Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 105: Đồ Chiêm quan báo nguy?



Bốn giờ chiều ngày 18 tháng 6 Nông lịch năm Thái Ninh thứ 5.

Chiêm quân mở cuộc thăm dò đầu tiên vào một con quái vật hùng quan.

Nói thật độ cao 20 m gần như quá hiếm gặp ở các Thành trì ở Đông Nam Á. Do đó có thể nói đây là một con quái vật trong mắt người Chiêm Thành không sai.

Tu Ba Củ Lý dẫn 2000 quân tấn công mà chẳng mấy hi vọng gì, cho nên tên này không xông lên phía trước mà trốn phía sau dùng thân binh giơ lên thuẫn che chắn sau đó đốc thúc lính hôi xông pha.

Trời đã về chiều nhưng không khí vẫn quá nóng bức, người Chiêm, quân phục là đơn giản,và không đồng nhất. Họ có nhiều loại áo giáp lắm, từ áo dày nhiều lớp vải bông, áo giáp da ngựa bò, cho đến cầu kì hơn sẽ có một miếng hộ tâm kính trước ngực. Khiên của họ cũng là khiên mây kết loại này chống tên khá tốt và nhẹ hơn khiên gỗ.

“ Bắn….” Đúng lúc quân Chiêm tiếp cận hộ thành sông thì tiếng hét lớn vang lên từ đầu thành… mũi tên bắn ra như… mưa…

Khụ khụ… mũi tên đúng là như mưa, gần 500 mũi tên tề phát đây là số cung thủ nhiều nhất có thể cùng phát trong phạm vi 500 dài của tường thành.

Quân Chiêm nhao nhao giơ lên khiên mây trong tay mà che chắn. Và hầu hết mũi tên va vào khiên mây mà bay ra ngoài…

Mẹ kiếp chỉ là những mũi tên tre bọc gang nhỏ sức sát thương yếu vô cùng, lực bắn cũng rất yếu….

Chỉ có một số nhỏ người quá đen đủi bị tên xuyên qua các khe hẹp của tường khiên mà bị thương..

“ Hả…” Tu Ba Củ Lý nhặt lên một mũi tên mà quan sát…

Tầm bắn 50m nhưng đó là từ tường thành cao 20m bắn xuống, do đó loại cung mềm này tầm bắn chỉ tầm 30m mà thôi, sức sát thương tốt trong khoảng 15-20m… Đây là cung tre mềm, cung này kém hơn rất nhiều cung của người Chiêm.

Hai mắt của Tu Ba Củ Lý sáng dực, hắn ý thức được cơ hội gì đó. Tiếp tục thúc duc quân sĩ tiến lên.

Lại một loạt mũi tên như châu chấu bay ra…lần này nhiều hơn số mũi tên vì hai bê trái phải đều bắn. Nhưng sức sát thương vẫn vậy, quân Chiêm ngã xuống chẳng có bao nhiêu….

Thang tre được bắc qua hào nước bảo vệ thành. Thực tế hào này không có nước , mặc gù hào sâu 3 m rộng 7m nhưng bên dưới chỉ có bùn nhão cùng cắm chông tre mà thôi. Đang hạn hán, nước sông Cổn khá cạn cho nên lượng nước đi vào sông đào hộ thành chỉ đủ làm nên một lớp bùn nhão mà thôi.

Con xông hộ thành dài 5km mắc từ Sông cổn chạy ven chân đồi đất, ngang mặt Đồ Chiêm Quan rồi đổ vào Hồ Ru Ní ở phía bên phải quan ải này.

Binh sĩ Chiêm thong dong giơ lên khiên mây thuận tiện đạp lên thang mây mà xông qua sông hộ thành . Tất nhiên cũng có một vài tên ngu ngốc xui xẻo trược chân rơi xuống đám chông mà mất mạng.

Lớp thứ hai của Quân Chiêm lại vác thang mây xông lên, nhưng quả thực thang quá ngắn, không thể với tới mặt tường thành.

Lúc này hai bên công và thủ rơi vào thế dằng co. Người công thì không có gì để leo lên đang đứng ngẩn tò te dưới chân thành, người thủ thì cung tên quá yếu chẳng thể đả thương được lũ giặc đang công thành…

Thời điểm này lúng túng vô cùng…

Đinh Quý vuốt râu ngắn mà mỉm cười nhìn về phía dưới chân hắn những khiến trúc trước nay chưa từng có… Đinh Quý có một ý nghĩ trong đầu, rất may hắn đã bái người kia làm Chủ công, rất may người kia không phải là địch nhân của hắn. Nếu không Đinh Quý chết như thế nào mà không biết….

……………….

Bố Chính thành con đường đất nối liến Bố Chính và Minh Cầm, nói đường đất thì không đúng lắm, con đường này có 1/3 đã là đường đá răm. Số còn lại vì giảm thiểu thời gian thi công và tiết kiệm nhân lực nên chỉ dùng xe lu nén đất thành đường mà thôi. Nói chung đi vẫn là tốt, ít nhất trời không mưa vẫn có thể đi xe ngựa tránh nắng nóng… Ngô Khảo Ký là đang trên một chuyến xe ngựa thị sát tuyến đường này.

Con đường này chạy dọc bên bờ sông Linh Giang lúc này bên trái đường các nhân công đang không ngừng nghỉ đắp đấy cao thêm và cao thêm nữa để tạo thành lũy. Nơi này có gia cố cọc tre đã cao lên hơn 4m rồi. Nói chung cũng là đắp đê một dạng, không đánh nhau thì cũng có thể dùng phòng lũ, làm rồi cũng không lo vô dụng..

Thi công dọc tuyến đường này là 13 ngàn người Việt khỏe mạnh từ Ma Linh và Địa Lý chạy nạn tới. Theo lẽ thường nạn dân có đôi khi mạng còn không bằng cẩu. Vì tiết kiệm lương đôi khi bọn họ bị vứt bỏ không thương tiếc. Người dân tam châu chiến sự này chẳng lạ với đều đó, nơi này chiến họa liên miên, họ cũng chẳng phải lần đầu chạy nạn.

Trong ký ức của họ không biết có bao nhiêu bằng hữu thân nhân ngã xuống vì đói, lạnh, vì bị giặc đồ sát.

Nhưng lần này không, Bố Chính rất khác, chỉ cần là người Việt sẽ được thông quan, sẽ được cấp vật liệu dựng nhà ở tạp, được cấp dụng cụ để có thể nấu ắn. Và quan trọng nhất được cấp lương thực đầy đủ để sinh hoạt…. e hèm theo họ thấy mình còn được ăn no hơn khi còn ở bản địa.

Tất nhiên, có ăn phải có làm, thành chủ Bố Chính yêu cầu họ làm việc , còn có cả lương bổng hẳn hoi. Đây là đang chạy nạn? Rất nhiều người mơ màng tự hỏi, nếu không phải họ đang ở trong những túp lều tạm thì những người này nghĩ rằng họ đang … ở thiên đường.

Những di dân này hăng say lao động vô cùng. Họ chỉ sợ rằng minh không làm vừa lòng thành chủ thì có thể ưu đãi của họ bị cắt đi. Thêm một lý do nữa, họ cố lao động nhiều một chút kiếm thêm chút tiền sau này khi về lại quê quán còn có thể tái phục hồi sinh hoạt.

Ngô Khảo Ký thừa tiền… e hèm đúng, hắn chỉ thiếu lương mà thôi. Tiền hắn thừa. Nhưng không phải tiêu bậy bạ, ví như dân Bố Chính công tác một tháng 180 đồng đến 250 đồng thì di dân chỉ được hưởng một nửa mà thôi. Nhưng đối với đám di dân thì đây là mức lương…. Không tưởng. Vì trên lý thuyết họ ăn họ ở của Bố Chính thì họ phải lao động cho Bố Chính thậm trí nếu Thành chủ yêu cầu thì thanh niên trai tráng cũng phải ra trận mà đổ máu xa trường… Nhưng họ… có … lương bổng. Thật bất khả tư nghị.

Ngồi trong xe Ngô Khảo Ký gật đầu hài lòng. Mực nước sông đã hạ đi gần 2m tức là lòng sông chỉ còn lại tầm 5m -7 m sâu, phần lới Đại hạm của người Mã dùng không được và đã mắc kẹt nơi bến cảng trong bùn, chỉ có trung hạm, Tiểu hạm và thuyền mông đồng có thể sử dụng. Ngô Khảo Ký giờ đã hiểu vì sao Từ Huy khăng khăng đòi đào Cảng biển ở cạnh cửa biển… nơi đó mói chính là nơi các Đại Hạm có thể tung hoành.

Sông cạn để lộ ra các bãi bùn, nói thật lúc này đổ bộ qua sông còn khó hơn nhiều nếu nước sông cao, lội qua một bãi bùn lầy lội sau đó tiếp cận con đên cao 3m trên đó lại vừa đắp thêm lũy cao gần 4m… nghĩ thôi đã cảm thất rất ngại rồi. Bản thân Ngô Khảo Ký nếu nhìn thấy cũng không muốn qua sông. Nhưng không thể không đề phòng, biết đâu Người Chiêm phát cuồng thì sao? .


Ngô Khảo Ký chạy thẳng một mạch đến Minh Cầm huyện 15km đi hết gần 45 p đồng hồ, ai ai…tốc độ khá là mĩ mãn . Với tốc độ này quân Bố Chính có thể ứng phó mọi tình huống phát sinh bất ngờ.

Đào Duy Tuấn Sở Phó Sở Xây Dựng, đen như cột nhà cháy đang mặc áo ngắn quần cộc tay cầm cọ che đầu tưng bừng nhảy nhót khắp công trình….

“ Sở Phó Duy Tuấn…. Sở Phó Duy Tuấn…” Từ xa Ngô Khảo Ký với gọi…

“ Chúa công… chúa công đến đây lúc nào…. Sao không thông báo để Tuấn đi nghênh đón..” Xuất thân công tượng, ăn nói không được văn hoa nhưng… thật tâm.

Vị Sở phó vội vàng trèo từ bức tường cao 3m xuống nhưng hắn quên mất mình lùn và chân ngắn.

“ Ai nha nha… đỡ bản quan… mấy tên kia đỡ với..” Đào Duy Tuấn lang thang trên bức tường thành mà kêu gào đám thợ tới đỡ.

Mấy tên thợ cao to vội vã chạy đến đỡ viên quan đầy “quyền lực” này…

Bố Chính đang hừng hực khí thế đánh nhau túi bụi nhưng cứ nhìn thấy vẻ lật đật của tên lùn này là Ngô Khảo Ký không nhịn được cười…

“ Tình hình thi công ra sao?” Ngô Khảo Ký nghiêm trang lại cảm xúc mà hỏi.

“ Bẩm chúa công… nền móng rất ổn định, tốc độ xây tăng cao, giờ đây thành Nam và Tây đã 3m cao, chỉ trong vòng năm ngày sẽ đủ 7m cao…” Đào Duy Tuấn tự tin đáp.


Ngô Khảo Ký mỉm cười hài lòng vỗ vỗ vai hắn động viên “ Tốt lắm, nhưng đừng gọi ta ta chúa công… hài đến tai triều đình mệt mỏi lắm”

“ Trong lòng giới công thương chúng tôi, thành chủ ngài chính la chúa công…” Đào Duy Tuấn vẫn cố chấp…

“ Thôi tùy ngươi thích gọi sao thì gọi. À ta thấy chiến lũy đoạn Bố Chính- Minh Cầm đã tốt rồi. Ngươi ngày mai điều 1 vạn thợ này thi công đoạn từ bến sông tới Chính Hòa. Nếu quân địch đổ bộ bãi biển chính hòa thì chúng ta có thể nhanh chóng tới nơi hơn…” Đây mới là công việc chính mà Ngô Khảo Ký muốn ra lệnh cho Đào Duy Tuấn, hắn cũng muốn nghe cao kiến của tên này…

“ Bẩm chúa công, sao không cho một nửa làm đường một nửa người đắp lũy dọc bờ biển. Thuộc hạ thấy nơi đó chủ có 4 dặm bãi cát có thể đổ bộ…” Đào Duy Tuấn thắc mắc….

“ 3 ngày có kịp không?” Ngô Khảo Ký cau mày hỏi, hắn sợ nhất là tham lam sau đó cái gì cũng lỡ dở.

“ Chắc chắn kịp… Chúa công cứ tin ở thuộc hạ, không kịp chúa công cứ lấy đầu ta…”

Ngô Khảo Ký gật đầu đồng ý, Tại sao lại là ba ngày, đơn giản vì mấy tên cờ hó Chiêm Thành này lại chuẩn bị dở bài cũ, dùng bộ binh tấn công mạnh vào cứ điểm, hút quân đội về đó sau đó dùng thủy binh đánh up sọt phía sau…

E hèm thông tin này từ trước khi quân Chiêm đến hắn đã biết òi, mấy con nghiện của Chiêm quốc đã bí sờ mật chuyển giao bí mật quân sự cho Ngô Khảo Ký.

Cho nên chắc chắn người Chiêm phải tấn công mạnh trên bộ, và phải tấn công một vài ngày đủ để Bố Chính phải điều quân tăng viện ở chiến trường trên bộ, Lúc ấy Chiêm quốc thủy quân sẽ bất ngờ tập kích phía sau. Cho nên… Ngô Khảo Ký vẫn còn thời gian gia cố một số chỗ vẫn còn được coi là yếu điểm.


…………………………………..

4 giờ chiều tại Đồ Chiêm Quan. Trời vẫn nắng gắt vô cùng.

Tu Ba Củ Lý Bất lực hò hé quân sĩ đeo khiên lên lưng mà rút về trận địa quân Chiêm. Họ đã đứng đây cả buổi trời rồi, hai bên trên dưới trợn mắt nhìn nhau âu yếm chẳng làm được gì cả. Chiêm leo không được thành, Việt bắn không được Chiêm…

Nắng quá chịu không nổi cho nên phải rút thôi.

Tu Ba Củ Lý quay đầu lại lẩm bẩm chửi.

“ Con mẹ nó đánh nhau thì như đàn bà, chỉ cậy vào hào sâu tường cao..”

Nhìn lên tường thành lại thấy mội dãy mãi che mát , Tu Ba Củ Lý cảm thấy nhức cả trứng, quân Chiêm thì trang trang dưới ánh nắng thiêu đốt, đám lính “đàn bà” Việt thì đứng trong bóng mát nghỉ ngơi, đời bất công.

“ Thân vương, sức chiến đấu của nhóm quân Việt này rất yếu, còn yếu hơn nhiều nhóm quân Việt ở Địa Lý và Ma Linh” Tu Ba Củ Lý háo hức báo cáo….

“ Ta đã nhìn thấy được, tiếp tục tổ chức 2- 3 đợt tấn công để thử tiếp. Lần này tấn công cả hướng đồi và hướng cổng chính….” Chế Bì La Ma ra lệnh.

Tiếng tù và lại nổi lên ầm ầm … quân Chiêm chia làm ba mũi tấn công, 2 mũi chọc thẳng vào tường thành phía đồi cao, một nhánh lại thử đánh vào cổng chính.

Kết quả rất tương tự nhanh quân đánh cổng chính không mấy khó khăn tiếp cận tường thành sau đó… trơ mắt đứng nhìn quân Việt trên thành…

Nhưng hai cách tấn công lên đồi cao thì gặp được phản công mãnh liệt và thiệt hại nặng nề. Không phải nơi này có cái gì đó đặc biệt. Cung tên của người Việt vẫn yếu như vậy. Nhưng việc leo đồi cao để tiếp cận tường thành khiến cho tốc độ của quân Chiêm chậm vô cùng… Sau đó.. người Việt dùng đã gỗ lăn xuống không trượt phát nào… người Chiêm hai cách này thương vong thảm thiết mà không tiến lên nổi.


Chế Bì La Ma cau mày hạ lện rút quân, đã 7 giờ tối không thích hợp để tấn công thành. Thời này bệnh quáng gà nhiều, khó có thể chiến đấu ban đêm cho được.

Ngày thứ hai vẫn nhịp điệu này diễn ra. Quân chiêm chia làm nhiều cánh hơn tấn công các vị trí, chỉ có cánh tấn công vào cửa thành là có thể dễ tiếp cận nhưng thành lại quá cao, leo không nổi…

Một ngày đánh từ sáng đến chiều không kết quả, bọ lại tầm 300 xác người Chế Bì La Ma lại cho quân lui binh…

Ban đêm doanh trại quân Chiêm…

“ Chúng tướng nghĩ sao?” Chế Bì La Ma hỏi.

“ Quân việt sức chiến đấu yếu nhưng địa thế hiểm trở, thành cao, khó phá…” Một tên tướng quân cao gầy lên tiếng.

“ Cố đánh thì vẫn được, nhưng thương vong sẽ lớn, thành này quá cao và chắc chắn…” Một người khác cho ý kiến…

“ Bản Vương lại có cách phá địch” Chế Bì La Ma cười nói.

Hắn xì xào nói một hồi, chúng tướng Chiêm quân vỗ tay hoan hô tung trời…

Sau giờ sáng ngày 21 tháng 6 Nông lịch năm Thái Ninh thứ 5.

Quân Chiêm thành đã nghiêm dung chỉnh tề xếp hàng đội ngũ trước Đôc Chiêm Quan. Lần này khác biệt vì có sự tham gia của nhiều chiến tượng, trong đó có cả chiến tượng bọc giáp mây cực kỳ chắn chắn…

Người Chiêm dùng chiến tượng húc đổ tường thành người Việt? dĩ nhiên là không phải rồi….

Một dãy chiến tượng ầm ầm tiến lên về phía đồi cao, để khắc chế việc lăn gỗ đá của người Việt , Người chiêm dùng chiến tượng như một dãy tường chắn khỏe mạnh mà tiến lên đồi cao…

Người việt sẽ ứng phó ra sao?

Cùng lúc này một đội cảm tử của người Chiêm lại lao đế chân nhành của Đồ Chiêm quan.. nhưng lần này họ không trơ mắt đứng nhìn người Việt. Đây là những Chiến Binh tinh nhuệ nhất của Chiêm thành. Họ thành thục sử dụng móc dây leo lên cầu treo trước cổng thành của người Việt và buộc dây chăc chăn.

Đám này thực sự rất rất tinh nhuệ dưới làn mưa tên mũi đạn mà chúng vẫn hoàn thành nhiệm vụ. Bốn thớt voi to lớn như núi nhỏ từ từ chuyển động kéo căng hai dãy dây từng to như bắp tay người trưởng thành….

Kẽo kẹt kẽo kẹt….

Dây treo của cầu không thẻ chịu nổi mà đứt lìa….

Đúng lúc này hai con chiến tượng dưới sự điều khển của nài tượng đẩy một cỗ mãy đục thành khổng lồ theo đường cầu treo tiến vào cửa thành.

Không có gì cản nổi vì hai con voi này đã được bọc giáp mây, tên bắn của người Việt như gãi ngữa không ăn thua. Chỉ trong phút chốc Đồ Chiêm Quan nguy ngập. Tất cả các mặt của họ bị tấn công dồn dập.

Hây da…. Dô ta…


Hây da…. Dô hầy…..

Các chiến binh Chiêm thành hè nhau lay khúc gỗ đục thành khổng lồ va vào cánh cổng…

Ầm Ầm…. rắc rắc rắc……

Cánh cổng chịu không nổi sức mạnh khổng lồ mà từ từ đổ xập…..

Đồ Chiêm Quan cổng thành bị công phá….

Lúc này bên cánh trái sông hộ thành đã bị san phẳng ở nhiều chỗ…. Chiến tượng bắt dẫn đầu xông lên…

Phòng tuyến Đồ Chiêm quan đứng trước bờ vực tan vỡ?

Truyện tu đạo, hệ thống cảnh giới khác biệt, main phải len qua khe hẹp tìm cách sống sót. NVP không não tàn. Mong được ủng hộ Nhất Kiếp Tiên Phàm

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.