Hùng Ca Đại Việt

Chương 60: Phạm Ngũ Lão Luyện Quân.



Cứ mỗi hai trung đội sẽ hợp thành một binh chủng, thế mạnh của PHạm Ngũ Lão không phải là trận binh hỗn hợp mà là đại đao binh. Nắm giữ trong tay Thập Bát Tử Hồn Đao Trận, vì thế Đao binh chính đại sát khí là trung tâm của đội quân này.

Đao Trận binh sĩ sử dụng đao chiến, không phải đại đao kiểu các võ tướng cưỡi ngựa sử dụng mà là đại khảm đao, chiều dài cán đao chỉ bằng phân nửa đại đao nhưng uy lực cùng sát thương cực kỳ mạnh mạnh hơn nữa cán đao đủ dài để phát lực cũng đủ ngắn để linh hoạt trong chiến đấu giáp là cà.

Vì đây là đội quân đặc chủng của Phạm Ngũ Lão nên hắn tuyển một quân binh nhóm này cực kỳ nghiêm khác, về tốt chất binh sĩ, tiềm lực, thể lực cũng như giác ngộ trong chiến đầu, hầu như phải hoàn mỹ.

Thân phải cao bảy thước, phải có sức mạnh, có sự linh hoạt tốc độ. Chỉ khi đáp ứng đủ các yêu cầu kia Phạm Ngũ Lão mới chập nhận.

Còn về phần các binh chủng khác yêu cầu cũng không tính quá là cao.

Yêu cầu về thể chất binh lính đã khó như vậy, thì yêu cầu về trang bị lại càng kho khăn hơn rất nhiều, trong khoảng thời gian này, khi tài nguyên kim loại đều bị kiễm soát gắt gao thì lấy đâu ra đủ kim loại để chế tạo đại đao chứ. Hơn nữa phải đến 200 cây.

Nhưng cũng may, lần ăn cướp vừa rồi bọn họn thu hoạch được một lượng nhỏ quặng đồng cùng quặng sắt, thế nên yêu cầu vũ khí cũng không quá khó khăn.

Ngoài chế tạo đại khảm đao ra, thì bọn họ còn vận dụng lại những binh khí cướp đoạt được của đám quân Hán nhưng đao, thương, thuẫn, một bài sau khi chỉnh chu sửa sang lại một chút cũng được tính là đội quân đầy đủ trang bị.

Đại Khảm Đao sau khi thành phẩm có khối lương khoảng 10 cân ( 5kg) cộng thêm khối lượng bao cát cột trên hai tay cùng hai chân. Kèm theo là phụ trọng 20 cân trên lưng tổng cộng một binh sĩ đao binh phải phụ trọng tất cả 38 cân trên cơ thể.

Các bài tập cơ bản của Đại Đao binh chính là các tư thế chiến đấu của đại khảm đao như chém, chặt, bổ, đâm, chọt.

200 người hình thành một trận thế vô cùng kín kẽ ta tấn công ngươi phòng thủ, có công có phòng không ngừng bổ sung cho nhau.

Bởi vì đặc thù của quân chủng nên Đạo Đao Binh chỉ thiên về tấn công tàn sát giáp lá cà, không thích hợp cho quân tiên phong đánh cùng với trận pháp. Thề nên Đại Đao Quân được huấn luyện riêng biệt.

Ngoài ra ba binh chủng khác như thuẩn binh, thương binh cùng cung tiển thủ thường xuyên huấn luyện với nhau tạo thành trận hình trận thế cực kỳ có tính quy luật cùng kỹ cương.

Ngoài những bài tập đặc thù của từng binh chủng. Phạm Ngũ Lão còn tiếp thu các bài tập của Phạm Long đề ra, chính là các bài tập tăng cường thể lực, huấn luyện quân lính thính nghi với từng loại địa hình, có thể trèo cây, bơi lội, lặn nước ẩn nấp. . . . . . .

Và còn một bài tập mang tính chiến lược hơp chính là bài tập tổ hợp công thành. Bắt chước theo bài tập huấn luyện tổng hợp như chạy nhanh, bò qua chướng ngại vật, trường qua bãi bùn, dùng thang dây trèo qua tường. . . .

Còn giả định một bức tường cao 5 mét là một tường thành yêu cầu quân lính phải trèo qua bước tường kia. Thậm chí còn chế tạo các loại vụ khí để công thanh, giúp cho quân lính huấn luyện trước khi thực chiến.

Trái lại với Phạm Ngũ Lão ngày nào cũng điên cuồng luyện binh, Nguyễn Sí bên kia bờ sông thì vẫn tiếp tục là nhiệm vụ của mình là cùng với 2 trung đội Ưng Sát Vệ còn lại bảo vệ cùng săn bắn thú rừng cho cả ba thôn.

Ngoài ra việc luyện quân cũng không hề bị bỏ lỡ, nhưng lại nhẹ nhàng hơn so với Phạm Ngũ lão, bời vì trong tay hắn đã có 200 Ưng Sát Vệ đã tốt nghiệp, vì thế việc huấn luyện tân quân dễ dàng hơn rất nhiều.

Ưng Sát Vệ dùng cung là chủ yếu, thế nên yêu cầu trang bị cũng không quá cao. Cung thì dùng Tre Luồng chế tạo, mũi tên lại dùng một ít đồng bọc vào mũi tên. Còn tên dùng đế huấn luyện thì khỏi cần bọc đồng.

Hằng ngày hai bên bờ sông đều vang lên thanh âm huấn luyện quân sĩ, từng tiếng hô hào không ngừng vang lên kích thích khí thế của đại quân.

Đến cuối ngày có lẽ là thời gian thư thái nhất của đám tân quân, chính là bài tập bơi qua sông, đây là một trong những yêu cầu bắt buộc trong huấn luyện.

Bởi vì địa hình khu vực Giao Chỉ chính là địa hình rừng núi kết hợp với sông suối vô cùng chằng chịt, hơn nữa lấy tiêu chí lấy ít thắng nhiều. nên việc lựa chọn địa hình hiểm trở, ngăn cách để phục kích lấy làm ưu tiên hàng đầu,. nên việc huấn luyện quân sĩ biết bơi, lội giỏi cũng chính là một kỹ năng vô cùng thích hợp.

Sau khi bơi qua bờ bên kia sau đó ngơi ngược về là kết thúc một ngày huấn luyện mệt mỏi. sau khi kết thúc ngày tập bọn họ có thể tự do hoạt động như đi săn thú, bắt cá, hay cùng nhau tụ tập nói chuyện. . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Tại một vùng đất biên cương xa xôi, nơi này chính đại thảo nguyên trong truyền thuyết của ngươi Trung Nguyên.

Nơi này là một mãnh các vàng đầy gió, lúc này khí trời không còn cái nắng oi bức như thiêu như đốt nữa mà thay vào đó là một cái se se lạnh, báo hiệu mùa đông sắp đến gần, cũng như là một mùa cướp bóc bới sắp nổ ra.

Khu vực này được gọi là Biên Cương Tứ Di giáp với vùng Tây Lương. Đây là một vùng đất cực kỳ hỗn loạn, mà bao đời Hán Thất muốn giản quyết mối ung nhọt này đều không thể, thậm chí hằng năm còn phải chịu sự cướp bóc của vùng đất này.

Người đứng đầu, không phải nói chính xác người có thực lực mạnh nhất chính là Tả Hiền Vương dướng trướng Tả Hiền Vương còn có các danh tướng bậc nhất chính là Khứ Ti, Ô Diên,Cốt Tiến, ngoài ra còn quân sư đứng hàng đầu là Vu Phù La

Ngoài thế lực của Tả Hiền Vương thì nơi này còn bốn thế lực khác. Nên được gọi là Biên Cương Tứ Di.

Như Thế lực của Kha Tỉ Năng, Tỏa Nô, Mê Đương cũng là những thế lực đĩnh cấp tại khu vực Biên Cương. Hằn năm dưới lời triệu tập của Tả Hiền Vương bốn bộ lạc ba bộ lạc lớn còn lại được triệu tập mang binh đến các vùng giáp ranh mà cướp bóc như các thành Tây Bình, Thương Thủy, thậm chí là Trường An, Hán Trung đều là những mục tiêu bị nhằm vào.

Năm nay dường như mùa đông kéo sơm hơn rất nhiều, mùa màng không được tốt lắm các đồng cỏ lớn đền bị khô héo trước thời hạn, kiến cho các đàn dê bò, ngưa không đủ thức ăn đủ trải qua mùa đông.

Mà tại vùng biên cương này lương thực chủ yếu không phải là ngũ cốc mà chính là thịt và sữa, một khi không đủ cỏ cung cấp cho bầy gia súc, thì đó chính là thảm họa của cả bộ lạc.

Vì để có thêm lương thực cũng như thức ăn cho gia súc cũng như là sinh tồn là các bộ lạc Biên Cương phải cướp bóc các bộ lạc khác, mà nhà Hán chính là một con mồi cực kỳ béo bỡ để bọn họ tùy tiện thịt phia phần.

Tả Hiền Vương triệu tập bốn bộ lạc ba bộ lạc lớn còn lại mỗi bộ lạc mang theo 3 vạn quân chi làm bốn hướng đánh vào các thành trì lớn khu vực giáp ranh với biên cương tại Lương Châu.

Mà đối thủ của bọn họ chính là ba thái thú lại vùng Lương Châu là Đổng Trác, Đinh Nguyên cùng Mã Đằng.

Đinh Nguyên thì khỏi phải nói có binh hùng tướng mạnh, hơn nữa còn có một mãnh tướng dũng mãnh thiện chiến khiến cho ngay cả Tả Hiền Vương cũng phải khiếp sợ đó chính là chiến tướng mạnh nhất Tam Quốc Lữ Bố.

Mã Đằng áng ngự tại thành Thiên Thủy thành rộng hào sâu, hơn nữa đội mã kỵ cực kỳ hùng mạnh, không khác gì đội quân kỵ binh tinh nhuệ nhất của Tả Hiền Vương cả.

Vì thề mụa tiêu chuyễn sang Đổng Trác, Động Trác tuy cũng mang danh tiếng có binh hùng tướng mạnh, thế nhưng quan quân chỉ huy của hắn không có gì tài giỏi, chỉ có con rễ là Lý Nho cùng quân sư Giả Hủ có tốt chất cũng như là thâm hiểm âm độc mà thôi.

Quân biên cương lấy tư thế sét đát nhanh chóng cướp phá tại cái vùng giáp ranh biên cương, đặc biệt là mũi nhọn giáp kích của Tả Hiền Vương muốn đánh thẳng vào thành Tửu Tuyền, An Định, Trường An thậm chí là Đông Quan.

Còn một cánh khác do Kha Tĩ Năng, không phải nói chính xác hơn chính là một nhánh quân do nghĩa tử của Tiên Phụ Vu một thuộc hạ dưới trướng của của Kha Tỉ Năng dẫn 3000 cung Kỵ binh theo đường nhỏ cướp bóc tại các thành trì thuộc thế lực của Mã Đằng, Đinh Nguyên.

Mà mục tiêu chính là các thôn trấn nhỏ lẻ mà thôi, còn với các thành trì lớn thì không động vào. Mỗi nơi nào thiết kỵ đi qua là nơi đó tan hoang không còn một cái gì cả, ngay cả thôn dân cũng bị bắt toàn bộ. người già, người tàn tật, đếu bị diệt sạch. Còn những tráng đinh, nam nữ trẻ con đều bị bắt là tù binh, nô lệ thay bọn họ thu gom vơ vét tài sản.

Lương thực, châu báu, gia súc, vải vóc hương liệu, sắt, đồng đều bị lấy sạch , ngay cả cỏ dại mọc ven đường cũng bị cắt mang đi.

Tuy số lượng thôn trấn bị cướp rất ít, nhưng sản lượng mang về thì lại rất nhiều. chỉ cướp qua năm thôn bốn trấn mà tù binh bắt được 6 ngàn người, vô số xe lương thực, thức ăn của cải mang về cho bộ lạc.

Mà tên thiếu niên dẫn binh kia lại là một người mới gia nhập bộ lạc mang một cái tên rất là phá cách Chế Bồng Nga


Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.