Ở phủ Lương Quốc công, Từ Tố Chiêu có bốn thị nữ thân cận, đều được đặt tên theo Kinh Thi*. Trong thâm tâm nàng thích thị nữ Kỳ Diệp hơn cả, bởi Kỳ Diệp cũng mê cầm kì thi họa như nàng, thực học rất khá, có thể bàn luận với nàng khi rỗi rãi. Cô ta dốc lòng cầu học, thỏa mãn cái tính thích làm thầy người khác của Từ Tố Chiêu.
Còn Đào Yêu thì tối dạ, dạy cho mười chữ quên hết cả mười, có thể thấy là cô ta hoàn toàn không để tâm đến lời răn dạy của tiểu thư. Không những thế, cô ta còn không biết nói mấy lời hay ý đẹp nịnh ngọt nàng, dáng dấp tầm thường, mang ra ngoài cũng chẳng có ai nghĩ đấy là thị nữ đi ra từ phủ đệ huân quý bậc nhất kinh thành.
Ấy thế nhưng, Lương Quốc phu nhân* lại nài ép Từ Tố Chiêu đưa theo Đào Yêu tiến cung. Bà bảo Kỳ Diệp có dáng dấp xinh đẹp, biết cầm kì thi họa. Ngày sau e rằng phận chim sẻ lại muốn với cành ngô đồng.
Thật ra Lương Quốc phu nhân càng muốn chê thẳng toẹt là một nha hoàn mà suốt ngày không lo làm việc, cứ hở ra là đánh đàn, ngâm thơ. Phủ đệ bọn họ có giàu nứt đố đổ vách đi chăng nữa cũng đâu muốn rước một ả a hoàn về làm tiểu thư. Nếu là tôi tớ viện khác, Lương Quốc phu nhân đã sai người bán quách Kỳ Diệp đi rồi. Nhưng con gái bà thích, bà cũng đành thôi.
Lương Quốc phu nhân bảo với Từ Tố Chiêu rằng tiến cung làm phi tần là chuyện đại sự liên quan vinh nhục của cả dòng tộc. Chọn thị nữ hồi môn ắt phải chọn một kẻ trung thành, tận tâm, biết cân nhắc mọi điều lợi, điều hại thay chủ nhân của mình. Không chọn người mồm loa mép giải. Không lựa kẻ có tướng mạo không đàng hoàng, mắt nhìn láo liên, dễ làm mất thể diện của chủ nhân. Suy đi tính lại, người thích hợp nhất đích thị là Đào Yêu đây.
Cho đến nay, Từ Tố Chiêu vẫn chưa ngộ ra được Đào Yêu có điểm tốt nào khiến mẫu thân mình khăng khăng chọn mặt gửi vàng. Cô ta săn sóc chu đáo thật, nhưng ngoại trừ hai ả cung tỳ bên nội phủ đưa sang nay đã muốn chạy chọt đu bám điện các khác thì thị nữ nào mà không biết săn sóc chủ nhân? Không chọn Đào Yêu, bỏ qua Kỳ Diệp, nàng vẫn còn hai thị nữ thân cận khác ở phủ Lương Quốc công kia mà!
Càng nghĩ, Từ Tố Chiêu càng thấy không vừa lòng. Nàng nổi sùng lên, mắng sa sả:
- Cả ngày không làm được chuyện gì hợp ý ta. Có giỏi thì đi luôn đi!
Đào Yêu quỳ mọp bên chân tiểu thư, khẩn khoản van nài. Cái chén sứ men ngọc vỡ tan thành nhiều mảnh cắt ra một đường bê bết máu trên trán cô ta. (1
- Nô tỳ biết tội rồi. Bẩm nương nương, nô tỳ biết tội rồi! Nhưng trời lạnh lắm, xin nương nương hãy giữ gìn ngọc thể. Cái lò sưởi tay này vẫn còn dùng được...
Đống mỹ nhân nói đúng một điều: riêng tháng này, Giáng Tiên các đã đổi tới ba chiếc lò sưởi tay. Không phải vì chúng bị hư hại nên phải đối - lò sưởi tay được làm bằng đồng thau, rất khó làm móp méo, mà bởi những nguyên do tương tự bữa nay.
Phe phái do Đổng mỹ nhân cầm đầu biết đánh trúng chỗ Từ ngự thị quan ngại, buộc Đào Yêu phải đi nội phủ mấy chuyến liền. Cung nhân bên đó ban đầu còn khách khí, chứ bây giờ mới thoáng nghe Giáng Tiên các tới đổi lò sưởi tay thì đã mặt nặng mày nhẹ rồi.
Từ Tố Chiêu cạn lời.
- Nhìn cái mặt ngươi chỉ tổ rước thêm bực tức vào người. Ngươi còn mang cái thứ đã bị con ả kia dẫm lên vào đây thì khỏi cần ở lại Giáng Tiên các nữa, cút về nội phủ ngay cho ta!
Đào Yêu chỉ đành mang cái lò sưởi tay rời đi. Khi cô ta trở lại, trời đã nhá nhem tối. Mảnh vỡ chén sứ vẫn còn y nguyên trên đất. Từ Tố Chiêu đang luyện chữ, nghe động cũng chẳng buồn bố thí cho Đào Yêu một cái liếc mắt.
Để tránh làm mất thể diện chủ nhân, Đào Yêu đã thay một bộ cung trang mùa đông lành lặn, sạch sẽ hơn, cũng cẩn thận xử lý vết thương trên trán. Cô ta mang về cho Từ Tố Chiêu một chiếc lò sưởi tay mới cóng, kèm theo hai bao than Hồng La một đầy nhóc, một lưng lưng, thêm cả một đĩa điểm tâm ngọt mới ra lò, còn âm ấp.
- Bẩm nương nương, nô tỳ đã về rồi ạ.
Đào Yêu chủ động mang đồ ngon về nhận lồi khiến Từ Tố Chiêu nguôi ngoai ít nhiều. Nàng dợm bước tới bên chiếc bàn có đặt đĩa bánh, thấy hình thức không bắt mắt lắm, không khỏi chê bôi.
- Bánh gì mà xấu thế!
Vị cũng không được đặc sắc như bánh điểm tâm ở phủ Lương Quốc công. Thiết nghĩ nếu phòng bếp phủ Lương Quốc công đưa sang lầu các của tiểu thư cái món này, Từ Tố Chiêu sẽ bảo thị nữ đổ cho chó ăn, rồi phạt đám trù sư* bên ấy một tháng lương mới chịu thôi.
Đào Yêu biết tính nương nương nhà mình. Cô nín nhịn không nói, nhanh tay nhặt nhạnh những mảnh vỡ kẻo Từ ngự thị dầm trúng thì khổ.
Từ Tố Chiêu chê thì có chê, song vẫn ăn liền tù tì năm miếng. Còn ba miếng, nàng để phần cho Đào Yêu.
Từ ngự thị cầm cái quai xách lò sưởi tay Đào Yêu mới mang về lên xem xét, thấy hoa văn trên thân lò không bắt mắt bèn bĩu môi. Nhưng nghĩ cũng tiếc công Đào Yêu, nàng mới không giở giọng phán xét. Bên trong chậu đồng ở góc phòng đã được Đào Yêu đốt thêm than, hơi ấm trong gian phòng tăng lên khiến sắc mặt Từ Tố Chiêu hòa hoãn dần.
Ở đâu ra mà có nhiều than vậy?Bấm, bao này do Triệu tiệp dư cung Dục Đức sai người đưa tới. Triệu tiệp dư nói đó là chút tấm lòng của Trinh phi nương nương. - Đào Yêu trỏ cái bao đầy nhóc những than là than, nói.Tức thì, Từ Tố Chiêu lạnh mặt bảo:
Ngươi mang nó đi chỗ khác đi.Bẩm... - Đào Yêu còn đang định nói tiếp, Từ ngự thị đã ngắt lời.Triệu tiệp dư giao hảo với cả hai đầu cung Thiều Hoa, Gia Tường. Có thể thấy là kẻ hai mặt, chỉ giỏi a dua hùa theo chứ không có chính kiến. Ta không muốn qua lại với kẻ như thếXin nương nương xét lại. Hiện thời Giáng Tiên các chúng ta chẳng còn được bao nhiêu than Hồng La nữa. Cứ cái đà này chỉ e không đủ cho nương nương dùng đến mùa xuân năm sau. Tháng mạnh xuân vẫn còn se lạnh, vẫn nên đốt than sưởi ấm. Cúi xin nương nương nghĩ lại.Im ngay! Ta nói không là không. Ngươi lại muốn chống đối ta đấy ư?Từ Tố Chiêu vừa quắc mắt, Đào Yêu đã vội ngậm miệng, quỳ bên chân chủ nhân mình. Cách biệt chủ tớ và ơn nghĩa của phủ đệ họ Lâu vần còn đó. Đào Yêu vẫn luôn tôn kính Từ ngự thị, cô ta chỉ dám khuyên giải đôi điều chứ một khi chủ nhân quyết ý thì cũng đành vâng theo.
Còn bao kia thì sao?Dạ, đó là do một người đồng hương ở nội phủ mà nô tỳ quen biết dâng biếu cho nương nương ạ. Tuy chất lượng không bằng được than Hồng La, nhưng khi đốt lên cũng không có khói than, không gây hại.Bấy giờ, Từ Tố Chiêu mới dịu giọng hỏi:
- Tên gì? Có đáng tin không?
Bẩm, cô ấy tên Lộng Ngọc, vào cung ngót nghét bảy năm, vì để được cất nhắc trước mặt các bề trên nên mới học nói giọng kinh thành. Nhưng nghe nô tỳ xưng nguyên quán, Lộng Ngọc xổ một tràng giọng quê nô tỳ nên chắc chắn là đồng hương thật ạ.Đào Yêu ngẫm nghĩ một chốc rồi nói tiếp:
- Nô tỳ quen Lộng Ngọc được độ chừng ba, bốn tháng rồi ạ.
Từ Tố Chiêu gật gù khen nức nở:
- Lộng Ngọc* à. Cái tên nhã nhặn biết mấy! Ngày sau hãy năng qua lại với cô ta nhiều hơn. Ngươi nói cô ta muốn được cất nhắc phải không? Thăm dò thêm ít lâu nữa, nếu thấy không vấn đề gì, ta sẽ nhờ Trinh phi điều Lộng Ngọc qua Giáng Tiên các chúng ta.
Lại nói tới người mà toàn cung Trân Minh ghen ăn tức ở là Lâu Nguyệt Dao. Khi cung tỳ Lý Liên bẩm báo có công chúa Vĩnh Xuân ghé thăm, nàng đang chép kinh sám hối. Sám hối vì đã dùng những chuỗi tràng hạt được hưởng phúc lành nơi cửa Phật để bày mưu tính kế.
Lâu Nguyệt Dao chưa hăn đã là một tín đồ trung thành của Phật giáo. Nàng chỉ nghĩ nếu người tình nguyện đánh đổi cho nàng đã thành tâm cầu khấn trước chư vị thánh thần khắp mười phương. Vậy thì dẫu chẳng rõ vị đã rộng lòng từ bi ấy là thần thánh đạo nào, Lâu Nguyệt Dao tất sẽ cung phụng suốt đời.
Dù ở kiếp này, nàng vẫn liên tục gây nghiệp thì có vẫn hơn không.
Trên án thư và giá sách của nàng bày đầy kinh sách tam giáo Nho, Phật, Đạo. Có cái là bản mượn từ Tàng Thư các trong cung, có bản lại do nàng chép tay.
Nghe tin công chúa Vĩnh Xuân tới bái phỏng*, Lâu Nguyệt Dao bèn nghỉ tay, tạm gác chuyện sám hối lại để khi khác.
- Đi thôi. Chớ để công chúa phải ngóng đợi. - Nàng đã chờ cái ngày này lâu lắm rồi
•--
Chú thích:
* Tên của Đào Yêu và Kỳ Diệp đều được lấy từ bài thơ Đào yêu 3 thuộc Kinh Thi (một trong năm bộ sách kinh điền của Nho giáo). Nguyên văn:
Đào chi yêu yêu
Kỳ diệp trăn trăn
Chi tử vu quy
Nghi kỳ gia nhân
(Bài thơ này quá quen thuộc với những độc giả hay đọc truyện có bối cảnh phong kiến rồi ha.)
* Quốc phu nhân: là hàm tước ngoại mệnh phụ được ban cho phu nhân chính thất của một Quốc công. Cấu trúc:
tên tước của Quốc công + Quốc phu nhân. Ví dụ như trong truyện, ngoại mệnh phụ vợ chính thất của Lương Quốc công được phong Lương Quốc phu nhân. (Phỏng theo chế độ thứ bậc ngoại mệnh phụ của triều Minh).
Ngoại mệnh phụ chỉ chung những nữ quyến trong phủ đệ của hoàng tử, vương công quý tộc và quan lại (có thể phong hai đời: mẹ, vợ). Ngược lại, nội mệnh phụ chỉ những nữ quyền trong cung: Hoàng thái hậu, Hoàng hậu, phi tần và nữ quyến của Đông cung Hoàng thái tử. Tùy theo từng triều đại mà các công chúa đã hạ giá (lấy chồng) có thể được xếp vào hàng ngoại mệnh phụ, hoặc được đưa ra một hàng ngũ riêng. Ngoại mệnh phụ thấp hơn nội mệnh phụ, gặp nội mệnh phụ phải làm lễ bái kiến. (Nguồn thông tin tham khảo từ web Wikipedia, không có giá trị khảo cứu.)
Trong truyện "Hoàng quý phi", Mèo sử dụng vế công chúa được đưa ra một hàng ngũ riêng. Vì nhân vật công chúa Vĩnh Xuân đóng vai trò khá quan trọng, nhưng chung quy vẫn không phải nữ chính, nên chế độ mệnh phụ chỉ được nhắc thoáng qua. Đợi đến một bộ truyện khác của Mèo có nữ chính là công chúa (khi "Hoàng quý phi" được kha khá chương, Mèo sẽ đăng tải lên app, có thể đăng sau một, hai bộ khác, nhưng chắc cú là vẫn sẽ đăng trên app này) sẽ diễn giải rõ hơn về chế độ mệnh phụ.
trù sư: đầu bếpLộng Ngọc. Lộng nghĩa là ngắm nghía, thưởng ngoạn. Cái tên của cô cung tỳ nọ mang ý thưởng ngoạn đồ ngọc- một thú vui của nhà giàu, nhà quyền quý nên Từ Tố Chiêu mới khen là thanh nhã. C°
* bái phỏng: thăm hỏi (theo chú giải của web Thi viện)