuối cùng đành đội đầu gà mái mà bò dậy.
Sáu giờ sáng, sương mù còn lãng đãng, không khí mang theo hơi ẩm lạnh lẽo. Trên tường vẫn như thường lệ, lũ sóc lông xám đầu trộm đuôi cướp bám đầy, vừa thấy anh ta bước ra, cứ như nhìn thấy gấu trúc trong sở thú, kêu “chít chít” đầy phấn khích.
Trương Yến Bình...
Chưa kịp bực mình đuổi đi thì phía sau, Tống Đàm cũng bước ra theo.
Ngoài sân, một chiếc xe bán tải đang đỗ, một người đàn ông gầy gò đứng đó, đang chuyển đồ xuống.
Dù mới ngủ dậy nhưng hai người có trạng thái hoàn toàn khác nhau. Trương Yến Bình vẫn còn mắt nhắm mắt mở, còn Tống Đàm đã nhanh nhẹn bước tới chào hỏi:
“Chú, chú đến sớm thế!”
Hóa ra hôm qua đã hẹn người đem giống dưa tới.
Trong sân, ở cái lều nhỏ, ông chú Bảy đã bắt đầu nấu một nồi cháo to. Bên cạnh, t.hịt băm nhuyễn được đặt sẵn, chuẩn bị cho vào. Một cái nồi khác thì đang nướng bánh mì dày cộm.
Hương vị cháy cạnh thoang thoảng trong làn sương sớm.
Người đàn ông kia định từ chối, nhưng vừa lúc đó ông chú Bảy nhìn thấy dầu trong chảo đã nóng, nhanh tay bỏ t.hịt băm, gừng thái lát, ớt và tỏi băm vào xào khô, mùi thơm nồng lập tức tỏa ra.
Người kia liền ôm bụng, ngại ngùng nói:
“Vậy… vậy thì tôi không khách sáo nữa nhé.”
Người nhà nông, chuyện giữ khách ở lại dùng bữa gần như là bản năng. Tống Đàm nhìn mấy cây giống dưa hấu tươi tốt trong thùng xe, rồi bật cười: “Chú nói gì vậy, bữa sáng nhà chúng tôi cũng đơn giản thôi, đừng chê nhé.”
Đối phương cười hề hề: “Tôi nghĩ, mấy cây giống này nên giao sớm, trồng sớm thì cây sẽ tươi hơn, mà lúc này mặt trời cũng chưa gắt.”
“Nhà tôi sáng sớm đã thức dậy rồi.”
Cũng đúng thôi, mấy cây giống này tươi rói như vậy, chắc chắn là mới chuẩn bị sáng nay. Lời ông chủ nói, quả thật không hề phóng đại.
Dù sao, muốn kiếm tiền thì chẳng có việc gì dễ dàng cả.
Tống Đàm nhớ lại hồi nhỏ, trong làng từng thịnh hành trồng gừng. Những người thu mua gừng thường đến chợ giao dịch ở trấn vào lúc ba giờ sáng. Người trồng gừng thì phải thức từ nửa đêm để hái.
Gừng chín rất nhanh, cũng hỏng rất nhanh. Nếu đào từ tối hôm trước, sáng hôm sau gừng sẽ già, nứt ra, và giá sẽ giảm ngay.
Giờ mấy người giao cây giống cũng vậy.
Khi mặt trời lên, sương sớm tan hết, cây giống sẽ dễ bị héo, nhìn không còn đẹp nữa.
Những cây giống dưa hấu giá ba xu rưỡi một cây, không có chậu ươm nào kèm theo, tất cả đều là rễ trần nhổ trực tiếp.
Đang nói chuyện, ông chú Bảy lại bảo: “Đàm Đàm, gọi cha mẹ và ông bà nội về ăn cơm đi. Con Đại Bảo sáng sớm chạy về sủa inh ỏi, họ theo nó ra ngoài rồi.”
Tống Đàm lập tức nghiêm mặt: “Đại Bảo về rồi ạ?”
Đám c.h.ó này làm việc rất chăm chỉ, trông coi từng khu vực đã phân công thì hiếm khi rời chỗ. Nay đột nhiên quay về báo động…
Cô vội vàng bước ra cửa: “Chú uống bát cháo trước đi, chút nữa tôi quay lại tính toán với chú.”
Vừa dứt lời, cô đã thấy bốn người trong nhà từ rừng trúc trở về, mỗi người vác một cái lồng đặt cá dài. Tiếng cười rộn rã đến mức cả làng đều nghe thấy.
“Đàm Đàm, hôm qua con thả mồi gì vậy? Nhìn lồng này xem, nhét không nổi nữa rồi!”
Thật vậy sao?
Hai cái lồng dài khoảng ba mét, ngoài phần cuối được Tống Đàm chèn đá để cố định, thì chỉ có phần đầu gắn miếng xốp là không có cá. Còn lại toàn bộ đều chật ních cá và tôm.
Qua lớp lưới xanh, có thể thấy rõ không chỉ lươn và chạch, mà còn có tôm, cá nhỏ... Thậm chí kỳ lạ hơn, ở lỗ vào của cái lờ mà Tống Tam Thành và Ngô Lan đang vác, có một con cá lóc to cỡ nắm tay mắc kẹt, giãy giụa muốn thoát ra.
Quả thật là bất ngờ!
Tống Tam Thành sống ở làng bao năm nay, chưa từng thấy cái lồng bắt tôm nào lại dính cả cá lóc to như vậy!
Hai vợ chồng vác cái lồng cũng thấy nặng, đặt xuống đất, bên trong cá vẫn còn nhảy tanh tách.
Đặc biệt là con cá lóc to kia, sức giãy mạnh đến mức đập xuống nền xi măng kêu “bốp bốp”. Nếu chẳng may bị cái đuôi nó vẩy trúng người, chẳng khác nào bị tát một cú trời giáng.
Ông bác bán cây giống ngồi bên cạnh lập tức giật mình đứng phắt dậy.
“Nhà các vị bắt cá kiểu gì mà giỏi vậy?!”
Đây là lồng bắt cá, đâu phải lưới điện!
Trương Yến Bình cũng chạy tới, mặt mày tái mét: “Cái vụ làm ăn mới của tôi…”
Còn gì để nói nữa? Rõ ràng là tiêu tan rồi.
Cái lồng còn không chứa nổi. Đây là ao cá hay thiên đường?
“Dùng gậy đánh hoẵng, gáo múc cá, gà rừng bay vào nồi cơm”, mà thôi, đừng nói gà rừng nữa, dính đến quy định Nhà nước thì anh ta không sánh nổi.
Tóm lại, nếu tổ chức câu cá giải trí, mỗi ngày khách mang mười ký cá về... Thôi thì tiền mình kiếm được chưa biết ra sao, nhưng Đàm Đàm chắc chắn lỗ nặng!
Khởi nghiệp chưa được nửa đường đã thất bại, quả là đúng với tình cảnh hiện tại.
Tống Đàm cũng bất lực.
Đám cá này sao lại tham đến thế?
Mấy năm nay, nơi sơn thủy hữu tình này, ao cá bỏ hoang không ai quản, cá sống tự do thoải mái. Nay gặp được chút linh khí thì liều mạng như vậy!
Nhưng thôi, mắt nhìn nông cạn như thế thì ăn luôn đi cho rồi!
Cô vui vẻ xách một cái chậu lớn ra: “Ông chú Bảy, trưa nay ăn cá không?”
Ông chú Bảy lập tức bỏ dở món t.hịt băm xào dưa vừa nấu, hớt hải chạy đến: “Để ta xem, để ta xem nào!”