Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 341: Bức thư chỉ gồm hai chữ





Đại quân Tân Bình Lộ hùng hổ lao đến Ái Châu muốn một trận chiến thành danh trấn nhiếp tứ phương.

Nhưng thất vọng rồi.

Vồ hụt.

Thời này Sông Mã đổ ra của biển có hai nhánh lớn Lạch Hới cùng Lạch Trường. Tất nhiên Sông Mã thời đó sẽ khôn giống như thời này, thời này Lạch Hới đoạn Sông Mã chảy qua núi Châu Phong ( Hàm Rồng ngày nay) chỉ là nhánh nhỏ. Thực tế lúc này đoạn Sông Mã chảy qua Ngu giang ( Sông Tào Xuyên ngày nay) mới là nhánh chính.

Hải quân Tân Bình Lộ là đi theo cửa biển Lạch Trường tiến vào Ngu giang rộng lớn muốn phong tỏa đường biển của Ái Châu.

Vấn đề là quân Tân Bình Lộ đến rồi nhưng không có thủy binh của Ái Châu tiếp chiến. Thay vào đó dọc đường là quan viên Ái Châu, ra thành tự thân tiếp đãi, dân chúng Ái Châu là vẫy cờ nhiệt liệt đón chào Tân Bình Lộ quân.

Đây là cái quái gì chuyện?

Đỗ Tùng gần như muốn điên, hắn lần này cơ hội thể hiện bản lãnh, nhưng chẳng hề có phản kháng, không có chiến tranh thì hắn lấy đâu ra huân công?

Lê gia làm ra lựa chọn, không ngờ lại là đầu hàng triệt để, đầu hàng một cách không có tiết tháo. Không hề phản kháng cho dù là màu mè, đầu không không cần nêu điều kiện.

Đỗ Tùng đường biển mà đi dĩ nhiên nhanh hơn bộ quân rất nhiều, hắn nhiệm vụ là đánh tan thủy quân Ái Châu tạo điều kiện để quân bộ binh vượt sông mã tiến về Thành Ái Châu.

Nhưng vấn đề là hắn không phải chiến, không hề có một cuộc chiến nào.

Ban đầu Đỗ Tùng cũng nghĩ có cạm bẫy, không dám để Siêu Soái Hạm tiến vào sâu trong Mã Giang mà chỉ để đám thuyền Carrack tiến vào tuần tiễu. Đồng thời cũng cử cảm tử quân lên bờ tiếp nhận đầu hàng của Lê gia.

Nhưng Đỗ Tùng thất vọng rồi.

500 binh lên bờ hoàn toàn an toàn trở về đồng thời chính thức nhận thấy được Lê gia quả thực đầu hàng vô điều kiện.

Binh sĩ giải giáp quy điền, thành trì các nơi chỉ giữ lại một số lượng nhỏ rất nhỏ quân sĩ để duy trì trị an.

Tin tức bay đến tai Lý Từ Huy khiến ả giận tím mặt có nhân lúc đó hầu hạ nói lại nàng đúng là tại doanh trướng ném vỡ ly trà mà mắng nhiếc Lê Thị Ái Châu không có trứng.

Điều này dĩ nhiên Lý Từ Huy không vui, ả chuẩn bị lâu như vậy lý do không phải vì bắt chẹt Lê Thị, cũng không phải vì vài đồng bạc bồi thường của thế gia.

Nguyên nhân sâu xa của việc này đó chính là dựa cớ Lê Thị chống lại đại quân Tân Bình Lộ thì Lý Từ Huy sẽ vơ vét ở Đồng Bằng sông Mã một mớ.

Bố Chính thiếu gì? tiền lương? Vật tư? Chẳng thiếu gì hết, Bố Chính thiếu nhất chỉ là nhân khẩu.

Nhưng thời này nhân khẩu chính là sức mạnh, mỗi gia tộc mỗi thế lực đều cực kỳ chú trọng điều này. Ngàn vạn cách để ước chế nhân khẩu trong lãnh địa.

Thấy bao lần Đại Việt nam chinh bắc chiến không? Đều là cướp nhân khẩu cả. Đánh Chiêm bắt thợ thủ công mấy vạn về, đánh lên Ung Châu cũng là vớt mười mấy vạn người về.

Tất nhiên không phải có mèo gì cũng vớt bừa, đám vớt về đều là sinh sảnh ngành nghề chế tạo thợ tốt.

Cứ thử tưởng tượng xem dân số toàn Đại Việt lúc này chưa đầy 7 triệu người, còn không bằng dân số của Hà Nội ở thời tương lai. 7 triệu trong đó đến 2 triệu thuộc dân tộc thiểu số ở các vùng núi phía Tây Bắc. Thử hỏi năm triệu người rải rác phân bố các đồng Bằng từ Lộ Đông Hải cho đến Tân Bình Lộ thì sẽ thưa thớt đến thế nào.

Đây cũng là mấy năm nay Đại Việt được mùa, làm ăn khấm khá mà dân số tăng mạnh, nếu như trước đây sáu năm thì Đại Việt ước chừng cũng chỉ có tầm 5 triệu người mà thôi.

Lý Từ Huy muốn đánh Ái Châu thị uy không sai. Nhưng nàng biết thừa có đánh cũng diệt không được Lê Gia. Nói trắng ra quân Bố Chính cực mạnh nhưng là cần thuỷ bộ kế hợp, pháo lớn đi kèm thì mới thể hiện trọn vẹn ưu thế.

Như Lê thị ở Ái Châu, quân chưa đến vạn, đó là Lê Thị quân trong mác Sương quân đóng ở dọc Đồng Bằng sông Mã men theo các thành trì hai bên lưu vực sông. Đó là tính mặt nổi quân số của Lê Thị thôi, nếu thật sự là cuộc chiến diệt tộc diễn ra thì đám này sẵn sàng lui về rừng núi phía Tây sau đó tổng động viên toàn bộ khu vực Ái Châu này, có trời mới biết họ sẽ động viên được bao nhiều quân.

Vấn đề nằm ở chỗ quân Bố Chính nếu đánh ở Đồng Bằng hay ven sông sẽ lợi thế và cực mạnh, nhưng nếu sa lầy vào một cuộc chiến ở vùng đồi núi phía tây thì quân Bố Chính cũng chẳng mạnh mẽ ra hồn gì.

Nói đơn giản đó là địa hình phức tạp không tổ chức được chính quy dàn quân trận thì quân Bố Chính cũng như bao cánh quân vũ khí lạnh thời này thôi. Chẳng qua trang bị giáp, kiếm sắc bén hơn đối phương một chút. Tinh nhuệ hơn một chút. Nhưng kiểu chiến tranh đồn trại mấy trăm người, xuyên rừng đột kích v.v… thì những thứ này không quá khiến cho Bố Chính quân nổi bật.

Cố đánh thì vẫn thắng vẫn tận gốc tiêu diệt được Lê Thị, nhưng cần bao nhiêu quân Bố Chính tử vong đầu nhập vào? Ba ngàn, năm ngàn, chín ngàn? Bố Chính có người không mà chơi tiêu hao chiến?

Cho nên từ ban đầu Lý Từ Huy kế hoạch là dựa vào chuyện Hoa Lư Cố Đô sau đó bắt thóp Lê Gia, đánh một trận ở Đồng Bằng khiến bọn này phải co về Yên Định. Từ đó Lý Từ Huy sẽ có cớ cướp dân ở Đồng Bằng vận chuyển về Bố Chính.

Nhưng Lê thị dường như nhìn ra cái gì đó mà nhất định ngửa tay đầu hàng triệt để, không hề kháng cự và chấp nhận bồi thường. Chấp nhận cho Lý Từ Huy tiến vào Ái Châu điều tra.

Lần này đúng là có nhân xúi con trai thứ ba của Tộc Trưởng nhà Lê Thị tham gia Hoa Lư kinh biến. Nhưng rốt cục cũng chỉ đến thế mà thôi. Lý Từ Huy không thể vì chuyện này mà chém cả họ Lê ở Ái Châu chứ?

Đã không chém được thì Lê Thị cũng vứt luôn mặt mũi. Đầu tiên đám này cho giải tán hết Sương binh đem nhét hết về Yên Định và các khu căn cứ ở rừng núi phía Tây. Giữ lại chỉ có đám lão yếu bệnh tật binh mấy ngàn giữ trị an. Sau đó là mở cổng thành chờ Lý Từ Huy đến, ngửa cổ chờ cho Huy thích làm gì thì làm.

Chơi khốn nạn đến như vậy thì dự tính của Huy đã đổ sông đổ biển. Ả đến Ái Châu để bắt chẹt mấy đồng bạc lẻ của Lê thị sao? Lê Thị không chống lại mà ngoan ngoãn chịu điều tra cũng như chịu tội nếu như Lý Từ Huy moi móc ra được. Nhưng điều này không có nghĩa là Lý Từ Huy có thể ngang nhiên bắt dân Ái Châu đi rồi.

Trọng quyền đấm không khí khiến cho Lý Từ Huy phát khùng là đúng rồi.

“ Khốn kiếp Lê thị….”

Lý Từ Huy điên tiết đi lại trong quân chướng.

Quân Bố Chính đã chiếm thành Ái Châu mười ngày. Lê Thị lúc này ngoan như cún con mỗi ngày hai lần vào hầu Từ Huy Quận Chúa. Mỗi lần vào hầu đều mang theo mã não trầm hương, ngọc trai vàng bạc coi như lễ. Thậm chí ngay từ ngày đầu tiên vị tam công tử nhà Lê Thị và một số tòng phạm đã bị bắt trói giải đến cho Bố Chính quân.

Lý Từ Huy không thể làm quá, người ta không phản kháng thì nàng cũng không thể ép buộc người ta đánh chứ.

Lê gia tổ đình.

“ Mụ đàn bà chua ngoa này sao vẫn còn không đi? Chúng ta đã tốn bao nhiêu tiền bạc tài vật đưa cho ả rồi”

Một vị tộc lão Lê thị bất bình nói.

“ Có lẽ nào ả không phải vì tiền, lương mà đến?”

Một vị khác tộc lão cau có suy luận.

“ Không tiền không lương thì còn vì thứ gì nguyên nhân? Chẳng nhẽ mụ này muốn diệt tận họ Lê chúng ta không bằng?”

“ Theo ta thấy ả muốn họ Lê chúng ta tỏ thái độ đối với chuyện ở Thăng Long thôi” Một vị khác trầm ngâm đưa ra ý tứ của mình.

“ Muốn Lê thị tỏ thái độ ủng hộ kẻ nào lúc này là vạn vạn không thể được. Tiền bạc chỉ là vật ngoài thân, cả trăm năm tích lũy họ Lê chúng ta không thiếu mấy thứ này. Lý Từ Huy có thể dọa dẫm bắt ép chúng ta, nhưng việc ở Hoa Lư ả cũng không thể làm quá với Lê thị, mọi người không cần lo lắng. Trên đời này vẫn có một chứ lý phải theo, lần này thằng Kiên ngu dốt dính vào Ngô gia Hoa Lư chuyện này họ Lê chúng ta đuối lý nhưng không thể dựa vào đó mà làm đến chuyện diệt tộc. Ngô gia hay Lý gia đều không thể vô lý mà làm sự”

Tộc trưởng Lê thị vuốt vuốt chòm râu ngắn ổn định lại khí trường.

“ Nhưng mụ đàn bà kia vẫn ở lỳ Ái Châu cũng không phải cách. Mấy ngày này Ả bắt đầu công khai tra cứu sổ sách Nha Môn các thành trì, ta sợ có trá”

Hóa ra là vậy.

Đám họ Lê cũng không hiểu mục đích sau cùng của Huy nhưng đánh bậy đánh bạ vẫn trúng đích, cũng phải thôi, chuyện này vốn dĩ không thể làm lớn. Họ Lê quyết định dùng tiền tiêu tai, đợi cho hung thần ác sát Lý Từ Huy đi rồi thì có thể yên tâm bắt tay tiếp tục nghiên cứu công nghệ lấy được từ Tống Kiệt.

Lý Từ Huy lúc này cũng ở vào thế bí, muốn rút về Hoa Lư bị chiến cùng Kiều gia đang nắm Thăng Long nhưng hưng sư động chúng đến Ái Châu sau đó thu vài ba thùng vàng bạc về cũng làm nàng không vừa lòng. Mục đích chưa đạt được khiến nàng phiền lòng vô cùng.

Đúng lúc này một nữ thị vệ lén lều mà đi vào.

“ Bẩm Nương Nương có thư của Cụ Thái Úy”

Lý Thường Kiệt tuy từ chức nhưng ở Tân Bình Lộ vẫn có thói quen gọi ông là Thái Úy, cái này đổi không được đã thành thói quen. Thực sự có chút vượt quyền và không coi Thăng Long ra gì, nhưng mà đám quan viên Tân Bình Lộ đúng là càng ngày càng không coi chính lệnh từ Thăng Long là chính lệnh. Ở đây chỉ biết có vợ chồng nhà Vương gia mà thôi.

“ Hử… nhanh đưa”

Lý Từ Huy bóc ra phong ấn sáp nến lôi ra thư giấy mà đọc. Trên đó là chữ quốc ngữ Latin, chỉ có một dòng hai chữ “Chưng Binh”

Lý Từ Huy mặt mày rạng rỡ vô cùng, đúng thật là nàng nghĩ quá quẩn. Cái gì mà cướp dân này nọ cần lý do? Đơn giản chỉ cần lấy cớ cần vương chưng binh ở Ái Châu là đủ.

Tất nhiên nếu là chưng binh dùng xong phải trả binh về Ái Châu.

Nhưng binh đã vào tay Lý Từ Huy liệu có về được không?

Cái này gọi là trắng trợn đào góc tường nhà người khác, đào ngay trước mặt chủ nhân mà không sợ bị làm phiền.

“ Ha ha… gừng càng già càng cay, chỉ đơn giản vậy mà ta nghĩ không ra” Lý Từ Huy cười lớn đồng thời phục rồi cụ Lý Thường Kiệt.

Nàng chân ướt chân ráo đến Ái Châu mười ngày thì thư từ Bố Chính gửi đến, điều này chứng tỏ từ lúc nàng có ý định xuất binh và báo về Bố Chính thì cụ Lý Thường Kiệt đã đoán ra khó khăn và gửi đi cách giải quyết rồi.

Vẫn là ngắn gọn nhất, không giải thích gì. Hai chữ thôi giải quyết toàn bộ vấn đề.











Quỷ là gì , quỷ là đồ chơi là vật buôn bán của ta mà thôi

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.