Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 23: Bàn về dây truyền sản xuất



“ Khởi bẩn đại nhân, hôm nay chúng tôi sẽ dựa theo phương pháp mà đại nhân truyền dạy sau đó luyện hết chỗ quặng còn lại thành cương thiết chất lượng tuyệt hảo nhất. Ngày hôm qua chúng tôi đã đáp ứng các vị tướng quân sẽ thay đổi trang bị tốt nhất cho họ…”

Ngô Mộc đứng ra hào hùng thưa, ngày hôm qua hắn đã lộ hết bí mật, lúc này không còn cần che dấu năng lực cho nên lão trượng này muốn chứng minh bản thân và lập công. Cháu của lão đã được đón vào Phủ đệ của Ngô Khảo Ký sinh hoạt. Lão ta không còn nỗi lo về sau, nhưng trước mặt lão muốn chứng minh năng lực của mình để đạt được thêm sự công nhận của chủ nhân. Chỉ khi lão có giá trị lớn thì cháu lão mới có thêm tương lai. Điều này là tự nhiên quy luật, lão cũng hiểu nên cố gắng phấn đấu mà thôi.

Nhưng Ngô Khảo Ký lại lắc đầu từ chối ý kiến của lão Mộc.

“ Luyện thì vẫn phải luyện nhưng không phải luyện cương thiết mà là luyện gang. Việc rèn trang bị cho thân binh cũng như sương binh Bố Chính tạm thời chưa nhắc tới vội. Việc cần thiết bây giờ là tổ chức lại sản xuất một cách hợp lý cùng chế tạo nhiều hơn các máy móc công cụ lao động. Chỉ khi những thứ này trở thàng một hệ thống thì các ngươi mới có thể chế tạo sản phẩm một cách nhanh chóng và chất lượng” Ngô Khảo Ký đưa ra ý kiến của hắn.

Nhưng trong câu nói của Ngô Khảo Ký có rất nhiều từ ngữ hiện đại mà người thời này nghe không thể hiểu nổi. Đám người công tượng cũng như ngay cả Đỗ Liễm đều bất ngờ.

Ngô Khảo Ký vuốt vuốt trán, gánh nặng đường xa a, hắn thực sự khó có thể nóng vội cải biến một hệ thống sản xuất lạc hậu đã có từ bao đời. Ngô Khảo Ký chỉ có thể từng bước nhỏ cải biến tư duy của họ. Điểm quan trọng nhất đó chính là phải nâng cao trình độ tri thức cùng như sự hiểu biết của những người này mới có thể đạt được hiệu quả cao trong việc cách mạng công nghiệp hóa.

“ Thế này đi, hiện tai trong xưởng có bao nhiêu người tay nghề tốt có thể rèn đao kiếm, có bao nhiêu người có thể rèn đao kiếm chất lượng như Tống Đao, bao nhiêu người có khả năng rèn đao kiếm tốt hơn người Tống?” Không có cánh nào khác Ngô Khảo Ký đành phải kiên nhẫn giải thích.

“ Bẩm đại nhân, Có thể dùng thượng đẳng thiết rèn đao kiếm tốt hơn Tống đao thì có 4 người, ngoại trừ lão và hai tên này thì còn một người tên Cảo, hắn cũng là nhận được sự chỉ dạy của lão trong 2 năm trời. Còn lại thợ rèn không có mấy người có kỹ thuật cao. Nếu như dốc lòng hướng dẫn thì có tầm 20 người miễn cưỡng có thể rèn vũ khí khôi giáp.” Mộc lão trả lời một cách trân thực.

“ Tiếp theo ta lại hỏi, nếu chỉ là vũ khi chất lượng ngang bằng Tống nhân thì các ngươi mỗi ngày có thể sản suất bao nhiêu thanh?” Ngô Khảo Ký vẫn tiếp tục dò hỏi.

“ Dạ thưa, nếu lão cố hết sức có thể rèn bốn thanh, vì chất lượng cương thiết tốt thế nên thời gian chế tác không lâu, nhưng lão đã cao tuổi , sức đã yếu không thể quai búa nhiều, nếu như là thời thanh niên thì…” Mộc lão tiếc nuối.

“ Những người khác thì sao?” Ngô Khảo Ký đánh mắt nhìn về hai tên công tượng trẻ tuổi.

“ Dạ thưa đại nhân, Tiểu nhân nhưng mà có sức lực tốt nhưng kỹ thuật rèn chưa đủ vẫn chỉ có thể rèn 2-3 thanh chiến đao một ngày” Ngô Đản cũng thành thật thưa.

“ Như vậy những người học việc kia nếu ta đoán không nhầm thì phải 2-3 ngày mới có thể hoàn thành một sản phẩm. Tự chung lại toàn bộ Xưởng Luyện Thiết một ngày tối đa chỉ có thể rèn được 15-17 sản phẩm trong đó sản phẩm tốt nhất chỉ chiếm phân nửa. Giờ đây quân đội của Bố Chính tổng toàn bộ cả sương quân và thân binh nhóm là hai ngàn người. Mỗi người ít nhất có 3-4 trang bị. Nếu tính sơ qua các ngươi lao động không ngủ không nghỉ thì phải mất hơn một năm mới hoàn thành hết thay đổi trang bị cho quân sĩ Bố Chính. Cái tốc độ này là quá chậm” Ngô Khảo Ký đưa ra một dự đoán thông qua logic và toán học.

Nhóm công tượng muốn đưa ra phản bác, tốc độ như vậy là quá nhanh rồi. Ngài không biết công bộ hàng ngàn người công tương phải bao lâu chuẩn bị mới trang bị đủ cho Thiên tử quân 3,6 vạn người sao? Hơn chục năm dòng dã, nhưng vũ khí của Thiên tử quân cũng chỉ là chất lượng thường thường nếu đem so sánh với những thứ Bố Chính sắp chế tạo mà thôi. Mộc lão là lão nhân Công Bộ triều đình nên lão hiểu rất rõ, việc trang bị cho quân đội là tích lũy theo thời gian, một sớm một chiều là chuyện không thể nào. Nhưng lão vẫn đủ kiên nhẫn để ngậm miệng chờ đợi Ngô Khảo Ký nói tiếp.

“ Ta không hiểu rèn đúc trang bị vũ khí, nhưng ta có thể đoán được quá trình đó không có thể chia ra làm nhiều giai đoạn tách biệt đúng không?” Ngô Khảo Ký đặt câu hỏi cho Mộc lão, ông ta là người có kỹ năng tốt nhất ở đây.

“ Thư đại nhân đúng là rèn đúc thiết bị có thể chia ra làm nhiều giai đoạn. Ví dụ chiến đao là thứ phức tạp nhất thường chia làm 6 giai đoạn chính, và trong đó có một số giai đoạn thực sự phải chia làm các giai đoạn nhỏ” Lão Mộc nhẩm tính một chút rồi nói ra suy nghĩ của mình, lão vẫn chưa hiểu ý định của Ngô Khảo Ký.

“ Vậy lấy chiến đao làm ví dụ, ngươi hãy kể chi tiết từng giai đoạn và mỗi giai đoạn có gì khó khăn phức tạp cần quân tâm lưu ý” Ngô Khảo Ký vẫn tự nhiên như không mà dẫn dắt vấn đề.

“ Thưa đại nhân, giai đoạn 1 đó là chọn nguyên liệu tốt, kết hợp từ 2 đến nhiều tấm cương thiết có đội mềm dẻo khác nhau để có thể tạo nên sơ phôi của chiến đao. Giai đoạn này thực tế rất quan trọng cần thợ khéo vô cùng để có thể chuẩn bị nguyên liệu tốt nhất đúng theo yêu cầu. Và cũng cần con mắt già đời có thể phân biệt cương thiết tốt xấu. Nhưng giai đoạn này lại trởi nên đơn giản ở Xưởng của chúng ta, tất cả cương thiết đều có chất lượng tuyệt hảo cà đồng đều. Thực tế không cần phân biệt nhiều. Nếu chỉ dùng Tống đao làm thước đo để so sánh thì chúng ta chỉ cần dùng duy nhất một bản cương thiết chất lượng sau đó rèn thành hình, chỉ tôi phần lưỡi không tôi phần sống đao cũng đạt được hiệu quả chất lượng tương đương Tống đao. Nếu muốn chiến đao chất lượng hơn hẳn Tống đao thì nên dùng hai hay nhiều hơn lớp cương thiết để chế tạo. Tất nhiên càng nhiều lớp cương thiết càng cần kỹ thuật cao và thời gian sẽ tốn hơn nhiều. Giai đoạn này tại chúng ta điều kiện chỉ khó ở chỗ ghép hai hay nhiều tấm cương thiết. Đòi hỏi tay nghề thợ cần có chất lượng nhất định”

“ Nói về cách ghép hai tấm cương thiết đi, chúng ta cần tiết kiệm thời gian và đơn giản hóa sản suất” Ngô Khảo Ký cắt lời Mộc lão mà đưa ra phương hướng của bản thân.

“ Nếu là hai lớp cương thiết thì không quá khó khăn, lớp thiết cứng tạo rãnh, lớp thiết mềm chỉ cần khớp rãnh sau đó chỉ cấn thợ có sức khỏe và một chút kĩ thuật là có thể hợp hai tấm cương thiết. Giai đoạn này cần nhiều ở sức mạnh, càng quai búa nhiều càng hiến cho hai lớp cương thiết gắn chặt hơn với nhau.”

“ Được rồi rất tốt, nói giai đoạn 2 đi” Ngô Khảo Ký cho ý kiến của mình.

“ Giai đoạn hai đó chính là tạo hình cho phôi đao. Thực tế giai đoạn này chia làm hai bước, Gõ thô cùng gõ tinh. Gõ thô tạo hinh phôi cần sức mạnh rất nhiều, nhưng gõ tinh lại cần người có kĩ thuật cực tốt để gia công vần lưỡi đao”
“ Giai đoạn ba chính là mài thô lưỡi đao không cần quá sức kinh nghiệm hay công nghệ”

“ Giai đoạn thứ bốn chính là tôi cương thiết bằng nước muối loãng. Giai đoạn này cần cái người thợ thực sự kinh nghiệm nếu không thì lưỡi đao sẽ nứt hỏng”

“ Giai đoạn năm đó chính là làm mát chiến đao”

“ Giai đoạn 6 cũng là giai đoạn rất quan trọng, mài sắc lưỡi đao hay còn gọi là khai nhãn cho đao, người thợ phải thực sự hiểu về đao mới có thể làm tốt giai đoạn này”

Mộc Lão thao thao bất tuyệt giải cứu về quá trình luyện đao, đây là chuyên môn của hắn nên hắn rât tự tin mà bộc lộ kiến thức của mình. Vừa để chứng minh giá trị bản thân cũng vừa là để cặn kẽ trả lời theo yêu cầu của Ngô Khảo Ký.

“ A hả. Mộc lão ngươi cũng tự mình biết được chiến đao chia làm các công đoạn. Nếu một người muốn giỏi toàn bộ các công đoạn này thì cần rất nhiều năm học tập. Và thực tế là còn tùy thuộc vào tư chất mới có thể tinh thông toàn bộ cả 6 bước này. Con người tinh lực là có hạn, chuyện này cũng ví như một người vừa muốn tinh thông Phật học, vừa muốn tinh thông Tứ Thư Ngũ kinh, lại muốn giỏi cả Đạo gia, sau đó võ công cũng luyện đủ thập bát ban võ nghệ. Ngươi nghĩ một người đủ tinh lực học tập nhiều kĩ năng như vậy không? Ta tin là có nhưng hiếm gặp vô cùng. Nhưng nếu một người chỉ cố gắng tập trung tinh lực bản thân để học tốt một môn thì ta nghĩ điều đó không phải là bất khả thi chuyện…” Ngô Khảo Ký không có cách nào ngay lập tức đả thông tư tưởng cổ hủ của những người này, hắn cần có dẫn chứng để cho bọn họ ý thức và hiểu được những gì hắn truyền đạt.

“ Tương tự việc rèn đao lục bước, thay vì ngươi đào tạo một người tinh thông cả lục bước rèn đao hãy đào tạo lục người, mỗi người tinh thông một bước. Từng người họ sẽ không bao giờ chế tạo được bảo đao nhưng 6 người gom lại tất nhiên sẽ làm được điều này. Việc tinh thông chỉ một bước trong lục bước rèn đao ta nghĩ nó sẽ nhanh chóng và dễ dàng hơn. Người thông minh thì lựa chọn đào tạo những bước khó khăn, người ngu ngơ thì đào đạo để làm những bước đơn giản…” Ngô Khảo Ký tiếp tục nói, hắn cần từng bước đả thông tư tưởng của đám người này.

Mộc lão nghe vậy như thề hồ quán đỉnh, nói chính xác một chuyện tất cả công tượng trong Công Bộ triều đình có bao nhiêu nhân? Năm ngàn hay mười ngàn. Vậy mà trong số đó có bao nhiêu người thành thục lục bước rèn đao như hắn, thực sự đếm trên đầu ngón tay. Điểm quan trọng là họ đã bỏ quá nhiều thời gian để hoàn thiện đủ lục bước kỹ năng, đến khi kỹ năng hoàn hảo thì cũng là lúc tuổi tác đã cao sức cùng lực kiệt. Lúc này chỉ cong cách đi tìm truyền nhân nếu không kỹ năng của bản thân mình sẽ đứt gãy. Nhưng tư chất mỗi người mỗi khác, đâu phải ai cũng đủ thiên tư để có thể học nghệ tinh thông. Trăm người được một hay ngàn người được một?

Mặc dù có phần đồng ý với ý kiến của Ngô Khảo Ký nhưng trên khía cạnh đại sư rèn đao thì Mộc Lão vẫn là có một số ý kiến.

“ Bẩm đại nhân, Ý của đại nhân tiểu đây hiểu rõ. Nhưng trong rèn luyện thiết bị đặc biệt là đao kiếm có một vài chú ý. Việc rèn cần liền mạch nghệ, tức là nếu một người bắt đầu rèn từ đầu cho đến cuối một trang bị thì người thợ sẽ hiểu được điểm được và chưa được ở những bước phía trước sau đó điều chỉnh ở bước tiếp theo. Do đó dễ dàng hơn khắc phục những nhược điểm và khiến cho trang bị trở nên hoàn hảo hơn. Thêm vào đó việc tách riêng từng phần dạy nghề sẽ dễ dẫn đến thất truyền tay nghề”

Mộc Lão ý kiến không sai , xét trên một phương diện nào đó đây là một người thợ lành nghề có tư tưởng truy tìm sự hoàn hảo. Nhưng điều này có cần thiết trong hoàn cảnh này không?

“ Mộc lão nói không có sai. Việc chia nhỏ công việc thành từng giai đoạn sau đó chia nhau làm việc và việc liền mạnh một người chế tạo thiết bị đều có ưu khuyết điểm. Ở đây ta xin hỏi mộc lão, người có tay nghề như lão nói riêng ở Bố Chính có bao nhiêu người, nói chung của Đại Việt liệu có mấy người. Tay nghề đến trình độ của lão là truy tìm sự hoàn hảo, coi việc chế tạo chiến đao như một tác phẩm nghệ thuật. Đã là tác phẩm nghệ thuật thì không thể đại trà sản xuất. Có lẽ lão có thể rèn đúc một vài thanh gọi là bảo đao để có thể trang bị cho một số người đặc biệt, nhưng việc cả một quân đoàn trang bị toàn bảo đao là việc không thể”

“ Phương pháp của ta, chia nhỏ từng hạng mục sản xuất không truy tìm sự hoàn mĩ mà truy tìm chất lượng tương đối, truy tìm tốc độ sản suất, truy tìm số lượng sản suất. Không thể nào vừa chế tạo nhanh, vừa rẻ, chất lượng lại đặc biệt tốt được cả. Ta yêu cầu là những thanh chiến đao hay các trang bị được chia nhỏ công đoạn sản suất, từng người chuyên biệt chỉ học hỏi một kỹ năng của công đoạn đó, chất lượng sản phẩm không truy cầu hoàn hảo mà truy cầu độ tốt tương đối, đảm bảo số lượng lớn sản xuất trong thời gian ngắn…”

“ Bẩm đại nhân, lão đã hiểu rõ. Việc này lão sẽ tự tay mình tổ chức …” Lão Mộc là chịu nghe, không chỉ vì Ngô Khảo Ký là chủ công mà thực sự phương pháp sản xuất của Ngô Khảo Ký đã mở ra một lối đi mới cho việc sản xuất trang bị thiết khí. Một lối đi mà ngay cả Mộc lão đầu cũng có thể nhìn thấy được tương lai tốt đẹp của nó.

“ Các ngươi lại gần đây, đây là sơ đồ hướng dẫn cách bố trí sản xuất nếu chia nhỏ các công đoạn…” Ngô Khảo Ký gọi ba tên công tượng lại gần sau đó trải ra vài tấm bản vẽ. Thực sự trong thời gian 3 tháng đến thế giới này Ngô Khảo Ký đã tự mình suy nghĩ rất nhiều và tất cả hắn đều ghi chép hoặc vẽ lại sơ đồ. Đây là thói quen làm việc của hắn từ thời hiện đại, luôn có một cuốn sổ tay ghi chép những điều quan trọng sau đó sẽ xắp xếp lại hoặc phát triển ý tưởng khi có thời gian.

Việc vẽ vời kỹ thuật không phải thế mạnh của hắn, nhưng một cái sinh viên y khoa có thiên hướng ngoại khoa thì giải phẫu sinh lý cơ thể người cực nắm chắc. Muốn học được môn này thì thường người đó cũng có chút năng khiếu để có thể minh họa lại một phần những chi tiết cơ thể. Tất nhiên Ngô Khảo Ký cũng đã từng nhiều lần minh họa lại giải phẫu người cho nên kỹ năng vẽ của hắn không quá kém. Giờ đây áp dụng cho những bản vẽ minh họa kỹ thuật dù có hơi trái ngành nhưng chất lượng vẫn là thượng thừa nếu so sánh thời kỳ này.

Thời kì này thường các bản vẽ hay hình minh họa dùng bút lông đầu mềm. Bút lông để viết Hán tự hay vẽ tranh sơn thủy thì tuyệt đôi là đẹp, nhưng nếu dành bút lông để họa bản vẽ kĩ thuật thì đúng thực không có nhiều giá trị mô tả thực. Nó chỉ có giá trị minh họa một cách tương đối mà thôi.

Ngô Khảo Ký là dùng than gọt nhọn để phác thảo sau đó dùng lông ngỗng chấm mực để họa hình chi tiết. Chính vì vậy những bản vẽ của hắn về máy đập đá hàm kẹp, Máy nghiền quặng bi, hay lò luyện thép Bessemer đều rất rõ ràng, chi tiết và dễ hiểu.

Đám công tượng nhìn những bản vẽ hết sức chi tiết và đẹp mắt, nhưng họ không có mấy hiểu rõ về chúng, ngay cả có những chú thích bằng hán tự thì lão Mộc cũng chưa nắm bắt được tinh túy của những gì Ngô Khảo Ký muốn truyền đạt. Đây là sự khác biệt về tri thức mà trong thời gian ngắn Ngô Khảo Ký chưa thể khắc phục. Hắn chỉ có thể cầm tay chỉ việc mà giải thích từng mục một.

“ Đây gọi là dây truyền sản xuất, các ngươi cứ tưởng tượng mỗi công đoạn rèn đao đặt trên một sợi dây kết nối, sản phẩm từ công đoạn một sẽ lần lượt truyền đến công đoạn 6 để hoàn thành cho nên gọi là dây truyền. Minh bạch sao? Ngô Khảo Ký bất đắc dĩ giải thích từng ly từng tí.

“Bẩm đại nhân minh bạch” Ba tên công tượng gật đầu như gà mổ thóc, họ biết thêm một từ mới “dây truyền’ không ngờ giảng nghĩa ra là như vậy. Ba tên này cũng không biết là Ngô Khảo Ký đang bất đắc dĩ hàm hồ mà giải thích mà thôi.

“ Các ngươi biết một dãy dài này để làm gì không? Đây là dùng để truyền đi các sản phẩm, mỗi công đoạn chế tạo sẽ được đặt bên cạnh cái dãy dài này. Sau khi công nhân hoàn thành công đoạn của mình chỉ cần ném sản phẩm lên cái dãy này nó sẽ tự động trôi đến công đoạn tiếp theo. Từ đó công việc sẽ luôn liền mạch không gián đoạn.” Ngô Khảo Ký kiên nhẫn giản thích về hệ thống băng truyền và cách đặt các ụ sản xuất từng công đoạn.

Băng chuyền chế tạo không khó nhất là đối với sắt thép kĩ thuật ngành. Băng truyền này Ngô Khảo Ký dự định đúc bằng một loạt con lăn gang nằm ngang. Chỉ cần tạo độ dốc nhất định thì sản phẩm đang nóng đỏ cũng có thể trượt đến vị trí yêu cầu. Điểm cần chú ý đó là chỉ cần tạo các gờ nhô đón chặn sản phẩm ở từng ụ sản xuất mà thôi.

Tất nhiên băng truyền bằng gang sẽ không bền như bằng thép nhưng gang dễ đúc hơn nhiều. Trong khi chưa có công nghệ tiện hay khoan thép thì đúc gang cho các chi tiết thiết bị là lựa chọn kinh tế và hợp lý nhất.

“ Thứ này xảo đoạt thiên công, tuy rằng đơn giản nhưng lại hiệu quả vô cùng. Đại nhân thực sự hiểu biết quá nhiều” Mộc Lão không thể không cảm khái, từ những thứ lớn như máy móc, lò cao, lò luyện cương thiết vị đại nhân này đều một tay thiết kế ra lão ta đã bội phục lắm rồi. Nay đến những thứ bé ti nhưng rất hữu dụng như dây truyền này đại nhân cũng nghĩ đến. Lão đã tưởng tượng đến cảnh công tượng liên tục hoạt động sản xuất tại cương vị của bản thân và tiết kiệm rất nhiều công sức đi lại vận chuyển đồ vật.

Ngô Khảo Ký vỗ vỗ vai lão Mộc “ Chi tiết việc bố trí dây truyền vẫn là phải lão Mộc làm, ta không hiểu rõ về rèn đúc thiết bị, việc phân chia công đoạn là do lão làm, việc chọn người để đào tạo từng hạng mục chế tạo cũng do lão làm. Nhưng có mấy thứ lão cần quan tâm. Ví như công đoạn một ghép hai mảnh cương thiết không cần nhiều kỹ thuật đòi hỏi thì dùng búa máy. Giai đoạn hai cũng có một phần cần dùng sức lực để tạo hình chiến đao, ta đề nghị cũng dùng búa máy loại bé hơn. Giai đoạn ba đó chính là mài thô lưỡi đao, không cần quá kĩ thuật thì dùng máy mài như vậy sẽ tiết kiệm công sức và thời gian.”

Truyện tu đạo, hệ thống cảnh giới khác biệt, main phải len qua khe hẹp tìm cách sống sót. NVP không não tàn. Mong được ủng hộ Nhất Kiếp Tiên Phàm

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.