Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 401: Quyết chiến Angkor (2)



Lại nói Ký ca, thay đổi sách lược cho phù hợp hoàn cảnh là chiêu bài của hắn rồi, được cái bố cục vùng rộng thì Ký không quá siêu nhân nhưng đầu óc thì linh hoạt lắm. Biến chiêu liên tục không cứng nhắc đó là ký.

Giờ quân tình đối phương đã biết đến 8-9 phần. Khả năng chỉ có hơn hai vạn đến bốn vạn là cùng. Nói chung phòng thủ Angkor rất trống. Lại nói đây không phải quân chủ lực thiện chiến Khmer mà là quân vội tập hợp của các lãnh chúa xung quanh Angkor trong lúc Ký ca bị vây ở Biển Hồ cả tháng. Đây đã là lực lượng cuối cùng mà Angkor có thể vơ vét ra rồi, không còn dự bị không còn bổ xung.

Lại thêm thám báo về quân phe trục đang ở tít tắp phía nam nơi Udonthani, có chạy về cũng mấy tháng.

Lực lượng Liên quân Đồng Minh thì liên tục được bổ xung. Nhất là 35 chiến hạm tiểu Carrack 15 m cũng đến nơi đang dọc ngang tuần tiễu.

1 vạn quân Khmer say sóng đã hồi phục và tới nơi.

1,5 vạn binh còn lại của Medang cũng lần lượt đưa vào biển hồ, do đó sao cần phải lắm hoa chiêu. Đánh thẳng vả thẳng được rồi.


Thêm nữa điều kiện, mưa to nhiều ngày pháo binh bên Khmer liệu bắn nổi không? Nên nhớ khi Tống Kiệt đi khỏi Thăng Long thì nơi này làm gì có công nghệ rang thuốc súng?

Cho nên đến chừng ấy điều kiện còn phải dè chừng bố trí làm gì cho mệt.

Bảy giờ sáng ngày 16 tháng 8, sau khi ăn sáng nghỉ ngơi một hồi thì các mũi tấn công của liên quân đã vào vị trị . Đồng loạt các chiến hạm Carrack bọc thép của Bố Chính lao tới bên bờ Biển Hồ đối mặt cùng quân Đông Khmer mà đọ pháo.

500m dọc Bờ Hồ nơi trũng sâu có thể đổ quân dễ dàng đã xếp chặt ních ba mươi chiến hạm bọc thép xếp so le quay sườn về phía cứ điểm công sự của Đông Khmer mà nổ pháo.

Chiến hạm bọc thép Carrack vì chạy chân vịt lại không có buồm cho nên rất linh hoạt và dễ sắp đội hình. Không bị mái chèo vướng víu, vả lại chèo mái là không bao giờ khống chế tỉ mỉ tốc độ ở những tình huống cần tốc độ thấp mà chính xác này. Thậm chí …. Chân vịt thuyền còn có thể… chạy lùi rất nhẹ nhàng thay đổi trạng thái.

So về độ linh hoạt thì chân vịt thuyền vẫn tốt hơn khá nhiều.

Triết lý của Ký đó là đã chiếm ưu thế nhiều mặt thì không cần hoa chiêu gì nhiều, càng hoa chiêu càng nhiều biến số. Cường công thôi.

Pháo kích của hai bên là ngang nhau về tầm xa.

Tại sao lại vậy?


Rõ ràng là thuốc nổ của Bố Chính tốt hơn, nòng pháo dài hơn, tuy là phảo Phật Lãng Cơ có độ dơ, hở kẽ ở đáy nhưng với công nghệ càng ngày càng tinh vi của Bố Chính thì những khe hở này đã hạ xuống thấp nhất rồi, vì sao hai bên tầm xa vẫn ngang nhau.

Nếu nhớ không nhầm thì với pháo 120ly Bố Chính tầm xa 1.2km vẫn dẫn đầu, tiếp theo là pháo Đại Việt gần 1km, pháo Tống khoảng 700-800, pháo Vương thị tuy bằng pháo Tống tầm xa nhưng độ bền kém nhiều, chất lượng thấp.

Thật ra pháo Bố Chính đã vươn xa tới hơn 1,4 -1,5km nếu bắn góc 30 độ rồi. Sở dĩ vậy vì đạn có đuôi cắt gió cùng nhẹ hơn đạn đặc do là đạn nổ. Cho nên tầm xa- độ ổn định là vượt lên rất nhiều rồi.

Nhưng đây là tấn công công sự lại là ở vị trí cao hơn, cho nên pháo Bố Chính phải bắn góc cao để đạn hính parabol rơi xuống trận địa quân Đông Khmer. Còn pháo của Đông khmer là bắn thẳng hoặc bắn góc 30 độ trực diện vào chiến hạm Bố Chính cho nên mới có tình trạng hai bên đọ pháo khủng khiếp như vậy.

1km tức là trong tầm bắn mang tính hiệu quả của quân Bố Chính. Nước trong hồ lại là bình lặng ít sóng. Thuyền đáy bằng ổn định thả neo. Cho nên những thủy thủ pháo binh kinh nghiệm của Bố Chính đang hết sức bình tĩnh ngắm vào đối thủ.
— QUẢNG CÁO —

Thực tế đạn nổ có đuôi xé gió không nhiều, thứ này chế tạo phức tạp công nghệ dây truyền chưa phải quá hoàn thiện cho nên không thể sản xuất số lượng lớn trong thời gian ngắn. Ngay cả 37 chiến hạm tiểu Carrack chân vịt mang một số lượng không nhỏ đến thì loại đạn này quân Bố Chính chỉ có 8 ngàn. Phải hết sức hết sức cẩn thận sử dụng vì chiến trận còn rất lâu rất dài.

Ầm ầm … đùng đùng đùng….

Dòn vang tiếng pháo, khói thuốc súng bốc lên mùi nồng nặc kinh khủng.

Lượt pháo đầu tiên của hai phe gần như cùng thời điểm nổ vang. 40 khẩu pháo trên bờ đọ cùng gần bốn trăm khẩu pháo trên chiến hạm. ( mỗi chiến hạm 25m có 12 khẩu pháo lớn mỗi bên sườn).

Đây là cuộc đọ pháo không cân sức.

Thật thì pháo thủ trên bờ luôn có lợi.

Chiến hạm chỉ cần ăn một quả đạn có thể toi, còn pháo trên bờ có công sự thủ vững khó công phá, pháo chiến hạm khó bắn chuẩn vì sóng nước và nhiều yếu tố, pháo trên bờ trên nền đất cứng sẽ ưu thế hơn. Đây là nhận thức chung, nhưng không phải là ở tình huống này.

Pháo trên bờ các pháo đài các cụm cứ điểm thường rất to lớn và mạnh, nhất là thời hoả pháo sơ khai nạp đạn đầu nòng này.

Lục pháo thủ cứ điểm bờ biển không có giới hạn kích thước trọng lượng cho những khẩu Cannon này cực lớn có khi mười mấy tấn với đạn pháo uy lực khổng lồ có thể đập vỡ chiến hạm tốt nhất bằng một loạt bắn.

Còn trên chiến hạm vì cần cân bằng giữa trọng tải cùng cân bằng lại thêm yếu tố sàn chịu lực giật cho nên kích thước pháo giới hạn rất nhiều.

Chính vì lẽ đó nếu xét một cách công bằng chiến hạm pháo đấu cùng các ổ công sự mặt đất rất thua thiệt ( kỷ thuyền buồm kt 15-17).

Nhưng nơi này tình thế không giống, pháo trên bờ là pháo nhỏ có kích cỡ ngang pháo trên chiến hạm mà thôi. Chiến hạm lại bọc thép, đạn pháo loại này trong khoảng cách gần dưới 150m mới có thể gây tổn thương thành thuyền.

Chiến hạm dễ tổn thương nhất đó là cột buồm nhưng mà chiến hạm Bố Chính đâu có buồm. Tính ra mỗi Carack chiến hạm bọc thép chính là một pháo lô cốt pháo đài trên sông nước hoặc biển cả.

Một km vẫn có thể bắn tới, pháo binh phía Đông Khmer quả thật rất tinh nhuệ, cũng phải nói rằng họ ở trên cao nên lợi thế có thể bắn xa thêm một chút khoảng cách.

Nhưng cũng đến thế mà thôi.

Phân nửa đạn pháo của quân Đông Khmer rơi xuống mép nước kiến bọt văng trắng xoá hoặc là rơi xuống bùn lầy khiến cho đất bùn bị xới lên, phân nửa đạn còn lại đúng là trúng đích rơi vào quân Bố Chính chiến hạm, bởi Chiến hạm Bố Chính xếp quá dày , không trúng đầu cũng trúng tai.

Nhưng thành gỗ chiến hạm Bố Chính là thiết kế dày chống đạn đến 20 cm gỗ, lại nói gỗ đóng tàu chiến toàn là loại lựa chọn tốt nhất. Ví như ở Đại Việt nói chung hay đặc biệt là Bố Chính nói chung sẽ dùng gỗ Sến Mủ và Táu để đóng.

Tất nhiên để giảm tải một số bộ phận không chịu lực nhiều sẽ dùng Gỗ Trâm, Sao Cát, Chò, Dẻ chế tạo, tất nhiên mấy loại gỗ này sẽ dùng cho thuyền buôn, thuyền đánh cá , các loại thuyền dân sự là chính.

Gỗ Táu được chọn be tàu chiến vì con hàng này siêu cứng, khó cong vênh, càng ngâm biển lại càng dẻo dai bền chắc, thằng này có độ lỳ với thời tiết siêu khủng bố.

Lại thêm thân cây to, cao thời này chẳng thiếu Táu cao đến 30-37 m dư sức chế Carrack 25m.

Quan trọng là con hàng Sến mủ cùng Táu lại phân bố dày đặc ở Ái Châu, Nghệ An, Hoan Châu, Bố Chính Ma Linh Địa Lý. Tất nhiên là phần phía tây nơi dãy trường sơn chạy quá.
— QUẢNG CÁO —

Loại này gỗ 20cm độ dày đạn 120 ly khoảng cách 400-500m xuyên không nổi. Giờ lại trang thêm một lớp thép 5mm làm phần bọc giảm sóc , thật phải bắn cận chiến trong 100m mới tổn thương được chiến hạm bọc thép Carrack của Bố Chính.

Đạn pháo Đông Khmer do pháo binh thiên tử quân xạ chỉ có thể đập vào gây lõm nhẹ tấm giáp rồi văng ra. Lớp gỗ phía sau nghe cục một cái rung nhè nhẹ… hết việc.

Lẽ dĩ nhiên có mấy viên đạn ăn hên lao lên sàn thuyền lăn cồng cộc va chạm mấy thứ cột sàn cột neo gây sứt mẻ nhưng tuyệt đối không có gì nguy cơ.

Tất nhiên nếu ăn hên đến mức độ bắn chính xác vào lỗ châu mai nòng pháo quân Bố Chính thì sẽ có chuyện ngay, nhưng chiến tranh cứ dựa ăn may là khó thành.

Có một cảm giác gãi ngứa nhẹ ở đây. Quá không cân sức, cảm thấy chán không muốn nói thêm.

Phía Đông Khmer thì bắn ghê rồi dọa người quá rồi vậy phía hạm đội Bố Chính đáp trả ra sao?


Mặt nước rung lên, một làn sóng địa chấn vang ra… sóng nước như hòa với nhau tại thành cuồng bạo.

Ba mươi chiến hạm đồng loạt nổ pháo, phản lực khiến chiến hạm trầm xuốn tạo nên sóng lăn lăn trên mặt Biển Hồ yên ả. Ù tai, nhức óc váng não.

Chiến hạm Bố Chính đứng quá gần lại nổ súng đồng loạt, nó đau đầu khinh khủng, cũng may đám thủy thủ và pháo binh Bố Chính đều là chó kinh nghiệm, quen rồi, có bảo vệ tai, nếu không lãnh đủ.

400 viên đạn, bốn trăm vạch kẻ tử thần lao về công sự thành lũy của quân Đông Khmer. Bố Chính có hệ thống kính viễn vọng có chia vạch kẻ ước lượng khoản cách tuy không thể chính xác trăm phần trăm nhưng bọn kinh nghiệm pháo binh trong thời tiết tốt hoàn toàn ước lượng được khoảng cách.

Có khoảng cách là bọn này bắn khá chuẩn, tất nhiên là đạn pháo đặc, vì mấy thằng này đứa nào chẳng có vài trăm lượt bắn tập. Đạn nổ nhẹ hơn chúng chưa quen thuộc, cho nên lần này bắn xa hơn dự kiến rơi vào sau trận địa pháo binh của quân Đông Khmer.

Đạn nổ đâu có nhiều để luyện tập, thời gian gấp rút lấy đâu ra chế nhiều đạn mà luyện? Cho nên chỉ có thể lâm trận mài gươm.

Cơ mà khinh nghiệm đã vượt lên tất cả, đám pháo binh Bố Chính lại nạp đầu tử pháo mới, nhanh chóng thay đổi góc độ bắn.

Tuy chiến hạm bắn sai mục tiêu là các cứ điểm pháo của quân Đông Khmer nhưng không phải không có kết quả.

Pháo binh Khmer không sao nhưng bộ binh ẩn nấp sau đó xong đời hàng loạt.


Đạn là đạn nổ chứ không phải đạn đặc. mũi tên tên đầu đạn tròn đã có thể giết người nhưng khi đạn nổ thì sức mạnh lại càng kinh khủng. 1.5kg thuốc nổ xé bay vỏ gang đã chia múi tạo thành một mảng mảnh gang xé gió tàn sát xung quanh. Bán kính tầm 2m không còn sinh vật đứng thẳng.

Đây mới là sự tàn phá kinh khủng của đạn nổ.

Một vòng bắn gần như bắn sụp một phương trận của người Khmer, đây là không cố tình bắn họ chỉ là bắn trượt mà đến thôi. Chí ít một lượt bắn kia với 400 quả đạn đã có tới gần nửa trúng những nơi tụ tập đông người, một nửa khác ở những nơi thưa thớt nhưng sát thương cộng dồn cả thảy không dưới 1000 sinh mạng. Đây là thứ mà pháo đạn đặc làm không được.

Lúc này còn lại quân đội của Đồng Minh đang làm gì?

Bắc cầu phao..
— QUẢNG CÁO —

Phải là bắc cầu phai từ lòng hồ vào bờ mà đánh.

Khốn nạn chưa từng thấy nơi nào có kiểu chiến tranh này.

Ngô Khảo Ký cho xây căn cứ bè gỗ 200x200m cách bờ 400m để làm gì? chỉ để rang thuốc súng cho vui? Không không, hắn là xây thành nổi từ thành nổi bắc cầu đổ bộ, còn tại sao phải làm vậy có nhiều nguyên nhân. Nhưng từ khi có thành nổi thì cuộc sống của lính Khmer tốt hơn, có nơi vệ sinh, sinh hoạt thay nhau lên thành nổi nghỉ ngơi dưỡng sức. Sau đó thành nổi còn là nơi rang thuốc súng, giờ nó lại là nơi làm cơ sở để đổ quân.

Các bè gỗ, tre được chuẩn bị từ trước được các thuyền 15m dọc ngang hỗ trợ đẩy đến. Bọn lính Khmer nhanh chóng buộc dây thừng đã chuẩn bị sẵn cố định bè gỗ với thành nổi.

Đóng cọc hai bên, buộc dây cố định, công việc tuần tự tiến hành. Ngày càng đông thuyền nhỏ bu đậu nơi đây như kiến càng xây cầu đóng cọc.

Đây nào phải đổ bộ tầm thường mà là xây cầu đổ bộ. Cầu rộng đến 50m đủ chỗ cho rất nhiều người thông qua, Các lớp bè cứ thế cứ thế được kết nối lại với nhau. Chắc chắn bền bỉ và cực chi tiết.

Một tháng qua mấy vạn người chỉ chuẩn bị mấy thứ này, không chi tiết sao được.

Đám người Chiên Bàn Phú Thái III, Jayavirahvarman, Kyansittha, Daksamavamca nhìn cây cầu đang thành hình mà liếm môi xoa tay, họ thật không thể hiểu nổi chỉ đơn giản như vậy sao không nghĩ đến, cứ như vậy thương vong sẽ giảm hơn nhiều là đổ bộ bằng thuyền.

Lúc này pháo binh với xe càng đã lục đục được đưa lên thành nổi. Đám này sẽ xông lên càn quét pháo binh đối phương tránh cho bộ binh bị bắn mà không có gì đỡ. Pháo Cối lên, giáp sĩ nặng nề Taker người Khmer lên. Lần lượt trên thành nổi đã xếp kín người chuẩn bị cho một cuộc đổ bộ chiến đấu trực tiếp.

Đây là cường công, không có mưu kế gì, chỉ có là phương pháp cường công có tốn chút chất xám suy nghĩ thôi.

Tất nhiên có người nói tại sao không vác pháo lên thuyền đổ bộ sau đó lao vào bờ mà bắn áo chế, kết quả không tương đương sao?

Hồi sau sẽ trả lời … he he he

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.