Thì ra là thế, vậy còn Côn Võ Môn, nơi đó dù cách tổng bộ xã nhất nhưng lại là cứ điểm quan trọng và ta nghe nói ở đó cũng không tồi cơ mà.
- Côn Võ thì cũng được thôi, chủ yếu là tiểu cô nương đó không biết dùng côn, còn Y Sát thì bất kể là gì cũng đều được sử dụng. Vậy đấy, tên khốn họ Đổng đó chọn nơi này chỉ vậy thôi đấy.
Hàm Nhi tròn mắt bất ngờ. Không ngờ ngày ngày Ly Nương chửi Trung vệ như vậy vẫn có lúc " thương cảm ". Quả thật vẫn còn lương thiện. Chưa từng bị biến chất.
- Vậy ta hiểu rồi Ly Nương.
Cùng lúc ấy, ở kinh thành náo nhiệt đón chờ Tây Vu vương kiêm chức tướng quân khải hoàn hồi kinh.
Nhà nhà người người hò hét, vui mừng, hớn hở đón chào vị tướng quân trẻ lập được chiến công.
Tây Vu vương cưỡi ngựa vào thành, cảnh tượng dũng mãnh khi ở sa trường như còn đó, áo giáp bóng loáng không một vết máu, nét mặt dù rạng ngời vẫn toát lên thần thái một tướng quân rong ruổi nơi chiến trận.
Cả dọc đường, nhân dân hùng hậu chào đón ngài hồi kinh, trong lòng ai cũng vui sướng khi chiến tranh ở biên cương đã chấm dứt.
Vị tướng quân trẻ ấy không cao ngạo, luôn cúi đầu cảm tạ người dân đã nghênh đón mình. Ngày ấy một đường đi thẳng đến hoàng cũng diện kiến Thánh thượng.
Đại điện lúc bấy giờ quần thần nao nức, bàn tán xôn xao. Minh Đế trong lòng vừa mừng vừa lo, không quan tâm chúng thần xì xầm trái lệ thường.
- Báo... - Một linh canh của Hoàng cung chạy vào.
- Có chuyện gì? Có phải là Thích Gia về tới rồi phải không? - Minh Đế sốt sắng.
- Thưa bệ hạ, Tây Vu tướng quân đã đến cửa cung.
Hoàng đế lập tức đứng dậy, vui mừng ra mặt.
- Được, được. Vậy mau mau kêu Thích Gia mau chống vào đây cho trẫm.
Quá tốt rồi. Chiến trận kết thúc, giành được thắng lợi, khải hoàn hồi kinh. Quả là một dũng tướng.
Chẳng mấy chốc vị vương gia đó đã đến đại điện.Vừa đến, Minh Đế đã vội đi xuống, dường như để xem rõ hơn. Chàng vừa gặp đã vội quỳ xuống hành lễ.
- Thần, Thích Tôn Hách bái kiến bệ hạ.
- Được rồi, được rồi, Thích Gia à, ta và ái khanh thì cần gì bái kiến. Mau đứng dậy đi, coi chừng đụng vào vết thương.
Và cả một buổi thượng triều ấy dường như biến thành cuộc thăm hỏi của hai người bạn với nhau. Họ sớm quen biết, quen nhau từ khi còn nhỏ tới tận hôm nay, có lẽ rất thân.
Còn quần thần hôm nay cũng chỉ nộp tấu chương, ngoài ra thì thiên hạ tạm thời thái bình chẳng việc gì đáng lo.
Kết thúc một buổi sáng trong cung. Mặc cho Minh Đế lôi kéo ở lại trong cung dưỡng sức, Tây Vu vương vẫn quyết định cưỡi ngựa về phủ của mình.
Khi chàng vừa về đã thấy trước cửa phủ một chiếc xe ngựa, trên có lệnh bài hoàng gia khắc chữ " Lý ".
Vừa nhìn đã biết, Tôn Hách xuống ngựa, đi vào phủ đệ.
Từ phía ngoài chạy vào một nam nhân, nhìn vô cũng hấp tấp vội vàng.
- Ấy ấy, Tôn Hách à, huynh không thể nể mặt ta một chút được sao.
- Thứ lỗi thần hiện tại không rảnh cùng người uống rượu ngắm tiên tử được rồi thưa An Thân vương kính mến. - Chàng ngó cũng chẳng ngó lấy một cái, giọng điệu thì cứ mất kiên nhẫn mà lời lẽ lại như rất trịnh trọng.
Chàng trai ấy vậy mà lại là An Thân vương con của Bình An Đại tướng quân, Thống soái Kiêu kỵ doanh hay còn được biết là An Quốc Tể tướng năm xưa. Không ngờ Tể tướng năm ấy uy vũ đến nhường nào giờ lại có đứa con như kẻ nát rượu thế kia, tay lại nắm cả An Quốc đại binh. Quả thật, hổ phụ sinh hổ tử, nhưng hổ tử có vẻ đội lốt mèo rồi.
Nhớ năm ấy, lúc chàng mới vừa tám tuổi đã từng đứng đầu trong tất cả các hoàng tử, hoàng tộc thân thích ngang lứa cả về văn lẫn võ. Nhưng sau đó lại biến thành kẻ nhưng bây giờ. Tiếc cho một tài năng xuất chúng.