Đức Phật Và Nàng

Chương 12



- Đứcvua muốn tôi hoàn tục, trợ giúp ngài xử lý công việc triều chính.

- Cậuđã từ chối, đúng không?

Nếukhông, chúng ta làm sao có được một dịch giả vĩ đại chứ!

- Saocô biết được?

Rajivanghiêng mắt nhìn tôi, vẻ ngạc nhiên.

- Vìcậu là Kumarajiva kia mà!

Nói nhưvậy thì chỉ người hiện đại mới hiểu được. Thế nên tôi vội vàng đổi giọng:

- Bởivì, cậu không chỉ muốn giải thoát cho bản thân bằng con đường tu hành sau khiđã thấu tỏ luân hồi sinh tử, tránh xa dục vọng và đạt đến cảnh giới cao nhất,mà cậu còn mong muốn cảm hóa con người, cứu rỗi chúng sinh, tu thành chính quả,cứu giúp cuộc đời.

Trongnhững ngày lênh đênh trên sa mạc, chúng tôi từng thảo luận về lí tưởng. Khi ấytôi vẫn chưa biết cậu ta là Kumarajiva, nên không dám mở lời. Nhưng giờ đây,tôi đã biết được thân phận thật sự của cậu ấy, lại đã từng đọc tài liệu về cậuấy, nên tôi hiểu Rajiva đang trăn trở điều gì.

Tôiluôn cho rằng Phật giáo là một tôn giáo thú vị và các vị cao tăng tín Phật đềulà những triết gia.

Trướckhi viên tịch, Phật Thích Ca Mâu Ni (Sakya Mani) không để lại bất cứ kinh văncó tính chuẩn mực nào giống như “Kinh Thánh” của đạo Cơ đốc hay “Kinh Coran”của đạo Hồi và khi ấy, Phật giáo cũng mới chỉ là một chi phái nhỏ trong số rấtnhiều tôn giáo lớn ở Ấn Độ. Nhưng kể từ thời đại Thích Ca Mâu Ni, Phật giáo đãcó những chi phái của mình, như chi phái do người em họ Devadatta của Đức Phậtlập nên chẳng hạn.

Các đệtử của Phật tổ cũng có những kiến giải không giống nhau về giáo lý Phật giáo.Những người có tư tưởng khác biệt thường sẽ viết ra một bộ kinh văn và lập nêngiáo phái của riêng mình. Bởi vậy, mấy ngàn năm qua, các tông phái Phật giáo rađời như nấm sau mưa, tổng hợp các loại kinh văn từ những tông giáo này có thểphải mấy đời mới đọc hết. Đại Thừa, Tiểu Thừa, Mật Tông là những nhánh chính,còn những nhánh nhỏ khác thì nhiều vô kể. Tiểu Thừa có Tuyết Sơn Bộ với thuyết“nhất thiết hữu bộ” (tất cả, quá khứ, hiện tại và tương lai đều hiện hữu đồngthời). Phật giáo Đại Thừa ở Trung Nguyên có Thiên Đài Tông, Tịnh Thổ Tông, PhápTướng Tông, Hoa Nghiêm Tông, Thiền Tông. Giáo phái Mật Tông Tây Tạng có:Gelugpa giáo, Nyingmapa giáo, Kagyur giáo, Sakya giáo, Hoàng giáo, Hồng giáo,Hoa giáo, Hắc giáo, nhiều đến nỗi hồi đi du lịch Tây Tạng, mặc dù đã đọc rấtnhiều sách, tôi vẫn lơ mơ không hiểu gì hết.

Nóinhiều như thế là để giải thích vì sao Phật giáo lại có nhiều tông phái đến vậy.

Có thểthấy rằng, các vị cao tăng đều đắc đạo, sáng lập ra giáo phái riêng ấy đều lànhững triết gia uyên bác. Phật giáo là tôn giáo có sức lôi cuốn mãnh liệt vớinhững con người trí tuệ siêu việt này. Thử nghĩ xem, nếu bạn là người có trítuệ vượt xa người bình thường, với tầm tư duy mà người bình thường không cóđược và trên cơ sở không đi ngược lại những giáo lý truyền thống, bằng conđường tôn giáo, bạn có thể phát biểu nhân sinh quan, thế giới quan hay nhữngkiến giải uyên thâm của bạn về thế giới tinh thần, để được ngàn vạn người cảmphục, ngưỡng mộ và tin theo. Điều đó thật vĩ đại. Đối với các vị cao tăng, nếucó thể đem toàn bộ những kiến thức tích lũy một đời xây dựng lên những họcthuyết, những giáo lý với quan điểm của riêng mình, rồi lập ra tông phái riêng,đó sẽ là thành tựu lớn nhất trong lĩnh vực Phật học.

Rajivathông minh trác tuyệt, lại giỏi tư duy, biện luận không khác một triết gia,chắc chắn cậu ấy cũng muốn được trở thành người cha tinh thần của vạn người,giác ngộ và dẫn dắt chúng sinh đến cảnh giới mà cậu cho là tuyệt đối. Tuy mớimười ba tuổi, nhưng tôi tin rằng, cậu đã sớm hình thành nhân sinh quan và thếgiới quan đó từ lâu rồi.

Tôi cứmải mê theo đuổi những suy nghĩ bất tận của mình mà không nhận ra không khí imlặng đã kéo dài từ nãy đến giờ. Thì ra Rajiva đang nhìn tôi chăm chú, khóe môihơi run run, ánh mắt như muốn dồn tất cả ánh sáng vào tôi, đôi mắt ấy như đangthưởng thức, như đang xúc động và nhiều hơn cả là cảm giác như được an ủi bởivừa gặp được tri âm.

- NgảiTình, Rajiva có phẩm hạnh gì mà được gặp cô giữa nhân gian rộng lớn này.

Tôicười gượng gạo. Chẳng qua vì tôi đã đọc được những tài liệu viết về cậu ta, tôibiết lúc đầu Rajiva theo học Phật giáo Tiểu Thừa nhưng sau đó đã chuyển sangĐại Thừa. Những gì tôi vừa nói chỉ là khái quát, tựu chung điểm khác biệt cơbản giữa hai tông phái này mà thôi. Vả lại trước đó, Rajiva cũng từng thể hiệnnỗi trăn trở, nên tôi có thể đoán được mối suy tư lúc này của cậu chính là vấnđề thay đổi tông phái.

- NgảiTình, còn nhớ một buổi tối nọ trên sa mạc, cô từng hỏi tôi vì sao lại xuất giakhông?

Ánh mắtRajiva bỏ tôi ở lại, để trôi về nơi xa xăm. Tôi xốc mình ngồi ngay ngắn, để cóthể lắng nghe một cách nghiêm túc.

- Nămtôi lên bảy, mẹ tôi ra ngoại thành du ngoạn, thấy xác người đầy gò, xương trắngđầy đồng, bà nhận ra rằng, tham lam là nguyên nhân gây ra mọi đau khổ. Dục vọngcủa con người khủng khiếp tựa ngọn lửa dưới địa ngục, ngọn lửa ấy sẽ thiêu đốtcon người thành tro bụi, khiến con người phải phơi xác chốn đồng hoang. Bàkhông muốn phải chịu đựng những dày vò khốn khổ ấy thêm nữa, nên đã thề rằng:nếu không thể cắt tóc đi tu, bà sẽ không ăn uống gì hết. Cha tôi lúc đầu phảnđối kịch liệt, nhưng mẹ đã quyết chí tuyệt thực. Cho đến buổi tối ngày thứ sáu,khi hơi thở của mẹ đã mỏng như làn gió, mà bà vẫn không chịu ăn uống. Cha tôihoảng sợ, đành nhận lời với bà. Nhưng mẹ sợ cha đổi ý, đã yêu cầu phải để bàxuống tóc trước rồi mới chịu ăn. Ngày hôm sau bà thọ giới, ra khỏi nhà, chuyểnđến tu tại chùa Tsio- li.

Truyệnkể về Rajiva đã chép rất rõ ràng nguyên nhân Jiva xuất gia, nên tôi khẽ gậtđầu:

- Vìvậy, cậu đã theo mẹ xuất gia?

Rajivalắc đầu, ánh mất dừng lại hồi lâu trên ngọn đèn dầu đang đu đưa trong gió,dường như cậu đang nhớ lại điều gì.

- Saukhi mẹ xuất gia, vì quá nhớ thương bà, tôi thường xuyên đến chùa thăm mẹ. Khibà và các vị đại sư tụng kinh, tôi ngồi bên cạnh lắng nghe. Không biết vì sao,những kinh văn đó, tôi chỉ nghe một lần là thuộc làu làu, khiến ai nấy đều kinhngạc. Trong chùa có vị cao tăng Phật Đồ Thiệt Di hỏi tôi về ý nghĩa những bàikệ mà tôi thuộc, tôi đều trả lời lưu loát. Thầy khen tôi là nhân tài của Phậtmôn, nên đã trò chuyện với mẹ, bày tỏ mong muốn nhận tôi làm đệ tử.

Trí tuệsiêu phàm của Rajiva được bộc lộ từ khi còn rất nhỏ. Trong truyện kể về cậu lúcbảy tuổi, đã miêu tả như sau: “Một ngày đọc thuộc năm nghìn bài kệ, mỗi bài bamươi hai chữ, tổng cộng ba mươi hai nghìn chữ”. Bạn thử nghĩ xem, một cậu bémới bảy tuổi mà mỗi ngày có thể học thuộc ba mươi hai nghìn chữ, mà là nhữngkinh văn khó hiểu, có lẽ chỉ có Albert Einstein hay Steven William Hawking mớicó thể so sánh được. Tôi nghĩ rằng nếu để Rajiva đọc thuộc lòng số Pi, chắcchắn cậu ấy sẽ phá được kỷ lục Guiness.

- Mẹhỏi tôi có bằng lòng xuất gia hay không. Tôi nghĩ rằng xuất gia thì sẽ được ởbên mẹ, nên đã đồng ý.

Tôi hơisững sờ, nhưng cũng phải thôi, dù cậu ấy có thông minh bao nhiêu, cũng chỉ làmột chú nhóc không hơn không kém, chú nhóc ấy không muốn xa mẹ. Lí do này, rấttự nhiên. Nhưng cuộc đời của Rajiva đã được quyết định bởi cái gật đầu năm bảytuổi ấy.

Ánh mắtRajiva rời khỏi ngọn đèn, trôi về phía tôi, vẻ băn khoăn lại hiện trên nét mặt:

- Lầntrước, khi cô hỏi tôi vì sao xuất gia, tôi mới nhận ra, tôi không biết phải trảlời thế nào. Vì muốn ở bên cạnh mẹ ư? Tôi đâu còn là đứa trẻ bảy tuổi. Thêm vàinăm nữa, tôi sẽ thọ đại giới và chính thức bước vào cõi sắc sắc không không.Nhưng, những ngày qua, hằng đêm tôi vẫn tự hỏi, rốt cuộc, tôi xuất gia vì điềugì?

- Cậuđã có câu trả lời chưa?

Tôi hơitò mò.

- Trướcđây, khi theo học Phật pháp, các thầy đều giảng rằng, bằng con đường tu hành cóthể tự giải thoát, thấu tỏ luân hồi sinh tử, tránh xa sân si, dục vọng và vươnđến cõi Niết Bàn. Khi ở Kabul, tôi theo đại sư Bandhudatta nghiên cứu Phật giáoTiểu Thừa, tổng cộng có bốn triệu câu kinh giảng giải về phương pháp tu thànhchính quả. Nhưng...

Rajivađứng lên, bước về phía cửa sổ, xoay tay đặt sau lưng, trước mắt tôi là một dánghình cô đơn, khổ hạnh. Tuy tuổi còn trẻ, nhưng đã toát lên thần thái của mộtbậc cao tăng.

- Trênđường trở về Khâu Từ, chứng kiến cảnh xương trắng chất đầy sa mạc, đạo tặchoành hành khắp nơi, người người khổ ải lầm than. Tôi lấy làm băn khoăn, tôi cóthể đắc đạo thông qua con đường tu hành, nhưng những con người đó thì sao? Đámgiặc cướp ấy vẫn ngang ngược làm càn, chúng sinh vẫn chìm đắm trong nỗi khổ ảicủa sinh lão bệnh tử. Vậy tôi nghiên cứu Phật pháp phỏng ích gì?

Tôiđứng lên, bước lại gần Rajiva, nhẹ nhàng lên tiếng:

- TiểuThừa xuất thế, Đại Thừa nhập thế. Vì vậy, khi tiếp xúc với Phật giáo Đại Thừa,cậu cảm thấy tông phái này phù hợp với ý nguyện của mình hơn. Địa Tạng Vương BồTát từng nói: Khi nào địa ngục còn chưa vắng âm hồn, thề sẽ không thành Phật.Có phải cậu cũng muốn học theo Bồ Tát, cứu rỗi nhiều người chứ không chỉ cứurỗi bản thân?

Rajivađột ngột quay lại nhìn tôi, ánh mắt cảm động, gương mặt rạng rỡ.

- Đúngvậy. Khi còn ở Sulaq, tôi theo học đại sư Suryasoma, lần đầu tiên tiếp xúc vớiPhật giáo Đại Thừa, tôi đã bị thuyết phục sâu sắc. Mấy ngày qua, cùng cô thảoluận về Phật pháp, những kiến giải thâm thúy của cô về Phật giáo Đại Thừa vàTiểu Thừa khiến tôi vô cùng ngưỡng mộ, có điều...

Gươngmặt thoáng chút ưu tư, giọng nói trở nên u uẩn:

- Cóđiều sau khi trở về Khâu Từ, mỗi lần tôi đề cập đến giáo lý Đại Thừa, các vị sưphụ đều cho rằng đó là thứ luận thuyết ngoại đạo sai trái, khiến tôi cảm thấyrất khổ tâm.

Tôi cóthể hiểu được tâm trạng ấy. Phật giáo Tiểu Thừa đã tồn tại và hưng thịnh suốtmấy trăm năm ở Khâu Từ. Thời gian đầu, cuộc phân tranh giữa hai tông phái nàydiễn ra rất kịch liệt. Khi ấy việc truyền bá giáo lý Đại Thừa, vốn là một tôngphái nhỏ bé lúc bấy giờ, bị xem là hành vi “xấu xa” của một bộ phận rất nhỏ các“tăng sĩ tích cực”. Vì vậy, có thể hiểu được Rajiva đã gặp phải sự kháng cự, phảnđối mạnh mẽ đến thế nào và nội tâm cậu đã phải đấu tranh, giằng xé ra sao.

-Rajiva, thực ra, Đại Thừa được phát triển trên nền tảng của giáo lý Tiểu Thừa,hai tông phái này không đối lập nhau. Phật tổ sáng lập và đạo Phật vì muốnchống lại đạo Bà La Môn, phản đối chế độ phân biệt đẳng cấp khắc nghiệt, bởivậy giáo lý của ngài hết sức đơn giản. Phương thức tu hành phỏng theo lối tukhổ hạnh rất được ưa chuộng lúc bấy giờ, hy vọng bằng sự cố gắng của bản thân,có thể đạt đến sự giải thoát. Nhưng xã hội đang trên đà phát triển và đổi thay.Những điểm hạn chế của giáo lý Tiểu Thừa đang ngày càng trở nên rõ rệt.

Tôibước đến bên cạnh Rajiva và nhìn cậu bằng sự chân thành lớn nhất mà tôi có:

- Phậtgiáo Tiểu Thừa đề cao “tự cứu độ”, muốn được giải thoát, nhất thiết phải xuấtgia. Những người tu hành theo Phật giáo Tiểu Thừa không tham gia sản xuất,không sinh con đẻ cái. Nếu ai cũng xuất gia và theo tông phái này, quốc gia sẽkhông thể tồn tại, loài người tất diệt vong. Đúng vậy, lúc Phật giáo và quyền lựcthống trị phát sinh mâu thuẫn thì tông phái Đại Thừa ra đời để giải quyết vấnđề đó.

Tôingẩng đầu, dõng dạc:

- Hơnnữa, giáo lý Đại Thừa có thể cứu giúp mọi người. Chỉ cần bái phật và đọc kinhPhật là có thể thành Phật. Và như vậy, không cần phải xuất gia, cư sĩ cũng cóthể thành Phật, tức là sẽ giải tỏa được mâu thuẫn về sức sản xuất. Cư sĩ lại cóthể thành thân, tức là sẽ giải tỏa được nhu cầu sinh sôi nảy nở không ngừng củanhân loại. Chỉ khi được giai cấp nắm quyền công nhận, Phật giáo mới có thể đượclưu truyền rộng rãi và thu hút thêm nhiều tín đồ. Đó chính là khi Phật quangphổ chiếu, phổ độ chúng sinh.

Rajivadường như đang nghe rất nhập tâm, vẻ mặt đăm chiêu. Tôi không biết cậu ta hiểuđược bao nhiêu. Tôi chỉ đưa ra phân tích của mình dựa trên mối quan hệ giữa tôngiáo và sức sản xuất, giữa tôn giáo và giai cấp thống trị mà thôi. Sau đó bổsung thêm:

-Rajiva, nguyện vọng thay đổi tông phái của cậu là đúng đắn. Phật giáo Đại Thừaphù hợp với xu hướng phát triển của thời đại, giúp giải tỏa nhu cầu tinh thầncủa rất nhiều người.

Vớitính cách phóng khoáng và tư tưởng cấp tiến của cậu ấy, giáo lý Đại Thừa chắcchắn phù hợp với cậu ấy hơn. Thế nên quyết định thay đổi tông phái của cậu ấyvề sau này cũng là tất yếu.

Rajivangẩng đầu lên nhìn tôi, khuôn mặt thiếu niên phảng phất nét ưu tư:

- Vậy ởTrung Nguyên thì sao? Liệu người Hán có đón nhận Phật giáo Đại Thừa không?

Tôicười:

- Điềuấy là tất nhiên. Phật giáo Đại Thừa sẽ được lưu truyền rộng rãi ở Trung Nguyêntừ đời này sang đời khác.

QuýTiễn Lâm từng nói: “Thời gian phát triển hưng thịnh của một tôn giáo dài hayngắn phụ thuộc vào mức độ Trung Quốc hóa của nó. Giáo lý nào càng bình dân càngdễ được lòng quần chúng và như vậy sẽ càng được giai cấp thống trị ủng hộ. Giáolý Tiểu Thừa đòi hỏi con người tu hành khắc khổ mà chưa chắc đã có thể thànhPhật. Trong khi Phật giáo Đại Thừa, nhất là phái Thiền Tông đề xướng giác ngộ,“Icchantika (nhất xiền đề: chỉ hạng người thấp kém, thiếu thiện căn) cũng cóPhật tính”. Vì vậy, chỉ cần thành tâm khấn Phật, học Phật là có thể vứt bỏ đaokiếm, lập tức thành Phật. Như thế thì thật thanh thản, thoải mái hơn sao!”

Rajivadần trở nên tươi tỉnh hơn, vẻ kiên định toát ra từ vầng trán rộng. Hình như mộtquyết tâm mạnh mẽ đã được thiết lập.

- Mấy hômtrước, tại một điện thờ bỏ hoang trong chùa Tsio- li, tôi đã tình cờ lượm đượcmột cuốn kinh thư, đó là kinh luận Đại Thừa. Tôi không cầm lòng được nên đã lénmở ra đọc. Nhưng vì lo ngại sẽ gây ảnh hưởng xấu đến những bài giảng và sự dạydỗ của các sư phụ, tôi không dám nói cho ai biết tôi mong muốn được học theogiáo lý mới kia đến thế nào. Hôm nay, sau khi luận đàm với Ngải Tình, tôi đãbiết mình phải làm gì. Khi trở về, tôi sẽ đọc lại cho các sư phụ và sư huynhcùng nghe. Và ngày sau sẽ truyền bá rộng rãi giáo lý Đại Thừa, cứu rỗi và phổđộ cho ngày càng nhiều chúng sinh thành Phật.

Cuốnsách mà cậu ta nhắc đến, tôi thấy rất quen.

-Rajiva, cuốn sách mà cậu tìm thấy đó có phải là cuốn “Kinh phóng quang” không?Và có phải yêu ma đã vây lấy cậu, buộc cậu phải từ bỏ không?

Trongtruyện kể về Rajiva có đoạn viết: “Khi Kumarajiva mở ra đọc cuốn “Kinh phóngquang”, thì đột nhiên chữ viết trên thẻ gỗ biến mất. Đại sư biết đó là do yêuma gây chuyện, nên quyết tâm đọc kinh càng lớn hơn. Thế là ma lực trở nên vôhiệu, chữ viết lập tức trở lại và đại sư tiếp tục nghiên cứu sách. Bỗng nhiên,trong không trung truyền đến một giọng nói: Ngươi là người tài trí, sao lại đọcKinh phóng quang? Sư đáp: Đồ yêu ma quỷ quái, hãy xéo mau đi! Quyết tâm của talớn tựa đất này, không gì có thể lay chuyển được”.

Tấtnhiên là tôi không nghĩ cậu ấy thực sự gặp ma. Tôi tin rằng Tuệ Giảo viết lêncâu chuyện ly kỳ này mục dích là muốn nhấn mạnh, Kumarajiva đã gặp phải nhữngtrở ngại tâm lý rất lớn khi quyết định thay đổi tông phái. Bởi vì, phải thayđổi tín ngưỡng mà xưa nay bản thân vẫn sùng bái và tin theo là một việc vô cùngđau khổ. Chắc chắn cậu ấy đã từng day dứt, do dự, thậm chí từng muốn bỏ cuộc.Những ràng buộc tâm lý bao giờ cũng là trở ngại lớn nhất và khó dứt bỏ nhất.

Cậu tangạc nhiên thốt lên:

- Kinhphóng quang?

Rồi đọcmột lần tên cuốn sách bằng tiếng Phạn và gật đầu tán thưởng:

- Tênsách dịch rất hay. Đức Phật tỏa ánh hào quang, chiếu rọi đến chúng sinh.

Rajivacân nhắc hồi lâu, rồi nói:

- Cuốnkinh này nói rằng, việc truyền bá đạo Phật nhằm giúp cho người mù thấy được ánhsáng, người điếc nghe được âm thanh, người câm có được tiếng nói, người gù đượcthẳng lưng, khiến người ngông cuồng trở nên nghiêm chỉnh, người bối rối đượcyên lòng, người bệnh được chữa khỏi, người ốm yếu được khỏe mạnh, người giàđược trẻ lại, người rách nát được áo ấm. Phật pháp chiếu rọi, giúp cho chúngsinh được bình đẳng như nhau, cư xử với nhau như cha mẹ, như anh chị em ruộtthịt. Đều có nghĩa là, mục đích của tu hành là nhằm cứu rỗi chúng sinh, chứkhông đề cao cá nhân đắc đạo. Những giá trị sâu sắc này, bản thân tôi hết sứctán đồng.

Haihàng lông mày của cậu ta khẽ chau lại:

-Nhưng, làm gì có ma quỷ nào quấy rối tôi?

Ánh mắtthoáng qua một nét cười, suy nghĩ một lát, lại tiếp tục giải thích:

- Nếucó, thì đó là những trở ngại tâm lý của chính tôi. Tôi không biết có nên họctheo giáo lý Đại Thừa hay không. Kể từ khi có được cuốn kinh này, tôi đã do dựkhông biết bao nhiêu lần, rốt cuộc có nên đọc hay không. Đọc xong lại do dự. Cónên truyền bá hay không? Những trở ngại đó, đến tận hôm nay mới được rũ bỏtriệt để.

Còn nhớbuổi tối hôm đó cô từng hỏi tôi, lí tưởng của cuộc đời tôi là gì không?

Hít mộthơi thật sâu, rướn mình về phía trước:

- Đếnnay, tôi đã có thể giống như cô, nói lên thật rõ ràng lí tưởng của mình.

Cậu tangừng lại một lát rồi cất giọng sang sảng:

-Truyền bá đạo Phật tại mọi nơi tôi đặt chân đến, lập ra luận thuyết mới, cứurỗi chúng sinh, đây chính là lí tưởng của cuộc đời tôi.

Rajivatrong tư thế ngẩng cao đầu, ánh đèn dầu leo lét không che nổi sự tự tin ngậptràn trên gương mặt cậu. Khí chất bất phàm này khiến tôi cứ ngắm nhìn mê mẩn.Sự tự tin và trí tuệ trác việt ấy tỏa sáng trên dáng hình một thiếu niên, tựanhư tôi đang nhìn thấy ánh sáng rực rỡ của tương lai, đó là thứ ánh sáng tỏa ratừ ngọn lửa xung thiên được đốt lên bằng tất cả nội lực sống, hào quang tỏachiếu khắp nơi.

- Rấtcó chí khí!

Tôi rasức vỗ tay, gật đầu và hô vang lời tán thưởng.

- Tôirất khâm phục những người có lí tưởng, có hoài bão. Hãy tiến lên theo mục tiêuđã định, chắc chắn cậu sẽ thành công.

Rajivađột nhiên quay sang tôi, cung kính chắp tay cúi lạy, khiến tôi giật bắn cảmình. Khi cậu ngẩng lên, tôi bắt gặp một khuôn mặt hao gầy hắt lên sắc đỏ, ánh mắtchân thành và mãnh liệt:

- NgảiTình, Phật tổ thương tình đã gửi đến cho tôi một người thầy thông thái như côđể chỉ dẫn và khai mở đường đi cho Rajiva. Rajiva nguyện không phụ lòng cô!

Cậu tachưa bao giờ tỏ ra cung kính như vậy đối với tôi. Một tia lửa nhỏ bất ngờ nhennhóm trong tim tôi và nhanh như chớp, tỏa đi khắp cơ thể tôi. Trong vô thức,tôi dùng tay làm quạt đón gió. Vì sao đang giữa đông mà trời lại oi bức nhưvậy?

Buổitối hôm đó, sau khi kết thúc giờ học, lúc bước ra cửa, Rajiva ngó lên bầu trờiđầy sao, nói:

- Ngàymai sẽ có nắng.

Rồiquay đầu lại nhìn tôi, nụ cười tươi tắn như gió xuân:

- NgảiTình, ngày mai tôi sẽ đưa cô đi tham quan thành Khâu Từ.

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.