“Không ngờ Mộ Thừa Hòa cũng ma lanh thật.” Bạch Lâmnói.
“Tại sao?”
“Không phải lúc trước cậu cũng có xem phim Bông hồngđỏ và bông hồng trắng sao? Hôm đó Triệu Hiểu Đường nhất thời hứng chí đã hỏi MộHải nhà nó, rằng nếu là anh ta thì sẽ chọn loại nào. Kết quả là Mộ Hải trả lờikiểu nào cũng bị Triệu Hiểu Đường đánh, chọn cái nào cũng sai, bị dày vò mấtmấy ngày chứ không ít.”
“Phụt ~” Tôi bật cười, có thể tưởng tượng ra dáng vẻkhổ sở của anh Mộ Hải khi ấy.
“Mộ Thừa Hòa thông minh hơn nhiều, nói thẳng luôn,cưng à, em không phải đỏ cũng không phải trắng, mà là màu hồng phấn, em là độcnhất vô nhị, em mang cả sự thuần khiết của bông hồng trắng, cũng có nét ma mịcủa bông hồng đỏ, em là có một không hai.”
“……”
Tóm lại là, tôi đã bất giác yêu phải cái tên Роза.
Sáng sớm trời mưa lâm râm, khí trời mát mẻ vô cùng.Chúng tôi cùng đi leo núi, trên đường đi lên đã nghe có người hát người kêu, đểkhi lên tới đỉnh núi, tôi cũng không cầm lòng mà hét to xuống núi: “Ро —- за”Cái âm bật hơi uốn lưỡi ấy được tôi kéo dài rất dài như là đang khoe khoangvậy.
“Anh dạy em đọc âm đó là để em đi bán hàng rong sao?”Anh ấy lườm tôi.
Tôi cười khúc khích.
Khi bắt đầu xuống gần đến bãi đỗ xe ở lưng chừng núithì người và xe cũng đã dần đông hơn. Xe đến người đi, đường núi khúc quanh lạichật, ngã rẽ lại quá cong, chúng tôi đành phải lép sang một bên cho những chiếcxe này lên núi.
Đi được một đoạn, phát hiện phía trước đang kẹt xe.
Lúc này, một chiếc bus con bên cạnh chợt bóp còi. MộThừa Hòa đã kéo tôi nép vào, nhưng tiếng còi vẫn vang lên.
Mộ Thừa Hòa sau khi nhìn rõ mặt của đối phương thìnói: “Ồ. Thầy Tần à, sao mọi người lại lên đây?”
“Chúng tôi lên đó đón một khách quý đến tham quantrường. Hiệu trưởng Lưu cũng có đến.” Lời vừa dứt, cửa sổ xe phía sau cũng hạxuống, người ngồi bên trong quả nhiên là hiệu trưởng Lưu trường đại học A.
Hiệu trưởng hỏi: “Tiểu Mộ, có cần tiễn cậu một đoạnkhông?” Vị này chính là người đã nhiệt tình quan tâm chuyện chung thân đại sựcủa Mộ Thừa Hòa lần trước. Chăm sóc đến mức này, chắc là rất thân với anh haygia đình anh rồi.
“Không cần đâu, ra đây là để chạy bộ mà.”
Ánh mắt của hiệu trưởng dời đến bàn tay đang nắm taytôi của Mộ Thừa Hòa, ông mỉm cười, vừa định nói gì đó thì đột nhiên, một giọngnói khác từ ghế lái phụ vang lên: “Hiệu trưởng, quả đúng là Mộ Thừa Hòa hen,hai thầy tinh mắt thật.” Và người này, chính là thư ký Ngô của học viện ngoạingữ chúng tôi.
Thư ký Ngô ló đầu ra nhìn thấy Mộ Thừa Hòa, rồi mớinhìn thấy tôi.
“Đây chẳng phải là Tiết Đồng sao?” Thầy nói.
“Em chào thầy.” Tôi lễ phép gật đầu.
Hiệu trưởng Lưu nghe thế bèn nhìn sang tôi, “Lão Ngôquen à?”
“Là sinh viên khoa Anh ngữ, vừa tốt nghiệp khóa vừarồi. Hiệu trưởng à thầy phải quen biết chứ, năm cô bé này thi vào trường chúngta, truyền hình cũng có chiếu mà. Cô bé mà ba là liệt sĩ đấy.”
Hiệu trưởng dường như đã có chút ấn tượng, nụ cườikhông còn rõ ràng như lúc nãy, ông gật gù.
“Nói ra mới nhớ, Thừa Hòa đã từng dạy lớp của họ đấy.”
“Ừm.” Mộ Thừa Hòa đáp, “Dạy môn tiếng Nga.” Sau đócũng rất tự nhiên mà buông tay tôi ra.
Hàn huyên thêm một lúc thì con đường phía trước cũngđã thông, xe của họ bèn chạy đi từ từ.
Hai chúng tôi, một người đi trước một người đi sau,mãi đến khi về tới nhà, tôi cũng không nói với anh ấy một câu nào.
Tôi thừa nhận là tôi đã giận, hoặc chi bằng nói cảmgiác đó rất khó chịu.
Học kỳ mới sắp bắt đầu, các giáo sư của đại học A cũngdần dần trở về ký túc xá, phá vỡ sự yên tĩnh của kỳ nghỉ hè. Từ sau việc lầnđó, tôi đều hạn chế cùng anh ấy ra đường.
Mẹ gọi điện cho tôi, bảo rằng có nhờ bác Trần về nhàxem tôi thế nào, kết quả nghe người ta nói tôi đã không về nhà rất lâu rồi.
“Bác Trần nào ạ? Ba của Trần Nghiên?”
“Không phải.”
“À.” Và tôi đã hiểu người mẹ đang nói là người nào.
“Dì Trương dưới lầu bảo có trộm vào nhà, nên con đãdọn đi.”
“Dạ. Cũng gần một tháng rồi.”
“Chuyện lớn như vậy sao không cho mẹ biết? Có bị trộmgì không?”
“Không, bị con dọa một cái chạy mất bóng rồi.”
“Con dọn đi đâu vậy?”
“Nhà của một người bạn.”
Mẹ im lặng một lúc, mới hỏi: “Bạn trai?”
“Dạ.” Tôi đáp.
“Bạn học trước đây?”
“Dạ không. Người ta đi làm lâu rồi.”
“Người đến gặp Trần Nghiên với con lần trước? Họ Mộ?”
“Dạ.”
“Mẹ có nghe lái xe Lý nhắc đến Tiểu Mộ này.”
“À.” Tôi biết ngay mà.
“Tiểu Lý bảo, lúc ấy con chỉ giới thiệu là một ngườibạn, nhưng cậu ta đoán chắc chắn không phải là bạn bình thường, nếu không làmgì quan tâm đến vậy, còn đi đường đêm hơn 1000km với con. Người khá tốt.”
“Dạ.” Tôi đáp.
“Làm gì mà cứ dạ ồ dạ ồ mãi thế? Người đó bao nhiêutuổi rồi, làm nghề gì?”
“Lớn hơn con 6 tuổi, là giáo viên.”
“Haiz… mẹ không phải loại người phong kiến cổ hủ, conthấy tốt là được rồi. Bây giờ con có việc làm rồi, cũng có bạn trai rồi, vậy mẹcũng yên tâm.”
Tôi không biết còn có thể nói gì với mẹ. Trước đây mẹtừng nói sẽ không can thiệp chuyện yêu đương của tôi, chỉ cần đối phương làngười tốt, bây giờ chuyện cũng đã như thế rồi, chắc mẹ cảm thấy cho dù ngườikhông tốt cũng không có cách khác chăng.
Chiều hôm đó, tôi đang nhận tư liệu tại phòng nhân sựcủa trường thì mẹ lại gọi điện thoại đến: “Con ở nhà của người ta như vậy cũngkhông hay.” Chắc là mẹ đã tiêu hóa hết tình trạng của tôi hiện giờ, đấu tranhtư tưởng xong, bản tính thuyết phục lại trở về rồi.
“Tụi con đâu có làm gì đâu.” Mỗi người một phòng, chỉmới đến mức độ nắm tay và hôn thôi.
“Ba mẹ người ta sẽ nghĩ con như thế nào chứ?”
“Anh ấy sống một mình.”
“Cậu ta có nói với gia đình về chuyện của hai conchưa?”
“Con không biết. Không biết anh ấy nói chưa nữa.” E làkhông, anh ấy còn có thể nói với ai?
“Tụi con có nghĩ bước tiếp theo như thế nào chưa?”
“Dạ chưa.” Ngay cả việc tôi có phải là bạn gái của anhấy hay không tôi còn nghi ngờ mà, làm sao nghĩ xa như vậy được.
“Hay là… con tìm một lý do nào đó dọn ra ngoài đi, cứnói là chỗ ở cách xa trường học quá nên vào ở ký túc xá của trường? Như vậyTiểu Mộ cũng sẽ không giận con?”
“Dạ để con suy nghĩ.”
Nói là suy nghĩ thôi, thật ra tôi chẳng có ý định dọnkhỏi nhà Mộ Thừa Hòa, nhớ lại ánh mắt tuyệt vọng của anh ấy khi ngăn cản khôngcho tôi đi hôm ấy, đến bây giờ tôi vẫn còn sợ.
Những người mẹ trong phim thường mắng con gái mới biếtyêu của mình như thế nào nhỉ?
Ngồi trên tàu điện ngầm, nhìn bóng đen bên ngoài khiđi qua đường hầm, tôi tự nói một mình.
Ma mê quỷ ám?
Đúng vậy, tôi chính là bị ma mê quỷ ám rồi.
Tôi không chỉ ma mê quỷ ám, còn có chút xa rời đạo đứcnữa.
Nghĩ đến đây, tôi cười khổ, đúng lúc bắt gặp một cặptình nhân trẻ tuổi ngồi phía đối diện đang âu yếm tình nồng, cô gái nói gì đórồi chu môi, chàng trai nựng má cô gái một cái trìu mến, nhưng môi của cô gáivẫn cứ thế, hiển nhiên là đang tiếp tục nhõng nhẽo, chàng trai không nhịn được,hôn cô một cái.
Nhìn người ta chằm chằm như thế cũng ngại, tôi bènquay sang chỗ khác.
Bên cạnh tôi là một người phụ nữ trung niên đang cầmtúi siêu thị, bà hứ lạnh một cái, lầm bầm: “Đúng là không biết xấu hổ, tưởngđang ở nhà sao.”
Tôi ra khỏi tàu điện ngầm, đi thêm hai con đường để rachợ mua ít thức ăn. Vừa về đến cổng ký túc xá dành cho giáo viên bèn nghe cóngười gọi tôi. Quay lại nhìn, hóa ra là một người bạn ở lớp kế bên học chunghọc viện ngoại ngữ lúc trước.
Nhìn thấy rau xanh trong tay tôi, bạn ấy hỏi: “Cậusống ở đây à?”
“Ừm,” Tôi mừng thầm vì Mộ Thừa Hòa không có ở đây.Trước đây bạn ấy học môn tiếng Nga chung với tôi, nếu hôm nay trông thấy tôi vàMộ Thừa Hòa đi chung với nhau, xách túi đi chợ về nhà, không biết sẽ thế nàonữa.
“Cậu đang đi làm ở đâu?” Tôi đổi đề tài.
“Mình ở lại trường. Bây giờ đang làm việc trong phòngĐoàn. Còn cậu?” Bạn ấy hỏi.
“Mình đến Đại học sư phạm.”
“Cũng tốt đấy, chúng ta lưu lại số điện thoại đi.” Vừanói bạn ấy vừa lấy điện thoại ra.
“Trời nóng như vậy, cậu đứng đây làm gì?”
“Hầy, chờ bà ngoại, khó khăn lắm mới xuống đến đây,vậy mà lại đòi đi vệ sinh, bảo mình đứng chờ ngoài này. À phải, Tiết Đồng, thầydạy tiếng Nga cho chúng ta lúc trước đó, thầy rất đẹp trai đó, cũng ở đây đấy,lúc nãy mình mới thấy thầy đi vào.”
Vừa dứt câu thì bà cụ ở cùng một tầng với Mộ Thừa Hòađã đi ra, tay còn cầm cây quạt, nhìn thấy tôi bà cụ liền nói: “Ấy, Tiểu Tiết đichợ về rồi à? Tiểu Mộ vừa về đấy.”
Tôi bèn vội vàng cáo từ hai người già trẻ, nhanh chóngbiến mất.
Về đến nhà, nhìn thấy Mộ Thừa Hòa cũng đã mua y đúcnhững gì tôi mua, còn đang lặt rau trong bếp.
“Sao thế? Chạy như bắt cướp vậy.” Anh ấy hỏi.
“Em gặp phải bạn cũ.” Tôi thở hổn hển nói.
Thấy anh ấy không nói gì, tôi lại bảo: “Người thân củabạn ấy cũng ở tầng này.”
Mộ Thừa Hòa ngước lên nhìn tôi một cái, nhưng động táclặt rau vẫn tiếp tục.
Tôi thừa nhận, tôi đang mang một trái tim ác ma, cốtình chọc tức anh ấy. Trong lòng tôi hình như có hai tiếng nói đang cãi nhau,một người nói: Đừng để người khác biết, cho anh ấy tức điên; Một người khác lạinói: Có gì đâu, tốt nhất cả thế giới đều biết.
Ban đêm, tôi lật người trên giường, nhìn thấy ánh đèntừ phòng khách hắt vào qua khe cửa, tôi đột nhiên rất xót xa.
Tôi có một người bạn học chung phổ thông cũng thi vàoĐại học A, bạn ấy ở khoa Số Học. Khi lên năm ba, cũng tức là năm tôi gặp đượcMộ Thừa Hòa và đang trong thời kỳ đối kháng với anh ấy, người bạn của tôi nóitrong khoa bạn ấy có một nam sinh hẹn hò với giáo viên phụ đạo của mình.
Chuyện đó lúc ấy cũng được xem là sự kiện kinh độngvới chúng tôi, do đó tức thời được lưu truyền rộng rãi.
Nhưng bây giờ suy nghĩ lại, cũng rất bình thường thôimà?
Sinh viên tự do yêu đương, có thể thích sư huynh sư tỷsư đệ sư muội, có thể thích công nhân nông dân, cũng có thể thích thương nhân,vậy tại sao không thể thích giáo viên?
Sau này nghe nói, chuyện đó đã kết thúc bằng thư từchức của cô giáo ấy.
Người bạn của tôi bảo: “Thật ra cũng không có gì, nhàtrường cũng không quy định giáo viên và học sinh không được yêu nhau. Nhưng vẫncó rất nhiều học sinh, cán bộ, đồng nghiệp to nhỏ sau lưng, nói cô ấy dụ dỗ họcsinh của mình sao sao đó. Lòng tự trọng cô ấy cao quá, nên đã từ chức.”
Giữa tháng 8, Đại học sư phạm bắt đầu chuẩn bị choviệc đón chào tân sinh viên.
Tôi và Trương Lệ Lệ đều phải làm giáo viên phụ đạo chotân sinh viên, vì thế nhà trường lại bắt đầu mở cuộc họp nhấn mạnh về các quytắc. Thầy Ngụy đã từng diễn thuyết vấn đề “Làm sao để xử lý tốt và đúng đắnquan hệ giữa thầy và trò.” lần trước lại bắt đầu nhắc nhở.
“Có những giáo viên cảm thấy chỉ cần nhất mực quan tâmhọc sinh, không phân cách vai vế rạch ròi với học sinh, hoặc phát triển thànhtình bạn thì có nghĩa là đã xử lý tốt quan hệ thầy trò, thật ra đó là khôngđúng.”
“Bất luận thân quen cách mấy, cũng phải nhớ rõ mộtđiều, thầy và trò mãi mãi là người của hai thế hệ, giáo viên là trưởng bối.”
“Chúng ta thường bảo thầy trò là bình đẳng, đó chỉ làbình đẳng trong nhân cách, không phải bình đẳng trong thân phận.”
“Nói nửa ngày trời, thì cũng chỉ có một ý đó thôi.”Trương Lệ Lệ làu bàu.
“Ý gì?” Tôi hỏi.
“Không cho giáo viên với học trò yêu nhau.” Trương LệLệ nói, “Liên quan gì tới chúng ta chứ, những giáo viên nam trẻ tráng kia nguyhiểm hơn chúng ta nhiều, kêu họ vào một phòng nhắc nhở riêng là được chứ gì?Vậy mà cũng bắt chúng ta vào nghe. Hôm nọ tôi đọc báo, thấy có trường nào đócòn bắt giáo viên và học sinh toàn trường ký ‘Giấy quân lệnh’ nữa, trong đó cómột điều khoản thế này: Không cho giáo viên nảy sinh mối quan hệ yêu đương hayvượt trên mức bình thường với học sinh trong bất kỳ trường hợp hay lý do nào.”
Thấy tôi không tiếp lời, Trương Lệ Lệ lại nói: “Cô nóiđó, trường đó biến thái ghê chưa!”
“Ừm.” Tôi thờ thẫn đáp lại.
“Nói tóm lại, một khi nảy sinh tình cảm thầy trò, thìngười sai chắc chắn thuộc về phía giáo viên.”
“Tại sao?” Tôi kinh ngạc.
“Dư luận đều sẽ cho là vậy. Bởi vì trong mắt của quầnchúng xã hội, học sinh là quần thế yếu. Tuy nói đại học là đều thành niên rồi,nhưng giáo viên vẫn là người lớn hơn, do đó mọi người sẽ cho rằng giáo viên đãlợi dụng chức quyền dụ dỗ những học sinh ngây thơ. Chúng ta thì đỡ hơn, dù saothì giáo viên nữ vẫn tốt hơn giáo viên nam, nếu là một thầy giáo với một nữsinh, chậc chậc chậc, đặt vào thời cổ đại, có biết bị gọi là gì không?”
“Gì?”
“Loạn luân.”
Tôi há miệng, không nói được chữ nào nữa.
“Chuyện này tuy không phạm pháp, nhưng rất ảnh hưởngđến danh dự nhà trường.”
Buổi tối, tôi ngồi trong phòng lên mạng, tìm ra rấtnhiều những đề tài nói về tình yêu thầy trò, những người giơ tay đồng ý hầu hếtđều là những thiếu niên chưa trưởng thành, nhưng đại đa phần đều bảo giáo viênđó thế này thế nọ. Tôi chần chừ một lúc, cuối cùng cũng mở một chủ đề trongtrang web mà mình thường lui tới — Tốt nghiệp rồi có còn bị cho là Sư SinhLuyến không?
“Có phải sau khi tốt nghiệp rồi thì sẽ có thể ở bênnhau không? Người khác sẽ còn nói này nói kia, to nhỏ sau lưng không? Còn nóixấu thầy của tôi không?“
Một lúc sau có người trả lời.
Thiếu gia thành [Z-Y]: Tùy bạn nghĩ sao thôi, vấn đềlà thầy của bạn nghĩ sao. Nếu thầy của bạn nghĩ như thế, thì cả đời cũng chỉxem bạn là học sinh của mình.
Cái túi sến súa: Không biết.
Sula là trái tim của AYan: Ối ơi, mất tem rồi, khôngđược giở phong bì luôn. Chủ lầu, tôi nói cho bạn biết, chắc chắn là không phải.
Tôi đi vệ sinh trở về đã thấy có thêm rất nhiêu tinnhắn.
Suwandara: Sợ gì? Không ai xen vào chuyện này được,chủ lầu, tôi ủng hộ bạn mặc dù tôi không dám.
Đi du lịch ① mình:Tuy đã tốt nghiệp, nhưng trong mắt người khác thì vẫn là thầy trò.
Tôi lại gửi lên đó một câu:
Tôi là chủ lầu, hiện giờ tôi còn ở trong nhà của thầynữa, mọi người nói như vậy có kỳ cục không?
Câu trả lời ùa ùa kéo đến.
Cục bột: Sống chung rồi sao? Trò thật là dũng cảm.
Biển xanh chim bay cao 007: Thầy của bạn là cầm thú ớiới cầm thú, mặc niệm thêm một ngàn lần…
Đọc xong câu cuối cùng, tôi im lặng rồi. Đúng lúc nàyMộ Thừa Hòa gõ gõ cửa phòng đang mở của tôi, “Trời nóng như vậy, em không mởmáy lạnh sao?”
“Hả? À rồi.” Tôi sợ anh ấy nhìn thấy tôi đang làm gì,vội vàng đóng trang web đó lại.
Nhỡ để anh ấy nhìn thấy hai chữ “cầm thú”, tôi cònsống nổi sao?
Tôi chột dạ, bèn nhìn anh ấy cười, cười rất khờ khạo.
Anh ấy hơi lườm màn hình vi tính một cái: “Tự em mởđi, máy điều khiển ở trên bàn đấy.” Nói xong, anh ấy nhanh chóng đi ra phòngkhách.
Nhìn bóng lưng rời khỏi ấy, tôi bồn chồn, chẳng lẽ bịnụ cười khờ của mình dọa phải? Hay là…. tưởng mình đang xem trang web “ngườilớn”?
Đến khi xác định anh ấy đã ra ngoài, tôi lại mở trangđó lên.
Lại có thêm một lời nhắn.
Hoa ca ca buồn rầu một mình: Xì, nghĩ nhiều như vậylàm gì, chỉ cần bạn và giáo viên ấy không phải đồng tính là được rồi.
“Phụt ~” Tôi phun rồi.
(2)
Cuối tháng, tôi đến bệnh viện thăm ông nội, sức khỏecủa ông đã ngày một tệ hơn. Lúc tôi đến là chưa tới giờ cơm, y tá và bà nội đềukhông có mặt. Tôi không kìm được lòng, đến ngồi lên giường của ông, thỏ thẻ bêntai ông.
Sau đó, khi y tá đến đo thân nhiệt, tôi mới sực nhớ raMộ Thừa Hòa còn đang đợi mình ở dưới lầu.
Nhằm lúc chuyển mùa Thu – Hạ, thời tiết thất thườngnhiệt độ lên xuống bất chợt, người vào bệnh viện đông đúc tấp nập, đâu đâu cũngthấy bệnh sốt rét. Mộ Thừa Hòa đã đứng đợi tôi ở sảnh đường hơn một tiếng đồnghồ như thế.
Về tới nhà thì anh ấy bị sốt nhẹ. Bệnh của Mộ Thừa Hòahơi khác với người bình thường, không một triệu chứng không một dự báo là sốtngay. Nhưng anh ấy sống chết cũng không chịu thừa nhận mình bị sốt, chỉ nói làhơi chóng mặt.
Tôi đặt tay lên trán anh ấy, “Nóng hơn tay em nhiềuvậy mà.”
“Đó là tại tay em lạnh.”
“Phải uống thuốc ngay, chắc chắn là anh đang sốt.”
“Không có, không uống.” Trong việc này, anh ấy cực kỳtrẻ con.
Bắt anh ấy uống thuốc đã khó vậy rồi, lôi anh ấy đếnphòng mạch thì càng là chuyện chỉ có trong huyền thoại. Sớm biết anh ấy là loàiđộng vật đa tế bào chuyên hấp thụ vi khuẩn bệnh như thế thì phải chú ý nhiềuhơn rồi.
Cuối cùng tôi cũng nhớ ra, trong đêm giao thừa lầntrước, chắc chắn không phải không dám uống thuốc bừa bãi như anh ấy nói đâu,nhất định là vì không muốn uống nên mới viện cớ hù tôi.
Trước đây trong nhà không có nhiệt kế, ba thường hônlên trán thôi, chỉ một cái là biết ngay thân nhiệt có phải cao hơn mức bìnhthường hay không. Đột nhiên nhớ ra cách này, tôi liền đặt ly nước xuống bàn,giữ chặt đầu của Mộ Thừa Hòa, không một chút do dự, hôn ngay lên trán anh ấy.
Rất nóng.
“Đang bị sốt thật đó.” Tôi rút ra kết luận.
Ngờ đâu anh ấy không phản bác lại một lời nào, tráilại là ngây người ra, hai má tức thì ửng đỏ.
Cơn sốt làm lỗ tai anh ấy lùng bùng, sáng hôm sau thìcàng nặng hơn, Mộ Thừa Hòa lại đột nhiên nhận được cuộc gọi bảo anh đi côngtác. Khi đó anh ấy đang nằm yên trên giường, động đậy một chút cũng không dám.
Vậy nhưng anh vẫn nhận lời bên kia: “Được, không thànhvấn đề.” Không hề do dự.
Tôi đứng ngoài cửa trông thấy, bất chợt thở dài.
Và thế là, trong thời kỳ bận rộn nhất vì phải đón tânsinh viên, Mộ Thừa Hòa đã lên đường đi công tác, nhiệm vụ lần này có vẻ rấtgian truân, phải đến lễ Quốc Khánh anh ấy mới trở về. Cũng tốt, dù sao tôi cũngphải cùng tân sinh viên ra ngoại thành tham gia tháng tập quân sự.
Chúng tôi đều đã rời xa nơi đó.
“Cậu thì không sao, vỗ mông là đi, dù gì cũng khôngphải ở lại Đại học A. Nhưng Mộ Thừa Hòa thì khổ hơn đấy. À còn nữa,” Bạch Lâmbảo, “Mình đã bật mí cho sư huynh nhà mình biết cậu và thầy Mộ quen nhau thậtrồi, cũng không có nói chi tiết lắm, vậy mà mắt của anh ấy như muốn rớt rangoài luôn vậy. Giống như người hẹn hò với cậu không phải Mộ Thừa Hòa, mà làcon dâu nhà anh ta.”
Tôi bất giác bật cười.
Bạch Lâm cùng tôi đi mua vật dụng cần thiết cho thángquân sự xong thì lái xe chở tôi về. Khi đi đến một ngã tư, tôi chợt kêu: “Dừngxe dừng xe.”
Nó lái từ từ vào lề xong mới hỏi: “Gì vậy?”
“Trương Lệ Lệ.” Tôi trả lời ngắn gọn.
Không phải Trương Lệ Lệ đang xảy ra chuyện gì quái lạ,mà là vì cô ấy đang lôi kéo với một người đàn ông.
“Người ở cùng phòng với cậu?” Bạch Lâm hỏi.
“Ừm. Người đàn ông đó là ai nhỉ?”
Trương Lệ Lệ đang nước mắt đầm đìa tranh chấp vớingười đó trên đường.
“Còn ai nữa? Không phải là bạn trai hiện giờ thì làbạn trai trước đây thôi. Nếu không sao lại khóc thảm thiết như vậy.” Bạch Lâmđứng ngoài bình luận.
Bấy giờ, người đàn ông hất tay Trương Lệ Lệ ra, quaylưng đi khỏi, được năm sáu bước lại quay đầu nói gì đó với Trương Lệ Lệ. TrươngLệ Lệ ngồi xổm xuống đất khóc òa lên. Những người đi đường đều không khỏi cúinhìn cô.
“Cậu không qua an ủi người bạn cùng phòng của mình à?”Bạch Lâm hỏi.
“Thôi bỏ đi, có lẽ cô ấy không muốn để người khác nhìnthấy mình như vậy.” Tôi đáp.
Đến buổi chiều Trương Lệ Lệ mới trở về, phấn trangđiểm rất bắt mắt, trông cô rất vui vẻ, không hề có dấu tích của trận khóc sángnay. Trương Lệ Lệ còn mua rất nhiều quần áo và thức ăn vặt, thậm chí còn cóthức ăn mặn để ăn khuya. Ngày thường cô ấy tuy rất hào phóng trong việc muaquần áo và túi xách, nhưng đối với thức ăn nước uống, cô ấy tiết kiệm vô cùng.Hoàn toàn trái ngược với tôi.
“Tiết Đồng, ăn này.” Cô ấy gọi.
“Mua nhiều như vậy làm gì?”
“Ngày mai là phải vào trại rồi, bây giờ không ăn cònđợi đến lúc nào? À để tôi đi mua bia.” Nói xong, không đợi tôi phản ứng thì côấy đã lại cầm ví tiền ra ngoài.
Ngày thường cô ấy làm gì nỡ dùng tiền cho những thứnày, đừng thấy cô ấy ăn mặc sang trọng, kỳ thực mỗi một đồng đều đã ước tínhrất kỹ lưỡng. Dưa muối mà mẹ cô ấy gửi đến lần trước, nếu không phải vì giậntôi mà mang bỏ thùng rác, chắc sẽ ăn được những mấy ngày.
Nhìn những cánh gà chiên và cổ vịt trên bàn, tôi thởdài.
Mới uống không đến hai ly thì Trương Lệ Lệ đã say rồi,đầu lưỡi cũng không linh hoạt, nói chuyện có hơi khó khăn. Tôi khuyên bảo khôngđược, lại sợ cô ấy uống nữa, bèn dỗ dành: “Chúng ta oẳn tù xì đi.”
“Chơi…. kiểu nào?”
“Kéo búa bao, thắng cô rồi uống, thua thì tôi uống.”
“Được.”
“Không phải chơi ba thắng hai đâu nhé, một ván mộtly.”
“Ức.” Cô ấy nấc cục.
Ván đầu tiên: Tôi ra kéo, cô ấy ra búa.
“Tôi thua rồi, tôi uống nhé.” Tôi nói.
Ván thứ hai: Tôi ra bao, cô ấy vẫn ra búa.
“Thắng cô rồi, tôi uống.” Tôi nói.
Cô ấy nghiêng đầu nhìn cái búa trong tay mình, “Đâu cóđúng.”
“Sao lại không đúng được?” Tôi uống cạn một ly, laumiệng rồi nói, “Thắng cô rồi, tôi uống, đúng không?”
“Đúng.”
“Tôi thua rồi, cô không phải uống tôi uống đúngkhông?”
“Ừm, đúng.”
“Vậy thì có gì là không đúng?”
“Ồ, tôi nghĩ sai rồi.”
Cứ thế chơi tiếp mấy ván, một mình tôi uống gần hết sốbia đó. Và Trương Lệ Lệ thì nằm gục đầu lên bàn bắt đầu nói mớ.
“Tiết…. Đồng.”
“Gì?”
“Anh ấy….. xem thường tôi, đã hứa rồi….. tốt nghiệpxong tôi ở lại thành A, anh ấy sẽ….. kết hôn với tôi, nhưng bây giờ anh ấy lạithích một người khác tốt hơn tôi rồi.”
Thì ra là vậy.
“Tôi là dân quê…. sao? Tôi không phải….. tại sao nhàhọ lại khinh thường tôi?”
“Mẹ tôi là nông… dân, nhưng trước khi bị đuổi việc, batôi cũng là giáo…. giáo viên trong thôn mà.”
“Em trai vì để tôi lên đại học, không dám phí tiền đichữa bệnh.”
“Đầu óc tôi không nhanh nhạy, nhưng tôi rất cố gắng,tôi thi hai….” Cô ấy đưa hai ngón tay lên, “Thi hai lần mới vào được thành A.”
“Tôi không… không nên gác máy điện thoại của mẹ, bà ấybị liệt trên giường, chỉ mong được nói thêm vài câu với tôi.”
Cô ấy lại cầm ly lên, rót rượu.
Lần này, tôi không ngăn chặn.
Uống được một ngụm, cô ấy sờ soạng lên gương mặt đangbị nước mắt chiếm đống, “Ấy…. sao lại khóc thế này, khỉ thật…. làm trò quá đi.”
Cuối cùng, tôi để Trương Lệ Lệ nằm lên giường, tronglòng rất khó chịu. Thế là một mình ra vườn, gió đêm thoảng qua làm tôi tỉnhrượu hơn.
Đúng lúc này, Mộ Thừa Hòa gọi điện đến. Anh ấy đi đượcbốn ngày rồi, đã khỏe hơn, đại khái là vì còn trẻ chăng, sức hồi phục cũngnhanh. Chỉ là mỗi khi phát bệnh xong, tôi đều thấp thoáng cảm thấy thính giácbên trái của anh ấy dường như lại suy giảm hơn.
Nhưng Mộ Thừa Hòa lại không hề để tâm.
“Em đang làm gì vậy?” Anh ấy hỏi.
“Thổi gió đêm ngoài vườn.”
“Tâm trạng không vui?”
“Một chút chút.”
“Sao vậy?”
“Nguyện được người một lòng, cùng đầu bạc răng long.”Tôi đáp.
(3)
Hôm sau, Trương Lệ Lệ không nhắc một chữ nào về việcsay rượu nói mớ của mình, tôi không biết cô ấy có nhớ hay không, nên cũng giảvờ như không có gì xảy ra. Công việc thực tế nhưng bận rộn của tháng quân sự đãdễ dàng xóa nhòa chuyện này trong đầu tôi.
Nhìn những sinh viên mới lớn này, rời xa cha mẹ để tớiđây học vấn, tôi bất giác nhớ lại dáng vẻ của mình năm xưa.
“Cô ơi, lúc cô xõa tóc ra, nhìn hơi giống cô nàng ngổngáo á.” Một nam sinh nói.
“Cô nàng ngổ ngáo gì?” Tôi không hiểu.
“Thì cái cô nàng ngổ ngáo trong phim Hàn Quốc đó.”
“Thật ra thì vóc dáng thua xa lắm.” Tôi khiêm tốn.
“Không phải nói chiều cao, chủ yếu là gương mặt bánhbao kìa.”
“……”
Mấy đứa này đang sỉ nhẹ tôi sao?
Gì mà mặt bánh bao, cái này gọi là mặt phúng phính,tôi kháng cáo trong lòng.
Trong khoảng thời gian đó, tôi và Trương Lệ Lệ có đinhờ xe về trung tâm thành phố mua ít đồ dùng, không ngờ lại gặp được Trần Đìnhngoài ký túc xá giáo viên.
“Thầy Trần.” Thấy trốn cũng không kịp nữa, tôi đànhbưng mặt đến chào.
“Ồ, Tiết Đồng à, trùng hợp thật.” Thầy đến gần, “Tôicó mang ít đặc sản dưới quê lên cho Mộ Thừa Hòa, nhưng họ nói cậu ấy đã đi côngtác ngay khi năm học mới vừa bắt đầu, còn tưởng là em sẽ có ở nhà, nên mang tớiđây, không ngờ đến hai lần đều không gặp được.”
Tôi nhìn túi đồ trong tay của thầy. Người ngay khônglàm chuyện mờ ám, xem ra thầy cũng biết tôi sống ở đây rồi. Nếu đã có ý tránhkhỏi Mộ Thừa Hòa để đến gặp tôi, vậy tức là có chuyện muốn nói rồi.
“Thầy Trần lên đó ngồi một lúc nhé.” Tôi nói.
Vào đến nhà, tôi rót cho thầy ly nước, sau đó cũngngồi xuống trong gượng gạo.
Trần Đình nhìn quanh phòng khách, rất lâu cũng khônglên tiếng.
Trong sự việc với Mộ Thừa Hòa, thật lòng mà nói tôi cóhơi chột dạ với Trần Đình. Thầy đã từng cho tôi nhiều lời khuyên và cảnh báođến vậy, bây giờ xem ra toàn là lời nói qua tai liền quên rồi.
“Mộ Thừa Hòa đã nói với tôi chuyện của hai người.”Cuối cùng thầy cũng mở lời.
Không ngờ thầy không phải nghe từ những lời bóng giókhác, mà là lời bộc bạch của Mộ Thừa Hòa.
“Dạ.” Tôi đáp.
“Con người của Mộ Thừa Hòa, nhìn có vẻ như lúc nàocũng vui vẻ, với ai cũng nói chuyện được, nhưng thật ra thì không mấy dễ gần.Nếu hai người đã lựa chọn như vậy, thì em nhất định đừng phụ lòng cậu ấy, cậuấy không chịu nổi đả kích như vậy đâu.”
Nghe những lời của Trần Đình, tôi bèn nghĩ, sao màgiống như bố vợ nói chuyện với con rể thế này! Tôi thì có thể làm gì Mộ ThừaHòa chứ?
Trần Đình đốt một điếu thuốc lên, “Những ngày này emkhông ở đây à?”
“Trường em đang trong tháng quân sự, hơn nữa mỗi khiđi công tác, anh ấy đều bảo em về ký túc xá trường, không cho em ở lại đây mộtmình.” Có lẽ vì lo lắng tôi sẽ sợ chăng.
Thầy hút một hơi thuốc lá, rồi nhìn căn hộ.
“Tiết Đồng, tôi và Mộ Thừa Hòa quen nhau cũng mười mấynăm rồi. Cậu ấy là con một, không có anh chị em, lại nhỏ hơn tôi bốn tuổi, vìthế tôi luôn xem cậu ấy như em trai của mình. Và có lẽ, cậu ấy cũng nghĩ vậy.”
“Anh ấy thường kể chuyện về thầy khi còn học ở Nga.”
“Tôi nói với em những lời này, thì không xem em là họcsinh của mình nữa, chỉ là bạn bè, hoặc là em dâu.” Chân mày của thầy nhíu lạigiữa làn khói trắng, “Vì thế, chúng ta đang nói chuyện với xuất phát điểm làmột người thành niên.”
“Em hiểu.”
“Tôi sang nước Nga sau khi tốt nghiệp phổ thông, lúcấy vì điểm thi không cao lắm, lại thêm vào có người thân làm ăn bên ấy, nên bamẹ đã đưa tôi sang đó. Tôi học lớp dự bị, sau đó mới thi vào viện phổ thông.”
Tôi chỉ lắng nghe, không hiểu thầy nói ra những điềunày là có ý gì.
“Hai năm sau đó tôi mới quen biết Mộ Thừa Hòa. Lúcấy,” Trần Đình ngẫm nghĩ đôi lúc, “Cậu ta độ 17 tuổi. Nghe nói cậu ấy rất nổitiếng, thứ nhất là vì thông minh, học bổng cao nhất của Đại học Moscow rất ítkhi trao cho người nước ngoài, nhưng chỉ duy nhất Mộ Thừa Hòa, tuổi nhỏ như vậymà lại học lớp cao hơn tôi, tương lai sáng rạng. Thứ hai là vì cậu ấy đẹp trai,nữ sinh lớn hơn cậu ấy 7, 8 tuổi cũng mang lòng yêu thầm, làm bọn người chúngtôi đều rất ấm ức. Thứ ba nữa là tính tình cậu ấy cực kỳ dễ dãi, hiền đến kỳlạ, thậm chí nếu em đột nhiên tát cậu ấy một cái, cậu ấy không chỉ không giậnmà còn cười với em, như là không có chuyện gì xảy ra vậy.”
“Khi đó tôi mới nghĩ, một người trẻ tuổi như vậy màgia giáo tốt đến thế, thật là quái lạ, con người như vậy mà bình thường sao?Không phải người chết thì ắt là người điên.”
“Mãi cho đến khi tôi thấy cậu ấy hút cây gai dầu.”
Tim tôi chợt thiếu mất nửa nhịp. “Ma túy?”
“Cậu ấy che giấu rất tốt, nếu không phải vì ở chungmột nhà, và đặc biệt để ý quan sát, tôi cũng không thể phát hiện. Và nếu nhưlúc ấy không phát hiện, thì có lẽ em cũng không thể nhìn thấy Mộ Thừa Hòa củahôm nay nữa.”
“Có những người vì ham chơi mà đi du học, có khi chẳnghề tốt nghiệp, chỉ cầm phí sinh hoạt và học phí ba mẹ cung cấp để đi chơi khắpnơi, đến lúc tốt nghiệp thì cầm chứng chỉ giả về nước, loại người như thế khôngít. Nhưng Mộ Thừa Hòa thì khác. Chúng tôi đều biết gia cảnh của cậu ấy khôngbình thường, nếu không vào dịp lễ tết, người của lãnh sự quán cũng không đếnthăm cậu ấy. Nhưng cậu ấy lại ngoan đến khác thường, yên tĩnh lại dễ tính. Làmsao ngờ được một thiếu niên ngoan như thế lại hút thuốc phiện, hơn nữa cònkhông phải là thời gian ngắn.” Trần Đình nói.
“Em có biết vì sao khi phải đi công tác, Mộ Thừa Hòasẽ không cho em ở đây một mình không?”
Tôi như một khúc gỗ, lắc đầu.
“Căn nhà này đã tu sửa hai lần. Trước đây cửa lớnkhông phải dạng cửa chống trộm như bây giờ, mà là loại cửa cổ kính, phía trêncó một kính cửa sổ nhỏ, phía dưới là gỗ.” Trần Đình miêu tả.
“Em biết loại cửa đó, kính cửa sổ bên trên có thể mởra thành từng khe nhỏ.” Tôi đáp.
“Đúng lúc có thể thòng dây vào đấy, rồi thắt rút, móclủng lẳng trên cửa, treo cổ trên đó càng tiện.”
Chuyện này tôi cũng biết, trước đây có một nữ phạmnhân trong trại giam nơi mẹ tôi làm việc đã treo cổ bằng dây giày như thế, lúcấy tôi còn nhìn thấy cô gái tự tử không thành ấy trong bệnh viện. Nhưng, nhữnglời Trần Đình nói, và cả sự thật đang dần sáng rõ kia, khiến bàn tay của tôikhông tự chủ mà run lên.
“Ba của Mộ Thừa Hòa đã chết như thế. Thời gian về sausức khỏe của cậu ấy không tốt, nhưng lời nói lại đặc biệt nhiều, nên mới kể chotôi nghe. Mộ Thừa Hòa nói, lúc ấy cậu ta còn đang ngủ trong phòng, sáng sớmthức dậy thì đã thấy ba mình treo trên cửa, toàn thân đã cứng lạnh.”
Sự thật vạch ra, một nỗi đau từ đâu đó hung dũng épsát vào đầu tôi, nước trong cơ thể dường như đều đã hội tụ vào khoang mắt, chỉchực trào ra. Tôi muốn khóc, nhưng tôi không thích khóc trước mặt người ngoài,vì thế tôi cố sức mà mở to mắt, hít thở sâu.
“Em biết rồi, em biết rồi, em biết……” Tôi không ngừngnói như thế với Trần Đình.
Trần Đình thấy vậy, bèn đi tới bên xoa đầu tôi.
“Tôi xem em là một cô gái đã trưởng thành nên mới nóivới em. Mộ Thừa Hòa không dễ dàng, mấy năm trước vẫn còn uống thuốc chống uuất, suy cho cùng tôi cũng là người ngoài, có một số việc tự cậu ấy sẽ nói vớiem. Tiết Đồng,” Thầy trầm ngâm một lúc mới tiếp tục, “Hy vọng em thật lòng thậtdạ yêu cậu ấy. Nếu không, bây giờ rút lui vẫn còn kịp.”
Về sau, khi đến giờ hẹn với Trương Lệ Lệ, tôi mới rangoài, suốt chặng đường tôi không hề nói gì.
Lần đầu tiên khi đến đó, anh ấy đã dùng giọng điệutrêu ghẹo bảo có người từng treo cổ trên cửa, tôi còn tưởng đó chỉ là một lờinói đùa.
Chả trách anh ấy có nhà không ở, lại chạy tới chỗ TrầnĐình.
Cũng chả trách anh ấy lại nói, không có tôi, anh ấykhông có dũng khí ở lại đó nữa.
Ban đêm khi nói chuyện điện thoại với Mộ Thừa Hòa, timtôi chua chát vô cùng, song lại không biết phải mở lời như thế nào cho nhữngchuyện đó.
(4)
Mỗi buổi tối khi ăn cơm xong, học sinh nghỉ ngơi mộtlúc sẽ phải tiếp tục tập huấn ca đêm, tuy nhiên cường độ nhẹ hơn nhiều. Có khisẽ là làm vệ sinh, có khi sẽ chia đội hát bè.
Đang trong lúc vui chơi với mọi người, thì nhận đượcđiện thoại của mẹ.
Ở ngoại ô như thế này, buổi tối chẳng có tiết mục gì,chỉ còn mỗi việc luân phiên nghe điện thoại từ bạn bè và người thân thôi. Và mẹthì siêng gọi cho tôi hơn cả Mộ Thừa Hòa.
“Mẹ,” Tôi hỏi, “Không phải mẹ đang trong ca trực sao?”
“Vốn dĩ là tới mẹ trực, ai ngờ bác Trần của con độtnhiên đi xe đường dài sang đây, nên mẹ đổi ca trực với người khác.”
“Ồ.” Lần này, tôi biết người mẹ đang nói là ai rồi.
“Con xem đó, mẹ đã nói sẽ không nhắc ông ấy trước mặtcon…..”
“Mẹ à, hai người chuẩn bị khi nào kết hôn?”
“Hả?” Mẹ bất ngờ.
“Chẳng phải từ năm ngoái mẹ đã nói muốn kết hôn sao?Cũng lâu vậy rồi, sao không nghe mẹ nhắc đến?”
“Mẹ…. con….” Hiển nhiên là mẹ có hơi kinh ngạc vớithái độ của tôi.
“Lúc trước con không đồng ý, không có nghĩa là bây giờcon vẫn không đồng ý. Chỉ cần bác ấy tốt với mẹ, mẹ cảm thấy vui là được.” Tôidịu giọng.
Tôi đã từng hỏi Mộ Thừa Hòa về vấn đề mẹ anh ấy táihôn, anh ấy đã đáp tôi rằng: “Khi mới bắt đầu là hận, sau này lớn lên rồi suynghĩ lại, mới biết thật ra đó là ích kỷ.”
“Bây giờ anh không để tâm nữa sao?”
“Nói hoàn toàn không để tâm là giả thôi. Nhưng, chúngta không có quyền dùng khoái cảm của mình mà chà đạp hạnh phúc của người khác.”
“Tiết Đồng, cám ơn con.” Mẹ rất vui.
“Mẹ, ba mẹ bắt đầu thường xuyên cãi nhau là từ sau lầncon bị bắt cóc trong công viên đúng không? Mẹ trách ba, và ba trách mẹ.”
“Sao đột nhiên con lại hỏi chuyện này?”
“Con luôn tưởng là vậy.”
“Không phải, không phải. Ba mẹ không hợp nhau, chuyệnkhông phải vì con.”
“Vậy là về sau ba có người khác rồi?”
“Sao đột nhiên con lại nói thế?”
“Lần trước khi đứng trước mộ, mẹ giận quá nói hớ nửacâu, lúc ấy con đã đoán ra.”
“Đồng Đồng…”
Không hiểu vì sao, mẹ chợt gọi tôi như thế, cũng vớigiọng điệu ấy, tôi bỗng có cảm giác như mình lại trở về lúc nhỏ, khi chưa đổitên, tên là Tiết Đồng. Mọi người đều gọi Đồng Đồng, Đồng Đồng, bởi vì mẹ họĐồng. Nhưng bà nội tôi lại nói, một người phụ nữ sao có thể chiếm mãi tên củacon cháu nhà họ Tiết, cho nên tôi đã bị đổi tên.
“Tại sao mẹ không nói với con sớm hơn?”
“Ba mẹ vốn định chờ con lên đại học rồi mới nói vớiông bà nội của con, rằng ba mẹ sẽ ly hôn, ngờ đâu lại xảy ra tai nạn đó. Mẹnghĩ, con yêu ba đến vậy, bây giờ ba cũng chết rồi, hà tất còn phải nói ra?”
“Mẹ, trước đây con đã không hiểu cho mẹ, bây giờ concũng có người mình yêu rồi, con biết làm một người phụ nữ không đơn giản.”
Dường như mẹ đã khóc, một lúc sau mới bảo: “Dắt nó đếngặp mẹ đi. Tiểu Lý bảo Tiểu Mộ rất đẹp trai.”
“Còn một chuyện con phải nói với mẹ.”
“Nói đi.”
“Mộ Thừa Hòa là giáo viên của Đại học A, hiện giờchúng con đang ở chung một nhà.”
Bên kia điện thoại, mẹ khựng lại một lúc, sau đó nhưđã lấy lại sự bình tĩnh thường ngày, mẹ hỏi: “Cậu ta còn độc thân chứ?”
“Dạ.”
“Chưa từng kết hôn?”
“Dạ chưa.”
“Trong nhà còn ai?”
“Ba của anh ấy trước đây cũng là giáo viên trường đạihọc A, đã qua đời. Mẹ anh ấy là công chức viên, nghe nói chức vụ rất cao. Cómột người cha kế, còn có một em gái, nhưng không thường xuyên liên lạc.”
“Con cảm thấy Tiểu Mộ có thật lòng với con không?”
“Con….” Mặt tôi chợt đỏ lên, “Làm sao con biết anh ấycó thật lòng không chứ.”
“Con ngốc à, những chuyện này, tự mình sẽ có cảm giác,gạt được người ngoài, không gạt được bản thân đâu.”
Tôi nghiêm túc ngẫm nghĩ, ngẫm rồi lại nghĩ, cuối cùnggật đầu, “Anh ấy thật lòng.”
“Con muốn sống suốt đời với cậu ta chứ?”
“Muốn.”
“Vậy thì đừng quan tâm người khác sẽ nói gì nữa. Áplực của cậu ta lớn hơn con, chỉ khi con vượt qua được thử thách này, Tiểu Mộmới có thể vượt qua.”
Câu nói này của mẹ giống như một viên thuốc định thầnvậy, tôi chợt hiểu ra.
Tôi sợ gì chứ?
Chuyện đáng sợ nhất giữa hai chúng tôi, chẳng còn gìkhác nữa ngoài việc mất đi anh ấy.
Trước khi ngủ, tôi không biết phải làm gì bèn cầm điệnthoại lên xem hình ảnh trong bộ sưu tập, đến những tấm gần cuối, tôi nhìn thấytấm hình của hai năm trước.
Đó là buổi hội thảo hàng không của hai năm trước, tôitrốn học lẻn theo sư huynh Lý vào nghe bài diễn thuyết của Mộ Thừa Hòa. BạchLâm gửi tin nhắn nằng nặc bắt tôi phải chụp một tấm ở hiện trường về.
Mộ Thừa Hòa đứng trên khán đài, áo vest thẳng tắp, nụcười ung dung, lịch lãm đầy phong thái.
Vì khoảng cách quá xa, độ phân giải lại không lớn, dođó tấm hình không rõ một chút nào, để đến khi tôi phóng to đến hết cỡ, thìgương mặt của anh ấy đã càng thêm mơ hồ.
Nhưng, khi tôi nhắm mắt lại, lập tức có thể nhớ rathần sắc của anh ấy lúc đó.
Trí tuệ đến thế.
Nho nhã đến thế.
Trương Lệ Lệ đang đập mũi trên giường.
“Lúc nhỏ cô có ước mơ gì không?” Tôi nằm ngửa người,hỏi bâng quơ.
Trương Lệ Lệ suy nghĩ một lúc, “Mơ được làm thịtrưởng, tôi đã viết bài tập làm văn như thế đấy, còn được lãnh thưởng nữa, aingờ đâu bây giờ lại thế này.”
Tôi cười, áp điện thoại vào trước ngực, “Tôi có quenmột người, người đó nói với tôi ước mơ và lý tưởng là không giống nhau. Ước mơnhiều lúc ở xa tầm với, nhưng lý tưởng thì có thể thành hiện thực, chúng ta nỗlực vì nó, thì sẽ thực hiện được mục tiêu. Khi chúng ta hoàn thành từng cái lýtưởng, vậy chúng ta sẽ đến gần ước mơ ban đầu.”
“Chuyện đó khó biết chừng nào, y như Đường Tăng đithỉnh kinh vậy.”
“Lúc trước tôi cũng nghĩ như thế. Nhưng người mà tôiquen biết ấy đã gần như thực hiện được rồi. Anh ấy đang từng bước thực hiện ướcmơ của mình, kiên định và quật cường đến thế, khiến tôi phải ganh tỵ.”
Tôi như bị trúng tà thuật vậy, cứ nói mãi không ngớt.
“Bây giờ tôi nhớ ra rồi, tôi cũng có ước mơ.” Tôi bảo,“Phiếu đăng ký nguyện vọng khi thi đại học là do tôi tự điền, tôi chỉ chọnngoại ngữ, vì tôi đã từng muốn làm một người phiên dịch. Khi còn nhỏ, mới tiếpxúc với ngoại ngữ, tôi không thích một chút nào. Nhưng ba tôi lại rất quan tâmtheo dõi tin thời sự, mỗi năm đều có chương trình phỏng vấn hiện trường trựctiếp, ba rất thích xem. Tôi vừa làm bài tập vừa nghe, trong lòng rất khâm phụcnhững người phiên dịch ấy, có thể vừa nghe vừa dịch lại lời của người khác. Saunày người lớn nói với tôi, đó không phải là phiên dịch thông thường, đó là dịchcabin, là một loại phiên dịch rất cao cấp.”
“Thế là tôi nghĩ, tôi cũng phải làm một người như thế,vì vậy tôi mới chọn ngành ngoại ngữ.”
“Nhưng, trong bốn năm học ấy, tôi lại chỉ biết phảilấy điểm cao, phải thi đậu, phải tìm một công viêc tốt. Nhưng công việc thế nàomới được cho là tốt? Ở lại trong thành phố, lương cao, công việc nhẹ nhàng, sếpdễ tính. Tôi đã dần quên mất lý tưởng ban đầu.”
Hai chúng tôi cùng im lặng rất lâu, rất lâu.
Cuối cùng Trương Lệ Lệ hỏi: “Cô muốn dịch cabin?”
“Ừm.”
“Nhưng đâu có dễ như vậy?”
“Lúc nãy tôi cũng suy nghĩ qua rồi, tôi sẽ thi vào làmnghiên cứu sinh trong Học viện phiên dịch trước, sau đó thử xem sao.”
Tôi cầm điện thoại lên nhìn tấm ảnh ấy một lần nữa,trong bóng đêm, luồng sáng xanh mờ từ màn hình tỏa ra.
“Cô có nhớ bài thơ của Thư Đình mà chúng ta được họchồi trung học không?” Tôi hỏi.
“Gửi tặng cây sồi?”
“Tôi đã học bài thơ đó mấy lần mà cũng không thuộc,cuối cùng bị cô dạy văn phạt chép mấy chục lần.”
Trương Lệ Lệ cười bảo, “Phàm là những thi ca hay vănchương có liên quan đến tình yêu, tôi đều thuộc rất nhanh.” Nói xong, Trương LệLệ khẽ đọc lại bài thơ ấy.
“Gửi tặng cây sồi – Thư Đình
(tạm dịch)
Nếu như em yêu anh
Em tuyệt đối sẽ không làm một dây leo như lăng tiêu
Bám vào cơ thể của anh để làm nổi bật chiều cao củamình;
Nếu như em yêu anh
Em tuyệt đối không học theo những con chim si tình
Lặp đi lặp lại một bản nhạc giữa mây cao rừng xanh;
Cũng không như nguồn nước suối,
Mang niềm an ủi quanh năm cho cảnh vật tiêu điều;
Cũng không làm đèo núi hiểm trở,
Tăng thêm độ cao của anh, điểm thêm nét oai hùng củaanh.
Thậm chí là ánh mặt trời.
Thậm chí là mưa ngày xuân.
Không, tất cả những điều này cũng chưa đủ!
Em bức thiết phải là cây gạo mọc bên cạnh anh,
Làm một hình tượng đại diện, đứng ở bên cạnh anh.
……”
Giọng nói của Trương Lệ Lệ ngày thường đã rất hay rồi,giờ đây cô hạ thanh âm xuống, ngâm thơ trong màn đêm yên tĩnh như vậy, càng làmrung động lòng người. Không biết là câu nào đã xúc động vào sợi dây cung trongđáy lòng cô, khi chữ cuối cùng thốt ra, tôi nghe thấy tiếng nấc nghẹn ngào củacô ấy.
“Tiết Đồng, cô nói xem, tôi còn có thể gặp được mộttình yêu như vậy không?” Cô ấy hỏi.
“Còn phải hỏi sao? Chắc chắn là có.” Tôi vừa đáp, vừaquay mặt vào tường vờ như muốn ngủ.
Rất lâu rất lâu sau, tôi mới lại mở mắt ra, lặng lẽlau đi nước mắt trên mặt mình, trong lòng thầm nói: “Mộ Thừa Hòa, em cũng sẽlàm cây gạo của anh.”
– Anh yêu em
Tác giả: Mộc Phù Sinh
Dịch: Gia Gia
(1)
Trong ngày diễn tập đầu tiên, trường đã thêm thức ăncho sinh viên, còn có cả cá, trông giống như một bữa tiệc chia tay vậy. Sau bữatối, mọi người đều về phòng thu dọn đồ đạc của mình, bởi vì ngày mai, tất cả sẽtrực tiếp ra về sau buổi lễ.
Có vài sinh viên đã bắt đầu thương cảm, mãi bám theohuấn luyện viên đòi ca hát, chuyện trò. Vài người còn kéo áo thầy huấn luyệnxin điện thoại và địa chỉ nhà. Song, nhà trường có quy định không thể để lạibất kỳ phương thức liên lạc nào với học sinh, do đó thái độ của họ rất dứtkhoác. Nữ sinh bèn van nài tôi đi xin giúp, hôm ấy lại trùng hợp là ngày thứnhất của thời kỳ sinh lý, bụng đau dữ dội, thêm vào có chút cảm lạnh, cổ họnglại càng khó chịu. Đang một mình chịu đựng và đau đầu bởi những con khỉ nhócnày thì Mộ Thừa Hòa chợt gọi điện tới, chắc là anh ấy muốn báo với tôi anh ấyđã về đến nhà.
Tôi cười cười, nói với học trò: “Được rồi được rồi, đểcô nghe điện thoại xong rồi nói tiếp được không?”
“Im lặng! Bạn trai của cô Tiết gọi điện tới.” Một côgái có biệt danh ‘Đường Đường’ nói lớn, sau đó còn tỏ vẻ thần bí mà ra dấu‘suỵt’ với mọi người.
Nó không nói thì thôi, kêu lên thế này trái lại dẫnđến những lời trêu ghẹo.
“Ối ối, cô Tiết của chúng ta không phải còn độc thânsao.”
“Tiêu rồi, đêm nay có nhiều bạn nam bị thất tìnhthôi.”
“Cô Tiết, tim của chúng em đang rỉ máu.”
Tôi một mặt bảo họ nhỏ tiếng một chút, mặt khác mỉm cườiấn nút nghe.
“Đủ rồi đủ rồi, đừng làm ồn. Sư mẫu và sư công giậnbây giờ!” Đường Đường lại phát hiệu lệnh.
Mộ Thừa Hòa đúng lúc nghe được câu cuối cùng, bèn hỏi:“Sư công?”
“Hay anh muốn được gọi là sư mẫu?” Tôi hỏi lại.
“Trước đây anh nghe có người gọi là sư trượng nữa.”Anh ấy nói như rất nghiêm túc.
(Chú thích: ‘trượng’ là trượng phu)
“Gì mà lung tung vậy.” Tôi không nhịn được cười, vềđến phòng mình, đuổi hết tụi nhóc ra ngoài rồi đóng cửa lại.
“Còn nhớ lúc trước có người gọi anh là tổ sư gia,không ngờ hai năm sau lại bị giáng cấp.” Nói xong còn thở dài một cách rất nhậpvai.
“………” Cái người này, đúng là biết cách chảnh thật.
Nhóm người bên ngoài vẫn chưa chịu đi, tôi đành nóivội vài lời rồi cúp máy, xong mở cửa ra.
“Không ớn lạnh gì hết.” Đường Đường đứng nghe trộm nãygiờ cảm thán.
“Đúng đó đúng đó.”
“Chí ít cũng phải ‘mua~’ một cái chứ.”
“Biến mất trong vòng ba phút cho tôi!” Tôi ra oai.
Đợi khi họ đã đi cả rồi, tôi mới nhìn điện thoại trongtay, tôi muốn hỏi anh ấy, đêm nay ở nhà một mình, lỡ có sợ thì phải sao đây.Đắn đo giây lát, cuối cùng vẫn đã không gọi, đặt điện thoại xuống bàn rồi rasân xem họ tập huấn.
Tuy bảo là đêm cuối cùng luôn luôn có buổi diễn tập đểchuẩn bị cho sáng ngày mai, nhưng kỳ thực thì chỉ là sĩ quan huấn luyện của mỗiđội tổ chức cho đội mình ngồi hát.
Tôi đi lấy nước suối phân phát cho các thầy, cả nhómngười nhìn thấy tôi liền như tóm được một cái gì vậy.
“Cô Tiết cũng hát một bài đi!”
Tôi cười cười lắc đầu, trốn ra cuối đội, ngờ đâu bênnày nghe thấy động tĩnh xong cũng liền kêu tôi hát.
Tuy tôi là một vua hát hò, nhưng trước mặt bao nhiêuhọc sinh thế này, tôi làm gì có gan bẽ mặt? Kiểu nào cũng không chịu! Nhưng tôicàng không chịu thì bọn chúng càng đòi, chính trong lúc này, một lính gác chạyvào, đứng từ xa kêu lớn.
“Cô Tiết ơi, ngoài cửa có một người đến tìm, nói làgia quyến của cô đấy.”
Doanh trại quy định không cho người ngoài vào, vì thếngười thân hay gia quyến gì đấy đều không được vô, chỉ có thể gọi điện thôngbáo trước hoặc để sĩ quan huấn luyện ra xem là ai, sau đó mới cho ra ngoài mộtlúc. Có lúc không tìm được học sinh đó thì cũng vô phương.
Lính gác này tính tình rất tốt, cũng khá thân với tôi,thường xuyên xách đồ giúp tôi, thật không ngờ hôm nay lại chạy cả vào đây đểthông báo.
Nhưng mà, giọng cũng to quá rồi chăng?!
“Gia quyến?” Tôi lầm bầm trong ngượng ngùng. Tôi làmgì có gia quyến ở đây?
Ngờ đâu tai của người này lại thính đến thế, vội giảithích: “Cậu ấy nói là gia quyến của cô, tôi cũng không rõ là ai nữa. Tóm lại làcon trai, độ hai mấy ba mươi tuổi ấy.”
“Chắc chắn là sư công của chúng ta rồi!” Một nam sinhđứng dậy nói lớn.
“Ha….” Cả bọn cùng cười.
Tôi bưng cái mặt đỏ như trái táo chín đi cùng lính gácra ngoài, quả nhiên trông thấy Mộ Thừa Hòa.
Anh ấy đứng dưới bóng tối, phía trước xe của mình, vócdáng cao ráo rất có khí chất, trông như cây thông xanh rì kiêu ngạo đứng giữagió hàn, một thân một mình, mộc mạc nhưng cao thượng, không có gì ngăn chặnđược sự sinh trưởng của nó, và nó còn đang ngưỡng đầu lên trời tiếp tục chinhphục đỉnh cao, đứng trên mặt đất, đứng trên tầng mây.
Anh ấy đi vài bước về phía tôi, ánh đèn đã dần soi rõgương mặt của anh. Tôi vẫy vẫy tay với anh ấy, anh thấy vậy bèn gật đầu rồicười cười đứng yên chờ tôi tới gần, trầm tĩnh ôn hòa, như nước trong như ngọcsáng. Vốn dĩ tôi cũng chỉ đi với tốc độ bình thường thôi, nhưng nhìn thấy cảnhnày, tâm trạng không kìm nén được nữa, đôi chân đã không tự chủ mà chạy về phíaMộ Thừa Hòa.
Có điều, đứng trước cổng như thế cũng không phải làcách.
Xung quanh đây là đất hoang cỏ dại, song tôi và TrươngLệ Lệ đều đã thuộc địa hình nơi này, thế nên tôi dắt Mộ Thừa Hòa đi tản bộ.Vùng này rất vắng, thỉnh thoáng có vài chiếc xe hàng chạy qua, bình thường cũngrất ít thấy người qua lại. Trời tối thế này, nếu không phải có Mộ Thừa Hòa ởđây, tôi căn bản chẳng dám đi ra ngoài. Hai chúng tôi cứ thế dạo bước trênđường, anh ấy đi bên ngoài, tôi đi bên trong. Anh ấy cao hơn tôi, vì thế haichúng tôi… không thể gọi là vai kề vai.
Nhìn anh ấy, dường như lòng tôi lại bỗng chùn xuống.Tại sao anh ấy lại nói với người khác là gia quyến của tôi, mà không phải làngười yêu hay bạn trai? Tính khí trẻ con lại không nghe lời mà xồng xộc xôngvào não, tôi lại bắt đầu bướng bỉnh.
“Sao không gọi điện cho em trước?” Tôi hỏi.
“Gọi rồi, không có người nghe.” Anh ấy giải thích.
Tôi thọc tay vào túi áo, đích thật là không mang theođiện thoại.
“Em bị cảm sao?” Anh ấy hỏi.
“Ừm, hơi nghẹt mũi.”
“Cổ họng có đau không?”
“Không đau.”
“Nếu biết trước thì anh mang thuốc cho em rồi.”
“Em có mang thuốc dự phòng. Hơn nữa, ở đây có bác sĩmà.” Không cần anh tốt bụng đâu.
“Vậy lát nữa về nhớ uống đấy, không được nữa thì phảiđến tìm bác sĩ.” Anh ấy nói.
“Chuyện của em tự em biết lo.” Tôi chợt chặn họng anhấy.
Anh ấy càng quan tâm tôi thì tôi càng cảm thấy anh ấyđang chột dạ, tôi bất giác rời ra xa, để một khoảng trống giữa hai chúng tôi.
“Tiết Đồng.”
Tôi ‘hmm?’ một tiếng.
“Em đang giận anh sao?” Anh ấy hỏi.
“Không có.” Tôi chối ngay.
“Em không thích anh đến thăm em?”
“Không phải.”
“Anh đã làm sai chuyện gì?”
“Không có.”
Mộ Thừa Hòa khẽ thở dài.
Không biết là người này đã thật sự tin lời tôi nói haylà sao, tóm lại anh ấy đã im lặng, và như thế thì tôi càng bực bội. Tôi nóikhông có giận là không có giận sao? EQ của anh ấy thấp đến vậy sao? Không nhìnra được nỗi lòng của con gái sao? Không biết tự kiểm điểm sao? Không thể dỗdành tôi một chút sao? Suy nghĩ như thế, tôi càng đi càng nhanh, chẳng bao lâuđể lại một mình Mộ Thừa Hòa đi ở phía sau, và rồi bụng tôi chợt đau thắt lại,không đi thêm được nữa.
Anh ấy bước tới gần, như đã phát hiện ra sắc mặt tôihơi khác lạ, “Em sao thế?”
“Đau bụng.” Tôi đáp.
“Vậy hãy mau về nghỉ ngơi, đừng đi nữa.”
“Ừm.” Tôi nói
“Đi ngược lại đường cũ à?”
“Bên này có một đường tắt, đi hết đoạn này sẽ tớinơi.” Tôi tiếp tục đáp.
Nhìn xuống con đường đất cát lót đá, Mộ Thừa Hòa nói:“Để anh cõng em.”
Tôi hoảng hồn, “Em làm gì yếu đuối như vậy. Đi chầmchậm là được.”
Không chờ anh ấy nói thêm gì, tôi lập tức bước xuốngcon đường bên dưới, nhảy qua rãnh cống, phóng qua con đường nhỏ bên kia. Mộtloạt các hành động này khiến tôi cảm giác được một dòng chảy nóng từ trongngười đang hướng nhanh xuống. Bụng co giựt, đau đến mức khiến tôi khó đứngthẳng người.
Mộ Thừa Hòa chạy nhanh tới bên tôi, cúi người xuống,lại nói: “Mau leo lên, anh cõng em.” Hình như có hơi giận rồi.
Nhưng tôi vẫn đứng yên một chỗ không động đậy.
Còn tưởng rằng chúng tôi sẽ còn chiến tranh như thếmột lúc nữa, ngờ đâu anh ấy chợt nói: “Có phải anh càng khó chịu, thì em càngvui phải không…..” Thần sắc ảm đảm.
“Em không có.”
“Làm sao mà không có?” Mộ Thừa Hòa thấp giọng phản báclại tôi, “Rõ ràng em biết rằng chỉ cần em không vui, hoặc cảm thấy không khỏethì anh sẽ đau lòng, nhưng em vẫn cứ làm như vậy.”
“Em không có, không có, không có.” Tôi bắt đầu khôngbiết mình đang nói gì.
“Tiết Đồng, nếu em ghét anh, em có thể dùng cách khácđể chọc giận anh, nhưng em đừng tự hành hạ bản thân.” Anh ấy cúi thấp đầu.
“Em đâu có ghét anh?!” Tôi lập tức phản bác.
Anh ấy vẫn chỉ mang nét mặt ảm đạm đứng đấy, không đáplại câu nói của tôi.
Tôi chợt cảm thấy uất ức, “Em ghét anh hồi nào, em đâucó… Em chỉ cảm thấy trong lòng rất khó chịu, và hung thủ làm cho em phải bị nhưthế chính là anh, nên em muốn anh cũng phải khó chịu, ngờ đâu….. ngờ đâu thấyanh khó chịu, tim của em lại như bị dao xén vào vậy, lại càng đau hơn.”
Trước khi quen biết Mộ Thừa Hòa, tôi không thích khóc.Nhưng khi nói hết những lời này, tôi cảm thấy mình vừa ngốc lại vừa buồn cười,nhớ lại những lần trước khi cố tình muốn chọc giận anh ấy, nước mắt đã bất chợttuôn rơi, rơi ở trước mặt anh ấy.
Mộ Thừa Hòa thấy vậy vội ôm tôi vào lòng, không ngừngnói: “Lúc nãy còn tự nhiên mà, sao lại khóc rồi. Cũng tại anh hết, tại anh cả.Em nói gì cũng được, anh không giận, anh không đau lòng nữa……”
Anh ấy từ bỏ hết mọi lập trường của mình lúc nãy, chỉdỗ dành tôi, gần như là nuông chiều.
Hai mươi mấy năm cuộc đời, chưa bao giờ có người chiềuchuộng tôi như vậy. Lúc nhỏ mỗi khi tôi khóc, mẹ sẽ bực dọc, bà nội sẽ mắng tôivô dụng. Tôi không giống những đứa trẻ khác, hễ khóc là sẽ được những gì mìnhmuốn. Dần dần, tôi không thích khóc nữa, vì vậy, tôi chưa bao giờ xem nước mắtlà vũ khí hay là gì đó quý giá. Nhưng, với Mộ Thừa Hòa, nó hoàn toàn khác biệt.
Anh ấy ôm lấy tôi, ôm rất chặt, giống như nước mắt củatôi chính là điểm yếu chí mạng trong đời anh vậy.
Tiếng chít chít của côn trùng từ đâu đó vọng đến, anhấy gọi nhỏ như dò thám: “Tiết Đồng?”
“Chuyện gì?” Tôi hỏi nhỏ.
“Anh chưa cõng em bao giờ. Cho anh cõng em một lần,được không?” Anh ấy cũng hỏi nhỏ.
Tôi do dự một lúc, cuối cùng gật đầu, lau đi nước mắttrên mặt.
Khi mới bắt đầu, toàn thân tôi đều cứng đơ, thậm chítôi không dám thở mạnh, chỉ sợ làm anh ấy mệt. Lát sau, tôi phát hiện sự lolắng này của mình là dư thừa, Mộ Thừa Hòa mạnh mẽ hơn tôi tưởng rất nhiều. Thếlà, tôi từ từ nằm lên lưng anh ấy, hai tay vòng qua cổ của anh, đầu khẽ kề vàovai anh.
“Em còn đau không?”
“Đau.” Thật ra thì đã không mấy đau nữa rồi, nhưng conác ma trong lòng tôi bắt tôi phải trả lời như thế. Có lẽ đúng thật như Mộ ThừaHòa nói, nhìn thấy anh ấy khẩn trương vì tôi, tôi sẽ thấy mãn nguyện.
Con đường trải đá này tuy cũng rộng những hai ba mét,nhưng khập khiễng và khó đi vô cùng, lại không có đèn, chỉ có thể cậy vào ánhtrăng và đèn đường hắt vào từ con phố bên ngoài, vì thế anh ấy đi rất chậm.
“Anh cố gắng đi vào chính giữa nha, nhìn thấy cái gìđen đen cũng đừng giẫm vào, nói không chừng là rắn đấy.”
“Ừm.” Anh ấy đáp.
“Anh lớn lên ở trung tâm thành phố phải không, chưatừng đi đường núi?”
“Có đi chứ, nhưng không nhiều, hơn nữa đều do ba anhcõng.”
Nhắc đến ba của anh ấy, tôi không kìm được lòng, ápmặt vào cổ anh.
“Ba của anh chắc chắn là một người cha rất giỏigiang.”
Mộ Thừa Hòa trầm lặng một lúc mới nói: “Không phải. Cólẽ ông ấy là một người giỏi giang, nhưng không hẳn là một người cha tốt.”
“Tại sao?”
“Một người cha tốt sẽ không như ông ấy, bỏ lại con củamình……”
Tôi không lên tiếng.
Đi được vài bước anh ấy mới lại nói: “Nhưng cũng khôngthể trách ông ấy, đều là lỗi của anh.”
Chúng tôi đã qua nửa đoạn đường, anh ấy quay đầu lạihỏi: “Em còn đau không?”
Lần này tôi không dám làm càn nữa, thành thật trả lời:“Hết đau rồi.”
Nghe thấy thế, hình như anh ấy an tâm hơn, thở phù nhẹnhõm, song cũng không có ý định thả tôi xuống, chỉ tiếp tục đi.
Tôi nói: “À phải, em đã nghĩ ra mình muốn làm gì rồi.Năm sau em sẽ đi thi chương trình nghiên cứu sinh của học viện phiên dịch, hìnhnhư sẽ bắt đầu ghi danh từ tháng sau. Tóm lại, em sẽ vừa làm việc bên này, vừaôn tập để đi thi, không phí thời gian, lại còn có thể kiếm tiền. Lúc trước emcứ ước được dịch cabin, cho dù không thành công, nhưng chí ít em đã từng nỗlực, sau này cũng không hối hận.”
“Có chí thì nên.” Anh ấy cười.
“Ngoại ngữ hai em chọn tiếng Nga đấy. Anh phải ôn tậpcho em.”
“Được thôi.” Lại cười.
Chỉ một đoạn đường ngắn, tôi nằm trên lưng anh ấy, cảmnhận được hơi ấm và hơi thở từ một con người khác, tôi chợt cảm thấy, dường nhưgiữa hai chúng tôi đã có một sợi dây liên kết cả đời.
Lâu nay tôi không biết phải gọi anh ấy như thế nào,lúc trước gọi thầy, sau này thì lướt luôn cách gọi, lần đó nhất thời tức giậnthì gọi luôn cả tên lẫn họ anh ấy. Những người xung quanh, có người gọi anh ấyTiểu Mộ, có người gọi Thừa Hòa, anh ấy bảo ba gọi anh ấy là Tiểu Hòa.
Còn Mộ Thừa Hòa, từ đầu đến cuối cũng đều gọi thẳngtên tôi, hai chữ: Tiết Đồng.
Có lẽ vì khi ở nhà ba mẹ rất ít dùng tên thân mậtchăng, cho nên tôi luôn cảm thấy tên trong nhà nghe ngồ ngộ. Nhưng, ngay tronggiây phút này đây, giữa cảnh đêm và gió mát, tôi đột nhiên rất muốn gọi tên anhấy.
Suy đi nghĩ lại, cuối cùng tôi dịu dàng thỏ thẻ mộttiếng: “Thừa Hòa.”
Bước chân của anh ấy hình như có hơi khựng lại, rồihơi nghiêng mặt: “Hmm?”
“Thừa Hòa.” Tôi lại gọi.
Lần này anh ấy không đáp lại nữa, nhưng nụ cười hiệnrõ trên mặt.
(2)
Kế hoạch ban đầu của chúng tôi là sẽ đi câu cá vào LễQuốc Khánh, chẳng ngờ trời lại mưa. Mưa rơi rớt từ đêm hôm qua đến sáng hômnay, tí tách tí tách, không khí cũng man mác hơi lạnh của mùa thu. Tôi rấtthích ngồi ở nhà với Mộ Thừa Hòa trong thời tiết thế này. Anh ấy làm việc trongphòng khách, tôi bận bịu qua lại song cũng không làm phiền anh ấy, có lúc tôisẽ tự đọc đề thi, có khi lại quét lau nhà cửa, thỉnh thoảng cũng rót nước choanh ấy. Dẫu cho không nói một lời nào, tâm trạng cũng tươi đẹp vô cùng.
Tiếc rằng, một cú điện thoại đã phá vỡ sự yên tĩnhnày.
Bác gái ở bên kia đầu dây nói: “Tiết Đồng, đến đây đi,ông nội của con….. sắp không được rồi.”
Mặt tôi tức thì trắng bệch.
Mộ Thừa Hòa bước tới hỏi: “Xảy ra chuyện gì vậy?”
Anh ấy chở tôi đến bệnh viện. Mưa rơi xối xả, càngngày càng nặng hạt, tôi mơ màng nhìn hai cần gạt nước ở trước mặt đưa đi đưa lại….Phía trước là cụm đèn giao thông, anh ấy nhìn tôi, nhưng rồi cũng chỉ im lặng.
Khi đến phòng của ông, chúng tôi chỉ trông thấy bácgái và bà nội đang ngồi trước giường bệnh. Ông nội đang nằm trên giường, ốngquản trước đó đã bị thay thế bằng chụp ôxy. Thiết bị hỗ trợ bên cạnh khôngngừng kêu lên tít tít, trên người ông là tấm chăn, lồng ngực phập phồng cùngvới nhịp hô hấp của máy móc….
Bác gái thấy tôi vào cửa liền nói, “Tiết Đồng con đếnrồi à, chú và bác hai của con đã đi thương lượng với bác sĩ rồi.” Nói xong,nhìn thấy Mộ Thừa Hòa ở phía sau tôi, ánh mắt của bác gái có hơi hồ nghi. Songvì tôi không nói gì, nên Mộ Thừa Hòa bèn lễ phép cúi đầu chào. Không phải làmuốn cố tình giấu giếm anh ấy, chỉ vì lúc này tôi không còn tâm tư quan tâmnhững việc này.
Bác gái lại nói: “Lần trước con có đến đây thì chắccũng biết gần đây sức khỏe của ông nội con không mấy lạc quan, bác sĩ cũng đãnói các cơ quan của ông đã bắt đầu suy kiệt, mới sáng nay, huyết áp lại tăngđột ngột, não bộ đã xuất huyết lần thứ hai……” Nói đến đây, bác gái có hơi nóikhông nên lời nữa, bắt đầu lau nước mắt.
Trái lại, bà nội rất yên tĩnh, bà lấy tay vuốt ngaylại mái tóc của ông.
Bấy giờ, bác hai và các chú của tôi cùng đi theo bácsĩ vào phòng. Bác sĩ đi đến bên giường, móc từ trong túi ra một chiếc đèn pinnhỏ, mở mắt ông tôi lên soi soi vào trong, rồi bảo bác sĩ thực tập bên cạnh ghilại số liệu, sau đó rời khỏi.
Bác hai kéo tay áo của bác sĩ thực tập ấy hỏi: “Thậtsự là không một chút hy vọng nào sao?”
Bác sĩ thực tập nói: “Điều này rất khó nói, cũng khôngthể bảo là không có kỳ tích.”
Bác gái nói: “Cũng đã nằm ở đây 5 năm rồi, lúc ấy cácngười cũng nói có lẽ sẽ có kỳ tích, mãi đến hôm nay lại vẫn là câu này.”
Bác sĩ thực tập đáp lại: “Bác sĩ đích thật là đã cốgắng hết sức, tuổi tác của bệnh nhân lại cao như vậy…..”
Căn phòng im lặng giây lát. Bác sĩ thực tập đóng tậplại định đi. Chú tôi lại hỏi: “Vậy bây giờ phải làm sao?”
Bác sĩ thực tập trả lời: “Không phải lúc nãy bác sĩ đãnói rất rõ ràng rồi sao, thực ra nếu bây giờ rút máy hô hấp ra thì bệnh nhânchẳng khác nào người đã chết. Trong tình trạng này, chỉ xem người nhà của bệnhnhân định thế nào thôi.” Nói xong người đó ra khỏi phòng.
Bác hai lấy ra một điếu thuốc và ống quẹt, vừa địnhđốt lên thì bác gái ở bên cạnh liền nhắc nhở, ông ấy bèn đi ra ban công. Hútliền vài hơi xong, lại đi trở vào. Những người khác vẫn còn đứng nguyên bấtđộng.
Trong phòng chỉ có hai chiếc ghế, bà nội và bác gái đãngồi, không còn cái nào khác, nãy giờ tôi chỉ đứng đấy nghe họ nói qua nói lại,giờ đây, tôi muốn tìm gì đó để dựa dẫm. Chính trong lúc này, Mộ Thừa Hòa vỗ vỗvai tôi.
Tôi quay lại nhìn anh ấy. Anh ấy gật đầu với tôi, nhưmuốn nói: Có anh ở đây, đừng sợ.
Cô lao công vào thay túi rác, trông thấy nét mặtnghiêm trọng của chúng tôi, bà nhiều lời nói vài câu.
Bà ấy nói: “Tình trạng như các vị đây, tôi làm ở đâybao nhiêu năm cũng đã nhìn quen rồi. Thật ra bác sĩ cũng không thể nói rõ ravới các vị. Nhưng các vị để người già nằm như thế, viện phí cao, chính bản thânông ấy cũng chịu tội, cuối cùng cũng chỉ chống cự được vài ngày.”
Mấy lời của cô lao công đánh thẳng vào trọng điểm.
Bác gái liền nói: “Chị này nói rất có lý.”
Bà nội vừa kéo lại chăn cho ông, vừa hỏi: “Nếu chuyệnnày để mẹ làm chủ, mọi người có đồng ý không?”
Bác gái nói: “Mẹ, mẹ nói sao tụi con làm vậy.”
Bà nội im lặng một lúc mới bắt đầu nói: “Ông già nằm ởđây bao nhiêu năm rồi, thật ra nhiều lúc mẹ cảm thấy chính mẹ đã ép ông ấy ởlại, bắt ông ấy nằm đây chịu tội. Trong lòng mẹ chỉ mãi nghĩ thế này, thằng bađã đi rồi, vậy mẹ phải giữ chặt ông ấy, chỉ mong một ngày ông ấy có thể tỉnhlại.”
“Số tiền đó là mẹ đã buộc các con lấy ra, mỗi ngày nằmviện, sức khỏe của mẹ lại yếu, chúng ta buộc phải mời y tá. Những năm qua, cáccon bỏ ra bao nhiêu, mẹ đều nhìn thấy cả, tất cả chỉ vì suy nghĩ nhỏ nhoi ấycủa mẹ, mẹ sợ một khi mất đi nỗi nhớ này, mẹ cũng sẽ đi theo cha con ông ấy.”
“Nhưng bây giờ, sự việc đã như thế này…. bây giờ đãthế này rồi, nếu phải lãng phí thêm vài ngày, thì chi bằng cho ông ấy đi đi.”Nội nói xong, thở dài.
Bác hai bảo: “Vậy con gọi bác sĩ đến.”
Những người khác đều đồng ý.
Tôi lặng lẽ đi đến bên giường, cúi nhìn ông.
Miệng ông đang ngậm một ống hô hấp rất to, được cốđịnh bởi băng keo màu trắng, ống quản ấy buộc miệng ông phải mở ra. Da mặt vàngbủng, khuôn mặt gầy gò. Đã nhiều năm rồi tôi không ngồi ngắm nhìn ông kỹ nhưthế, ký ức chỉ còn lại một bóng hình mơ hồ.
Bà nội nhỏ người và gầy, mọi người đều bảo tôi có hơigiống nội lúc trẻ, còn ông tôi thì di truyền đặc tính thấp béo, da trắng tócxoăn cho ba tôi. Khi còn nhỏ, ông cưng chiều tôi còn hơn cả ba. Có một lần, vìxuống quê chơi mà tôi bị lây chí về nhà, bà nội vừa châm chọc ông bà ngoại tôi,còn vừa cạo đầu tôi ngay trước mặt họ như là để trút giận. Kết quả là các bạnhàng xóm đều nói tôi là tiểu ni cô, không thèm chơi với tôi, ông nội phải làmrất nhiều đồ chơi để dụ họ đừng ăn hiếp và đừng cười tôi.
Không bao lâu, bác sĩ và bác hai đi vào. Y tá đưa gìđó cho họ ký tên.
Bác gái hỏi: “Chỉ lấy hết máy móc đi là được sao?”
Y tá gật đầu.
Bà nội không nhẫn tâm ngồi nhìn, nên mọi người đỡ nộira ngoài.
Tôi đứng đấy, chợt nói một câu, giọng đều đều: “Conkhông đồng ý.”
Tiếng nói không lớn, nhưng đủ để tất cả mọi ngườitrong phòng đều nghe thấy.
Bác hai và bác sĩ đều cùng lúc ngước lên nhìn tôi.
“Con nói con không đồng ý.” Tôi lặp lại một lần nữa.
Bác gái cầm lại nước mắt, liếc nhìn tôi như nhìn mộtquái vật vậy: “Tiết Đồng.”
Ở trong gia đình này, tôi chưa bao giờ làm phật ýtrưởng bối, trường hợp công cộng thế này thì càng không có.
Bác hai giải thích: “Tiểu Đồng à, đây là ý của bà nộicon.”
Tôi nói: “Nhưng con không đồng ý. Ba con mất sớm, vìthế con nói thay lời của ba. Nếu bây giờ ba còn ở đây, chắc chắn ba con cũngkhông đồng ý!”
Bác sĩ nhìn tôi, lại nhìn bác hai, nói bằng giọngkhông vui: “Người nhà thương lượng hết đi rồi hãy gọi tôi, tôi còn nhiều việcphải làm lắm.” Nói xong, ông nhìn y tá ra dấu hiệu gì đó rồi rời khỏi.
Bác gái tức thì nổi giận: “Một đứa con nít như con thìhiểu chuyện gì chứ? Con có biết kéo dài thêm một tiếng đồng hồ là bao nhiêutiền không? Ông của con không có việc làm, không có phí trợ cấp, tất cả đều dochúng ta tự chi. Con có biết cảm thông cho người khác không? Bây giờ đâu phảilà chúng ta không chịu chữa trị, mà là chỉ còn cách này, chính tai con cũngnghe bác sĩ nói vậy mà!”
Tôi cắn chặt môi, cũng nổi bướng: “Mọi người chỉthương tiền thôi không phải sao? Cùng lắm con đi sớm về muộn cố gắng kiếm tiền,dù phải bán máu cũng kiếm tiền về trả lại cho mọi người, con……”
Mộ Thừa Hòa ở sau lưng kéo kéo tay tôi, ra ý bảo tôiđừng nói nữa.
“Tiết Đồng!” Bác gái càng phẫn nộ, “Con đúng là càngngày càng không ra gì”!
Những người thân đứng bên cạnh cũng không tiện nói gì,và thế là không khí ngưng đọng.
Ngay trong lúc tình thế nặng nề như thế, một giọng nóibất chợt vang lên.
Mộ Thừa Hòa đứng ra nói: “Bác trai bác gái, cháu thayTiết Đồng xin lỗi mọi người, cô ấy còn nhỏ không hiểu chuyện, nhất thời nói lờitrẻ con, hai bác cũng đừng giữ trong lòng. Tin tức này thật sự có hơi đột ngột,Tiết Đồng chỉ là nhất thời không tiếp nhận được, có lẽ cho cô ấy một ít thờigian sẽ đỡ hơn. Mẹ cô ấy không có ở đây, tuy bảo là chồng đã qua đời nhiều năm,nhưng khi ông nội còn tỉnh táo, bác ấy vẫn còn là con dâu của ông. Hay là,chúng ta cố đợi thêm một lúc, đợi mẹ Tiết Đồng đến đây rồi hẳn tính? Dẫu saocũng đã chờ lâu vậy rồi, cũng không gấp gì một lúc này. Đúng lúc có thể tranhthủ khoảng thời gian này sắp xếp vài thứ cho ông nội, như thế thì Tiết Đồngcũng có tâm lý chuẩn bị?”
Vốn dĩ tôi còn cứng đầu không thèm rơi lệ, dẫu cho khinghe bác sĩ tuyên bố tin xấu tuyệt vọng ấy, tôi cũng không khóc, nhưng khi MộThừa Hòa nói thay tôi vài lời khách sáo, tôi liền như tìm được một ngọn cỏ cứumạng, nơi mềm yếu nhất trong lòng bỗng dưng tìm được một lối thoát, hai dòng lệnóng hổi lập tức chảy xuống.
Tôi hoảng loạn, vội vàng quay mặt đi, nhìn qua váchtường trắng.
Mộ Thừa Hòa lại hỏi: “Các bác cảm thấy như vậy có đượckhông?”
Bác hai bảo: “Nói ra cũng phải, chúng tôi gấp quá cũngchưa lo xếp chu toàn. Cũng được, chúng tôi ra ngoài chuẩn bị hậu sự cho ônggià, để tránh tới lúc ấy rối rắm chưa chuẩn bị được gì.”
Mọi người lũ lượt tán đồng, sau đó thì bị bác hai phâncông công việc, họ lần lượt rời khỏi phòng.
Bác gái nói: “Bà nội của con còn ngồi ở bên ngoài, bácđưa nội về nhà nghỉ ngơi trước.”
Cuối cùng, chỉ còn lại tôi và anh ấy. Tôi đứng bêngiường, quay đầu nhìn ra góc tường, anh ấy ở phía sau tôi, không lay động. Nướcmắt trên mặt tôi đã bị gió hong khô, anh ấy kéo ghế qua cho tôi, sau đó cũngngồi xuống ở vị trí bên cạnh.
Chúng tôi im lặng rất lâu, sau cùng anh ấy bảo: “Haylà… em nói chuyện riêng với ông nội đi?”
“Ông có thể nghe thấy không?”
“Có lẽ sẽ nghe.” Anh ấy đáp.
“Thật không?”
“Thông thường thì anh không nói dối.”
“Vậy khi nào anh mới nói dối?”
Anh ấy hơi khựng lại một lúc, “Khi đó là lời nói dốithiện ý, khi anh cảm thấy ngượng và xấu hổ.”
Tôi nhìn vào đôi mắt của Mộ Thừa Hòa, thấp thoáng biếtđược anh ấy đang nói về điều gì. Thật ra, tôi cũng có nói dối với anh ấy, khôngphải sao?
Tránh khỏi ánh mắt ấy, tôi nhìn trở về giường bệnh,“Em nhớ ra có điều gì muốn nói với ông rồi.”
“Có cần anh ra ngoài không?”
Tôi suy nghĩ đôi lúc, lắc đầu, nhưng rồi lại gật đầu.
Mộ Thừa Hòa đứng dậy: “Vậy anh ra ngoài hút điếuthuốc.”
Tôi ngã đầu lên chiếc gối của ông, đặt sát bên đầuông, từ từ tìm về ký ức xa xăm…
“Lúc nhỏ, có một khoảng thời gian con đến ở với ông vàbà. Mỗi khi phát bài kiểm tra, cô giáo đều bắt mang về cho phụ huynh ký tên,nhưng môn văn của con từ nhỏ đã yếu, mỗi lần điểm thấp con đều không dám cho aixem. Sau cùng, con đã giả chữ ký của ông.”
“Còn có một lần, con nói chuyện trong giờ học, bị côchủ nhiệm tóm được, bắt phải mời phụ huynh, nếu không sẽ không cho con vào lớp.Lúc ấy ở nhà chưa có điện thoại, con đã nói dối là ông bị bệnh nặng, bà đưa ôngvào viện rồi, cô mới chịu tha cho con.”
“Ông thường để tiền trong túi áo trước ngực, lại khôngchịu đếm tổng cộng có bao nhiêu thì đã vắt áo lên đầu giường. Có lần con canhlúc ông không chú ý, lấy cắp mấy đồng mua kẹo ăn.”
“Chiếc vòng cẩm thạch mà chú sáu mang về cho bà nội từVân Nam, thật ra là do con làm vỡ. Nhưng lúc ấy con thật sự rất sợ, nên đã đểnó về trong hộp, khi ông mang nó cho bà thì nó đã bị gãy làm đôi, con còn hạiông bị bà trách mắng.”
“Ông đi họp phu huynh cho con, cô giáo nói thành tíchhọc tập của con không tốt, ông về nhà nói lại y như vậy cho mẹ nghe. Khi ông đirồi, mẹ đã đánh con một trận. Lúc ấy con vừa khóc, trong lòng vừa oán trách ôngkhông phải là ông nội của con.”
“Ông từng nói với con ông phải sống đến một trăm tuổi,để nhìn ba đứa cháu của mình kết hôn sinh con. Bây giờ anh và chị đều đã kếthôn rồi, ông cũng nhìn thấy Mộ Thừa Hòa rồi, anh ấy rất tốt, thật sự rất tốt.”
….
Không biết tôi đã nói như thế trong bao lâu, mãi đếnkhi hai cô y tá đẩy cửa vào ghi chép số liệu gì đó mới cắt ngang tôi. Sau đó,cô y tá lại truyền nước biển cho ông. Tôi nhường chỗ lại cho họ, một mình đi rangoài.
Đã đến giờ ăn tối, những căn phòng khác đều thơm mùithức ăn.
Đúng lúc vợ chồng anh họ tôi đi tới, trông thấy tôiliền nói: “Em đi ăn cơm đi, anh sẽ trông chừng ông, có chuyện gì sẽ gọi điệncho em.”
Chúng tôi đều hiểu, cái được gọi là “có chuyện” làchuyện gì.
Mộ Thừa Hòa không có trên hành lang, tôi đi một vòngtìm khắp nơi, cuối cùng mới thấy anh ấy bên cửa cầu thang. Anh ấy ngồi dướiđất, ngay khúc quanh của hai tầng lầu, tay cầm điếu thuốc, đang ngơ ngác nhìnnhững hạt mưa thu bên ngoài.
Tôi bước tới đó, ngồi xuống cạnh anh ấy, với cùng mộttư thế.
“Em thấy đói không?” Mộ Thừa Hòa dập tắt thuốc và hỏitôi.
“Ừm. Đói.”
“Bên đó có người rồi à?”
“Ừm.”
“Vậy chúng ta đi ăn cơm trước đã, sau đó anh về nhàlấy áo cho em, ở đây ban đêm rất lạ
(3)
Vừa bước xuống lầu thì anh họ đã gọi điện tới, thế làchúng tôi lại chạy trở lên, trong phòng đầy những người khoác áo bào màu trắng.
Anh họ trông thấy tôi vội giải thích: “Lúc nãy tim củaông bị suy kiệt đột xuất, bác sĩ đang cấp cứu.”
Lát sau, tôi thấy họ lắc đầu một cách bất lực. Bác sĩbảo y tá xem đồng hồ, sau đó nói với cô ấy: “Thời gian tử vong, 19 giờ 31 phútngày 1 tháng 10.”
Sau đó, mọi thiết bị đều được rút điện ra.
Tôi chen vào trong ấy, nắm lấy tay ông, vẫn còn hơiấm, vẫn còn mềm, mọi thứ đều như không thực.
Rốt cuộc thì sự cố chấp của tôi cũng đã không giữ đượcông.
Bà nội đến bệnh viện, nhìn thấy ông bị vải trắng cheđầu lại, bà cũng không cầm được nước mắt.
Cuối cùng, chỉ có tôi dìu bà ra ngồi trên dãy ghếngoài hành lang. Mộ Thừa Hòa cùng với mọi người liên hệ thong báo đến ngườiquen và thu xếp hậu sự cho ông. Bà nội khóc được một lúc thì không tiếp tụcnữa, chỉ không ngừng kể đi kể lại với tôi những chuyện của ba và của ông.
Đợi tôi mua lê trở về, nội lại đòi ăn táo. Tôi lạichạy đi mua táo.
Đến khi đã cầm táo và lê trên tay, nội mới lầm bầm mộtcâu: “Ông à, chúng ta ăn quả không phân lê.”
Ăn quả không phân lê. Đây là câu nói địa phương màtrước đây ông thường nhắc đến, ý muốn nói táo và lê là phải ăn chung với nhau,không được tách rời, như vậy thì cả nhà mới có thể mãi mãi đoàn viên.
Lòng tôi bất giác chùn xuống.
Tôi đi mượn dao trái cây, rửa sạch táo lê xong, tôibắt đầu gọt. Gọt vỏ xong đưa cho bà, bà lại không ăn, chỉ cầm trên tay ngồinhìn lặng lẽ. Tôi tiếp tục gọt lê, được một nửa thì bà bất chợt bóp chặt taytôi, nói một cách kích động: “Không được chia! Không được tách ra!”
Tôi bị trượt tay, con dao lập tức cắt vào. Ban đầu chỉhơi tê, một lúc sau mới bắt đầu có máu. Tôi vội trấn an bà, sau đó đặt giỏ tráicây xuống chạy vào phòng vệ sinh.
Lưỡi dao rất sắc, tuy vết thương chỉ có nửa tấc, nhưngvết cắt rất sâu, máu không ngừng chảy ra cùng với nước trong ống vòi, tôi rửatay sạch sẽ, sau đó lấy khăn giấy quấn đại lên đó rồi đi trở ra.
Sau khi trở về chỗ ngồi, tôi mới phát hiện trên quả lêấy cũng bị dính máu, bèn vứt nó đi, lấy từ trong giỏ ra một quả khác tiếp tụcngồi gọt. Trước đây nội từng mắng trái tim tôi thật sắt đá, không chỉ lạnh, màcòn cứng. Tôi không khóc.
Vết cắt ngay lòng bàn tay, vì thế cứ cầm lấy vật gì,dù chỉ rất nhẹ cũng đủ làm nó nứt ra, và máu lại chảy. Tôi cũng không để tâm,thấm ướt giấy thì thay giấy khác. Tôi thầm nghĩ, một người đối xử lạnh nhạtngay cả với chính bản thân mình, thì còn có thể nhiệt tình với ai?
Ban đêm, Mộ Thừa Hòa đưa tôi về nhà nghỉ ngơi. Nhìnthấy tay tôi quấn khăn giấy, anh ấy hỏi tôi bị sao, tôi không trả lời, chỉ tắtđèn rồi đi ngủ. Anh ấy ngồi trong phòng của mình, mở đèn giường dựa vào gối đểđọc sách. Chúng tôi đều không đóng cửa phòng, vì thế tôi có thể nhìn thấy ánhđèn màu vàng cam hắt ra từ phòng anh ấy.
Không biết trải qua bao lâu, chợt vọng đến tiếng bướcchân khẽ khàng của Mộ Thừa Hòa. Sau đó, tiếng bước chân dừng lại trước cửaphòng của tôi, dường như anh ấy muốn xem tôi có yên giấc hay không. Vài phútsau anh ấy mới rời khỏi.
Lại trải qua rất lâu rất lâu, tôi lật người lại, bấtcẩn hất tung chiếc điện thoại nằm bên cạnh bay xuống đất, phát ra một âm thanh“tạch”. Nghe thấy động tĩnh, anh ấy lại một lần nữa xuất hiện trước cửa, cũngvẫn đứng yên ngoài ấy giữa bóng tối.
Nhưng lần này Mộ Thừa Hòa không dễ dàng về phòng, anhấy hỏi: “Ngủ không được phải không?”
Tôi chần chừ một hồi, mới đáp lại một tiếng.
Anh ấy thở dài, bật đèn lên rồi đi tới bên giường củatôi.
Tôi quay mặt vào tường.
“Tiết Đồng……” Anh ấy gọi, “Nếu như em không ngủ được,anh sẽ nói chuyện với em.”
“Rất nhiều thanh niên trong xã hội này luôn cảm thấythứ khó chấp nhận nhất, thứ đau khổ nhất trên đời này chính là đánh mất tìnhyêu, để rồi xem thường mạng sống của mình. Thật ra, đại đa phần vì họ chưa trảiqua nỗi đau mất đi người thân. Có lẽ trong tiềm thức của em đã mang ảo tưởng hyvọng ba mình sẽ sống lại đặt vào ông nội, vì vậy em mới đau khổ hơn những ngườikhác.”
Nghe thấy câu nói này, tôi không tự chủ mà nắm chặtbàn tay, móng tay đâm mạnh vào vết thương, chỉ chốc lát máu đã lại chảy ra.Dường như chỉ khi thân thể tôi đau, thì nỗi đau của trái tim mới có thể hóagiải.
Ngờ đâu, tay đã đau, mà nỗi đau trong tim vẫn còn tiếptục.
Tôi kéo chăn đắp qua đầu, rúc người vào đó, sau đó mớinói: “Khi ba xảy ra chuyện, bà nội không cho em nói với ông, sợ bệnh tim củaông tái phát, nhưng em đã không nghe lời. Nếu như lúc đó em không kích động nhưvậy, không báo tin đó với ông, có lẽ ông sẽ không bị như hôm nay. Vì vậy bà nộihận em, mọi người đều hận em, đều tại em cả.”
Mộ Thừa Hòa im lặng một hồi rồi mới chầm chậm nói:“Tiết Đồng, câu chuyện mà anh kể cho em nghe về ba anh, thật ra phía sau cònmột đoạn anh chưa nói hết.”
Nấp ở trong tấm chăn lớn, tôi bất chợt nín thở.
Anh ấy nói: “Về sau, ba anh cứ bệnh suốt, thần chíkhông minh mẫn, năm cuối cùng ấy ba thậm chí không còn nhận ra anh, ba bị giamtrong bệnh viện tâm thần. Nhưng có một hôm, đột nhiên ba nhận ra anh, ba cònnói ‘Tiểu Hòa, ba hết bệnh rồi, ba muốn về nhà.’ Anh liền ép mẹ làm thủ tục choba trở về.”
“Khi ấy, ba mẹ anh đã ly hôn, không còn sống chung mộtnhà nữa, anh nói anh có thể chăm sóc cho ba. Những ngày đầu cũng rất tốt, ba cóthể nói chuyện với anh, có thể ăn cơm do anh nấu, còn có thể ngồi đọc sách ởnhà một mình. Làm sao anh biết được ba lại đột nhiên tự sát?”
“Ba treo cổ vào lúc nửa đêm, sáng sớm thức dậy anh mớiphát hiện. Anh không biết phải làm thế nào, lúc ấy ở nhà không có điện thoại, vàba thì treo ngay trước cửa, anh không dám đi ra ngoài từ lối đó, nên cứ ngồitrên sàn nhà, ngồi nhìn ba. Mãi đến đêm khuya, mẹ mới tìm đến đây do nhận đượcđiện thoại từ nhà trường vì anh không đi học.”
“Lúc ấy anh đã nghĩ, anh mới là hung thủ. Kết luận nàyđã quấy nhiễu anh rất lâu, thậm chí chỉ cần nhìn thấy cánh cửa ấy là anh lạixuất hiện một ảo giác, dường như ba vẫn còn treo ở đấy, và đang nhìn anh, ánhmắt đầy oán trách. Về sau khi sang nước Nga, người ta nói với anh hút ma túy cóthể làm tê liệt thần kinh, đầu óc sẽ trở nên đần độn, và rồi sẽ không nhớ ra gìnữa, kết quả là có một thời gian rất dài, anh đã điên cuồng hút những thứ ấy.”
“Sau khi mẹ biết được, bà đã nhốt anh lại bắt anh cainghiện, còn tìm rất nhiều bác sĩ tâm lý khám cho anh.”
“Nhưng, dẫu rằng bao nhiêu năm đã trôi qua, anh vẫnkhông dám sống một mình trong căn nhà này, dường như cứ hễ vào đêm, ba sẽ lạitrở về. Chỉ cần anh ngồi một mình trong bóng tối, nhìn vào nơi mà ba ra đi, anhsẽ như có thể trò chuyện với ba hay là với thứ gì khác, có lúc sẽ nghe thấytiếng người, có lúc sẽ có tạp âm. Sau này anh lại đến gặp bác sĩ, họ nói đó chỉlà ảo thính. Vì vậy anh chẳng thà mình bị điếc, như thế anh sẽ có thể khôngnghe thấy những âm thanh ấy nữa.”
Nghe đến đây, tôi giở chăn lên, ngồi dậy, nhìn thấynỗi đau khổ trong mắt của anh. Tôi những tưởng rằng cả đời anh ấy cũng khôngnói với tôi những điều này, cả đời anh ấy cũng không muốn nghĩ về quá khứ ấynữa. Tôi khẽ choàng tay qua cổ anh, run giọng nói: “Anh không cần phải nói ranhững chuyện này.”
“Không, anh nhất định phải nói với em. Nếu không tráitim của anh mãi mãi cũng là một nơi không gặp được ánh sáng, hễ nhìn thấy emanh lại thấy tự ti.” Anh ấy nói.
“Không hiểu tại sao, anh rất thích trẻ con, vì thế anhđã đi dạy học. Nhìn những thanh niên đầy sức sống ấy, anh chợt cảm thấy cuộcđời đầy hy vọng. Sau này, em đã đến. Tiết Đồng, em đã đến. Tối hôm đó, em đãngồi tìm kính sát tròng cho anh giữa đất tuyết lạnh lẽo, lúc ấy tay của em đôngcứng và sưng cả lên.”
“Em giống như là một thiên thần vậy. Cảm xúc của emphong phú đến thế, em thích cười, lại thích chau mày, dễ đỏ mặt, lại dễ giận,ngay cả khi giận hay khi ngượng, nét mặt của em cũng dễ thương đến thế.”
“Chính em đã khiến anh phát hiện, anh không thể mãimãi sống trong quá khứ. Huống chi chỉ cần có em bên cạnh, thì anh không còn gìphải sợ cả. Đêm giao thừa năm đó, em đã cầu nguyện trước mặt anh, thật ra lúcấy anh cũng đã lén cầu nguyện, anh hy vọng cô gái trước mặt mình mãi mãi vui vẻvà hạnh phúc.”
“Vì vậy, em không cần phải tự trách mình. Tiết Đồng,em hiểu không? Chỉ cần em có một chút không vui, trái tim anh sẽ lại rất đau.Bất kể là ông nội hay là ba của em, tình yêu của họ và của anh cũng đều nhưnhau cả, cho nên họ nhất định không muốn thấy em tiếp tục tự trách mình nhưvậy.” Giọng của anh ấy đã có hơi khàn.
Tôi xòa vào lòng anh ấy, nước mắt lặng lẽ tuôn rơi:“Em biết, Thừa Hòa. Em hiểu.”
“Vậy bây giờ hãy đưa tay ra cho anh xem được không?”Anh ấy nói.
Tôi buông cổ anh ấy ra, ngoan ngoãn giơ tay ra trướcmặt.
Mộ Thừa Hòa cúi đầu nhìn, không nói lời nào, lập tứcđi lấy tủ y tế rồi trở về bên tôi.
Máu đã đông đặc, nhưng vì chạm phải nước, viền cắt đãbắt đầu nổi màu trắng. Anh ấy cẩn thận sát trùng cho tôi, một ít thịt đã bị lồira ngoài, gặp phải cồn liền như bị lửa đốt vậy, hại tôi bất giác “xít…..” lênmột tiếng.
Tay anh ấy run lên một cái, song vẫn không nhìn tôi.
Đèn trong phòng không mấy sáng, tôi lại ôm chầm lấyanh ấy ngay khi chui ra khỏi mền, đến khi tôi buông tay ra thì anh ấy đã quayngười đi ra ngoài lấy thuốc, vì vậy tôi vẫn chưa được nhìn thấy mặt của anh ấy.Mãi đến bây giờ, tôi mới phát hiện, khoang mắt của anh ấy đỏ hoe.
Cũng không biết là vì những lời nói lúc nãy hay là tạivết thương của tôi.
Tôi hoang mang cả người: “Anh sao thế? Anh sao thế?”
“Không có gì.” Anh ấy tránh khỏi ánh nhìn của tôi.
Tôi nào chịu nghe theo, không cho anh ấy bôi thuốcnữa, tôi dùng hai tay giữ chặt gương mặt của Mộ Thừa Hòa, bắt anh ấy nhìn thẳngvào tôi. Đôi mắt bị gì đó thấm ướt càng thêm long lanh. Anh ấy không phản khángnữa, cũng không giằng co nữa, chỉ cúi mắt xuống, không nói lời nào.
Từ trước đến nay, bất kể là trong trường hợp nào, dùcho gặp phải chuyện gì, thì cái đầu tiên mà Mộ Thừa Hòa mang đến cho tôi đều lànụ cười.
Anh ấy chưa bao giờ để lộ cảm xúc tiêu cực của mình ởtrước mặt tôi, dẫu cho có thương tâm hay khó chịu, anh ấy cũng đều cười. Và khicười, đôi mắt này sẽ hơi híp lại, sau đó khóe môi sẽ cong lên, cánh cửa sổ tâmhồn ấy sáng vô cùng.
Ôn hòa, khiêm nhường, thỉnh thoảng sự xảo huyệt cũngsẽ xuất hiện trên gương mặt này.
Nhưng ngay bây giờ đây, Mộ Thừa Hòa mà tôi nhìn thấylại là như thế.
Tôi khẩn trương vô cùng, vội nói: “Em không đau, emkhông đau một chút nào, từ nhỏ em đã rất nghịch ngợm, dây thần kinh đau cũngchậm chạp hơn người khác. Hơn nữa anh thấy đó, lúc nãy em đã khóc ướt cả áo củaanh rồi, chuyện đau lòng cũng nói với anh rồi. Em không tự trách mình nữa, saunày mỗi khi em đau lòng, em sẽ nghĩ có một người sẽ đau lòng hơn em, như vậy emsẽ không buồn nữa, em có chuyện gì cũng sẽ nói với anh đầu tiên……”
Nghe tôi nói năng lộn xộn như thế, anh ấy trầm ngâmmột hồi mới tiếp lời tôi: “Hôm ấy anh không nên buông bàn tay này ra ở trướcmặt mọi người.”
Tôi sững sờ, sau đó mới hiểu ra anh ấy đang nói chuyệnlần đó.
Hôm ấy bắt gặp xe của đại học A, đứng trước mặt của giáoviên và lãnh đạo trường, anh ấy đã buông tay tôi ra. Đó là lần đầu tiên chúngtôi nắm tay nhau, chúng tôi sát cánh bên nhau đi đường núi. Đường núi rất hẹp,thỉnh thoảng có xe chạy qua, anh ấy nhìn thấy xe tới bèn kéo tay tôi lại, chotôi đi vào bên trong, và rồi không buông ra nữa, cứ thế mà đi. Tay của tôi lạinhỏ, tay của anh ấy nắm một cái là bắt trọn cả bàn tay, lúc ấy trong lòng tôinhư có một con hỷ tước nhảy nhót vì sung sướng. Song khi gặp phải những giáoviên khác, anh ấy đã thả tay tôi ra trong ngại ngùng.
Cũng từ lần đó, chúng tôi không hề nhắc đến chuyện nàynữa, cũng không chạm vào tay đối phương nữa, nó đã trở thành một khu cấm.
Anh ấy tiếp tục sát trùng cho tôi, rồi bôi “Vân Nambạch dược” lên, sau đó dán băng keo cá nhân, cẩn thận vô cùng.
Và tôi cũng không dám ư hử gì nữa.
Xong hết mọi việc, anh ấy chợt bổ sung thêm một câu,“Sau này mãi mãi cũng không như vậy nữa.”
(4)
Mẹ tôi từ thành phố B về đây thì đã là nửa đêm. Mẹ vốnlà một người giỏi giang, vì vậy chỉ chốc lát thì tang sự đã được ba đôi tay củamẹ, bác hai, bác gái thu xếp ổn thỏa.
Hôm sau, mọi người trong nhà đã bắt đầu bình tĩnh lạivà tiếp nhận sự thật này.
Bà nội đứng nói trước mặt toàn thể họ hàng người thân:“Ông già đi như vậy cũng tốt, chứng tỏ ông ấy đều đã an tâm với mỗi một ngườitrong gia đình chúng ta, còn hơn phải nằm lại với nhà mình trong tình trạng nhưthế. Ông già đã tám mươi mấy, như vậy cũng gọi là mỉm cười nơi chín suối rồi.”
Sau khi hoàn tất tang sự, mẹ tôi đã tìm đến Mộ ThừaHòa và có một cuộc trò chuyện vô cùng thận trọng, địa điểm là nhà của tôi. Mẹđã bắt tôi đứng đợi dưới lầu những nửa tiếng đồng hồ.
Cuộc đàm thoại kết thúc, ba chúng tôi vừa định rangoài dùng cơm thì tình cờ bắt gặp dì Trương sống ở tầng dưới đi về.
Dì ấy gọi: “Chị Đồng! Lâu quá không thấy mẹ con chịrồi. Nhà trên đó có cho thuê không, mấy hôm trước có người đến hỏi đấy.”
“Không không chị à, để lại cho con gái nó dùng.” Mẹtôi nói.
Tôi nhìn dì Trương cười cười, sau đó cùng Mộ Thừa Hòara ngoài cổng chờ mẹ.
Bỗng nghe đối phương nói: “Một mình nó ở đây phải cẩnthận đấy, lần trước có trộm vào nhà chị, thật là, làm Tiết Đồng hoảng cả hồn,chắc cũng vì vậy mà dọn đi phải không?”
“Ừm, Tiểu Mộ sẽ chăm sóc nó nhiều hơn.” Mẹ đáp.
“Ồ, cậu trai trẻ đi cùng là con rể của chị à?”
“Bạn trai của con nhỏ, hôm nay dắt về cho em xem.” Tôiphải thừa nhận rằng khi nói câu này, mẹ tôi rõ ràng mang vẻ hãnh diện và vuisướng.
“Chậc chậc, gương mặt này, thật là giỏi sinh mà! Cóphúc quá, có phúc đấy chị Đồng, chị còn trẻ vậy mà đã có con rể rồi, con nhỏnhà em cũng đã gần 30 tuổi mà còn đơn thân chiếc bóng, chọn này chọn nọ, cuốicùng biến thành người ta không chịu nó nữa.”
Tôi lén nhìn Mộ Thừa Hòa một cái, người này vẫn tựnhiên như thường, giống như không nghe thấy gì vậy.
“Anh đúng là sát thủ của phụ nữ trung lão niên có kinhnghiệm dày dặn trên sa trường mà.” Tôi nói bằng giọng ủ ê.
Anh ấy cười một cái, rồi nựng má tôi.
“Không cho nhéo, đã đủ mập rồi.” Tôi dấy lên cuộc phảnkháng.
Nhưng Mộ Thừa Hòa lại nựng thêm cái nữa, y như trẻcon. Chính ngay lúc này, mẹ tôi và dì Trương không biết đã lại nói gì đó màcùng đưa mắt nhìn qua chúng tôi, đúng lúc thấy cảnh Mộ Thừa Hòa chọc ghẹo tôi.
Phát hiện ra ánh nhìn đột ngột từ đâu tia tới, Mộ ThừaHòa thoáng chốc như bị hóa thạch, rồi thu tay về trong ngượng ngùng, tiếp đó liềntỏ vẻ bình tĩnh mà nhìn hai người phụ nữ trung niên ấy, cười tươi một cái.
Bấy giờ, đổi lại là họ thu ánh nhìn của mình trở về.
Trước đó khi gặp nhau, mẹ tôi tuy cũng hiền hòa với MộThừa Hòa nhưng tuyệt đối không nhiệt tình, song trải qua nửa tiếng giao lưunày, mẹ đột nhiên thân thiết với Mộ Thừa Hòa hơn, lúc ăn cơm còn không ngừnggấp thức ăn cho anh ấy.
“Mẹ à.” Tôi hồ nghi rồi.
“Chuyện gì?” Bà ấy hỏi.
“Không phải trước đây mẹ nói với con, ăn cơm tốt nhấtđừng gấp thức ăn cho người khác, như vậy là không vệ sinh sao?” Tôi nói.
“……..”
Ánh mắt của mẹ tôi lúc đó truyền tải trực tiếp mộtthông tin: Sao tôi lại có đứa con khờ thế này chứ….
Phía bên đơn vị của mẹ vẫn còn việc, vì thế sau bữacơm, tài xế đã đến đón mẹ về.
“Rốt cuộc là mẹ và anh đã nói gì?” Trên đường về nhà,tôi tò mò hỏi.
“Nói chuyện tương lai.”
“…… Anh không nên dạy môn vật lý, anh phải dạy mônlịch sử. Một câu nói đã có thể khái quát toàn bộ sự hưng thịnh suy thoái củamột vương triều.” Tôi làu bàu.
Anh ấy lắc đầu ngồi cười.
“Mẹ em hỏi rất nhiều, anh không biết phải bắt đầu nóitừ đâu.”
“Vậy thì chọn ra một hai cái quan trọng nhất thôi.”
Trầm ngâm một lúc, anh ấy nói: “Lúc nãy bác gái có hỏianh một vấn đề.”
“Vấn đề gì?”
Tôi đã đặt câu hỏi thế rồi mà anh ấy vẫn chưa chịu cóđoạn tiếp.
Thế là, lại hỏi thêm lần nữa.
Người này im lặng suy nghĩ rất lâu, cuối cùng mới nóimột cách không tự nhiên: “Em chắc chắn là em muốn nghe?”
“Chắc chứ, sao lại không nghe?” Tôi càng thêm tò mò.
“Ờ……” Nét mặt của Mộ Thừa Hòa cho thấy, dường như anhấy có hơi hối hận vì đề cập đến vấn đề này.
“Mẹ của em tương đối….. tiến bộ. Bác ấy hỏi anh……” Anhấy đột nhiên có hơi cà lăm, như đang tìm kiếm từ ngữ trong đầu vậy, “Chúng ta……có làm tốt thao tác an toàn không.”
Tôi không suy nghĩ sâu vào câu nói đó, bèn hỏi: “Thaotác an toàn gì?”
Thấy tôi bình thản như vậy, Mộ Thừa Hòa cũng dường nhưđiềm tĩnh hơn, anh ấy không giải thích cho câu hỏi của tôi, trái lại chỉ tiếptục nói: “Anh nói với mẹ em rằng, lâu nay chúng ta luôn ngủ khác phòng.”
Vài giây sau, tôi mới lĩnh ngộ ra hàm ý thật sự trongcâu nói ấy, sau đó, tôi ngượng ngùng, tôi quay mặt ra ngoài.
Đỏ mặt rồi.
“Chủ nhật tuần sau có một bữa tiệc, em có thể đi vớianh không?” Mộ Thừa Hòa lại hỏi.
“Tiệc gì?”
“Đám cưới của một giáo viên trong khoa Vật lý trườngchúng ta, bảo anh dắt theo bạn gái đến dự.”
Tôi nhìn anh ấy, trả lời một cách ngọt ngào: “Đượcthôi.”
Khi đi ngang Học viện phiên dịch, nhớ lại lời nói củasư tỷ nào đó, tôi bèn đi lên thư viện ở tầng một và tìm mua được tư liệu ôn tậpở đấy.
Thật lòng mà nói, trước đây khi học môn ngoại ngữ hai,cho dù là tiết của Trần Đình hay của Mộ Thừa Hòa, thì nội dung mà chúng tôiđược học chủ yếu vẫn là cách phát âm và những câu giao tiếp thường ngày. Còn kỳthi nghiên cứu sinh thì có yêu cầu cao hơn về ngữ pháp và từ vựng, thế là trọngtrách đã rơi vào đầu Mộ Thừa Hòa.
Sau mỗi bữa tối, tôi sẽ bá chiếm bàn làm việc ngoàiphòng khách của anh ấy, cắm đầu vào công tác luyện thi, làm vài câu, đọc vàitrang sách, có gì không hiểu thì hỏi Mộ Thừa Hòa.
Vốn dĩ anh ấy đang chuyên tâm ngồi vẽ sơ đồ trênsopha, nhưng thỉnh thoảng bị tôi gọi như thế, suy nghĩ bị ngắt quãng. Thế làanh ấy đứng dậy, kéo ghế tới ngồi bên cạnh tôi, cầm sách văn phạm tiếng Nga màtôi mua lên lật lật vài trang, sau đó lấy giấy và bút vẽ cho tôi một sơ đồ từvựng “Tính và Số”.
“Anh quy nạp cái này cho em đã, mất công em càng hỏicàng rối.” Anh ấy nói.
“Ồ.” Tôi ngoan ngoãn kéo ghế nhích lại gần hơn.
Mộ Thừa Hòa xoay bản sơ đồ về phía tôi, “Chúng ta nóivề giống của chữ đã, trước đây anh đã từng nói trong lớp, tiếng Nga hơi khácvới tiếng Anh, danh từ của nó được phân làm giống đực, giống cái, giống trung.Chúng ta có thể nhận biết bằng chữ cái cuối…..”
Tôi dùng tay chóng đầu lên, nhìn anh ấy vừa viết vừagiảng.
Mộ Thừa Hòa quen dùng bút chì để vẽ, do đó ống búttrên bàn đều là bút chì Trung Hoa đã được chuốc nhọn.
“Giống cái có chữ cuối là a, я, b, ия, giống trung lào, e, иe, còn của từ giống đực là phụ âm, và й, b.”
Nói đến đây, anh ấy lại cầm bút lên viết lại chữ cáicuối vào các ngăn tương ứng của ba định nghĩa đực, cái, trung được viết bằngchữ Hán. Ngòi bút ấy di chuyển nhẹ nhàng trên giấy trắng, những chữ cái trênkia giống như những con vật dễ thương đang nhảy nhót vậy.
Chữ я của anh ấy vẫn giống như trước đây, nét cuốicùng móc lên một chút, trông nghịch ngợm và đáng yêu vô cùng.
Tôi bất giác cười lén, hiển nhiên là có hơi lo ra rồi,ánh nhìn bắt đầu di dời từ bàn tay trái của Mộ Thừa Hòa lên gương mặt của anh.Chúng tôi ngồi rất gần nhau, bởi thế mà dẫu cho vị trí ngồi của anh ấy có hơingược sáng, tôi cũng có thể thấy rõ lông trên mang tai của anh ấy.
Tôi thay bàn tay khác lên, tiếp tục chóng cằm, nhìnmắt của Mộ Thừa Hòa.
Lông mi không phải là đặc điểm nổi bật nhất trên gươngmặt này, tuy nhiên vài sợi ở đuôi mắt lại rất cong, lúc này đây, anh ấy đangcúi mắt viết chữ, những sợi lông mi cong ấy càng rõ ràng hơn.
“Sau khi hiểu rõ danh từ, thì tính từ ở phía trướcphải……” Anh ấy dừng lại, không biết là vì phát hiện ra ánh nhìn của tôi hay làvì cảm nhận được sự lơ là của tôi, tóm lại anh ấy đã ngước mặt lên, và đúng lúchai cặp mắt đã đối diện với nhau.
Nhìn thấy đôi mắt sạch sẽ không một chút tạp niệm ấy,tôi tự động chột dạ vì sự xuất thần của mình.
Anh ấy không tiếp tục nữa, bỏ bút xuống.
“Tính từ…. ừm tính từ thế nào……” Tôi ấp a ấp úng.
Anh ấy không tiếp lời, khẽ dùng tay sờ lên mặt củatôi, nhìn sâu vào mắt tôi, rồi từ từ nhích đầu qua, hôn nhẹ lên môi tôi. Sau nụhôn nhẹ nhàng ấy, anh ấy lại dùng đôi mắt mang đầy cảm xúc không thể bình tĩnhđể mà nhìn tôi.
Nhìn rất lâu, đến khi tôi gần như tưởng rằng anh ấy sẽdừng lại ở đây, thì một nụ hôn nồng cháy đã đến.
Tôi chưa từng nói với Mộ Thừa Hòa tôi rất thích môicủa anh ấy. Nó mềm và mịn, giống như môi trẻ con vậy, khiến người ta không muốnrời ra.
Đắm say trong nụ hôn ấy một hồi rất lâu, cuối cùng môichúng tôi cũng tách rời, anh ấy vẫn còn nhắm mắt, dùng mũi cựa quậy chiếc mũicủa tôi, như một con vật nhỏ đang dò thám cảm xúc của đối phương, sau cùng mớilại mở mắt ra.
“Tiết Đồng.” Thanh âm của anh ấy đã có hơi khàn.
“Hmm?” Tôi cố trấn an nhịp tim bất chợt rộn ràng củamình.
Anh ấy khựng lại giây lát, “Chúng ta tiếp tục với tínhtừ.”
“…….”
Tối hôm sau, Mộ Thừa Hòa giảng về khung danh từ.
Tối hôm sau nữa, nội dung giảng dạy vốn định sẵn là:làm thế nào khi gặp từ đổi cột. Nhưng sau đó đã bị đổi thành cái khác……..
Mộ Thừa Hòa để tôi nằm trên sopha và hôn tôi, khiếntôi điên đảo tâm hồn. Sau đó, anh ấy ôm chặt tôi, cố kìm nén hơi thở gấp gápcủa mình mà gọi: “Tiết Đồng.”
“Ừm.” Khi đáp lại câu này, tôi đã hoàn toàn chuẩn bịsẵn tinh thần để tiếp đón câu hỏi của anh ấy, đại loại như: ngăn thứ hai củađại từ nhân xưng là quy thuộc hay là tân ngữ.
“Tiết Đồng…….” Ngờ đâu anh ấy lại gọi thêm một tiếngnữa, giọng thấp, và trầm.
“Hmm?”
“Anh muốn vượt mức rồi.” Anh ấy bảo.
Là một cô gái sống trong thế kỷ mới, tôi lập tức hiểura ngay ý nghĩa của câu nói này. Não của tôi do dự đôi lúc, bỗng dưng hiện rahai câu nói để ứng phó. Câu đầu tiên là hỏi ngớ ngẩn “Vượt mức là gì”, câu thứhai là nói e thẹn “Chúng ta chưa thể làm như vậy.”
Ai ngờ đâu, khi lời nói đã đến đầu môi thì câu mà tôitụt ra lại là: “Nhưng mà….. lúc nãy anh vẫn chưa giảng hết cột tân ngữ.” Nóixong tôi lập tức khép miệng lại, cắn chặt răng, kéo chuông cảnh báo lên, ngănchặn mọi phương pháp có khả năng để anh ấy tiếp tục xâm lược.
Mộ Thừa Hòa mặt tối sầm lại.
Tôi đã tưởng anh ấy bỏ cuộc rồi, nhưng anh ấy lại gọitôi: “Tiết Đồng.”
“Ừm.” Tôi nhìn anh ấy đầy cảnh giác, dẫu cho là trảlời tôi cũng cắn chặt răng.
“Đại từ nhân xưng mà anh giảng lúc nãy, em đã nhớ hếtchưa?” Anh ấy lái sang câu hỏi khác.
Tôi lắc lắc đầu, rồi lại gật gật đầu, ý là nhớ chútchút, nhưng nhớ không hết.
“Ngăn thứ hai của đại từ nhân xưng thứ nhất là gì?”
“MeHя.” Tôi vắt óc suy nghĩ, cuối cùng mới cho ra đượcđáp án này.
“Đọc lại lần nữa cho anh nghe nào.”
“MeHя.” Tôi đọc thêm một lần nữa rất rõ ràng. MeHя làtừ có hai âm tiết, đều thuộc âm môi, vì thế khi phát âm, răng và môi đều phảimở ra.
Và ngay trong giây phút đó, lưỡi của anh ấy đã độtkích tôi, còn mang nụ cười thắng lợi, mặc ý làm càn.
Tôi mở to mắt, muốn đẩy anh ấy ra, nhưng đâu có dễ nhưvậy. Sao tôi lại có thể sơ xuất thế chứ, người này mà dễ dàng bị tôi đánh bạithì đâu còn là Mộ Thừa Hòa nữa.
Tiếp đó, anh ấy bế tôi vào phòng, tôi nhìn anh ấy, đỏmặt tía tai.
Bốn mắt giao nhau.
Yết hầu của anh ấy hơi động đậy, tay trái ấy từ từ đưalên, ngón tay khẽ lướt qua môi của tôi, sau đó là cằm, rồi cổ, xương đòn…….
Vĩ Thanh
Tác giả: Mộc Phù Sinh
Dịch: Gia Gia
Cuối tháng một, sau kỳ thi nghiên cứu sinh, tôi khôngchỉ gầy đi mấy ký, tinh thần còn được nhẹ nhõm hơn. Lúc rãnh rỗi không việc gìlàm, tôi sẽ cầm thẻ thư viện của Mộ Thừa Hòa vào thư viện của đại học A mượnvài quyển tiểu thuyết ngôn tình về đọc.
Chớp mắt thì Tết đã gần đến, sau khi thương lượng vớinhau, tôi và Mộ Thừa Hòa quyết định đón tết ở thành phố B. Như vậy thì mẹ tôikhông phải chạy đi chạy lại, mặt khác vì mẹ và ông bà của anh ấy cũng ở bên đó.Càng gần đến ngày gặp người nhà của Mộ Thừa Hòa thì tim tôi đập càng nhanh, tôikhông ngừng hỏi anh ấy về khẩu vị của mẹ anh, ba kế, em gái, ông bà, thích ănlạc hay ăn mặn.
Thật ra thì hồi cuối năm ngoái tôi và mẹ của Mộ ThừaHòa đã có một buổi gặp gỡ chính thức, nhưng bác ấy rất vội, vì thế cũng khôngnói được gì. Đó là một phụ nữ trung niên ngoài năm mươi, đã tiều tụy hơn so vớingười phụ nữ mà tôi nhìn thấy năm xưa, mái tóc ngắn mạnh mẽ đã uốn xoăn lên mộtchút. Bác ấy có hơi phát tướng, nhưng nước da rất trắng, có lẽ đây là điểmtương đồng nhất của hai mẹ con họ.
Bác ấy đối với tôi cũng tương đối hiền hòa, song thấpthoáng vẫn mang vẻ uy nghiêm, khiến tôi có hơi khẩn trương, hơi sợ hãi.
Mộ Thừa Hòa bảo: “Lúc nhỏ anh cũng sợ bà ấy, chuyệnbình thường thôi. Sau này khi quen hơn rồi thì em sẽ không sợ nữa. Huống chichúng ta đâu có sống chung với mẹ.”
Vốn dĩ sinh nhật của Bạch Lâm vẫn chưa đến, nhưng vìhôm sau tôi và Mộ Thừa Hòa phải đến thành B, cho nên chúng tôi đã ăn mừng sớmvào thứ bảy. Sư huynh Lý vẫn còn ngại vì Mộ Thừa Hòa còn đang dạy anh ấy, thếlà vẫn lễ phép gọi một tiếng: “Thầy Mộ.”
Tôi liền nói: “Hay đấy, vậy thì Tiểu Bạch à, cậu phảigọi mình là sư mẫu rồi.”
Mộ Thừa Hòa phì cười.
Bạch Lâm oán trách sư huynh nhà nó: “Anh bị bệnh sao,tự mình giáng cấp thì thôi còn kéo theo em. Nể tình Tiết Đồng lớn hơn em mộtchút, anh gọi tỷ phu là được rồi.”
Tôi cười ha hả.
Giữa chừng Mộ Thừa Hòa có đi vệ sinh, Bạch Lâm nhìnbóng lưng anh ấy rời khỏi mà cảm thán: “Ôi! Một thần tiên thế này mà cuối cùnglại bị hủy trong tay cậu.”
“Đi chỗ khác chơi!” Tôi vừa cười vừa đánh nó.
Đến lúc gần ăn xong, tôi tình cờ trông thấy nhóm ngườiLưu Khải tan tiệc đi ra phòng riêng. Chúng tôi ăn ở bên ngoài, Mộ Thừa Hòa vàsư huynh Lý ngồi một bên, tôi và Bạch Lâm ngồi một bên. Hướng đi ra của LưuKhải vừa đúng đối diện với tôi, ban đầu tôi chỉ nghe thấy một giọng nói quenthuộc, ngẩng đầu lên mới nhìn thấy cậu ấy.
Lưu Khải cũng tình cờ nhìn về phía tôi, sau đó là nhìnbóng lưng của Mộ Thừa Hòa.
Bạch Lâm thấy tôi nhìn thì cũng nhìn theo xem có gìthú vị, Lưu Khải gật đầu chào nó, sau đó cười chào tôi.
Quá trình này không hề kinh động đến hai người ngồiđối diện, chỉ có tôi và Bạch Lâm biết.
Vài phút sau, điện thoại của tôi tít lên một tiếng,hóa ra là tin nhắn của Lưu Khải — “Chúc mọi người năm mới vui vẻ.”
Phim truyền hình thường có những cảnh tình nhân cũ gặplại nhau, thông thường sẽ nói hạnh phúc trăm năm, hay là anh sẽ đợi em gì gìđó, không thì hậm hực hét: Hãy đợi đấy. Lưu Khải không như vậy, cậu ấy chỉ gửimột tin nhắn đơn giản, lưu trong thùng thư cũng không có gì nổi bật. Song khônghiểu tại sao, tôi lại có một cảm giác, tựa như….. quên nhau từ đây. Hoặc giảmai này sẽ còn gặp nhau trong cùng một thành phố, sẽ chào hỏi nhau, bạn bè lâunăm gặp gỡ, chắc sẽ cười một cái, nhưng không thể có tình hữu nghị gì nữa.
Tôi nhìn màn hình điện thoại một lúc, cuối cùng khẽgập máy lại.
Mộ Thừa Hòa hỏi: “Nhận được gì vậy?”
Tôi cười hi hi nói: “Lưu Khải chúc chúng ta năm mớivui vẻ.”
Bạch Lâm ho húng, “Hì, cậu cũng thành thật ghê.”
Chúng tôi ngồi ăn đến rất khuya, cùng trò chuyện vớiBạch Lâm về những kỷ niệm thời đại học, mỗi một câu chuyện đều là một lời cảmkhái, để đến cuối cùng chúng tôi đều uống rất nhiều. Sư huynh vì đang ngồi cùngbàn với thầy giáo nên không dám làm quá. Mộ Thừa Hòa thì vừa uống trà vừa cườitrong những câu chuyện của chúng tôi.
Sau khi thanh toán, tôi và “vợ chồng” Bạch Lâm đi vệsinh, Mộ Thừa Hòa ngồi lại trông chừng túi xách.
Bạch Lâm vừa rửa tay vừa chờ tôi, nó nói: “Nói cậunghe bí mật này nè, có thể là sư huynh sẽ cầu hôn mình trong ngày sinh nhật nămnay đó.”
Tôi há miệng bất ngờ, “Thật hay giả vậy?”
“80% là thật.”
“Sao cậu lại biết?” Tôi bồn chồn.
“Với cái tính của anh ấy, mình có thể không biết sao?Anh ấy đặt nhà hàng, rồi đặt cả hoa, mình thấy phiếu thanh toán rồi còn gì. Vậymà anh ấy còn tưởng đã giấu kỹ lắm.” Nét mặt của Bạch Lâm hoàn toàn là bất lựcvới sư huynh nhà nó.
Tôi phụt cười.
Ra khỏi phòng vệ sinh, chúng tôi nhìn thấy sư huynhđang đứng hong tay trong lúc chờ đợi, vẻ mặt khờ khạo, tôi không nhịn được, lại“phụt~” cười.
Bạch Lâm thụng vào người tôi.
Nhân viên phục vụ đã thu dọn bàn, một người mang racho Mộ Thừa Hòa ly nước lọc. Anh ấy đang cầm bút, viết vẽ gì đó trên miếng lót,thấy chúng tôi ra thì liền đứng dậy, rồi rất tự nhiên mà cất tấm đế ly ấy vàotúi.
Tôi ăn hơi nhiều, bụng nặng vô cùng, bèn đề nghị vớiMộ Thừa Hòa ra hồ dạo một lúc.
Vào mùa đông, gió đêm ngoài hồ rất lạnh, xoáy thẳngvào cổ tôi, tôi bèn luồn tay vào áo măng tô của anh ấy để giữ ấm, gương mặt ápvào lòng ngực đối diện, tham lam với mùi hương của anh.
“Em lạnh không?”
“Có anh ở đây thì không lạnh nữa.” Tôi nói.
Ngước lên nhìn chiếc đồng hồ to trên quảng trường, tôihỏi: “Anh còn nhớ lần trước chúng ta tới đây là ngày nào không?”
“Ngày 29 tháng 1. Hôm đó, chúng ta đã cùng đếm ngược ởnơi này.”
“Mới đây đã hai năm rồi.” Nhớ lại chuyện xưa, nhiềucái như đã rất xa vời, nhiều cái lại như ở trước mắt.
“Tiết Đồng, em thấy hạnh phúc không?” Anh ấy chợt hỏi.
“Hạnh phúc, có anh ở bên cạnh, em sẽ mãi hạnh phúc.”
Tuy không thể cũng không dám nhìn mặt anh ấy, nhưngtôi cảm giác được hình như anh ấy đã cười khi nghe câu trả lời này.
Lát sau, anh ấy mới nói chầm chậm: “Trước đây có ngườitừng nói với anh, sẽ có một người xuất hiện vào một thời điểm nào đó trong cuộcđời anh, sau khi giao điểm hình thành, hai đường thẳng này sẽ trùng lên nhaurồi tiếp tục nối dài, mãi đến tận cùng của sinh mạng. Anh đã từng tưởng rằng,cuộc đời anh sẽ không còn gì khác ngoài những công thức và số liệu, nhưng saunày anh đã phát hiện, người đó thật sự tồn tại……”
Phía xa có vài người lớn đang dắt tay trẻ con đốt pháohoa, người đàn ông trông như là bố ấy dẫn đầu đi trước, đốt lửa lên xong liềnvội dắt theo đứa bé mập ú chạy trở về. “Bùm ~” một tiếng, bầu trời rộ lên mộtđóa hoa màu đỏ tím thật to, sau vài giây ngưng đọng trên không, chúng lại nhưnhững sao băng màu bạc lũ lượt rũ xuống mặt hồ.
Anh ấy đã ôm lấy tôi từ phía sau, chống cằm trên đỉnhđầu của tôi.
Tôi cắn nhẹ môi, thầm sung sướng trong lòng, nhưng đợicả nửa ngày trời cũng không nghe được những lời tiếp theo nữa, thế là tôi hốithúc bằng giọng ngọt ngào: “Tiếp đi.” Tôi đang chờ câu nói ấy.
“Tiếp gì?” Anh ấy hỏi ngược lại.
“Anh!”
“Vậy anh có muốn biết lúc ấy em đã ước điều gì không?”Tôi quay lại hỏi.
“Ước gì?”
“…… không nói anh nghe.” Hớ…
Vậy là huề rồi.
Một lúc sau, anh ấy đi lấy xe. Tôi đứng ở vị trí cũchờ anh ấy trở lại, đôi tay nhét vào túi áo khoác, tôi chợt phát hiện! Trongtúi có một mảnh giấy cứng!
Tôi vừa nghi ngờ vừa lấy nó ra, đó là một đế ly hìnhtròn, hình như là của nhà hàng ban nãy. Trên giấy có in hình quảng cáo của mộttrò chơi gì đó, đại khái là hoạt động đón chào lễ tình nhân sắp tới.
Tôi cầm cao lên nhìn.
Mảnh giấy cứng này màu trắng, phía trên có vài phiếnlá hoa đào màu hồng phấn được in nổi, bên cạnh tên của trò chơi và những dòngghi chú là một câu thơ ca được in dọc — Nếu có em kề bên, chỉ ngưỡng mộ uyênương không làm tiên.
Nhìn kỹ lại, thật sự rất giống một tấm danh thiếp đượcin ấn sắc sảo.
Nhưng, sao lại nằm trong túi áo của tôi?
Tôi lật ra mặt sau của nó, không ngờ lại có một bàithơ.
“Thử sơn vô tuyết đạo vô hằng,
Thanh đồng hữu tâm diệp tương thừa.
Bất mộ thần phật càn khôn hòa,
Mai thượng Linh sơn bái Côn Lôn.
Nhất phương thanh huy tiền trần lãnh,
Sinh diệc hữu số dữ thiên tranh.
Hà nhu cô đăng chiếu khổ trúc,
Cầu tiên bất như cộng hoàng hôn”
(Tạm dịch:
Núi này vô tận tuyết vô không,
Ngô đồng xanh rì có lá cộng.
Thần phật càn khôn đây không mong,
Chỉ hối một thời lên núi trông.
Rực rỡ soi sáng đời lạnh lẽo,
Cuộc đời có mệnh cần chi đèo.
Nào đến đèn đơn soi cổng trúc,
Cầu tiên chi bằng có em theo.)
(Thật ra thì dịch cũng như không dịch, GG để bản gốcHán Việt luôn chủ yếu là vì bài thơ mà Mộ Thừa Hòa sáng tác vừa có tên của TiếtĐồng vừa có tên của anh í ^_^.)
Đây là bút tích của Mộ Thừa Hòa, chắc chắn là anh ấyđã viết trong lúc chúng tôi đi vệ sinh, vì quá gấp rút, hai chữ “Hoàng hôn”cuối cùng chưa kịp khô mực, bị lem ra một chút. Rồi sau đó, chắc chắn anh ấy đãthừa lúc tôi không để ý, bỏ vào túi áo khi ôm tôi.
Đột nhiên, trăm ngàn cảm xúc dồn vào tim.
Anh ấy đã đi ra khoảng mười mét. Gió ở ngoài hồ lạithổi lên, tóc tôi bay phất phới, tôi không cầm được lòng gọi lớn tên anh ấy:“Mộ Thừa Hòa!”
Anh ấy dừng bước, quay lại nhìn tôi bằng ánh mắt nghingờ.
Tôi giơ cao vật trong tay mình. Anh ấy ngẩn ra mộtlúc, sau đó hai mắt híp lại, khóe môi cong lên.
Tôi tiếp tục đưa tay để lên miệng hỏi lớn: “Anh nóixem, tên của người đó có phải là Tiết Đồng không?”
Anh ấy đã nghe thấy, khẽ gật đầu, ý cười càng thêmnồng nàn.
Tôi vén lại những sợi tóc bị gió thổi tung, nhìn gươngmặt tươi đẹp của anh ấy, đôi chân nhích lên một chút, sau đó tôi chạy nhanh vềphía anh, xòa vào lòng anh, không muốn rời khỏi nữa.
Mộ Thừa Hòa, anh có biết không? Ước nguyện năm đó củaem là: Hy vọng người đang đứng ở trước mắt có thể yêu em.
“Thừa Hòa.” Tôi dụi dụi vào áo của anh.
“Ừm.”
“Có chuyện này em phải nói thật với anh.”
“Chuyện gì?”
“Thật ra thì…. em không mấy hiểu ý nghĩa của bài thơđó.”