Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 357: Phụ nữ Việt




Dịch bệnh thực tế ảnh hưởng tới đâu với Đại Việt?

Sự thật thì dịch bệnh mạnh nhất là nội thành quyền quý, ngoại thành cũng có nhưng không quá đáng ngại, những ca bênh ngoại thành thường là Tống Kiệt hay Kiều Thạc cố ý thả ra để gây hoang mang dư luận từ đó bọn hắn nắm trong tay thuốc vaccine sẽ dễ khống chế người hơn.

Thế thì những vùng bên cạnh Thăng Long như các huyện thôn làng thuộc phủ Thuận Thiên thì sao?

Thật ra rất ít ảnh hưởng, tương tự dịch bệnh bên ngoài thành cũng là do Tống Kiệt cố ý làm nên để dọa dẫm người đời, cho nên những ổ bệnh thường bị cách ly nhanh và rất khó lây lan sâu rộng.

Tuy trận dịch bệnh này ảnh hưởng chính trị là phần lớn, nhưng cũng nên nói sơ qua về ảnh hưởng dân chính.

Đến nay từ ngày khởi điểm dịch đã có bảy tháng hoành hành. Thành Thăng Long mọi hoạt động mua bán giao thương gần như chấm dứt.

Đừng nghĩ thành Thăng Long ít người mà nhầm.

Thời cao biền đã có đến 400 ngàn ngôi nhà được dựng nơi này bên ngoài thành Đại La.

400 ngàn ngôi nhà tương đương ít nhất triệu người ở nơi này. Nghe có sợ hay không?

Bạn nghĩ đúng rồi đó, thời đó Cao Biền là cho gom hết dân cư lại một chỗ để dễ giải quyết.

Đầu thời Lý dân số Đại Việt hơn 4 triệu tầm bốn triệu rưỡi. Đến thời này dân số tăng gần gấp đôi lên 7 triệu. lại có đến gần 1,5 triệu người tập trung ở Kinh Sư và vùng lân cận.

Mọi người không nghe nhầm đâu, mọi người phải hiểu được dân số Đại Việt và dân số tổng các vùng phụ thuộc Đại Việt là khác nhau hoàn toàn nhé.

Dân số Đại Việt là dân số có thể thống kê được, con số 7 triệu là từ đây ra, còn con số các dân tộc phụ thuộc là con số thống kê không được.

Lấy ví dụ nhé.

Chỉ tính riêng Phú Lương, có Thành Tô Nông ( Tp Thái Nguyên ngày nay) chủ yếu sống ở đây là dân tộc Tày, Kinh hòa giao. Vùng đồng bằng của Phú Lương quan viên có thẻ tổng kết số hộ dân từ đó suy ra số dân. Nam đinh ở đây trên mười sáu đều đăng Hoàng Sách cho nên có thể thống kê dân số.

Nhưng Phú Lương cũng có miền núi, có người Nùng, Sán Rìu, Chay, hay H’Mong đám người này trên núi và không có thuộc chính thức cai quản của Đại Việt cho nên làm sao tính được hộ dân? Nam Đinh ở đây đâu có thể nhập Hoàng Sách.

Cho nên 7 triệu người Đại Việt chính là bao gồm người Kinh và các dân tộc sống tại các khu đồng bằng mà triều đình có thể thống kê.

Ví như Nghệ An- Thanh Hóa có đến phân nửa dân là triều đình Lý thống kê không được.

Do đó nếu khoanh mảnh đất mà Đại Việt quản lý trên danh nghĩa sau đó dò hết dân số các Kê Trại thì dân số sẽ vượt qua nhiều con số 10 triệu.

Chính vì vậy 1,5 triệu người sống tập trung ở Thăng Long và vùng phụ cận là có thật.
Một vùng đất 1,5 triệu người cần bao nhiêu giao dịch hàng hoá, cần bao nhiêu quản lý, có bao nhiêu án kiện tranh chấp trong vòng 7 tháng? Nghĩ thôi tê dại da đầu.

Tuy ngoại thành Thăng Long vẫn tốt trồng lúa, cho dù có dịch nhưng nông dân vẫn không bỏ bê đồng áng, đối với nông dân thì làm đồng chính là mạng sống, họ thà chọn chết vì bệnh dịch còn hơn chết đói. Do đó riêng mặt nông nghiệp không quá ảnh hưởng. Ngay cả vụ xuân này nông dân Thăng Long đều rất tốt cày cấy cả rồi.

Tất nhiên thằng khốn Tống Kiệt cùng Kiều Thạch đã hốt hết trâu bò, cho nên nông dân Thăng Long làm vụ này rất cực khổ.

Tuy nông nghiệp không mấy bị ảnh hưởng do trận dịch nhưng Lý Từ Huy vẫn quyết định miễn thuế hai vụ cho dân Thăng Long.

Thời này 85%-90% là nông dân cho nên sắc lệnh của Lý Từ Huy được đa phần người dân ở Thăng Long tán dương nhiệt liệt.

Thật ra là Lý Từ Huy đang làm chính trị mà thôi, Thế gia mạnh nhất của Thăng Long là ai? Chính là Lý gia rồi. Xung quanh Thăng Long có nhiều hoàng điền và tá điền làm cho hoàng gia không?

Nhiều không kể hết.

Lần này Tông thất chết gần hết, một đám quý tộc ruộng đất tá điền trở thành vô chủ, đám này rơi vào tay ai?

Không vào tay Lý Từ Huy thì còn ai nữa. Tông thất dòng chính không bị Tống Kiệt độc chết thì cũng bị Kiều Thạc chém rụng, giờ dòng chính còn mấy người để đếm xem.

Công chúa tông thất gả ra ngoài dĩ nhiên an toàn nhưng không có quyền đụng chạm đám Hoàng Điền này rồi.

Lý Kế Nguyên và gia đình của ông ta ở Lộ Đông Hải? Họ đã có đất phong của mình, làm gì có tư cách tranh chấp nơi đây? Lý Hoằng Chân? Đất phong của hắn Điền ruộng của hắn ở Quảng Nguyên Thượng Nguyên.

Cho nên Hoàng Điền xung quanh Thăng Long cùng Tá Điền trong đó thuộc về… Sùng Đế mội người.

Nhưng là Sùng Đế đã rất tự giác nhượng lại 95% ruộng đất, tá điền nô tỳ cho Huy.

Vậy lúc này Huy có gì?

Có quyền sở hữu 95% Hoàng Điền ở Thăng Long và vùng phụ cận, như Khoái Thuận Thiên, một phần lớn Long Hưng, toàn bộ Thiên Đức. Lại thêm Lý Từ Huy thừa kế của Lý Nhật Trung vùng Thiên Trường vựa lúa Đại Việt lúc này.

Nếu chỉ xét riêng mặt đất đai diện tích, tá điền, nô tỳ thì Lý Từ Huy chính là siêu siêu cấp phú bà ở Đại Việt. Ruộng đồng thẳng cánh cò bay là không ngoa.

Cho nên sắc lệnh của Lý Từ Huy chính xác là miễn thuế năm nay cho đám tá điền thuộc quyền sở hữu của nàng.

Chủ nhân như vậy thì Tá Điền nô tỳ thuộc sở hữu của Huy không ủng hộ sao?

Đây chính là một phép chính trị lấy công làm tư, mua chuộc lòng người.

Tại sao lấy công làm tư?

Lý Từ Huy nếu thương dân thì có thể lấy danh nghĩa chủ nhân Hoàng Điền miễn thuế cho Tá Điền cũng được mà, nhưng Ả lấy danh nghĩa Nhiếp Chính mà miễn thuế cho tất cả, từ đó tạo nên danh tiếng cực tốt bản thân.

Là người tương lai xuyên không đến, Lý Từ Huy rất biết hướng dư luận.

Ví như tiêm chủng một chuyện vậy, nàng tỉ mỉ thành lập đội tuyên truyền đi theo đám tiêm chủng nhân viên đến từng huyện, thôn mà làm việc, từ miệng đám tuyên truyền này thì hình tượng Lý Từ Huy chẳng khác nào Thánh Mẫu rồi.

Thánh Mẫu đen đến thuốc ngăn cản bệnh dịch, Đức Thánh Mẫu còn thương sót dân đói mà miễn thuế hai vụ.

Sự tích Đức Thánh Mẫu lấp sông san thành đánh bại ác ma Kiều Thạc.

Sự Tích Đức Thánh Mẫu không ngại quyền quý mà trừng phạt Ngô gia ở Hoa Lư. Nhất là cái việc này bị nhắc đi nhắc lại khiến cho người Thăng Long có cái nhìn rất này nọ với Ngô Thị. Đây rõ ràng là cố ý rồi.

Cho nên lúc này nếu nhìn thấy làng nào thôn nào đắp tượng Lý Từ Huy mà cúng bái thì đừng ngạc nhiên nhé. Chồng làm mùng một thì vợ làm ngày dằm, Công -Thương hai ngành đã từng lập tượng thờ cúng Ngô Khảo Ký thì giờ này đến lượt Lý Từ Huy làm một tí hương hoả cho bản thân. Cơ mà Hương Hoả này hơi lớn chút rồi.

Ngành Nông Nghiệp không bị ảnh hưởng nhiều lại được miễn thuế hai vụ, nông dân quá sung sướng không nói nên lời.

Nhưng bảy tháng phong bế cửa thành, hạn chế nhân dân đi lại thì ảnh hưởng siêu cấp tới Công – Thương hai ngành.

Làng nghề nhiều nơi không có nguyên liệu sản xuất, nơi sản xuất được thì không buôn bán được, thương nhân thì không thể trao đổi hàng hóa. Cho nên hai ngàng này đã tê liệt, có nhiều nơi thực tế không thể tái hoạt động trở lại. Việc cấp cứu cho họ thực sự là rất cần thiết lúc này.

Hai ngày sau thiết triều lần kế tiếp.

Lần này bắt đầu từ giờ mão, Thị Triều điện đã trật ních người từ sáng tinh mơ.

Đám dân đen bán hàng hăn quang gánh theo lệ cũng nhốn nháo phía bên ngoài Giảng Võ môn. Đúng thật chỉ có Đại Việt mới có cái lệ này, quan viên mua đồ ăn sáng ăn vặt tại chỗ dùng bữa. Có lẽ thói quen lang thang ăn sáng người Việt đã có từ lúc này :D. ( Ta thấy ở Việt nam ít ăn sáng ở nhà lắm nhé).

Lần này đám quan viên tụ tập không chỉ có Hàn Môn, Thế gia cũng chạy đến khá đông rồi. Đương cử nhà họ Đỗ là chạy đến đông nhất, không có gì khác vì họ quá gần Thăng Long, lại thêm đám này là nhà ngoại của Ký cho nên thực tế không cần cuốn vào trận này đấu tranh chính trị. Đỗ gia ăn mối hời, đã đứng ở thế bất bại.

Đỗ Như Thanh Lại Bộ Thượng Thư quan chính nhị phẩm hắn tất nhiên mò vội đến vì lần này theo giọng điệu của Lý Từ Huy sẽ bổ xung rất nhiều mới quan viên. Bổ xung quan viên dưới lục phẩm thuộc thẩm quyền Lại Bộ rồi, hắn phải đến chứ để xem có vơ vét được chút nào lợi ích không.

Cái gì mà liên minh khăng khít cùng Ỷ Lan, lúc này Đỗ Như Thanh đã ném đi đâu rồi, người đi trà lạnh Ỷ Lan dù được vớt ra khỏi Thượng Dương Cung thì cũng bị giam lỏng theo dõi thôi, không thể nào còn quyền lực nữa.

Với tư cách là Cậu của Ngô Khảo Ký và tất nhiên sẽ là cậu của nàng dâu Lý Từ Huy cho nên Đỗ Như Thanh rất vểnh mặt bố đời chạy về Thăng Long đấy.

Mặc dù chưa được xếp vào hạng siêu cấp thế gia nhưng Đỗ thị năng lực là có, nhất là bên mặt dân chính có nhiều tài năng, quân sự thì… khục khục… hơi lép. Nhưng như vậy đã đủ, Đỗ Như Thanh quyết tâm ngoan ngoãn vẫy đuôi cùng Lý Từ Huy để kếm lợi ích.

Chạy về Thăng Long còn có Phạm Trọng Mưu Phạm gia.

Phạm gia tương tự Đỗ gia cũng không được xếp vào quân phiệt nhóm chỉ là thế gia thư hương mà thôi, về mặt quân sự thì Phạm gia còn thấp hơn cả Đỗ gia một đầu.

Nhưng cháu ngoại của Phạm Trọng Mưu là Ngô Khảo Tích đấy, nghê nói lởn vởn cũng có thể phong Vương đâu. Khặc Khặc, có chỗ dựa này , lại không liên quan đến quân sự quân phiệt dĩ nhiên Phạm gia đâu có điên mà tham gia với nhóm Thế gia làm loạn này nọ. Hắn cũng cấp tốc mang theo con em chạy về đầu quân Lý Từ Huy rồi.

Lại là buông dèm nhiếp chính, lại là đao to búa lớn chuyện.

Lý Từ Huy muốn thành lập Công -Thương Bộ, Y Tế Bộ.

Đại Việt chưa có công bộ, địa vị công tượng ở Đại Việt khá thấp, Thương nghiệp bộ thì chưa có triều đình nào ở Đông Á này có cả vì ảnh hưởng Nho giáo luôn coi Thương nhân là ti tiện ( có lẽ từ Lã thị mà gây nên chuyện này, Bách gia chiến đấu Thương gia một bên thua thảm dẫn đến ngày này địa vị ngàn trượng đi xuống, Thương gia luôn bị sĩ tộc để mắt cùng chèn ép, đó là sự thật).

Cho nên Lý Từ Huy cho lập Bộ Công Thương quả thật gây sốc toàn bộ Sĩ Nho giới.
Bộ Y Tế cũng bị phản đối vì giới thầy lang chẳng có mấy người, thành lập hẳn một bộ có vẻ lãng phí.

“ Công nghiệp và thương nghiệp Thăng Long đã bị tàn phá nặng nề sau dịch bệnh, lúc này cần có cơ cấu chuyên trách để vực dậy hai ngành này, nếu các ngươi quá phản đối thì Bộ Công Thương đổi thành Sở Công thương trực thuộc Dân Bộ, Bộ Y Tế bắt buộc phải xây dựng, giới thầy thuốc tuy số lượng ít nhưng qua lần này dịch bệnh các ngươi đã hiểu rõ bọn họ quan trọng ra sao. Bộ Y Tế quản lý thuốc men chế tạo, dược liệu chất lượng, chất lượng thầy thuốc, cùng có trách nhiệm đào tạo càng nhiều hơn thầy thuốc, đây là vấn đề không dùng để bàn cãi”

Lý Từ Huy lựa chọn thỏa hiệp vấn đề công thương, nói cho cùng giới Sĩ Nho vẫn quá bảo thủ với hai tầng lớp này, mà lúc này Lý Từ Huy cần dùng giới Sĩ Nho cho nên không thể quá ép họ.

“ Vấn đề thứ hai Viện Hàn Lâm tách ra. Đổi một phần thành Bộ Giáo Dục, một phần vẫn là Viện Hàn Lâm”

“ Như ở trên đã nói, Bộ Giáo Dục sẽ chịu trách nhiệm về vấn đề toàn dân giáo dục cùng biết chữ, rà soát chất lượng của thầy đồ tránh để đạy hư dạy láo. Bộ Giáo Dục cùng Hàn Lâm Viện bắt tay xây dựng giáo trình thuần người Việt từ thấp đến cao, cả kiến thức lẫn đạo đức. Bộ giáo dục chuyên trách về xây dựng các trường học từ cấp thấp đến cao ở mọi địa phương, từ này giáo dục là miễn phí, lương của thầy đồ do Triều đình cấp. Hàn Lâm Việt chuyên trách về nghiên cứu học vấn chuyên sâu, đây chính là giáo trình dạy học của Bố Chính chia làm ba cấp, Phổ Thông, Trung Học, Đại Học, các ngươi cầm đi tham khảo, sẽ có chuyên gia Bố Chính đến hướng dẫn các ngươi”

Giáo dục toàn dân? Giáo Hóa toàn dân? Giới Sĩ nho nghe như chuyện trên trời vậy. Ngay cả Tống quốc hùng mạnh giàu có cũng không dám tuyên bố câu này, có lẽ nào vị Nhiếp Chính Vương này có vẻ hơi quá bay bổng rồi?

“ Khởi Bẩm Nương Nương, việc giáo hóa toàn dân là khó thành hiện thực, làm giới Sĩ Nho, Bề tôi sao không mong ước điều này, nhưng để làm được điều này thì quốc khố Đại Việt nhân lên 100 lần không đủ”

Một vị Hàn Lâm Học sĩ lão già khụ đứng ra run rẩy.

Lão nói đúng nếu là hán tự giáo hóa toàn dân là chịu rồi không thể làm được, chữ Khoa Đẩu lại càng khó. Nhưng lão không biết với chữ quốc ngữ thì… khì khì…

“ Ngươi cứ tiếp xúc bộ này giáo khoa sách cùng chuyên gia từ Bố Chính sau đó hãy phát biểu ý kiến sau” Lý Từ Huy giọng nói đạm bạc vang lên.

Bàn tán xôn xao, tất cả đều quay quanh Sở Công Thương cùng Bộ Giáo Dục cùng tham vọng giáo hóa toàn dân. Tất cả quyên đi mục đích chính của bọn họ hôm nay đến đây để làm gì.

Đến lúc nữ quan hô lớn bãi triều thì cả đám mới giật mình… “ Ê chúng ta chưa phát biểu mà”. Nhưng cả đám đã bị đuổi đi rồi.

Dĩ nhiên Lý Từ Huy hiểu đám thế gia sẽ gây rắc rối, thay vì để họ quay mòng ả bèn lấy mấy việc đao to búa lớn ra đập choáng lũ này , hướng sự chú ý của chúng ra nơi khác.

Nói thật sử lý thế gia như thế nào Lý Từ Huy không biết, vì việc này Ngô Khảo Ký đã có chương trình, nàng không muốn mình nhảy loạn vào khiến Ngô Khảo Ký về sau khó xử. Vẫn ghen tuông vẫn muốn trả đũa nhưng lại vẫn thương thương nghĩ cho chồng con, đây là phụ nữ Việt a.









Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.