Đồng Nhân Võ Tắc Thiên - Vũ Lăng Xuân

Chương 77: Chương 77





Đương nhiên Võ Hoàng hậu không giết Uyển Nhi.
Uyển Nhi cũng không thể lấy thêm bất kỳ loại tin tức mà nàng mong muốn ở chỗ nàng ấy.
Võ Hoàng hậu đuổi nàng, đuổi nàng đi Tĩnh An cung, nơi có Tiết Tiệp dư ở đó.
"Thượng nhân bị bệnh, thân là đệ tử, nàng nên đi hầu tật." - Đây chính là lý do Võ Hoàng hậu ném cho Uyển Nhi.
Uyển Nhi trầm mặc.
Rõ ràng là "đi Tĩnh An cung hầu tật" là con đường tốt nhà mà Võ Hoàng hậu đã sớm an bài cho nàng.
Vô luận giữa các nàng, phải chăng đã phát sinh những tranh chấp mập mờ kia, thậm chí trước đó, phải chăng Võ Hoàng hậu đã từng trách cứ nàng tại Thừa Khánh Điện, làm đả thương mặt nàng, đây cũng chính là địa phương tất yếu mà Uyển Nhi phải tới.
Võ Hoàng hậu đang dùng lí do này để bảo hộ Uyển Nhi, tạm thời lánh đi phong vũ cuồng loạn, tạm để Uyển Nhi rời khỏi tai hoạ từ miệng mồm vô số người.
Thế nhưng, cuối cùng...
Uyển Nhi nghe được đáy lòng mình thở dài, giống như một vị lão nhân ở tuổi xế chiều đang bất lực nhìn thế sự, chỉ có thể giả vờ thở dài, xa rời thế giới.
Ngoại trừ tuân theo, nàng nào còn có sự lựa chọn khác?
Không gian tĩnh mịch trong Tĩnh An cung nhất thời làm cho thói quen bận rộn bên cạnh Võ Hoàng hậu của Uyển Nhi nhất thời khó có thể thích ứng được.
Nói đúng hơn là, Uyển Nhi rảnh rỗi đến độ lông sắp dài.
Người quán nhàn nhã, cho nên đặc biệt dễ dàng suy nghĩ lung tung ——
Uyển Nhi liền lâm vào trạng thái suy nghĩ miên man này.
Tỉ như, sẽ nghĩ tới trước đó sớm chiều cùng ở bên cạnh Võ Hoàng hậu, hết lần này đến lần khác tái diễn lại bao nhiêu đoạn đối thoại giữa các nàng, một Võ Hoàng hậu vừa nhăn mày vừa cười, một Võ Hoàng hậu buồn bực giận dữ...!Uyển Nhi đem hết tất cả những điều này, khắc lên thật sâu trong lòng, bản thân tự mình tra tấn.
Giống như mắc phải chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế.
Uyển Nhi định nghĩa hành vi hành hạ bản thân.
Nàng xem thường loại mong muốn đơn phương của mình, xem thường thời gian mình sống uổng phí, nhưng vẫn khắc chế không nổi bị "bắt buộc" hết lần này đến lần khác.
Cứ như vật cố ý để tự bản thân giày vò bản thân, thân thể Uyển Nhi càng lúc càng gầy gò.
Ở lứa tuổi của nàng, chính là mau lớn, thân thể trổ cành dài lại cao, nhưng gầy đến đáng thương, lại khoác lên tấm áo tiều tuỵ không giấu nổi.
Rốt cuộc vẫn là Tiết tiệp dư không nhịn nổi, một hôm liền gọi Uyển Nhi đến bên cạnh.
Thượng nhân hỏi Uyển Nhi: "Không lẽ muốn tiếp tục sống uổng phí như vậy sao?"
Uyển Nhi không phản bác được.

Với tri thức cùng trải nghiệm của Tiết Tiệp dư, muốn xem Uyển Nhi đang có loại tâm tư gì, sao có thể làm khó được?
Huống chi, Uyển Nhi vốn cũng không che giấu tâm tư.

Ngày đêm của nàng đều có liên quan tới Võ Hoàng hậu, còn có những chuyện liên quan tới Võ Hoàng hậu mà nàng rất muốn biết nhưng không thể nào biết, còn có quá khứ vò lấy, rất có khuynh hướng đang tự mình trục xuất bản thân.
Uyển Nhi cúi thấp đầu, cảm giác cứ thế để Tiết Tiệp dư nhìn nàng, thật lâu.
Chính vì nàng biến thành bộ dáng như vậy, chính vì nàng mà Tiết Tiệp dư phải thất vọng, cho nên càng lúc càng áy náy.
Đáy lòng Uyển Nhi khổ sở xông tới, vô cùng chua xót, khiến cho xoang mũi của nàng cay cay.
Thật ra, bất quá Tiết Tiệp dư cũng chỉ bị nhiễm phong hàn mà thôi, không phải bị loại bệnh nặng gì.
Ngày thường, Tiết Tiệp dư đều chú trọng bảo dưỡng thân thể, thanh tĩnh mà sống, cho nên hiện tại bệnh đã tốt lên được bảy tám phần.
Tiết Tiệp dư yên lặng nhìn thân thể càng lúc càng cao lên của Uyển Nhi tựa như ngọn trúc xanh đón gió, thật sự cảm thấy an lòng.
Thế nhưng, cảm xúc của Uyển Nhi lại để cho lão nhân gia không khỏi than thở.
"Con đến phòng ngủ của ta, mở ngăn tủ lấy đem chiếc hộp gỗ lim chứa cuộn tranh gỗ bên trong đem ra đây." - Tiếp Tiệp dư phân phó nói.
Uyển Nhi nghe vậy, trong lòng kinh chấn.
Nàng mập mờ nghĩ tới một loại khả năng, cũng không dám hỏi, chỉ mím chặt môi, nghe theo sự phân phó của Tiết Tiệp dư.
Rất nhanh sau đó Uyển Nhi trở lại, đem theo cuộc tranh không nặng không nhẹ, tuy nhiên lòng nàng lại cảm thấy cuộn tranh này nặng hơn ngàn cân, giao đến cho Tiết Tiệp dư.
Tiết Tiệp dư nhìn Uyển Nhi một chút, bình tĩnh mở hộp gỗ ra, đem cuộn tranh bên tranh từng chút từng chút một hé lộ.
Nhìn thấy cuộn tranh, Uyển Nhi chớp mắt một cái, nín thở, theo bản năng nhắm mắt lại.
Đáy mắt của nàng lại trở nên đau nhức, chua chát.
Đó chính là bức tranh bị treo trong từ đường nhỏ trong Tĩnh An cung.
Tiết Tiệp dư nhìn chằm chằm khuôn mặt đã sớm trở nên tái nhợt của Uyển Nhi, trong lòng thầm than "Nghiệt duyên! Nghiệt duyên!", lại không ngừng đem Võ Hoàng hậu mắng chửi mấy lần.
Nam nhân quen dùng cụm từ "hồng nhan hoạ thuỷ" để chửi bới những nữ tử được quân vương sủng ái dẫn tới vong quốc, trước nay Tiết Tiệp dư vẫn luôn khinh thường điều này.

Nhưng không thể không nói, tên yêu nghiệt Võ Nhị này thật sự là một kẻ cực kỳ hại người.
Võ Nhị năm đó hại mất một đồ nhi của Tiết Tiệp dư, bây giờ lại hại tiếp một đồ nhi khác...!
Tiết Tiệp dư thật sự muốn hỏi lão thiên gia, mình rốt cuộc đã tạo ra nghiệp chướng gì.

Thế nhưng, cái gọi là "hại" kia, bất quá cũng chỉ là do người ngoài cảm nhận, tư vị khổ ngọt bên trong đó thế nào, cũng chỉ người trong cuộc mới rõ ràng nhất.
Tự mình lựa chọn con đường, cuối cùng người ngoài cũng không thể xen vào được.
Nghĩ đến người trong bức hoạ kia, trong lòng Tiết Tiệp dư nổi lên một trận đau nhức.
"Con định cả đời này làm người mù mắt hay sao?" - Tiết Tiệp dư lành lạnh mở miệng.
Câu nói này tựa như tiếng chuông vang vọng bên tai Uyển Nhi.
Bỗng nhiên Uyển Nhi mở mắt ra.
Lọt vào tầm mắt của nàng chính là mi tâm có nốt chu sa của người trong bức hoạ.
Uyển Nhi chợt cảm thấy trên trán trở nên chua xót.
Bởi vì chén ngọc của Võ Hoàng hậu làm bị thương, nốt chu sa trên trán Uyển Nhi đã không thấy hoàn chỉnh, hiện tại chỉ lưu lại một vết sẹo lớn chừng bằng móng tay.
Tiết Tiệp dư từng nói muốn mời thái y dùng thuốc tẩy sẹo cho nàng, nhưng lại bị Uyển Nhi xin miễn.
"Cho dù con trốn tránh, việc người này đã từng tồn tại, làm sao có thể thay đổi được?" - Tiết Tiệp dư không cho phép Uyển Nhi né tránh lần nữa.
Uyển Nhi buông đôi mắt, im lặng.
Tiết Tiệp dư không để ý tới nàng, tự mình nhìn người trong bức hoạ.
"Con rất thông minh, đoán không sai...!Nàng chính là sư tỷ của con, cũng là Hiền phi của tiên đế, Từ Huệ." - Thanh âm sâu kín của Tiết Tiệp dư tựa như đang lâm vào hồi ức.
"Nàng cũng là ——"
"Sư phụ!" - Uyển Nhi bỗng dưng mở miệng, âm thanh run rẩy, cầu khẩn.
Tiết Tiệp dư muốn nói cái gì, Uyển Nhi đã nhạy bén cảm nhận được.
Nàng cũng muốn nghe, nhưng lại sợ biết được.
Tiết Tiệp dư đành mềm lòng, không kiên trì nói tiếp nữa, thần sắc chuyển sang phức tạp nhìn Uyển Nhi.
Cuối cùng, Tiết Tiệp dư buông cuộn tranh xuống, kéo tay Uyển Nhi qua, đặt trong lòng bàn tay mình, nhẹ nhàng vỗ vỗ: "Hảo hài tử, cố chấp một chuyện cũng không phải là chuyện xấu, thế nhưng, cố chấp chuyện đã qua chính là chấp niệm a!"
Trong lòng Uyển Nhi u sầu, nàng biết Tiết Tiệp dư nói không sai.
"Những cái thuộc về quá khứ kia, kỳ thật cũng không phải là chuyện con tưởng tượng không chịu nổi...!Loại chuyện đó, trong cung trước nay đều có."
Tiết Tiệp dư nói, trong lòng lại dấy lên mấy phần hi vọng, vừa tha thiết nhìn xem Uyển Nhi: "Sư phụ nói hết cho con, con không cần phải phỏng đoán lung tung nữa, chẳng phải sẽ tốt hơn nhiều sao?"
Nói hết cho con...

Đều kể hết cho con!
Mấy chữ đơn giản này, với Uyển Nhi mà nói chính là tuyệt đại hấp dẫn.
Chỉ cần nàng nghe Tiết Tiệp dư kể lại quá khứ liên quan tới Từ Huệ cùng Võ Hoàng hậu, có phải sẽ không bị loại hành hạ kia dày vò nữa hay không?
Thế nhưng, Uyển Nhi lại chậm rãi lắc đầu.
Lông mày Tiết Tiệp dư nhíu chặt giữa trán, cho dù tự nhận mình đã cao tuổi, ít nhiều cũng nhìn thấu thế sự, tuy nhiên vẫn bị Uyển Nhi làm cho hoang mang.
"Vì cái gì?" - Tiết Tiệp dư hỏi.
"Đệ tử muốn nghe chính miệng nàng nói." - Thanh âm Uyển Nhi không cao, nhưng lại mang theo sự kiên quyết không đổi.
Đây chính là thừa nhận sáng tỏ nàng có tâm tư đối với Võ Hoàng hậu.
Tiết Tiệp dư không ngờ Uyển Nhi cứ thế thừa nhận, nhất thời cũng bị nghẹn lại.
Tiết Tiệp dư giật mình, bản thân muốn hỏi cái gì, trầm giọng nói: "Con cũng đã biết mình đang nói cái gì!"
Có thương tiếc cũng phải chịu hậu quả, Uyển Nhi nghe rất rõ ràng.
"Biết." - Uyển Nhi thẳng thắn trả lời.
Tiết Tiệp dư trầm mặc mấy hơi, bất lực khoát tay áo: "Con là đệ tử thông minh nhất trong số đệ tử của ta, nếu con đã biết mình đang làm cái gì, cho dù là ai cũng sẽ không khuyên nhủ được."
Dứt lời, Tiết Tiệp dư thở dài một hơi, tựa như làm lời chú giải cho con đường tình cảm khó khăn trắc trở của Uyển Nhi vậy.
Nội tâm Uyển Nhi không dễ chịu, tiếp theo bái phục xuống bên cạnh Tiết Tiệp dư.
"Sư phụ vì đệ tử suy tính chu toàn, đệ tử lại ngang bướng không chịu nổi, chỉ có...!chỉ có thể cảm niệm sư phụ khổ tâm một trận." - Đây là lời cảm niệm phát ra từ nội tâm của Uyển Nhi.
Thử nghĩ bức tranh Từ Huệ kia, bị Tiết Tiệp dư tháo xuống khỏi tiểu từ đường cất giữ, không phải vì lo lắng, sợ thương thế của Uyển Nhi bị ngoại cảnh kích động hay sao?
Giờ phút này Tiết Tiệp dư lại hợp tình hợp lý an ủi Uyển Nhi phải nói là đã làm hết bổn phận của một vị sư phụ, trong lòng Uyển Nhi chỉ có cảm kích.
Tiết Tiệp dư cảm thấy lòng mình chua xót, kéo Uyển Nhi đứng dậy.
"Ta là sư phụ của con, nhưng ta không thể sống thay cuộc đời con.

Con hãy...!tự mình giải quyết cho tốt đi!" - Tiết Tiệp dư than thở nói.
Dứt lời, gọi một lão ma ma đã sớm được mình phân phó chuẩn bị đầy đủ sách cho Uyển Nhi đọc.
"Con đã ở chỗ này, vi sư chỉ có một yêu cầu." - Tiết Tiệp dư xoay người nhìn mặt Uyển Nhi.
"Sư phụ mời nói."
"Ở chỗ này, yên ổn đọc sách, nơi này đủ sách cho con đọc mấy năm.

Vi sư không muốn nhìn thấy con xuân sầu thu khổ, ngày càng tiều tuỵ.


Đồ nhi của ta, không nên có bộ dáng này.

Con có làm được không?" - Tiết Tiệp dư nghiêm túc nhìn Uyển Nhi.
Tiết Tiệp dư không muốn nàng tiếp tục hãm sâu trong bi luỵ, cũng chỉ vì muốn tốt cho nàng.
Hai hốc mắt Uyển Nhi ửng đỏ, khẽ gật đầu một cái.
Kể từ hôm đó, thời gian của Uyển Nhi trôi qua rất có quy luật.
Mỗi ngày dùng cơm đều rất đúng thời, thời gian còn lại đa số đều dùng để đọc sách, cũng trích ra thời gian cố định để luyện chữ.
Tiết Tiệp dư còn cố ý tự mình dạy nàng «Ngũ cầm hí - Hoa Đà đạo dẫn thuật»*, bỏ cũ lấy mới, điều dưỡng thân tâm.

(*Ngũ cầm hí: Ngũ Cầm Hí là một bài khí công cổ đại.

Tương truyền bài này là do danh y Hoa Đà thời Tam quốc sáng tác, mô phỏng điệu bộ của năm loài thú là cọp, nai, gấu, khỉ và chim.

Có thể xem thêm trên GG nhe)
Uyển Nhi không ngờ lão nhân gia lại biết tới cái này, nàng học rất chăm chú, một tháng qua đi, thần sắc tiều tuỵ trước đó cũng nàng đều bị diệt hết, da thịt ngàng càng hồng hào, động lòng người, so với dáng vẻ bé nhỏ trước đó, hiện tại chỉ có mỹ lệ.
Một tháng này, bên ngoài kỳ thật phát sinh rất nhiều chuyện ——
Thái tử Lý Hiền bị phế thành thứ dân, bị đày đến Ba Châu (thuộc Tứ Xuyên).
Một lão thần từng thân cận với Lý Hiền, trong đó có mấy vị Tể tướng, hoặc bị giáng chức, hoặc bị ép cáo lão từ quan, thậm chí còn bị đày đi biên ải xa xôi.
Chu Quốc Công - Võ Mẫn Chi bị tước đoạt bãi quan, làm vấy bẩn cung nữ, phạm vào "thập đại tội", bị đày đi Lôi Châu, tước đoạt họ "Võ", hồi phục họ Hạ Lan như cũ.
Anh Vương Lý Hiển được lập làm Thái tử, vẫn để Thiên hậu nhiếp chính y cũ.
Tất cả những chuyện này, thật ra cũng không phải do Uyển Nhi chủ động đi tìm hiểu.
Hoàn cảnh hiện tại của nàng lại hiển như tựa như "bị đày vào lãnh cung", dựa vào chính mình, cũng không có khả năng biết được những thứ này.
Là vì thời điểm mỗi lần cùng Tiết Tiệp dư nói chuyện phiếm, ít nhiều cũng tiết lộ thông tin cho nàng.
Uyển Nhi sớm biết Tiếp Tiệp dư vì nàng mới truy hỏi tin tức bên ngoài, dưới ánh mắt toát ra ý lánh đời của Tiết Tiệp dư, việc chủ động đi nghe ngóng mấy loại tin tức "người hát phương nào, ta cũng nghe thấy", chỉ sợ lão nhân gia cũng không có hứng thú gì.
Vả lại, mỗi lần Tiết Tiệp dư nói những chuyện này với nàng, trên mặt cũng không biểu lộ thêm bất kỳ sự kiên nhẫn nào, Uyển Nhi thầm đoán, liền nắm chắc mấy phần ——
Trong thâm cung bị quản chặt như thùng sắt này, có thể đem tin tức trọng đại, biến động triều đình truyền đến Tĩnh An cung, ngoại trừ được Võ Hoàng hậu cho phép, còn có khả năng nào khác sao?
Nghĩ đến đây, trái tim lạnh lẽo đã lâu trong lòng Uyển Nhi lại không ngừng bừng cháy lên..



Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.