Hai người họ Trần dang tay mời đoàn người tiến theo bờ kè đi vào khu nhà bên trong. Đi gần bên trong, Khánh nói:
- Phiền hai vị sắp xếp nơi ăn chốn nghỉ cho đám tùy tùng. Ta có việc muốn bàn riêng với hai vị.
Trần Văn Tú liền vẫy gọi đám mấy người đang đứng ở trên kè rồi nói:
- Các người mau mau đưa đoàn tùy tùng của Khâm sai vào bên trong nhà nghỉ, nhớ bày yến tiệc tiếp đón cho chu đáo, ta đã dặn trước gia nhân ở trong rồi.
Đám thuộc hạ theo lệnh liền dang tay mời đám tùy tùng của Nguyễn Khánh đi vào nội phủ còn hai người họ Trần dẫn Nguyễn Khánh đi theo mình.
Ba người đi đến một chiếc bàn ở ngay mái hiên bên ngoài nội phủ, trên một gò đất sát bờ biển. Bàn đã bày biện sẵn yến tiệc với những đĩa cù kỳ luộc, mực tươi hấp, hàu hấp, cầu gai, gỏi sam, tu hài hấp, cá thu rán... toàn những hải sản tuyệt đỉnh của vùng hải đảo này. Chiếc bàn cũng được đặt xa hẳn cửa phủ để giữ sự riêng tư, với tầm nhìn hướng thẳng ra bờ biển. Xung quanh chỉ có ba đứa tâm phúc của họ Trần đứng hầu rượu.
Khi đã an vị, Trần Văn Tú nâng chiếc chén sứ men trắng ngà ánh xanh lên rồi nói:
- Hôm nay Trần gia có phúc lớn được đón Khâm sai đại nhân hạ cố. Anh em Trần gia xin được kính đại nhân một ly.
Khánh và Vĩnh cũng cầm chén của mình lên. Khánh cười nhạt rồi nói:
- Trần gia có phúc mà, vốn đã có phúc lâu rồi. Nào, Khánh cũng mời hai vị.
Ba người vừa hạ chén là mấy đứa gia nhân liền với bình rượu rót vào. Trần Văn Tú liền gắp một khoanh cá thu rán giòn đặt vào bát cho Khánh rồi mỉm cười nói:
- Mời quan Khâm sai thưởng thức chút hải sản tươi của Vân Đồn. Hôm nay quan Khâm sai qua thăm chắc muốn hỏi về việc thuyền bè Trần gia đã chuẩn bị cho Nguyễn gia chăng?
Khánh cũng ung dung gắp miếng cá bỏ vào miệng, từ tốn vừa ăn vừa gật gù đáp:
- Việc thuyền bè thì đúng rồi, và cả thêm mấy việc nữa cũng đang muốn cậy nhờ Trần gia.
Trần Văn Tú mỉm cười nói:
- Về việc thuyền bè thì hơn hai trăm chiếc thuyền vận chuyển cỡ trung của nhà họ Trần đều đã được khắc lại hình hổ thay cho thái long và sẵn sàng bàn giao cho nhà họ Nguyễn rồi đó đại nhân.
Khánh gật đầu rồi vẫn ung dung ăn uống. Trần Công Vĩnh lúc này lên tiếng:
- Non nửa số kho bãi của nhà họ Trần cũng đã được sang tay cho nhà họ Nguyễn, giấy tờ biên nhận đều đã có đầy đủ cả.
Khánh tiếp tục gật đầu, không nói gì mà tiếp tục gắp thức ăn. Hai người kia vẫn nhìn theo từng hành động của Khánh. Được một lúc, sốt ruột Văn Tú mới hỏi:
- Những việc Khâm sai đại nhân nhờ vả bên tôi đều đang thực hiện rồi. Vậy còn việc gì cần đến Trần gia nữa đại nhân nhỉ?
Khánh vẫn không nói gì, vẫn tiếp tục khoai thai ăn uống, thậm chí còn chẳng thèm nhìn hai người đối diện. Được một lúc, Khánh mới buông đũa, đưa chén rượu lên uống một hơi cạn, chẹp chẹp mấy tiếng rồi nhìn lên nói:
- Công Vĩnh, ngài là Tru·ng t·hư thi lang bộ hộ, chắc đã được tin ở Vĩnh An có vực trân châu.
Cả hai người đối diện lúc này mới nheo mắt bất ngờ, bụng khen thầm kẻ ngồi trước mặt thông tin rất nhạy. Trần Công Vĩnh đáp:
- Tôi đã được tin, thưa quan Khâm sai. Thân là Thị lang bộ hộ, việc của tôi cũng sẽ phải tới Vĩnh An kiểm kê số lượng để về báo lại cho quan thượng thư. Chẳng hay vực trân châu đó thì liên quan gì đến Trần gia vậy đại nhân?
Khánh lại tợp một hụm rượu nữa rồi nhìn thẳng vào mắt từng ngời một với một ánh mắt sắc như dao, im lặng một vài khắc rồi mới nói:
- Ta muốn chỗ trân châu đó, phải thuộc về chúng ta.
Hai người đối diện trợn mắt kinh ngạc, còn chưa nói lên lời thì Khánh nói tiếp:
- Và ta muốn người của Trần gia thực hiện sứ mệnh này.
Hai người họ Trần lặng im, trống ngực đập thình thịch. Phải một lúc Công Vĩnh mới lên tiếng:
- Việc đó còn khó hơn lên trời, thưa quan Khâm sai. Cái chức Thị lang hèn mọn của tôi chỉ có quyền kiểm kê số lượng để báo cáo quan trên, mà sau tôi còn có An Quốc Công chúa Lý Thiềm Hoa tới kiểm lại và niêm phong để chuyển về kinh. Rồi bảo an thì còn có châu mục Sư Dụng Hòa. Tôi còn nghe nói phủ binh Đào tộc cũng sẽ được điều động để áp tải. Trời đất, đâu phải một mình tôi mà có thể muốn làm gì thì làm. Hơn nữa, t·ham ô· tài sản của quốc gia là trọng tôi. Việc này nếu làm thì đúng là việc kinh thiên động địa. Mong quan Khâm sai suy nghĩ thật thấu đáo.
Khánh nhẹ lắc đầu, tợp thêm chén rượu rồi nói:
- Ta đã suy nghĩ rất thấu đáo rồi đó ngài Thị lang ạ. Ít ra ngài là Thị lang thì ngài sẽ biết rõ ngày nào niêm phong xong, số lượng là bao nhiêu. Thêm nữa, lần này ta đâu bảo các ngài đi trộm đâu, chúng ta không trộm mà chúng ta sẽ c·ướp. Sư Dụng Hòa, hay Đào tộc hay Lý Thiềm Hoa thì cũng thế thôi. Vả lại, các ngài tin tôi đi, đến lúc thay triều đổi đại rồi thì...
Khánh dừng lại một lúc rồi nói tiếp:
- Thứ các ngài nghĩ là tội sẽ trở thành công, các ngài cứ yên tâm. Với cả...
Khánh cười khẩy rồi lại nói:
- Nhà họ Trần, nhất là hai ngài đâu có xa lạ gì ba cái chuyện kinh thiên động địa, thay trời đổi đất đâu cơ chứ.
Hai người nhà họ Trần sững sờ c·hết lặng. Phải một lúc Trần Văn Tú mới lên tiếng:
- Ấy c·hết, hai chúng ta nào dám làm việc gì kinh thiên động địa như quan Khâm sai đã nói. Việc này thực sự rất nhiều rủi ro, mong quan Khâm sai suy nghĩ lại thật thấu đáo.
Khánh lúc này mím môi trợn mắt ném chén rượu trên tay thật mạnh xuống đất vỡ toang rồi nói lớn:
- Thôi các ngài đừng giả vờ nữa. Tên hai ngài đều ở trong tấm da dê mà ta giữ đây, đừng để ta phải cáu, ta đã niệm tình đồng liêu cho Trần gia một con đường sống rồi đó. Bây giờ, một là nghe theo lời ta, hai là ta sẽ mang bằng chứng này bẩm lên Hoàng đế. Nào, c·ướp ngọc xong còn có cơ hội làm công thần triều mới hay ngay lập tức chịu tội phản nghịch đối với hoàng gia, với Đại Cồ Việt. Hai ngài chọn luôn đi.
Hai người đối diện mặt trắng bệch, miệng mấp máy mà không nói lên lời. Trần Văn Tú bản lĩnh hơn liền định thần lại, hô bọn tâm phúc:
- Chúng mày mau thay chén cho quan Khâm sai.
Bọn kia ngay lập tức dạ vâng, thay chén mới cho Nguyễn Khánh. Lúc này Văn Tú mớ nói:
- Xin quan Khâm sai bớt nóng, có gì từ từ chúng ta bàn. Trần gia giờ đã như con cá nằm trên thớt, đâu dám trái ý quan Khâm sai.
Khánh vung tay đập mạnh xuống mặt bàn làm đồ ăn thức uống vương vãi, tung tóe rồi đứng dậy:
- Thôi, ta hết hứng thú ăn uống rồi. Ta có việc phải đi luôn. Hai ngài cứ suy nghĩ cho thật kỹ đi. Ngài Thị lang đến ngày Vĩnh An khai thác đủ, đóng thùng niêm phong đủ thì báo tin cho ta, rồi chuẩn bị để chờ lệnh ta hành động. Mà ngài nên nhớ sai một giờ là ta cũng biết đấy. Nếu đến lúc đó vẫn lừng khừng thì đừng trách Nguyễn Khánh này ra tay tàn độc.
Trần Văn Tú vội vã đứng lên với tay van nài:
- Ấy ấy, quan Khâm sai cứ ngồi uống thêm chén rượu cho nguôi giận đã. Có gì từ từ bàn.
Thế nhưng Khánh cương quyết khoát tay quay lưng. Khánh nói với đám gia nhân nhà họ Trần:
- Chúng mày vào báo ngay đám tùy tùng của tao lập tức ra thuyền để về Thăng Long có việc gấp.
Bọn gia nhân tâm phúc cũng run như cầy sấy nhìn sang Văn Tú. Văn Tú gật đầu, một đứa co giò chạy thẳng vào bên trong gọi đám tùy tùng của Khánh ra. Được một lúc đám kia kéo nhau rảo bước tiến ra, theo sau Khánh rồi cả lũ thẳng tiến ra cầu cảng lên thuyền.
Ở bàn tiệc dưới hiên, hai gã họ Trần trầm ngâm im lặng không nói nên lời. Văn Tú đứng lên, bước từng bước nặng chịch ra góc hiên, nhìn thẳng ra biển, thở dài rồi nói:
- Công Vĩnh ơi, nhà họ Trần đã lâm vào cảnh tiến thoái lưỡng nan rồi. Chắc nhà chúng ta phải cuốn gói khỏi đất này thôi.
Trần Công Vĩnh cũng thở dài đáp:
- Chúng ta bỏ tất cả lại, chức tước, tài sản bỏ lại hết mà đi sao anh. Mà biết đi đâu bây giờ.
Im lặng một lúc, Văn Tú nói:
- Mang được gì đi thì đi, không được thì chẳng bỏ lại thì sao, mạng sắp chẳng giữ được thì còn tiếc gì tài sản với cả chức tước. Cậu về kinh báo tin cho môn phái Đông A nhà mình âm thầm đóng cửa ở Thiên Đức rồi kiếm chỗ ẩn thân đi thôi. Ai không có chỗ ẩn thân thì chú dẫn theo chúng nó mà lánh sang phương Bắc, nhà ta vẫn còn phân bộ ở bên đó, chứ bên này lại sắp có loạn lạc rồi. Ta nghĩ kỹ rồi, làm kiểu gì cũng c·hết nếu theo ý tên Nguyễn Khánh này. Mà ta thấy bản thân Khánh cũng lành ít dữ nhiều rồi đó. Nhưng chú từ từ hãy đi, thân là Thị lang mà biến mất đột ngột tất bị sinh nghi, có khi còn kéo theo cả đám c·hết cùng đấy, cứ chuẩn bị cho xong xuôi đi rồi chờ thời cơ dong thuyền tất cả cùng trốn một lượt thật nhanh và bất ngờ thì mới mong thoát được.
Trần Công Vĩnh đáp:
- Vâng e xin theo lời dạy của anh. Như thế là chúng ta không phải làm cái vụ c·ướp ngọc của Khánh nữa chứ. Còn anh thì có đi cùng cả nhà không?
Văn Tú trả lời:
- Sao lại không c·ướp, vẫn c·ướp.
Công Vĩnh há hốc miệng kinh ngạc. Văn Tú vẫn nhìn xa xăm ra biển rồi tiếp:
- Nhưng sẽ là tự giành cho chính mình để mang theo luôn, ta sẽ thống lĩnh đám phủ binh đánh một đòn thật nặng vào Vĩnh An trước khi đi. Ta nghĩ khi Khánh ra lệnh hành động cũng là lúc hắn giở trò gì đó để triều đình nơi lỏng Vĩnh An. Lúc đó vừa c·ướp vừa chạy chính là thời cơ tốt nhất. Mai ta sẽ lên Quảng Nguyên một chuyến đã.
Công Vĩnh hỏi:
- Lên có việc gì vậy anh?
Văn Tú đáp lời:
- Lên gặp khách hàng mua muối lớn nhất của chúng ta để bàn việc trong ứng ngoài hợp, nếu Quảng Nguyên dấy loạn thì chúng ta cũng có nhiều không gian hơn để t·ẩu t·hoát.
Công Vĩnh đáp:
- Lên thành Na Lữ gặp Nùng Tồn Phúc hả anh?
Văn Tú gật đầu nói:
- Gặp Nùng Tồn Phúc để tặng cho nó một cái thời cơ mà làm loạn. Con mẹ cái thằng Nguyễn Khánh chó điên này. Tồn Phúc nó thừa được thời cơ giành thắng lợi thì chúng ta còn có cơ hội để trở về cậu ạ.
Tú nói rồi lại thở dài.
Ngoài khơi, khi lên thuyền, Khánh đứng chống tay lên mạn nhìn ra biển như nghĩ ngợi điều gì. Chỉ có gã sư họ Hồ đứng phía sau hầu Khánh. Đột nhiên Khánh hỏi:
- Bọn vong mệnh bao năm mày đi tập hợp đã có đủ chưa?
Gã sư họ Hồ đáp:
- Đã đủ anh ơi, hai mươi tư thằng vong mệnh, toàn bọn học võ chính tông, võ giỏi nhưng ngang tàng khốn nạn nên bị sa thải, đuổi đi. Đứa thì trốn tù, đứa g·iết người phóng hỏa đều đã tập hợp đủ sẵn sàng chờ lệnh anh.
Khánh không quay lại, vẫn nhìn ra biển và nói:
- Có vài thằng người Nùng như tao dặn chứ?
Sư họ Hồ đáp:
- Bốn thằng Nùng, thậm chí còn chẳng biết tiếng người xuôi, chỉ biết nghe lệnh hành sự, không nói năng nhiều.
Khánh gật đầu nói:
- Tốt, g·iết mấy thằng sư sãi, đạo sĩ xong tao sẽ cho Tày Nùng đại chiến một trận, cho Ả Nùng với Lý Bảo Hòa nữ nhân đại chiến, sẽ là một vở kịch rất hay, rất hay đấy, haha.
Tiếng cười của Khánh vang vọng mặt biển xuôi theo hướng con thuyền đang trôi.