Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 388: Thiết giáp hạm của cụ Lý Thường Kiệt




Lại hỏi đường thuỷ theo Cửu Long Giang vào Angkor có đi nổi không, tác cứ chém gió, đi đơn giản như thế sao? Tôi không tin.

Tác cười, hãy đi tour du lịch Hồ Chí Minh – Phnom Penh sẽ rõ.

Đoạn sông Mekong này không có ghềnh thác rất đơn giản đi qua. Tất nhiên với thuyền máy, còn thuyền chèo thì khá vất vả.

Đoạn sau Angkor cho đến thủ phủ Champassak của Tây Khmer thì có bai cái siêu thác nước không thể vượt qua.

Thác Khone dài 15m cao đến 20m nằm phía nam Champassak tầm 30km . Có lẽ vì cái thác nước này mà tên to cao đen hôi nghĩ rằng địch nhân không thể dùng thuyền công hắn cho nên lười phát triển thuỷ binh cuối cùng ăn quả đắng. Đây là thác nước không thể vượt qua đối với cả hiện tại. Nhưng không vượt qua thì không biết bí mật đóng thuyền luyện binh phía trên sao?

Chỉ cần lơ là có thể chết.

Thậm chí nếu đủ nhân lực, vận chuyển chiến thuyền trên cạn sau đó vượt qua thác tổ chức một cuộc đột kích vẫn được mà. To cao đen hôi là chết ở điểm này.

Không hết từ Champassak đến Angkor còn thêm một ngọn thác Sambor cách Angkor 27km về phía bắc, thác này sơ sơ 12m cao thôi mà, cũng không thể có phương tiện đi qua được.

Cho nên dù Đông Khmer và Tây Khmer có sông Mekong nối qua nhưng thường ít dùng thuỷ binh đấm nhau, cho nên người Khmer không mấy mặn mà phát triển thuỷ binh là vậy.

Nhưng con hàng Suryavarman I không hiểu cách nào đưa thuyê được lên thượng du mà đánh úp khiến to cao đen hôi Jayavirahvarman II bất ngờ choáng váng mà thua quá nhanh.

Cũng may thằng này quyết đoán bỏ của chạy lấy người, dẫn tới 4 vạn quân mà chạy. Thành công chạy tới tận Bố Chính, phải nói thằng này số phận chú định là chạy nạn, chạy hết lần này đến lần khác giống như Lưu Bang vậy. Chạy nhiều cho nên phát triển bộ kỹ năng này.

Lại nói về hạm đội liên hợp các quốc gia đồng minh cứ thế tiến vào Cửu Long giang rồi nhập vào sông Mekong.

Nói mồm nghe nó sao mà đơn giản vậy.

Tào lao, nếu không có hệ thống cường đại Cẩm Y Vệ và chó săn Ưng Khuyển thì bố Ngô Khảo Ký cũng không hành quân được kiểu này.

Đã nói rằng Cẩm Y Vệ phương nam nó khác Cẩm Y Vệ phương bắc, khác cả quy mô, đẳng cấp khác cả năng lực.

Sáu năm không ngừng thẩm thấu phương nam, Cẩm Y Vệ Bố Chính tràn ngập các vùng này. Thương nhân, đánh cá, thợ thủ công, thợ xây… không cẩn thận ngươi gặp Ưng Khuyển mà không biết.

Cẩm Y Vệ chỉ tầng lớp cao trong hệ thống mật vụ Bố Chính bọn này có thể là người Việt, Người Chăm, Người Mã nhưng đặc điểm chung hộ khẩu Bố Chính. Nhóm còng lại cấp thấp hơn mật vụ được đám Cẩm Y Vệ đặt tên là Ưng Khuyển.

Ưng Khuyển mọi tầng lớp điểm chung là ngoại bang người, phục vụ cho Cẩm Y Vệ và là con nghiện.

Nhiều nhất Cẩm Y Vệ phương nam có lẽ là thương nhân, phải rồi, thương nhân mới có thể đi đó đi đây buôn bán xuất ngoại chứ.

Mỗi thương nhân Cẩm Y Vệ có một dàn Ưng Khuyển trà bá lửa.

Nghe thì tốn tiền vãi cả ra.

Nhưng thực tế là Cẩm Y Vệ phương Nam giàu chảy mỡ. Họ làm mật vụ là thật nhưng họ buôn bán cũng là thật, cho nên Cẩm Y Vệ có nguồn thu riêng để phục vụ công tác của họ, ngược lại đóng góp cho Vương khố của Bố Chính rất nhiều. Nói thẳng nhóm này kiếm tiền không thua bât kỳ ngàng nghề nào tại Bố Chính. Cho nên Cẩm Y Vệ phương nam vừa là cơ cấu tình báo lại là một ngành đóng góp ngân sách Vương gia…. một công đôi việc.

Nhóm các bộ lạc Khmer ở Cửu Long Giang trong mắt người Khmer chẳng có gì mặn mà chất béo, nhưng đối với Cẩm Y Vệ trách nhiệm tại thân thì không nề hà mở buôn bán với nhóm người này đặt cơ sở tại đây.

Khốn nạn là không ít Cẩm Y Vệ đã có cơ ngơi mang tính cách mạng nơi này, vợ bé khắp nơi, con đàn cháu đống. Thậm chí có thằng Cẩm Y vệ còn là tù trưởng một bộ lạc Khmer nơi này.

Với tai mắt như vậy, với Ưng Khuyển đông đảo như vậy thì có khó để dẫn đại quân qua mê cung Cửu Long giang không? Không cần trả lời.

Tiến vào nội địa Khmer, vẫn là Cẩm Y vệ lập công… chúng đã xâm nhập gần như tới gần Angkor, tất nhiên Ưng Khuyển phần lớn là thuyền chài, thương nhân người Khmer bên sông. Cho nên động tĩnh của Angkor đám này chưa nắm được.

Thực tế nếu cho Cẩm Y Vệ thêm 5-7 năm thời gian xâm nhập sâu nội địa, đánh vào Suryavarman I tổ chức thì sẽ không có chuyện liên minh trục có thể qua mặt họ.

Nguyên nhân xâu xa của chuyện này đó là Cẩm Y Vệ chưa xâm nhập đủ sâu Khmer, nhánh Chiêm Thành đủ sâu nhưng bị Chế Bì Ma La khắc chế.

Cho nên Cẩm Y Vệ căm lắm, lần này quyết tâm lấy công chuộc tội cũng như chứng minh năng lực của bản thân đối với Vương gia Ngô Khảo Ký. Vì vậy lượng lớn Ưng Khuyển đã được điều động để chỉ dẫn đại quân. Thậm chí nơi nào có xoáy nước, nơi nào dòng chảy phức tạp chúng đều có người chỉ dẫn.

Ưng khuyển là người hai bên bờ Mekong sông mà, đơn giản.

Ưng Khuyển nội gian Khmer giúp sức, Sông MeKong đoạn Cửu Long giang – AngKor tương đối yên bình, lại thêm điều kiện thiên nhiên nước lớn sông sâu hỗ trợ, chiến hạm cứ thế đi vào, có điều chèo ngược dòng hơi mệt.

Cũng may nơi này không còn dãy Trường Sơn quái ác ảnh hưởng hướng gió. Gió là thuận Đông Nam Tây Bắc rõ ràng. Thuận gió, thuỷ lưu biết, có người bản địa dẫn đường, còn gì thuận lợi hơn nữa. Hai trăm km tương đương 400 dặm . Chỉ tương đương từ Bố Chính đi tới Cực Nam Đại Việt lúc này là đèo Vân Hải, nhưng cũng phải bò hết 4 ngày mới tới nơi.

Không có gì khác bởi lẽ Bố Chính mạnh nhưng không phải tất cả đồng minh đều mạnh. Thuyền của Lavo cùng Pahang có rất nhiều chiếc không đạt yêu cầu vượt ngược dòng cho nên tốc độ bị kéo lại.

Đáng nói là Bố Chính đã để lại 7000 quân Khmer ở Cửu Long Giang lấy vị trí đó để chở quân Pahang. Cho nên kéo chân Bố Chính đó là Lavo thuyền.

Tại sao để lại 7000 quân Khmer?

Đám vịt cạn này say sóng chết mẹ rồi không tác chiến được.

Cho đi chỉ phí slot nên để ở lại đón quân Medang.

Ba vạn quân hi sinh 7000 tức là gần 1/3 quân mất chiến lực. Đủ hiểu vì sao Khmer mỗi lầm dẫn thuỷ quân đánh Đại Việt thường khó khăn.

Thêm một nguyên nhân khiến đoàn chiến hạm đi chậm đó là thi thoảng gặp tập kích của quân Khmer trên đường đi.

Nói chung chỉ là gây rắc rồi đôi chút cho vở diễn Của hải quân Bố Chính thêm hấp dẫn thôi.

Chiến hạm lớn nhất của người Khmer là loại 15m kết cấu hết sức cổ điển từ thời Phù Nam không có mấy tiến bộ. Còn không thể so với Mông Đồng thuyền của Thăng Long đấy.

Chiến hạm Khmer đặc điểm… cầu kỳ trạm trổ, đẹp mắt hoa mỹ nhưng tác dụng chỉ có một, đó là trở bịn sĩ nổi trên mặt nước chèo, tiếp cận nhảy thuyền chiến đấu.

Nhìn chung thuyền chiến Khmer có thiết kế như sau.

Đáy bằng bề ngang không quá rộng. Không có sang thuyền mà ngồi trực tiếp lòng thuyền, thành thấp, có lâu thuyền tiết kế cầu kỳ tinh mĩ như một ngôi chùa Chăm.

Hai mũi vút kên rất cao có khi cao hơn cả lâu thuyền ở giữa. Tác dụng làm gì thì Ngô Khảo Ký không biết vì thứ này dùng cho đòn ram đâm húc là không hiệu quả.

Đúng như Cụ Lý Thường Kiệt phán đoán, còn phán đoán gì nói sau, quân Đông Khmer dọc theo tuyến Sông Mekong không thể mở nổi một cuộc phục kích nào ra hồn lúc thì một chục, lúc thì năm bảy cái muốn cắt ngang đội hình gây cản trở liên quân tiến lên đều là thiêu thân lao vào lửa.

Thuỷ Hải Quân Bố Chính mạnh thế sao?

Lại hỏi lại hỏi. Đã nói là bá chủ Biển Đông nó phải khác bọt.

Trước đây đã là bá chủ sau trận chiến tại Lam Giang càng là bá chủ.

4 tháng trước đánh nhau ở Lam Giang cụ Lý Thường Kiệt căm lắm, cho nên đã thúc dục các xưởng quân sự đóng tàu đưa thiết kế mới vào ứng dụng.

Theo cụ thiết kế tốt vậy rồi cứ thử nghiệm đi thử nghiệm lại làm gì?

Nghiên cứu đã bắt đầu từ hai năm trước , vỏ hoàn thành thiết kế đầu tiên và không sửa đổi.

Sửa cái máu, thuyền gỗ lắp chân vịt bộ phận đuôi có bộ phận gỗ nhô ra chuyên dụng để khoan xuyên gắn hệ thống chân vịt. Cái này là ảnh hưởng toàn bộ kết cấu thuyền lúc này thuyền không thể đóng bình thường kiểu mái chèo , buồm . Đáng lẽ ra cái thiết kế này cực khó và nếu như để người thời này tự mày mò phát triển chắc mất cả chục năm cũng không đưa ra được thiết kế chuẩn mực, nhưng với Lý Từ Huy đó là ăn cơm bữa.

Thậm chí nàng thiết kế loại tàu này quen thuộc hơn nhiều loại thuyền cổ đại. Dù sao nó tiếp cận gần hơn đối với kiến thức hàng hải hiện đại nàng đã học.

Còn về thuyền buồm cổ , Lý Từ Huy có biết cấu tạo cơ bản nhưng thời hiện đại mấy thứ đó đâu ứng dụng cho nên nàng học đâu quá kỹ.

Vì vậy thuyền chân vịt mới là thế mạnh thực sự của Lý Từ Huy.

Lại nói đến hai năm trước khi phát triển thuyền chân vịt sức cơm thì cả đống vỏ đã hoàn thành chờ lắp động cơ thôi. Nhưng động cơ còn nhiều vướng mắc thiết kế.

Lúc đó đập Sông Cẩm chưa hoàn hảo đi vào sử dụng, công nghệ chế tạo thép vẫn chưa thực sự đột phá.

Nhưng sau đó thì khoan thép chất lượng ra đời trục chân vịt giải quyết được vấn đề vào nước kể từ lúc này động cơ cơm được từng bước hoàn thiện.

Vốn dĩ các công tượng Bố Chính hay nói đúng hơn là các kỹ sư luôn muốn hoàn thiện tốt nhất về công nghệ nhưng cụ Kiệt thúc dục vì vậy họ chấp nhận lắp động cơ cơm phiên bản V1 vào thử nghiệm.

Chạy tốt, vậy là cụ Kiệt yêu cầu lắp hết các động cơ hiện có vào vỏ thuyền chuẩn bị vì nguy cơ chiến tranh.

Đến cuối cùng là không lắp buồm, quá tốn thời gian, cứ để đó lúc nào có thời gian hoàn thiện sau. Buồm không lắp thì giả Long Cốt cũng không cần lắp, vậy là một đám chiến hạm rất cổ quái ra đời. Không buồm không chèo, trống trơn mà vẫn băng băng chạy.

Ơ lạ chưa kìa.

Người Bố Chính quyen với sự thần kỳ rồi cho nên không ý kiến.

Mọi người đừng khinh thường ảnh hưởng trận Lam Giang với cụ Lý. Theo cụ thì cầm một nhánh quân hiện đại trang bị tận răng mà bị đánh đắm một thuyền đánh tàn 4 thuyền là sự xỉ nhục của cụ. Cho nên vị này lão đại đã nghĩ đủ cách khắc chế nâng cấp chiến hạm.

Và lão đại Đại Việt yêu cầu lắp giáp thép cho chiến hạm.

Thiết giáp hạm từ đó ra đời.

Việc bọc kim loại cho chiến hạm có từ lâu nhất là Đại Việt chiến Hạm Mông Đồng, cho nên điều này chẳng có gì lạ.

Nhưng trang bị giáp thép cho toàn thân chiến hạm thì…. Đây là lần đầu.

Các kỹ sư đã nhanh chóng theo yêu cầu của cụ Kiệt mà thí nhiệm. Vỏ tàu của Bố Chính đóng bằng gỗ tốt rất dày để chống đạn pháo, có lẽ đây là lớp chiến hạm đầu tiên trên thế giới thiết kế chống đạn hoả pháo, bởi lẽ hoả pháo không còn là đặc quyền của riêng Bố Chính nên ngay từ đầu họ đã lên kế hoạch đóng loại chiến hạm này.

So với những con thuyền mong manh trong khu vực thì Carrack chính là một con quái thú vỏ dày, chính vì vậy nó phải ho sinh kết cấu đáy nhọn chuyển thành Đáy Bằng với kết cấu , Lườn, Công, Đà làm xương. Kết cấu này tăng tải trọng nhưng giảm tốc độ.

Đáy bằng không thể lắp cột buồm quá lớn, quá cao nếu không sẽ mất cân bằng mà lật, cũng may kỹ sư hàng hải Lý Từ Huy có thể dùng giả Long Cốt để giải quyết vấn đề này.

Nhưng kể cả vỏ dày cũng không thể chống đạn pháo trực điện từ khoảng cách 250m đổ lại. Càng khó chống bộc phá. Đây chính là những gì gặp phải ở Lam Giang.

Vậy là các kỹ sư bắt tay vào thiết kế giáp.

Giáp thép quá dày trọng lượng lớn, thuyền đi không nổi, quá mỏng liệu tác dụng không?

Vậy là các loại độ dày giáp thép được thử nghiệm.

Vãi đạn là thép dày chỉ 5mm đủ tăng lên vô số lần khả năng phòng thủ.

Nói đùa, tác lại chém, giáp mấy chục cm còn bị đại bác xuyên kìa.

À vâng đó là pháo hiện đại, có mũi xuyên giáp, thuốc nổ công suất cao, cơ chế nổ lõm.

Thời này đạn tròn khả năng xuyên… không có. Chỉ có lợi dụng độn lực va chạm phá vỡ mạn thuyền.

Cho nên một lá thép mỏng 5mm lại khiến nó xuyên không được vì phía sau lá thép còn 15-25 cm chiều dày ván gỗ đỡ lấy.

Thép dẻo, nếu là vật tròn lớn va chạm , lõm có thể lõm nhưng xuyên từ từ nói. Lại có tấm ván dày phía sau gánh đỡ dàm lực cho nên pháo 120ly cách 200 m không gây nên tổn thương đáng kể.

Thép giáp có thể lõm vào, ván gỗ có thể bị bẻ, nhưng những lần băn thử không thể nào xuyên được với khoảng cách 200m , phải bắn cận diện, trực tiếp góc vuông mới xuyên nổi nhưng cũng không thể gây phá hoại nặng.

Cho nên giáp 5mm được chọn, vì hiệu quả mà không nặng.

Cũng phải nói ba yếu tố gây nên chuyện này, một là thành thuyền dày sẵn, hai là pháo thời này động năng yếu, ba là tính chất dai của thép. Nếu không 5mm mỏng như tờ giấy tác dụng gì.

Cho nên những lá thép 5mm được siêu tốc cán và đem lắp lên thành thuyền.

Gắn lên cũng là một môn khoa học.

Không phải cứ lấy tấm thép gá lên sương ván thuyền đóng đinh là xong.

Vậy lá thép hỏng lại lôi ra đóng đinh lại. Chẳng mấy chốc ván lườn thuyền chi chít vết đinh tổn hại đến chịu nổi không.

Cho nên ván thuyền được gắn đinh vít thò đầu ra ngoài, các tấm giap sẽ chia thành các ô nhỏ dài 2m rộng 70cm gắn vít lên thành tầu. Từ đó sự linh hoạt thay thế giáp rất vui rồi. Thậm chí những chỗ có khả năng chống đạn sẽ lắp giáp đày hơn một chút.


Vậy một lá giáp gần như bao trọn phần vỏ một con thuyền dài 25m cao trên mặt nước 4m cần bao nhiêu sắt théo cho đủ.

Khặc khặc nếu giáp 5mm hai bên hông cần có 2tấn mỗi bên tổng cộng 4 tấn thêm cân nặng mà thôi. Choáng chưa không tin lấy máy tính bấm $¥#¥$~¥¥>\$z

Chưa cần biết đánh đấm ra sao, thời này một con chiến hạm quái thú bằng thép ( bọc thép dù mỏng nhưng nhìn xa vẫn như bằng thép) không cần buồm không cần chèo vẫn lao ù ù về phía ngươi đã đủ những kẻ mê tín sợ vãi tè bỏ chạy rồi. Lại thêm trống một tầng không mái chèo hoàn toàn có thể bố trí lỗ châu mai nhỏ cho pháo 35 ly. Tức là pháo thủ không cần lò mặt lên trên khoang rồi.

( Khoang chèo giờ bố trí hệ trống chèo ở trung tâm cho nên vùng biên cạnh vẫn có thể bố trí bọn pháo nhỏ không chiếm diện tích này, tuy chật một chút nhưng tốt sử dụng”

Bốn mươi chiến hạm Carrack kiểu mới không buồm không chèo ngang dọc trên sông tuần tiễu bảo vệ hạm đội. Ai chạm vào hạm đội được.

Khốn nhất là Lý Thường Kiệt không cho lắp buồm vì vội đưa vào chiến tranh. Nhưng vấn đề không lắp buồm sẽ khiến 30 người thuỷ thủ điều khiển buồm không cần đào tạo nữa, lại dôi ra 30 người có thể thay phiên chèo, thay phiên chiến đấu.

Ngô Khảo Ký vội nghĩ rằng, có lẽ không lắp Buồm lại hay. Dù gì hắn cũng đi vòng vòng Đông Nam Á thôi, không lắp buồm khoang sàn rất thoáng tiện bố trí chiến tranh.

Lại thêm vào đó không cần phí công đào toạ thuỷ thủ điều khiển buồm khinh nghiệm.

Nghĩ qua vậy thôi Ngô Khảo Ký gạt tư tưởng này đi, thế giới lúc này vẫn là kỷ tàu buồm. Vẫn phải có tư tưởng vươn xa biển lớn. Loại chiến hạm Carrack chân vịt không buồm này đánh ở loanh quanh nhà, đánh trên sông rất tuyệt nhưng đi không xa được.

Nếu chỉ chăm chăm chế loại này, bỏ qua buồm, đến một lúc nào đó Bố Chính hay cả Đại Việt không có đủ nhân tài về buồm lúc đó muốn vươn biển lớn là ăn cám.


Cho nên có lẽ tỉ lệ 5/5 đi vẫn là 5 phần Carack bọc thép chân vịt không buồm chuyên tuần dương ven biển đánh sông ngòi. 5 phần còn lại có buồm vươn khơi xa hải trình.. Thập toàn thập mỹ… Khà khà khà,,,,,
















Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.