Là Gã - Hỉ Hà Sơn

Chương 21: Tôn Ngưng



Lý Tầm đoán chừng được tiến độ bên phía đối phương, đoạn, thỉnh thoảng lại

nhắn tin để khẳng định sự hiện diện của mình, chứng tỏ với cô giáo mình đang ở cùng bà.

Kết quả là cô giáo trả lời cô: “Em cứ chuẩn bị cho kì thi thử đã, cô sẽ báo với Hiệu trưởng về vấn đề an ninh trong trường, đến chừng đó các học sinh ngoại trú như em sẽ được phép về nhà tự học vào buổi tối.”

Lý Tầm không nhận được câu trả lời như mong muốn nhưng không nài nỉ thêm nữa. Cô phải vào lớp.

Cô Tôn còn một tiết nữa vào buổi chiều, là tiết thứ hai.

Sau khi nhận điện thoại, bà bắt đầu chấm bài. Lúc đầu tay bà vững vàng lắm nhưng sau đó nó bắt đầu run rẩy.

Bà dừng lại, có một giáo viên khác vào lớp thấy mặt mày bà tái nhợt thì lo lắng: “Cô giáo Tôn? Sao mặt chị tái mét thế? Có phải không khỏe ở đâu sao?”

Cô Tôn: “Không sao, hôm nay ăn phải đồ lạ.”

“Buổi chiều chị còn một tiết nữa mà, có muốn chúng ta đổi tiết không? Để chị lên lớp vào sáng mai?”

“Tôi không sao đâu.”

Người đồng nghiệp không phải là giáo viên lâu năm, cô ấy cảm thấy giờ đây cô Tôn hỗn loạn khôn cùng. Có thể cách hình dung này không hoàn toàn chính xác tuy nhiên đó là cảm giác đầu tiên của cô ấy.

Cô Tôn quả thật quá đỗi hỗn loạn, các giác quan của bà rơi vào trạng thái mông lung chực không biết phải làm gì tiếp theo? Việc trả lời tin nhắn Lý Tầm hoàn toàn dựa vào bản năng mình.

Lúc bước ra khỏi phòng làm việc, cảm nhận làn gió thoảng qua, bà muốn khóc. (P1)

Lần đầu tiên bà cảm thấy hương hoa trong gió trong trường thật dễ chịu.

Trước đây bà chưa từng để ý đến những điều như vậy. Bà không hại chết học sinh của mình.

Cuối cùng tất cả những cảm xúc dần trở lại, những cảm xúc đã chết dần thức tỉnh. Thậm chí bà còn không biết phải làm sao để đối diện với chúng.

Bà vẫn lên lớp như thường lệ. Nhiều thứ đã ăn sâu vào tiềm thức của bà, dù tâm trạng có táo tác bằng đâu, chỉ cần đứng trên bục giảng nhìn vào những học sinh trong lớp, bà sẽ lập tức bước vào một thế giới đặc biệt, đi vào một chương trình đặc biệt, hoàn thành những việc của riêng mình.

Ngày hôm ấy bà mất ngủ cả đêm, trong đầu toàn là những chuyện đã qua, là thời điểm bà thẳng thắng muốn sửa sai cho bọn nó, là những lời nói của Thầy Triệu, là bức thư tuyệt mệnh, là những vệt sơn đỏ và những băng rôn giết người phải đền mạng.

Tất cả những hình ảnh đó chồng chất lên nhau trong tâm trí bà cuối cùng tạo thành một màu đỏ chói mắt, khiến bà nghẹt thở. Cảm giác đó không phải là sự giải thoát mà là một nỗi ngột ngạt sâu sắc hơn.

Bà càng nghĩ càng tức giận, giả mà không phải Thầy Triệu đã mất tích, bà không đảm bảo mình có thể kiềm chế được để không dội sơn vào người này.

Nhưng sau cơn điên tiết là một nỗi mịt mờ. Bà có thể làm gì đây?

Buổi sáng, phản ứng đầu tiên của bà là gọi điện cho mẹ. Muốn nói với mẹ.

“Không, con gái mẹ không hại chết ai cả.”

Nhưng cuối cùng bà vẫn dừng lại bởi vì mỗi chân tướng thôi còn chưa đủ. Chân tướng không chỉ mang lại nỗi an ủi.

(P2)

Nhà bà cố gắng quá nhiều để có được cuộc sống yên bình như hiện tại, nếu nói ra bây giờ cứ như phá vỡ sự yên bình ấy.

Năm đó cha mẹ đã cùng bà vượt qua. Mẹ bà ra chợ bán thức ăn nghe người ta nói về bà còn muốn nhất nhất giải thích cho họ bà không cố ý giết chết đứa trẻ đó, rằng gia cảnh đứa trẻ khó khăn, nó không thích học hành, bà chỉ muốn giúp đỡ nó; kết quả bai bải mà không thành, tức giận đến mức ứa nước mắt, về nhà còn cố không để cô Tôn nhìn thấy.

Mẹ đã che chở cho bà trước thật nhiều nỗi đau.

Giả như để mẹ biết rằng năm đó bà bị oan và rất có thể sẽ không đòi lại được công bằng, đoán chừng mẹ bà sẽ tức tới nỗi lên cơn bệnh tim.

Bà không muốn mẹ bị cuốn vào thêm một lần nữa.

Cô giáo Tôn đã trải qua quá nhiều, bà đại khái hiểu được một số điều.

Chuyện này đã được kết luận đanh thép, muốn lật lại thì phải phá vỡ cuộc sống yên bình mà bà đã xây dựng bằng chính sự hy sinh của mình.

Phụ huynh học sinh có đồng ý không? Họ có thể chấp nhận việc con cái mình đã bỏ mạng vì một trò đùa ác nhằm trả thù cô giáo?

Trường học có muốn không? Khơi lại chuyện cũ sẽ gây ra bao nhiêu dư luận tiêu cực cho nhà trường? Đặc biệt là khi hướng điều tra hiện tại đang nghi ngờ giáo viên nhà trường liên quan tới việc giết học sinh.

Còn người bạn cùng phòng kia nữa, dù đã thừa nhận với bà nhưng đó là vì anh ta không phải chịu bất kỳ hậu quả nào. Ví dù chuyện này bị làm lớn, liệu bọn họ có sắn lòng đối mặt với sai lầm năm đó ư?

Có vẻ như chỉ có mình bà. Ví dù bà bất động, tất cả mọi người là bên hưởng lợi nhiều nhất.

Nhất thời bà không biết nên chia sẻ câu chuyện với ai, nên thương lượng với ai.

Đúng lúc ấy điện thoại của bà nhận được tin nhắn của Lý Tầm…

“Cô ơi, em vừa có một cơn ác mộng, mơ thấy em đã giết thầy Triệu, máu me nhầy nhụa, em sợ lắm.”

“Cô nghĩ có khi nào thầy Triệu chưa mất tích không? Có thể ông ta sợ bị cảnh sát tìm thấy, phát hiện ra chuyện năm đó nên đã lẩn mất rồi.”

Bà vội vàng an ủi con bé: “Cảnh sát đã tìm kiếm quá lâu mà vẫn chưa tìm thấy. Có lẽ đã chết.”

“Ngày mai em sắp thi thử rồi đấy, cố gắng thi tốt, đừng phân tâm. Chuyện của thầy Triệu cứ để cô lo.”

Tin nhắn bên đầu bên kia hối hả gửi đến: “Vậy sau khi thi thử xong em có thể đến tìm cô Tôn được không ạ?”

(P3)

Trong tin nhắn của cô bé học sinh trung học toát lên niềm khổ sở: “Các bạn trong lớp em đều nghĩ thầy Triệu là một người thầy cực kỳ tốt, em không biết phải nói chuyện này với các bạn như thế nào. Dạo này mẹ em đang bận một việc quan trọng tột cùng, em không muốn gây thêm phiền hà cho mẹ, trong lòng nín nhịn tới mức hoảng loạn.”

Bấy giờ cô Tôn cảm thấy muốn buông bỏ hình tượng người trung niên, cứ ôm chầm lấy cô bé khóc rống.

Họ đang ở trong hoàn cảnh y hệt nhau.

Nhưng bà vẫn kìm nén, bà là người trưởng thành, không thể sụp đổ, bà phải là chỗ dựa cho học sinh này.

“Em có thể đến tìm cô bất cứ lúc nào. Đừng nghĩ rằng mình làm phiền cô, cô rất vui khi giúp được em.”

Trong mắt cô Tôn, lớp nhãn mác quan trọng nhất của Lý Tầm vẫn là một học sinh lớp 12, sắp phải đối mặt với kỳ thi đại học.

Bà quyết định tự mình đến báo cảnh sát trước, xem cảnh sát nói gì. Nếu cảnh sát từ chối thụ lý vụ án bà sẽ nghĩ cách khác.

- --

Ở bên kia Lý Tầm đang xem tin nhắn.

Cô Tôn vẫn chưa chia sẻ thêm thông tin với cô.

Lý Tầm sốt ruột tới mức bốc khói. Giả mà cô không nắm bắt được điểm yếu của thầy Triệu e rằng ông ta sẽ bắt thóp điểm yếu của cô mất.

Tuy sốt ruột nhưng Lý Tầm không hề giận dỗi. Cô hiểu rằng với tư cách là một giáo viên nhiều năm kinh nghiệm, rất nhiều thứ đã khắc sâu vào tâm hồn bà ấy như được lập chương trình.

Ví dụ như việc quan trọng nhất của học sinh lớp 12 là học tập cũng như giữ cho học sinh tránh xa những điều kinh dị đẫm máu.

Có lẽ đây là tài năng của Lý Tầm, cô đủ sức nhạy bén cảm nhận ra tiến độ mối quan hệ giữa mình và người khác.

Lý Tầm đã quan sát cô giáo Tôn trong hai ngày thi thử. Cô cảm thấy cô Tôn không hẳn dịu dàng thay vào đó là phân biệt quá rõ rành giữa bản thân và những người xung quanh, bà ấy không để cảm xúc làm ảnh hưởng đến mọi việc.

(P4)

Đoán chừng nhắc lại chuyện xưa, cô Tôn trông tiều tụy và khổ sở khôn cùng. Lý Tầm chú ý thấy do tinh thần không tốt vào buổi sáng nên bà ấy không tránh kịp một vài học sinh đang đùa giỡn, làm bữa sáng rớt tung tóe trên đất. Học sinh giật nảy mình vội vàng xin lỗi, bà ấy chỉ khoát tay không bảo không sao, kêu bọn họ mau vào lớp.

Trông có vẻ là chuyện đơn giản nhưng chả là đây là một phẩm chất đáng quý tột cùng.

Lý Tầm quan sát thấy cảm xúc của hầu hết mọi người là một hệ thống tích lũy.

Ví dụ như chuyện của cô Tôn, giả như là người bình thường, cảm xúc họ sẽ đạt đến đỉnh điểm sau khi phát hiện mình bị oan.

Mà hiện tại chỉ cần xảy ra một chuyện nhỏ không như ý, tất cả cảm xúc sẽ bùng nổ.

Đặc biệt là những người có quyền đè ép như giáo viên, cảm xúc của họ thường bị đảo lộn vì quyền lực.

Khi họ bùng nổ cảm xúc, bất kể là cảm xúc gì, là buồn bã cũng tốt mà khó khăn trong cuộc sống cũng được, sau rốt họ thường biểu đạt bằng sự tức giận, phát tiết bằng cách làm tổn thương những người có địa vị quyền lực thấp hơn mình.

Nhưng cô Tôn thì không, bà ấy vẫn kiên nhẫn vô ngần với học sinh. Đây thật sự là một phẩm chất đáng quý hiếm thấy.

Lý Tầm âm thầm học hỏi, có lẽ về sau sẽ cần đến. Đến chừng gặp phải tình huống tương tự, cô có thể học tập cách xử lý của cô Tôn.

Khả năng này đối với một người thích lý trí như cô mà nói là chí mạng.

Quả thực vô cùng chí mạng, Lý Tầm càng thêm chân thành đối xử với cô Tôn. Ngoài chuyện của mẹ do cô bịa đặt ra thì những điều khác đều là thật lòng.

Cô suy tư, cần phải thúc đẩy mối quan hệ giữa hai người, để cô Tôn xem cô như một người bạn đồng hành chứ không phải là một học sinh.

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.