Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 1142: Chiêm Thành cũng không dễ bị bắt nạt.




Ngô Khảo Ký lúc này đang lang thang ở Sông Hương. Hắn vẫn đang cố gắng cho mục tiêu Đại Việt có một tương lai tốt đẹp hơn, Ký tất nhiên không thể biết trước tương lai thế giới vẫn đi đến hồi mạt thế như vậy.

Phải công nhận Hoàng Tử Pang của Chiêm Thành là một người rất khá về mặt quân sự, nói chính xác thì hắn là đen đủi và sinh nhầm thời. Con hàng này nói thẳng và thật thì nó là chiến tướng của Chiêm Thành. Sau này ba lần đánh tới thủ đô Angkor của Khmer cướp sạch nơi này chính là Pang chứ không phải Thang.

Hoàng từ Thang nói thẳng là ăn hên thôi, bởi lẽ trong lịch sử thì đầu năm 1075 cụ Lý Thường Kiệt đánh vào Bố Chính đập tam quân Chiêm Thành ở đây, sau đó “ tiện thể” đánh qua hai Châu Ô Rí. Lúc này thằng Pang vội vàng đưa quân từ Lôi Điện Thành ( Đà Nẵng) qua ứng cứu thì bii cụ Kiệt đè ra đấm không trượt phát nào sau đó bắt sống tại chỗ.

Lúc bấy giờ Chiêm Thành nghe tiếng Thái Uý Lý Thường Kiệt đánh qua thì nhũn cả hai chân sợ hãi run bần bật. Lúc bấy giờ giới quý tộc phương Bắc Chiêm không có cách nào đành mời hoàng tử Thang chủ trì đại cục.

Thế mới thấy Thang ngồi không chưa kịp tranh đấu gì để chiếm ngôi Vương thì ngôi Vương tự mò đến với hắn, bởi lẽ thằng em trai- đối thủ cạnh tranh trực tiếp – đã có một pha tự bóp đi vào lòng đất.

Thang điển hình là chủ nghĩa cơ hội cùng có tầm nhìn chính trị sắc bén.

Hắn thực sự đem quân ra bắc nhưng thủ vững dãy Bạch Mã đoạn Hoà Vang Trấn. Thời này chưa có Đèo Hải Vân. Trong tiểu thuyết của Ngô Huy Tuấn là nói bừa. Thực tế thời này từ Lôi Điện Thành ( Đà Nẵng) đi tới Ô Rí ( Huế) chỉ có thể thông qua con đường men theo chân núi núi Bạch Mã , rất xa và khó đi. Nhanh và thuận lợi nhất để thông giữa hai nơi này chính là đường biển. Nhưng thuỷ binh Đại Việt thời Lý rất mạnh và luôn chiến thắng thuỷ quân Chiêm Thành, vì lý do này hoàng Tử Thang chỉ có thể dùng tiền bạc, muối sắt mua chuộc các bộ lạc Cơ Tu ở Hoà Vang cùng nhau chống lại Đại Việt.

Thang không có ý định đánh cùng quân Đại Việt thu lại hai châu Ô – Rí mà hắn dùng ngoại giao cùng thỏa hiệp để đòi lại hai vùng này.

Như đã nói, đánh nhau thì Thang không tài, nhưng nhìn thế cuộc chính trị thì Thang nhìn rất chuẩn.

Hắn định ra sách lược hoà hoãn phương bắc hùng mạnh ( Đại Việt) mở rộng về Phương Nam ( Khmer) đang yếu nhược vì nội chiến.

Chính vì thế Thang chủ động ngoại giao với Lý Thường Kiệt và Thăng Long, yêu cầu Thăng Long ủng hộ hắn làm vương Chiêm Thành. Thang sẽ hoàn toàn chặt đứt quan hệ và không nghe theo Đại Tống mà tấn công hậu phương Đại Việt dưới bất kể tình huống nào, và Thang chấp nhận cắt một phần Châu Ô cho Đại Việt cùng với đó là tiến cống v.v….

Khi đó đã gần đến cuối năm 1075. Cụ Lý Thường Kiệt phải về Thăng Long để chỉ huy Bắc Chinh Ung Châu. Đơn giảng vì mùa gió đã tới rồi. Nếu còn không đánh thì muộn mất . Nếu bỏ lỡ thời cơ mùa gió thuận thì phải năm sau mới có thể đánh Ung Châu.

Đến lúc đó biết đâu Đại Tống sẽ tấn công trước?.

Chính vì vậy cụ Kiệt vì mục tiêu lớn hơn mà tạm tha cho Chiêm Thành, đồng ý nghị hoà của Thang. Trả lại Châu Rí , thả hoàng Tử Pang.

Hành động này của cụ Kiệt cực chuẩn xác, vì có thể thấy sau đó người Chiêm Thành cực tuân thủ ước định. Trận Như Nguyệt Đại Việt thật khốn đốn nhưng Chiêm Thành không thừa dịp cháy nhà hôi của.

Thay vào đó Thang vẫn kiên trì mục tiêu đánh về phía Nam. Pang được anh trai cứu cho nên chịu phục, biến thành tay đấm mà đánh cho quân Khmer tan hoang cả.

Hai anh em Thang- Pang một người chính trị, một người quân sự kết hợp khiến Chiêm Thành trở nên phát triển và ổn định vô cùng.

Nói câu truyện lịch sử trên để thấy, “tay đấm” chất lượng của Chiêm Thành chính là hoàng tử Pang. Chính vì vậy Pang bố trí thân tín và quân đội ở Huế cùng Quảng Trị không có đơn giản xồn vào là ăn nổi.

Ngô Khảo Ký có hoả pháo thật, có ưu thế rất lớn về trang bị. Nhưng đạo thuỷ binh tiến vào sông Hương là cô quân. Ký không chỉ phải đối mặt cùng hơn ngàn tin binh ở thành Rí. ( Huế) mà còn phải đối mặt mấy chục ngàn dân Chăm ở nơi này.

Việt Ngô Khảo Ký có thể hay không dùng ngàn tinh binh chiếm Rí thành là một câu hỏi rất khó trả lời.

Ngay cả khi Ngô Khảo Ký có thể chiếm thành Rí thì chắc hẳn thương vong không hề thấp một chút nào.

Có thể nói tuy Ngô Khảo Ký đã chuẩn bị rất lâu và trang bị hoàn hảo nhất cho quân Bố Chính, nhưng Ký chưa từng chủ quan hay coi thường quân Chiêm Thành. Theo thám báo thì bên phía Chiêm Thành có những nhánh bộ binh siêu cấp tinh nhuệ mà Đại Tống còn thua xa nếu lấy số lượng quân ngang bằng mà chọi nhau với đám này.

Một nhóm quân đặc biệt có tên Sannok là tập hợp của rất nhiều thân binh các lãnh chúa phương Bắc Chiêm Thành tạo nên. Nhánh quân này tầm 4 ngàn người…

Nhóm Sannok binh mạnh không thua gì Ngự Long, Vũ Thắng, Long Dực, ba nhóm quân tinh nhuệ nhất của Cấp Vệ Quân Thăng long, và bọn Sanock này mạnh hơn các nhánh quân Thông Điện, Phủng Thánh, Bảo Thắng, Hùng Lược, Vạn Tiệp của Đại Việt.

Theo thông tin thì Ngô Khảo Ký biết . Quân Sanock bị tẩy não rất khốc liệt bởi niềm tin tôn giáo và đây là một đám liều mạng không sợ chết. Gặp loại đối thủ như vậy rất đau đầu.

Ký còn biết Pang trong tay có 3000 Sanock binh, và đã điều một ngàn đi Rí Châu. Dĩ nhiên Ngô Khảo Ký khi chưa làm rõ đám điên Sanock còn ở Rí Thành hay đi cứu Ô Thành thì Ngô Khảo Ký sẽ chưa liều mạng lên bờ chiến đấu sáp lá cà với quân Chiêm.

Nói thẳng thắn thì quân của Ký chỉ có 1500 người là lão binh đã qua chiến trận, số đó đều đến từ Ngô Gia và một phần nhỏ Đỗ gia.

Còn thiên tử quân mà Thăng Long cấp cho Ngô Khảo Ký thật chất là tân binh ở các doanh Bảo Thắng, Hùng Lược, Vạn Tiệp.

Nhóm này là tâm binh vòng ngoài của Thiên Tử Quân, thậm chí trên trán còn chưa kịp khắc chữ thiên tử quân đấy.

Tuy bọn chúng đều là “ hàng tuyển” từ trong sương binh, lộ binh , nhưng tân binh chưa trải chiến thường thì sức chiến đấu vẫn có giới hạn nhất định. Ngô Khảo Ký tất nhiên chưa muốn đẩy đám chim non này vào chiến trường khốc liệt thực sự.

Mục tiêu của Ngô Khảo Ký là đánh vào Trại thủy binh sống Hương để cướp tàu. Nhưng khi hắn dẫn theo theo Bố Chính quân lao vào đến nơi thì đã phát hiện nơi này trống không.

Người Chiêm Thành có phải là quái trong game đâu mà để cho Ngô Khảo Ký muốn làm gì thì làm.

Cảm thấy không đủ quân số để phòng thủ thủy trại thì Chủ tướng Chiêm ở Rí Châu đã điều động một bộ phận nhỏ thủy quân cho thuyền chạy ngược sông Hương về thượng nguồn và trốn tránh.

Sông Hương nhiều nhánh vô cùng, có sông nhánh Như Ý , nhanh An Cựu, nhánh Hàn Thạch… có thể nói thuỷ hệ ở Rí Châu rất rất phức tạp. Ngô Khảo Ký lúc này tiến vào sông Hương hoàn toàn không thu hoạch được bất kỳ lợi ích nào. Một cái bóng chiến hạm quân Chiêm cũng không thấy đâu.

Ký đành phải cho thuỷ quân rút thuyền về cửa biển. Lên bờ là không có tác dụng, ở nơi này Ngô Khảo Ký là cô quân vớ vẩn đội thuyền bị đánh úp là coi hết đường về với vợ.

Thật ra nếu như một đội quân bình thường, tiến hành cướp bóc của dân Chăm dọc hai bờ sông Hương cũng sẽ có kết quả không hề tệ.

Vậy nhưng Ký muốn thu phục dân Chăm thì nhất quyết không thể gây nên nợ máu như vậy.

Không có lựa chọn nào khác, hắn chỉ có thể rút lui về sông Thạch Hãn để cắt đường lui của đám quân Chiêm từ Châu Rí đi cứu viện Châu Ô trước đó.

Trong lúc này Lăng Đài Lệnh Khúc Thanh Tùng rất ngông nghênh tiến vào Vùng đất Minh Hóa.

Có thể nhiều người không biết Minh Hóa nơi nào. Đây là vùng đồi núi phía Tây của Bố Chính và có đường biên giới rất dài với Lào.

Lấy thượng nguồn sông Linh giang mà chia đôi thì Minh Hóa nằm phía Nam của con sông còn Tuyên Hóa nằm ở phía sông này.

Minh Hóa địa hình cực kỳ phức tạp với những dãy núi lớn nhỏ chạy từ Tây Bắc hướng tới Đông Nam giống như hàng chục đường kẻ chia cắt Minh Hóa thành những thung lũng nhỏ hẹp.

Thẳng thắn mà nói, nơi này dễ thủ khó công. Cũng chẳng biết Ngô Khảo Ký trong tiểu thuyết của Ngô Huy Tuấn làm sao có thể chinh phục nơi này. Nhưng thẳng thắn mà nói Ngô Huy Tuấn toàn nói điêu. Cái vùng này mà ông Tuấn dám nói láo là xây đường xây xá gì đó qua Khmer như đúng rồi... thật hài quá đi thôi.

Đường vào Minh Hóa chỉ có tiểu lộ, những con đường nhỏ khuất trong núi rừng. Vốn không thuận tiện cho đại lượng người di chuyển. Đừng nới là kéo pháo vào, ngay cả đi bộ cũng khó khăn. Cho nên để đánh vào sâu trong Minh Hóa là điều rất khó khăn lúc này.

Lý Từ Huy cũng biết điều này, đưa quân chủ động tiến công là một việc làm nguy hiểm. Chỉ cần đám Khmer lạ mặt kia tổ chức phục kích dọc các thung lũng nhỏ hẹp thì mọi vũ khí hiện đại của Bố Chính đều không có bao nhiêu tác dụng cả.

Mặc kệ những yếu tố trên Khúc Thanh Tùng vẫn rất hung hăng dẫn theo phái đoàn trăm tinh binh nghênh ngang phách lối tiến thẳng tới Trại Minh Lợi trại lớn nhất mà người Khmer đã chiếm của dân bản địa mà ngụ lại ở Minh Hoá.


Mô phỏng không buff mạnh , main không thánh mẫu , thông minh , biết suy tính sự việc , nhân vật phụ không bị dính hàng trí quang hoàn.

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.