Sức người, sức của không đủ thì phải dùng khoa học kỹ thuật bù lại rồi. vào cái thời đại này, khi vũ khí lạnh cực thịnh như giáo, mác, thương, đao, thuẫn cực kỳ phát triển.
Vào thời Hán binh khí đã có bước nhảy vọt từ đồng sang sắt, thậm chí sắt còn được rèn đi rèn lại nhiều lần để tăng độ cứng rắn cũng như sắc bén của vũ khí. Ví như Tào Tháo vũ khí được rèn qua nhiều lần được gọi là bách luyện thần binh.
Kỹ thuật đúc vào thời kỳ này cũng đột phá một cảnh giới mới, họ có thể nung chảy sắt để đúc luyện các loại vũ khí lớn như đại đao, trường kích, thiên phủ.
Nhưng có một loại vũ khí khác, bọn họ không có chú trọng, mà cho dù có chú trọng thì kỹ thuật luyện chế cũng không có hiệu quả cao. Đó chính là cung tên.
Cung tên thời Hán, về sau được gọi một cái tên cho dễ phân biệt so với các loại cung khác là cung Hán. Cung Hán có hiệu quả rất thấp trong chiến tranh thời kỳ này, không có giống như trong các phim ảnh Trung Quốc làm ra mà lầm tưởng cung tên thời kỳ này bá đạo có sức mạnh vượt trội bắn xa cả cây số.
Cung thời Hán được xếp vào loại yếu nhất tầm bắn hiệu quả nhất chỉ lên đến 30 bộ ( khoảng 50 m). còn tầm bắn tối đa khoảng 70 bộ (115 mét).
Trong khoảng cách ngắn như thế này chỉ trong vòng 10 – 20 giây kỵ binh đã xông tới chém giết. thế nên cung binh tại thời Hán không được phát triển mà thay vào đó là kỵ binh cùng bộ binh. Ví như Thiết Kỵ Tây Lương Mã Đằng. Hổ Báo Kỵ Tào Tháo, hay Khinh kỵ binh của Triệu Vân,. . . .
Mà cung Hán lại phải chế tạo rất công phù và cầu kỳ, và được làm ra theo kiểu cung phức hợp. không phải kiểu cung phức hợp thời hiện đại, mà nguyên liệu làm cung là hỗn hợp của rất nhiều thứ như gỗ, sừng thú, vải, bột gỗ trộn lại với nhau, như không phải chỉ là một cái sừng hay một tấm gỗ mà làm ra được.
Hơn nữa cách làm lại rất là khó khăn, cung sau khi làm phải phơi khô từ 3 – 6 tháng mới có thể sử dụng, đồng thời nếu cung bị ẩm lực bắn cũng như độ chính xác sẽ giảm đi rất nhiều. vì thế khi tác chiến vào trời mưa hay nơi ẩm thấp cung tên sẽ bị vô dụng.
Đó là đối với quân đội nhà Hán, còn đối với Phạm Long thì lại là một chuyện khác. Theo dòng lịch sử thông qua các thời kỳ từ chiến tranh trên sông Bạch Đằng giành lấy độc lập sau 1000 năm phương bắc đô hộ, cho đến Vua Quang Trung Đại phá quân Thanh. Kỹ thuật cung tên được cải thiện rõ rệt qua các thời kỳ khác nhau.
Điển hình như cung tên thời Lý – Trần có tầm bắn hiệu quả lên tới 70 bộ ( 115 mét). Cung thời Trịnh lên đến 95 bộ ( 160 mét).
Nhưng các loại cung này đều thuộc dạng cung phức hợp, nguyên liệu khá là khó tìm ví như sừng, ví như gân nai. Loại cung mà Phạm Long muốn nhắm tới là Cung Hàn.
Cung Hàn là loại cung được cho là mạnh nhất khu vực Đông Á thời cổ đại, hơn nữa nguyên liệu, cách thức chế tạo cực kỳ dễ làm, cung cực kỳ bền chắc, cho dù có bị ẩm ướt độ chính xác và tầm bắn cũng không hề bị ảnh hưởng.
Hơn nữa vóc dáng của người Cao Li cũng tương tự như người Việt đầu thấp bé nhỏ con, cấu tạo cung cũng khá là phù hợp để dùng.
Ngoài nguyên nhân trên, thì nguyên nhân thứ hai là nguyên sẵn có tại vùng núi Tây Bắc này có rất nhiều. đó chính là Tre.
Nơi này tre có rất nhiều, nhiều chủng loại, nhưng loại tốt nhất chính là Tre Luồng. Tre Luồng thuộc họ hòa thảo, phân họ tre trúc. Cây tre Luồng được mọc thành bụi lớn nhưng lại thưa thớt với nhau. Mỗi một bụi như vậy có thể lên đến 100 – 200 cây. Thân cây cao, thẳng có chiều cao trung bình từ 15 -30 mét. Một số ít có thể lên đến 50 – 60 mét. Mỗi lóng tre dài từ 10 – 15 cm. đường kính thân 10 – 14 cm, thân tre rất nặng có thể đạt 37 kg khi còn tươi.
Mặc dù là thân thảo nhưng lại có đặc điểm của loại cây thân gỗ. rất cứng, dẻo dai và bền bỉ. độ cứng của tre Luồng được xếp vào bậc nhất thế giới trong các loại Tre. Và nó có độ cứng cấp 5 lần so với tre Mao Trúc Trung Quốc.
Phần thân cung đã có nguyên liệu là Tre Luồng, còn hai bộ phận khác không kém gì tầm quan trọng là Chi Cung cùng Cơ Cung.
Thông thường hai bộ phận này sẽ được làm bằng sừng thú. Nhưng với Phạm Long mà nói vấn đề này không quan trọng có thể thay thế bằng gỗ tốt, như gỗ cây dâu.
Các chi của Cung là bộ phận quyết định sức mạnh của Cung và phẩm chất của Cung. Chúng thường được làm bằng vật liệu đồng nhất cho Cung Săn bắn, nhưng luôn là vật liệu tổng hợp cho Cung Chiến tranh và sở hữu cả hai đầu mà đầu kia được gọi là Cung đầu «Cung Sao» ( cung [hơi/sảo/chút] ) và đầu còn lại, Mũi câu «Cung Nhị» ( cung nhị ).
Thân trung tâm của cung (chuôi) cho phép giữ cung. nó được tạo thành từ Tre và Sừng của bò và nó đòi hỏi rất nhiều sự chú ý.
gỗ cây Dâu dùng làm Chân Cung, Tre được làm Thân Trung Cung (chuôi). Không bị bẻ cong, Cung được uốn cong sao cho Cây tre nằm bên trong đường cong (Cung lưng), sừng bên ngoài (Bụng cung). Khi Cung bị uốn cong, các vị trí bị đảo ngược (Lưng là phần hướng về mục tiêu).
Sau khi cố định được cung, thì sẽ dùng dây chỉ quấn thật chặt những phần như Chi cung và Thân Cung.
Cung sau khi hoàn thành có hình chữ C khép kín, vì chưa có dây cung. Sau khi được hoàn thành thì cung được mang đi hun khói, theo kiểu thịt gác bếp Tây Bắc, nhưng đặt ở vị khí cao hơn nhằn tránh lửa thiêu rụi các kết cấu của cung.
Phần dây cung thông thường sẽ dùng gân trâu, hay gân nai để thay thế. Nhưng với Phạm Long mà nói hoàng cảnh này làm sao có thể có những thứ kia được. vì thế hắn dùng dây thừng được làm từ vỏ cây.
Có hai loại cây mà hắn nhắm đến, một là cây gai, thứ hai là cây da. Hai loại cây này đều có dùng được. đầu tiên là lấy vỏ cây, đem ngâm nước. sau khi các sợi rả ra thì lấy phần những sợi màu trắng . đem se thành dây thường, rồi làm khô, sau đó tiếp tục dùng mỡ ngấm vào dây cung. Như thế dây cung sẽ trở nên vô cùng chắc chắn không kém gì gân trâu là bao.
Phần thứ hai không kém phần quan trọng là mũi tên. Một mũi tên đạt chuẩn phải quan tâm đến bốn yếu tố là: Thẳng, dài, cứng và nặng.
Mũi tên được làm từ những cây cứng và thẳng, dài từ 65 – 75cm. Đầu chuốt nhọn và chui vào lửa cho thêm cứng. Để tăng thêm phần hiệu quả, người ta có thể gắn thêm ở đầu mũi tên những vật cứng và sắc nhọn bằng đồng, thép, sắt, xương, thuỷ tinh, mảnh đá và tẩm độc.
Mà gỗ cây Tre Luồng đáp ứng được tất các yếu tố trên.
Nguyên liệu sau khi cặt về, chọn những đốt thẳng, có độ dài vừa phải ,chẻ thành những thanh nhỏ làm phôi tên. Tên thường có độ dài bằng khoảng phân nửa cánh cung.
Vót tên cũng có những bí quyết đặc thù riêng tùy theo cách bắn của từng người mà có cách vót cho phù hợp. Tuy nhiên, đối với chúng ta thì chỉ cần vót cho thật tròn và to khoảng 6-8 mm là được.
Sau khi vót thân tên xong, kiểm tra độ nhẵn, độ đồng đều của tên rồi đưa lên ngắm xem thân tên đã thẳng chưa. Nếu tên chưa thẳng thì vùi thân tên vào lớp tro nóng trong bếp, đợi một lát rồi rút nhanh ra uống lại, khi nào thật thẳng thì thôi. Chỉnh thân tên xong thì vót nhọn đầu mũi tên. Không nên vót quá thuôn nhọn, vì dễ bị gãy mà nên vót nhọn hơi tù.
Để tăng thêm phần hiệu quả sát thương khi săn bắn, bạn có thể gắn thêm ở đầu mũi tên những vật cứng và sắc nhọn bằng đồng, thép, sắt, xương, thuỷ tinh, mảnh đá.
dùng dao hay lưỡi cưa để cắt một khe ở phía sau cuôi tên, sâu khoảng 5-6 mm. Độ rộng phù hợp với dây dung, sao cho khi cài dây cung là vừa khít nhưng hơi lỏng một tí.
Đường bay mũi tên có chuẩn xác hay không là do chúng ta lắp những phiến lông định hướng có thẳng hay không. Chuôi tên được cột bằng 3 phiến lông đuôi của các loài chim lớn. Lông này được xé bỏ bên phần nhỏ, cắt gọn và dùng dây nhỏ, chắc, để cột, ghép, làm sao cho khi bắn không bị vướng vào cánh cung hay bàn tay xạ thủ. ví dụ nếu khe chuôi tên song song với dây cung thì phiến lông nằm ngoài, phải thẳng góc với dây cung. Còn 2 phiến kia thì nằn áp vào thân cung.
Hỳ hục hai ngày, dưới sự giúp đỡ của Võ Tánh, Nguyễn Sí cùng Vương Nhu, cuối cùng Phạm Long đã làm ra được một cây cung như ý muốn của mình.
Thân cung dài 1. 2 mét lực kéo không lớn, nhưng uy lực phát ra rất mạnh do được áp dụng cấu trúc động lực học.
Mũi tên dài hơn 2 xích một tý, mũi tên được vót nhọn và được chui qua lửa để tăng độ rắn chắc, phần đuôi tên được đính lông đuôi chim trĩ để tăng độ chính xác cũng như hướng đi của mũi tên.
Cung tên được hoàn thành. Võ Tánh cùng Nguyễn Sí không hề tin tưởng uy lực của cung tên mà Phạm Long nói. Vì họ nhận thức rằng cung sẽ không bao giờ có uy lực mạnh như thế. Có thể bay xa hơn 200 bộ ( 350 mét) và có thể bắn chính xác trong vòng 90 bộ ( 150 mét).
Võ Tánh là người thử cung đầu tiên, thân người gần 8 thước của Võ Tánh dùng thanh cung này không phù hợp một chút nào. Cỡ thân thể như Võ Tánh phải dùng cung khoảng 1. 6 – 1. 8 mét mới phù hợp.
Võ Tánh lắp tên, kéo một cái như kéo một nhành hoa không tốn một chút sức lực. mục tiêu mà một thân cây cách đó 80 bộ.
" Sưu!" thanh âm xé gió vang lên.
" Coooc!" mũi tên dường như có mắt ghim thẳng vào gốc cây. Mũi tên đâm xuyên qua lớp vỏ cây khô cứng, đâm sâu vào tầng gỗ bên trong.
Nhất thời Võ Tánh, Nguyễn Xí đứng hình trong chốc lát.