Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 212: Tô Thức Tô Đông Pha




Ngô Khảo Ký đắn đo, vật vã, mệt mỏi tìm cách lách luật chế tạo súng thần công không phải không có lý do.

Cùng là người xuyên không nhưng Ngô Khảo Ký được đánh giá là bất học vô thuật, Tống Kiệt lại đang nổi đình nổi đám ở Đại Việt với tài hoa xuất chúng, xuất khẩu thành thơ. Nếu để ngoại nhân cổ đại đánh giá và so sánh về hai nhân vật này thì chắc hẳn…. không ai thèm so sánh cả. Vì vốn dĩ trong mắt mọi người Tống Kiệt quá hoàn mĩ về “kiến thức” để Ngô Khảo Ký được đem ra so sánh.

Tống Kiệt có thể xuất khẩu thành thơ, đây là sự thật. Tên này thực sự có thể làm thơ văn bằng năng lực của bản thân hắn. Lại thêm tên này nghiên cứu về Văn hóa xã hội cho nên các loại như Phật Đạo Nho đều hiểu qua. Biết được Ỷ Lan Thái Hậu tôn sùng Phật đạo thì thằng chó này quay xe nghiên cứu phật đạo, vốn dĩ có nền tảng gốc cộng thêm đạo văn, nhái thơ. Chẳng mấy chốc thằng này trở thành một “tín đồ” phật giáo có sự am hiểu về Phật Đạo không thua kém các cao tăng. Cho nên Tống Kiệt ở Long thành rất rất phong vân. Nếu đem đánh giá thì không ai dùng Tống Kiệt để đi so sánh với võ biền Ngô Khảo Ký nửa chữ cắn đôi cả.

Nhưng đối với một người hiện đại mà đánh giá thì thằng khốn Tống Kiệt quá phèn. Ngô Khảo Ký không thể hiểu nổi tại sao Tống Kiệt trong mười năm vẫn chỉ loanh quanh ở việc đúc những ống đồng, gang trơn nhẵn để làm súng thần công. Chẳng nhẽ tên này không có chút khái niệm khoa học kỹ thuật nào trong đầu?

Tực tế độ phèn nhất định của Tống Kiệt trên phương điện kỹ thuật cơ khí cũng như hiểu biết về vũ khí quân sự đã khiến cho Ngô Khảo Ký gặp quá nhiều trắc trở trong việc thiết kế ra một loại súng thần công khả dụng nhưng an toàn. Đến lúc này Ngô Khảo Ký đã hiểu được một phần nào đó quy tắc của hệ thống. Không được chế tạo những vũ khí hay công nghệ vượt quá xa virus chứ không phải vượt quá xa thời đại. Tức là coi như Tống Kiệt là một cái nhà hai lầu thì Ngô Khảo Ký chỉ dc xây một cái nhà hai lầu cùng gác xép bên cạnh, nếu xây ba lầu là game over ngay. Nhưng khốn nạn là thằng Tống Kiệt quá ngu. Mười năm vẫn loay hoay ở lầu hai cho nên tên này chính là một giới hạn kéo lại sức sáng tạo của Ngô Khảo Ký.

Lúc này Ngô Khảo Ký vẽ ra bản vẽ thiết kế một cái ống trơn nhẵn để làm nguyên mẫu súng thần công thì chẳng có cảnh báo mẹ gì. Nhưng hễ hắn động chạm một chút đến việc thiết kế khoang buồng nạp thuốc súng nối khối hậu và đáy bầu súng, là nơi được đúc dày dặn và vững chắc nhất, có thêm đai chuôi súng và đai đáy bầu súng bảo vệ. Bên trong có đúc khoảng âm hình trụ tròn thông với lòng súng, nhưng đường kính nhỏ hơn lòng súng , là nơi để nhồi thuốc súng khi bắn. Thì ngay như rằng sẽ bị hệ thống cảnh báo dọa gạt bỏ. Ngô Khảo Ký lại một lần nữa vò nát tờ giấy thiết kế, hắn hận không thể bỏ luôn vào mồm nhai nuốt.

Tại sao phải chế tạo buồng nạp thuốc súng với đường kính nhỏ hơn nòng pháo nhiều lần? Đừng nhìn đây chỉ là một cải biến nho nhỏ nhưng thực tế nó đã tiêu tốn của nhân loại hơn trăm năm nghiên cứu tìm tòi sáng tạo.

Pháo đã được sáng tạo từ thời cuối nhà Tống, nhưng đến tận thế khỉ 14 thì Hồ Nguyên Trừng mới có thể sáng tạo ra những khẩu súng thần công đúng nghĩa của nó mà sau này đến những năm thế kỷ 16 thì Châu Âu mới phái triển các loại vũ khí tương tự như vậy.

Thời điểm Hồ Nguyên Trừng chế tạo súng thần công có khoang nạp thuốc súng tân tiến, có được cấu trúc bầu súng tiệm cận với sự hoàn hảo thì các anh Châu Âu và Trung Á vẫn đang nghịch bùn với những khẩu thần công lòng trơn phẳng bắn vài ba lần sẽ phải đem đi tái chế.

Nói chính xác khi Hồ Nguyên Trừng đã thành thục vớ cấu trúc hai lớp đường kính lòng pháo thì ở phương tây vẫn đang loay hoay với những khẩu đại bác kiểu Dardanelles do Munir Ali sáng tạo. Và cùng thời gian này các anh Châu Âu đang chỉ dùng những khẩu pháo cầm tay nhỏ bé kiểu súng thần công "Ribaldis", bắn các mũi tên lớn và đạn chùm đơn giản.

Cho nên có thể nói kiểu súng thần công của Hồ Nguyên Trừng đã đi trước thời đại tầm hơn trăm năm. Trăm năm sau Châu Âu mới đi theo chiều hướng thiết kế pháo phức tạp của vị họ Hồ này.

Nhưng tại sao thiết kế nhỏ bé kia lại quan trọng đến vậy. Ở đây liên quan mật thiết hai vấn đề thứ nhất đó là công nghệ luyện kim của thời đại cùng tỉ lệ giữa số lượng thuốc nổ cùng sức chịu đựng áp lực của buồng nổ súng thần công. Liên quan thứ hai đó chính là loại đạn cho súng thần công.

Bởi vì thời này chưa có đạn nổ, nên sức công phá của súng thần công phải dựa cả vào sức nặng, độ lớn của đạn pháo để công phá mục tiêu. Chính vì ý do này đường kính của nòng pháo luôn luôn phải lớn mới có thể đầy đủ uy lực.

Lấy ví dụ nếu là tấn công thành trì hay hải chiến. Một viên đạn đá hay chì hoặc gang hình tròn với trọng lượng vài trăm gram thì làm gì gây được tổn hại cho các mục tiêu trên. Nhưng nếu là một viên đạn nặng chừng 15- 20kg bay với động năng đầy đủ thì có xuyên phá mọi thân chiến hạm gỗ lúc này. Còn với những quả đạn khổng lồ vài chục đến cả trăm kg thì ngay cả những thành trì xây dựng bằng đá kiên cố nhất chúng cũng có thể đánh sập.

Chính vì lý do này cho nên bắt buộc các khẩu súng thần công trong thời kỳ chưa có đạn nổ thì kích thước nòng càng lớn , độ dài nòng càng dài mới có uy lực mạnh.

Nhưng khốn nạn ở chỗ này , đường kính nòng lớn đồng nghĩa việc nhồi nhét vào đó một lượng thuốc nổ phải cực lớn. Cho nên áp lực của vụ nổ không những chỉ đẩy đi đầu đạn mà còn phá hủy cả thân pháo. Điển hình là những khẩu Dardanelles do Munir Ali sáng tạo số lần có thể khai hỏa chỉ tính bằng chục viên đạn sẽ bang hoại.

Cấu trúc khoang nạp thuốc súng có đường kính nhỏ hơn nòng giải quyết triệt đề vấn đề này. Đường kính nhỏ hơn dồng nghĩa vỏ sẽ dày hơn chịu được áp lực. Đường kính nhỏ hơn của khoang nạp thuốc súng còn khiến cho lượng thuốc súng nạp vào được ổn định và giảm thiểu. Từ đó giảm nguy cơ thang pháo nổ gây nguy hiểm cho pháo thủ.

Nhưng hễ Ngô Khảo Ký đụng đến thiết kế này thì y như rằng hệ thống sẽ cảnh báo, vì vậy Ngô Khảo Ký đành ngậm ngùi bỏ đi kế hoạch chế tạo súng thần công. Hắn chờ đợi Tống Kiệt có thể “ngộ “ ra phương pháp này để hắn có thể phát triển và sử dụng.

Ngô Khảo Ký thông minh, hiểu công nghệ vũ khí nhưng chính hắn bị thông minh hại chết. Ngô Khảo Ký không biết lúc này hoàng tộc đã thành công khá mĩ mãn với mẫu thiết kế súng thần công không theo “quy tắc” của Tống Kiệt .

Đại Việt đã cho ra sản phẩm Tướng Quân Đại Pháo dài 1,2m nặng 250kg . có thể bắn đạn gang trọng lượng 3kg đi xa 400m. Và bắn rất rất ổn định không thấy hiện tượng thân nòng bất ổn nay vỡ thang. Thiết kế vẫn như cũ giống hiệt thứ mà Tống Kiệt đã nghiên cứu cùng Vương thị. Nhưng Đại Việt hoàng tộc lại thành công rực rỡ.

Đến ngay cả Tống Kiệt cũng không hiểu nguyên nhân ở đâu. Chắc chỉ có Ngô Khảo Ký khi tận mắt chứng kiến khẩu pháo này thì hắn mới lý giải được.

Thành công bước đầu khiến cho hoàng tộc Lý thị càng đam mê và háo hức thử nghiệm những khẩu súng thần công có uy lực lớn hơn. Điều này Ngô Khảo Ký không biết vì hắn còn mải mê với việc thành lập hệ thống thương mại trên biển của mình. Có thể nói lần này Ngô Khảo Ký đã bị chính lối mòn suy nghĩ của mình hại chết. Cho đến khi Ngô Khảo Ký tận mắt chứng kiến súng thần công của Đại Việt thì hắn mới hiểu được nguyên do mà cuống cuồng sản xuất hàng loạt đại bác cho Bố Chính . Nhưng đó là chuyện về sau.

Lúc này thời gian đáo hạn hợp đồng đã đến. Hai phe Tống Mân y như rằng đúng hẹn có mặt tại Okinawa. Nhưng lần này Ngô Khảo Ký tách bọn chúng ra để tiếp đãi.

Sứ thần Tống đặt hẳn vấn hẳn vấn đề thuê công ty Tân Bình Đông Hải tấn công vào Kiến Nghiệp thành ( Nam Kinh ngày nay).

Nhưng Ngô Khảo Ký trả lời thẳng thắn: “ No No No. Nguyên tắc của công ty anh là không đi vào nội địa quá hai trăm dặm. Từ biển vào tới Kiến Ngiệp có đến sáu trăm dặm đường sông Trường Giang. Cái này không đúng quy củ ông ty nên đơn này anh không tiếp..”.

Sứ thần Tống mếu máo: “ Thế em lui một bước, các anh tấn công Tô Châu được không? Tô Châu cách biển đúng hai trăm dặm đó “

Ngô Khảo Ký vân vê ria mép: “ Tô Châu hửm, được thôi anh tiếp. Nhưng mà Tô Châu là đại thành, cũng là hậu phương vững trãi của Vương Gia. Nơi này đóng trọng binh mấy vạn. Nếu muốn đánh hạ thì giá thành cần rất rất cao…”

Sứ Thần Tống nhăn nhó run rảy : “ Anh nói xem , cao là cao bao nhiêu?”

Ngô Khảo Ký nói chắc như đinh đóng cột : “ Mười lăm vạn lạng bạc, cung cấp lương thảo đủ cho 6 vạn đại quân”

Con số này quá lớn, đã vượt quá rất rất nhiều so với tài chính mà tên sứ thần này có thể quyết định. Cho nên tên sứ thần này ngay lập tức kỳ kèo trả giá. Ngô Khảo Ký tức giận đạp mẹ thằng này ra ngoài luôn không nói nhiều.

Vậy là sứ thần của Vương thị thành công ký được hợp đồng với Ngô Khảo Ký, tất nhiên nội dung bản hợp đồng này phía Tống sẽ không được biết. Biết tin Ngô Khảo Ký ký hợp đồng với Vương thị thì Tống sứ khuôn mặt dại ra như đưa dám mà chạy vội về Biện Kinh.

Xu Mật Viện Biện Kinh thành.

Cả Tư Mã Quang và Vương An Thạch đều nhìn tên tín sứ ngu dốt đang run rẩy quỳ lảy bảy dưới sàn mà hỏa khí trong lòng cất cao vạn trượng. Con mẹ nó đúng là không sợ kẻ thù mạnh chỉ sợ đồng đội ngu như heo.

Tô Châu vị trí quan trọng ra sao? Chiếm được Giang Tô coi như cắt đứt toàn bộ hậu phương của Vương Thị cho Kiên Nghiệp. Chỉ cần Kiến Nghiệp biến thành cô thành thì chuyện sau đó còn gì để nói. Đừng nói mười lắm vạn, hai mươi vạn lượng thì Vương An Thạch cùng Tư Mã Quang cũng cảm thấy đáng giá. Con mẹ nó tín sứ không có đầu óc quân sự chỉ nghĩ đến tiền quả thực hai nước hại dân mà. Tiền bạc Triệu thị thiếu sao? có thể trăm vạn lượng thiếu thật nhưng mười mấy vạn thì tính là gì?

Thực nếu không giữ phong độ nho gia thì có lẽ cả Tư Mã Quang và Vương An Thạch đều xông lên quần ẩu tên heo tín sứ này rồi.

“ Các vị đại nhân, học trò sau bao ngày nghiên cứu bản quy tắc làm việc của công ty Tân Bình Đông Hải công ty đã tìm được khá nhiều khoảng trống để đi vào. Chuyện lần này Điền Đồng Tri có lẽ là thiếu quyết đoán làm lỡ chiến cơ nhưng không phải chúng ta không có cơ hội sửa chữa, thậm trí có thể đi thêm một bước….” Tô Thức tự Đông Pha một kẻ có đầu óc linh mẫn bậc nhất ở Đại Tống lên tiếng.

“ Tô Đông Pha đại tài đã nghe danh từ lâu, Tô Đồng Tri nhanh nhanh nói cách …” Vương An Thạch lúc này hơi cà cuống, ông ta cũng chẳng nghĩ đến Tô Thức thuộc phe cánh cựu đảng nữa.

Nói đến quan hệ giữa Tô Thức và Vương An Thạch rất kỳ quái , trên chính trị họ là đối thủ vì An Thạch là thủ lĩnh phe tân pháp. Còn Đông Pha là cánh tay phải đắc lực của Tư Mã Quang phe Bảo Thủ. Nhưng cả hai người này lại mến tài nhau mà có quan hệ cá nhân không hề tệ.

“ Hạ quan đã nghiên cứu qua về quy tắc thương nghiệp của công ty Tân Bình Đông Hải, thế lực này đã trở thành một quái vật ở Đông Hải nhưng chính vì nó lớn mạnh cho nên nó càng phải tuân theo quy củ mà chính mình đề ra… các vị hãy đọc những điểm này và điểm này….”

“ Nếu chúng ta lợi dụng những điểm này thì tất Ngô Khảo Ký phải làm việc cho chúng ta. Nếu không thì hắn sẽ phải tự phá quy củ của mình từ đó mất đi uy tín. Không có uy tín thì thế lực này sẽ sớm tan rã. Ngô Khảo Ký sẽ không dám làm liều… Nhưng vấn đề tiền bạc thì…” Tô Thức giải thích một hồi. Cuối cùng vấn đề lại quay về tài chính sự vụ.

“ Tiền .. không thành vấn đề” Vương An Thạch phất tay… “ Lão phu cần diện kiến thánh thượng ngay, chuyện này không thể trễ nãi, Lần này xin mời Tô tiên sinh một chuyến đích thân đến gặp tên Ngô Khảo Ký kia. Không biết tiên sinh ý ra sao?”

“ Học sinh cũng có ý này” Tô Thức cười cười vuốt vuốt râu.


























Main bá, vô tình gần giống Cổ Chân Nhân.

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.