Hàn Môn Kiêu Sĩ

Chương 173: 173




Phần thứ hai của hình luật lại vượt qua dự kiến của tất cả mọi người, cũng không phải là đề vụ án mà tất cả mọi người đinh ninh sẽ có mà là so sánh với “Đường Luật Sơ Nghị”, yêu cầu thí sinh viết ra ba điểm khác biệt giữa Tống hình và Đường luật.Lúc này, trong trường thi không ngừng vang lên những âm thanh kinh ngạc, chắc hẳn đề thi này khiến đa số các sĩ tử bó tay, câu hỏi này vượt ra khỏi phạm vi ôn tập mà triều đình ra từ trước.Bản thân “Tống Hình Thống” được viết nên dựa trên “Đường Luật Sơ Nghị”, muốn tìm ra điểm khác biệt của hai thứ này không phải chuyện dễ dàng.

Đừng nói tới thí sinh, cho dù là Tri huyện thường xuyên xử án chưa chắc đã biết.Có điều Lý Diên Khánh không hề cảm thấy đề thi này nằm ngoài phạm vi ôn tập, chỉ có điều đây là một đề thi rất có chiều sâu.

Trên thực tế, những điểm khác biệt này từng xuất hiện trong những hồ sơ vụ án, có ít nhất có năm vụ án có liên quan tới điểm giống và khác nhau của hình luật Đường - Tống.Đương nhiên, trong những vụ án của triều đình không hề có đáp án, thí sinh phải tự mình nghiên cứu thật kỹ mới có thể phát hiện ra, nhưng thí sinh lấy đâu ra thời gian đi nghiên cứu chứ?Nói ra thì Lý Diên Khánh phải cảm kích Chu Xuân đã cho hắn mượn bút ký các vụ án đã qua chỉnh sửa, tổ phụ Chu Xuân đã liệt kê ra mười điểm khác biệt giữa hình luật hai thời Đường-Tống.Lý Diên Khánh cảm thấy trên đời này vẫn luôn có cái gì đó gọi là “ý trời”; nếu ngày đó hắn không cùng mấy người Chu Xuân tới tửu lâu, cũng sẽ không gặp phải sự khiêu khích của đám Thái Học Sinh và Triệu Ngọc Thư.


Mà nếu không phải hắn đã tặng cho Triệu Ngọc Thư một đấm thì Chu Xuân cũng sẽ không vì cảm kích hắn mà đưa bút ký tổ phụ y đã chỉnh sửa cho hắn.Nếu không hôm nay hắn cũng sẽ bại bởi đề thi này.Lý Diên Khánh không chút do dự viết ba điểm khác biệt xuống giấy nháp: Thứ nhất, vì kị húy, luật pháp nước Tống đổi “Bất đại kính” của Đường luật đổi thành “Đại bất cung”; thứ hai, trong luật pháp nhà Tống, tặng thêm trượng hình khi trừng phạt kẻ phạm tội; thứ ba, Tống hình từ bỏ điều khuẩn nô tỳ vốn có trong Đường luật.Sau khi làm xong Thiếp Kinh, hắn đi sâu vào phân tích ba điểm khác biệt này.Làm xong đề hình luật đã là giữa trưa, binh sĩ tới đưa nước trà.

Đương nhiên Lý Diên Khánh biết điều này có ý nghĩa như thế nào với Trịnh mập sát vách, hắn đã chẳng còn cảm thấy kinh ngạc nữa, đến nhìn cũng lười.Uống xong trà, lau khô vệt nước đọng trên bàn, Lý Diên Khánh bắt đầu suy nghĩ nên viết đề thơ cuối cùng như thế nào.Thi thơ văn thường là chọn một câu văn trong sách hoặc một câu thơ trong bài thơ của tiền nhân, yêu cầu thí sinh giải thích hàm nghĩa của câu đó, sau đó làm một bài thơ khác.

Những bài thơ ẩn danh lưu truyền trong lịch sử phần lớn là do thí sinh làm khi thi khoa cử.

Lý do chủ yếu là bởi chế độ dán tên của khoa cử nên có rất nhiều bài thơ được lưu truyền ra ngoài mà không biết tác giả là ai.Đề bài Giải Thí hôm nay làThư án cạnh khung cửa bóng trúc layTiếng suối xa như hòa vào nghiên mựcSau nghi giải nghĩa hai câu thơ này, thí sinh phải làm thêm một bài thơ mới.

Lý Diên Khánh nghĩ tới ít nhất bảy, tám bài thơ nghiên cứu về thơ từ.

Hắn trầm ngâm thật lâu, cuối cùng quyết định chọn ra một trong ba bài thơ để làm đáp án cho môn thi ngày hôm nayMột bài là “Đông dạ độc thư kỳ tử duật” trong Lục Du, bên trong có một câu đắt giá: “Những gì ta thấy được trên giấy chỉ là sự nông cạn, cái thâm sâu phải tự mình thể hội.”Một bài khác là “Độc thư hữu cảm” của Chu Hi, và bài cuối cùng là “Luận Thi” của Triệu Dực ở triều Thanh, câu nói nổi tiếng trong đó là:Nhân tài giang sơn chẳng đời nào thiếuLẫy lừng ai cũng chỉ một thời thôiĐương nhiên, Lý Diên Khánh còn nhớ cả mấy bài thơ khá bình thường một chút, nhưng bởi vì hôm qua hắn làm đề đối sách có chút sơ xuất, nếu như không bù đắp chút vào môn thi thơ từ hôm nay thì rất có thể sẽ rớt khoa cử lần này, vì vậy hôm nay hắn phải ra tuyệt chiêu mới được.Hắn nhẩm đi nhẩm lại ba bài thơ nổi tiếng này, đầu tiên, hắn loại bỏ “Luận Thi” của Triệu Dực, thứ nhất là vì nó không sát đề, tiếp nữa là Luận Thi không phải bài nghiên cứu về học vấn, tiếp nữa triều Tống cực kỳ tôn sùng thơ của Đỗ Phủ, mà hai câu đầu bài này:Thơ Lý, Đỗ lưu truyền từ ngàn xưaNhưng tới nay đã chẳng còn mới mẻCòn lại là hai bài “Đông dạ độc thư kỳ tử duật” của Lục Du và “Đọc Thư Hữu cảm” của Chu Hi, hai bài thơ này đều rất tuyệt.


Căn cứ theo điều tra trong đám sĩ tử, Quan Chủ Khảo Âu Dương Tuần khá coi trọng thực tế, như vậy thì câu: ““Những gì ta thấy được trên giấy chỉ là sự nông cạn, cái thâm sâu phải tự mình thể hội” sẽ càng khiến ông thích hơn.Nhưng xét từ ý thơ thì bài “Độc thơ hữu cảm” phù hợp với ý của đề bài hơn; Lý Diên Khánh nhất thời khó xử.Sau khi suy nghĩ hồi lâu, Lý Diên Khánh quyết định lấy đề bài làm tiêu chuẩn, không hùa theo ý thích của quan chủ khảo nữa.

Cuối cùng hắn bắt đầu cầm bút làm bài thi, lựa chọn của hắn là “Độc thơ hữu cảm”.“Độc thư hữu cảm”Nửa mẫu đầm vuông tựa tấm gươngSắc trời bóng mây cùng quấn quýtHỏi sao đầm cứ trong như thếVì đầu nguồn nước chẳng ngừng….Tựa như một lễ tẩy trừ vô cùng đau khổ, khoa cử kéo dài bảy ngày năm đêm cuối cùng cũng kết thúc.

Ngoại từ những sĩ tử đã đau khổ rời đi từ trước, những sĩ tử khác dù có thi tốt hay không cũng muốn thư giãn thỏa thuê một phen.

Tất cả các tửu quán lớn trong huyện An Dương đều chật khách, đám sĩ tử ăn uống linh đình, say sưa nâng ly.Hôm nay Lý Diên Khánh mời khách, trừ tên mập Lý Vinh Thái ra, hắn còn mời cả Trương Hiển, Chu Xuân và đám sĩ tử ở Lâm Chương.


Bọn hắn bao hết một phòng lớn của Trịnh Phúc lâu, ăn uống thoải mái.Hôm nay tâm trạng của Trương Hiển không tệ, y đã quyết định đi Châu Học đọc sách, nút thắt trong lòng được tháo gỡ, cho dù hôm nay không làm được câu hình luật, y cũng không bận tâm nữa.Chu Xuân uống một chén rượu, cười nói:- Tất cả mọi người đều đoán người ra đề hình luật chắc chắn là phu tử của Thái Học, Thái Học Sinh đều từng được học câu so sánh hai hệ thống hình luật Đường-Tống rồi, đề thi này đối với bọn họ quả thực rất đơn giản.

Tất cả mọi người đều cho rằng người ra đề này muốn cho những Thái Học Sinh cơ hội đậu khoa cử lần này.- Thật sao?Lý Diên Khánh cười hỏi Trịnh Vinh Thái:- Thái Học đã từng giảng về câu này rồi sao?Trịnh Vinh Thái chớp chớp đôi mắt nhỏ tí, nói:- Rất có thể hôm giảng môn hình học về vấn đề này ta đã bận việc xin phép nghỉ, không được nghe giảng cũng nên.

Sao ta không biết Thái Học từng giảng câu này nhỉ? Có điều ta vừa khéo ôn thi đề bài đó rồi nên làm bài tốt lắm.Chu Xuân thoáng nhìn Lý Diên Khánh với vẻ nghi ngờ, chẳng lẽ Lý Diên Khánh lại cho tên mập chết bầm này mượn bút ký của tổ phụ? Khi cho Lý Diên Khánh mượn bút kí, y đã dặn thật kỹ không được cho người khác mượn rồi mà?.



Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.