Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 406: Tiến về nơi từng nghĩ là Angkor Wat




Đến rồi thành phố Somesvara mà Ngô Khảo Ký thất vọng vô cùng, nơi này không hề không hề giống như hắn tưởng tượng.

Ấn tượng về Angkor Wat , Angkor Thom, đền Bayon một quần thể kiến trúc rải rác 300km vuông khiến thế giới ngưỡng mộ. Không có.

Nơi này là một cái thành gạch xây cao thầm 5-6m, bên trong kiến trúc cũng bình thường, Ngô Khảo Ký đã tham quan kiến trúc của người Chăm, nơi này tương tự, chất lượng cũng tương đương. Thật khó có thể tưởng tượng chỉ vài chục năm sau đây tên Suryavarman II có thể xây được Angkor Wat vĩ đại khiển cả thế giới trầm trồ.

Nhắc lại trận chiến đêm tối hai ngày trước.

Sau khi quân Đông Khmer tấn công tường thành gỗ dừa và bị chặn đứng thì đến lượt quân Đồng Minh phản kích.

Đèn pha nhấp nháy trong đêm báo hiệu tấn công. Trong đêm tối hệ thống liên lạc của Bố Chính không phải cờ hiệu nữa mà là đèn pha nhấp nháy mã morse .

Chiến hạm ngoài Biển Hồ từ buổi sáng đã căn đo kĩ toạ độ phía giữa con dốc và dữ nguyên tư thế . Lúc này chỉ việc điên cuồng khai hoả. 200 thanh pháo Phật Lãng Cơ không tiếc đạn mà bắn hết công suất. Pháo Bố Chính sai mỗi lần bắn không cần đẩy ra đẩy vô thông nòng súng, cho nên không cần tìm lại đường đạn, chỉ có thay tử pháo, châm lửa và bịt tai, chỉ trong mười phút một ngàn quả đạn nổ cày xớ toàn bộ khu vực giữa dốc, không thể có sinh vật sống nào còn tồn tại ở khu vực đó.

Đây mới là tốc độ bắn thực sự của Phật Lãng Cơ Tử Mẫu Pháo Bố Chính. Nó kinh khủng đến độ cả quân ta lẫn quân địch đều tạm thời đình chiến ngơ ngác.

Người Khmer, người Lavo, người Medang, người Pahang đều kinh hãi dừng mọi động tác như bị đứng hình bởi pháp thuật.


Lần đầu tiên họ được mục sở thị sức mạnh thật sự của hải quân Bố Chính. Bấy lâu thế gian thường đồn thổi hải quân Bố Chính mạnh, nhưng họ chưa từng tận mắt thấy, những trận đánh lẻ tẻ chưa bao giờ để Bố Chính phải tung toàn lực. Tất nhiên có vài trận điển hình của Ký ở phương Bắc nhưng lúc đó chưa có Phật Lãng Cơ, chưa có đầu đạn nổ, vả lại phương bắc quá xa để người Đông Nam á hiểu được.

Tiểu Vương Pahang thậm chí ngồi bệt xuống sàn thuyền mặt cắt không còn giọt máu nhìn về phía màn đêm đen đang loé lên những tia lửa chết chóc cùng tiếng nổ không ngưng nghỉ.

Không thể đoán định có bao nhiêu người chết không toàn thây trời quá tối.

Nhưng có thể chắc chắn nhánh quân Đông Khmer công thành này sống không nổi bao nhiêu. Tất nhiên những kẻ chạy sát được đến bên tường thành dừa sẽ không chết bởi loạt pháo kích điên khùng kia.

Nhưng số phận của họ không khá bao nhiêu.

Vì pháo cối lại nổ vang. Từ cánh cổng phía đông của tường dừa nơi duy nhất không có thép gai bảo vệ lại là nơi nguy hiểm nhất. Vì nơi này chứa đội 40 tên pháo cối Đại Việt.

Pháo cối này là có thước ngắm, chân đế hoàn chỉnh không phải loại gắn đế gỗ.

Đều là đạn pháo 120ly như nhau, cối bắn chậm hơn nhiều vì là kiểu nòng kín nạp đạn đầu nòng. Nhưng uy lực công phá như nhau, bọn cối chia làm hai đội luân phiên bắn để có hoả lực duy trì. Thanh tước một khoản địch nhân thì sĩ quan Đại Việt Bố Chính bắt đầu xua đám Tây Khmer đang ngơ ngác và sợ hãi ra ngoài, họ sợ hãi chính sức mạnh của đồng minh.

Không thể nghi ngờ quân Đông Khmer rơi vào bố trí kín kẽ nhiều tầng nhiều lớp sao sống nổi. Cho nên họ phải rút, phải đạp lên nhơ nhớp máu thịt đồng đội, nhày nhụa tàn thi vụn thịt mà chạy lên đồi. Nhưng đám Tây Khmer lúc này đã lấy lại tinh thần, chúng như ăn thuốc lắc, ma toé đá nhao nhao xông lên. Lúc này nếu chơi trò tráng sĩ cắt đuôi cho voi xông xuống tiêu diệt cả ta lẫn địch cũng được. Nhưng quân Đông Khmer quá kinh hãi rồi. Họ không có nghĩ gì khác ngoài chạy.

Harshavarman lên chiến tượng mà chạy, hắn chạy gấp đến độ không kịp thông báo cho hai trại kia. Và dường như không ai nghĩ đến phải thông báo cho đồng đội chạy trốn.

Trong đêm tối với ánh đèn bão quân Đồng Minh vẫn khá duy trì được đội hình và mối liên lạc nhất định. Các nhóm quân Tây Khmer đã tràn ngập đồi cao, bọn hắn hai vạn người như kiến bò lổm ngổm vậy. Quả thật đáng sợ.

Nhưng đó đã là gì?

Cái bè gỗ thành trì nổi lúc này mới có tác dụng. Thừa thắng xông lên, quân Medang, Pahang, Lavo điên cuồng táp tàu vào Thành nổi, vào cầu phao thả quân, tàu đổ bộ cũng dũng cuồng theo ánh đèn chỉ huy mà lao vào bờ.


Trong đêm tối một trận khá hỗn loạn đổ bộ diễn ra. Cũng phải thôi, quân đội liên minh chưa bao giờ hiệp đồng tập trận, có lẽ sau lần này phải có thống nhất chung về tác chiến quân sự cùng hiệp đồng diễn tập quân sự bắn đạn thật thường niên.

Nói chung là hỗn loạn, vài trăm người bị thương mấy chục người mất tích nhưng vẫn là đổ bộ thành công. Chỉ tội quá tốn thời gian duy trì trật tự.

Quân Bố Chính không lên bờ 9000 quân còn lại toàn bộ ở trên thuyền. Đã nói trước rồi Bố Chính đến đây đánh hỗ trợ thôi, Bố Chính ít người tiêu hao không nổi.

Hai vạn 5 ngàn binh Medang thì 1,5 vạn lên bờ, còn lại vẫn phải cạn chiến hạm chứ.

Hai vạn quân Lavo lên bờ 1.5 vạn, chiến hạm của họ không có nhiều trong Biển Hồ, phầm lớn tàu của họ chắc ở Cửu Long Giang hoặc Pnom Penh.

5 ngàn lèo bèo quân Pahang lên bờ 3 ngàn.

Toàn bộ quân Tây Khmer lên bờ. Lúc này quân số trên Bờ đã lên tới 6 vạn thực tế không có chỗ chứa. Nhưng tất cả đều trong dự tính cả rồi. Hai vạn quân Tây Khmer từ ban đầu đã rất nhanh theo Ưng Khuyển dẫn đường mà đèn đuốc lao tới Somesvara chỉ huy là Jayavirahvarman, Ngô Khảo Ký cũng đi theo, một vạn quân Tây Khmer còn lại được chiến tướng Sopheo một chiến tướng nghiện hút người Tây Khmer. Thằng này được Ký đánh giá rất tốt đẹp.

Sopheo dẫn quân ngược hướng Tây Bắc theo Ưng Khuyển dẫn đường chặn đứng tuyến đường huyết mạch không cho hai trại còn lại của Đông Khmer chạy.

Quân của LaVo cùng Medang thì ở tại chỗ này thủ vững phối hợp cùng nhánh quân Shopeo tạo thành thế ỷ dốc.


Quân Pahang.. thu dọn chiến trường chôn xác định nhân… cấp cứu thương binh chuyển lên thuyền đưa đến cho Bố Chính cứu chữa.

Khủng bố một trận chiến chuẩn bị mấy tháng, di chuyển hơn tháng. Đánh nhau chỉ có một ngày gần như kết luận. Không thể nói trước điều gì, đó là chiến tranh.

Trời tối cũng không thể truy sát quá nhanh đường đi cũng không thể nào tốt kiểu cao tốc của Bố Chính.

Mệt mỏi đến tờ mờ sáng thì Tiên Phong truy sát quân của Hàn Vân Mẫn đã quay về báo tin.

Hàn Vân Mẫn (Harshavarman) đã bỏ thành Somesvara mà chạy. Lúc này 3 ngàn quân tiên phong đã vào chiếm đóng Somesvara không tốn chút công sức nào.

Bên trong thành có chút loạn nhưng đã bình ổn, quân sĩ theo lệnh không cướp bóc gian dâm, đã canh phòng cổng cùng các vị trí trọng yếu.

Nghe vậy Ngô Khảo Ký thở phào một hơi thả chậm tốc độ. Mãi đến sáng tinh mơ thì trung quân mới đi tới nơi gọi là Hồ Chứa Baray.

Quân đội dừng chân nghỉ ngơi, Ngô Khảo Ký hết sức kinh ngạc nhìn hồ chứa này lại nhìn to cao đen hôi cùng đám quân Tây Khmer.

Vì sao nhìn?

Vì hai thứ này không liên quan gì tới nhau, đám quân Tây Khmer mà cởi ra chiến giáp thì khác gì thổ dân lạc hậu? Mà cái hồ xây bằng đá này nó quá khủng khiếp.

Thô thô giản giản cái hồ này cũng rộng hơn 2km dài đến 6-7km chưa đo chính xác được. Công nghệ xây hồ quá phức tạp mà ngay cả Bố Chính lúc này cũng chịu không xây nổi. Bố Chính có thể đổ ximang xây hồ chứa, không sai. Nhưng nếu bảo Bố Chính khai thác đá, đục đẽo vuông vi xây nên một cái hồ chứa như vậy thì Bố Chính sẽ lắc đầu chịu hẳn.

Chẳng nhẽ Suryavarman I mạnh đến vậy? hắn có thể xây công trình như thế này thì thành Somesvara phải khủng bố đến nhường nào?

Nên nhớ cái hồ này sâu lắm. lúc này Ngô Khảo Ký đứng trên bờ tường đập ước tính từ mặt nước đến chân hắn đúng phải 4-5m, cộng cả độ sâu của hồ chưa tính toán nổi cũng phải thêm 5m hơn nữa.

Một khối tường đá chu vi đến 16-17 km cao hơn mười mét rộng có nơi cả chục mét là khái niệm gì? Không những thế đây là một công trình đập nước khác hẳn công trình thành trì bình thường, cần công nghệ chống thấm, tính toán chịu lực phức tạp hơn nhiều. Không phải cứ xây là được.

Nếu tính như thế này thì Suryavarman I mạnh đến rối tinh rối mù. Đánh đấm kiểu gì? hay Suryavarman I cũng là kẻ xuyên không? Ngô Khảo Ký cảm thấy đám người Khmer như Jayavirahvarman II đúng là khó có thể liên quan những thứ đòi hỏi công nghệ , kỹ thuật cao như vậy.

“ Jayavirahvarman thứ này là do Suryavarman xây dựng?” Ngô Khảo Ký nhìn to cao đen hôi hỏi dò.

“ Hắn? hắn trình độ gì mà xây dựng được, đây là hồ nước của thần xây dựng” Jayavirahvarman tỏ ra khinh bỉ Suryavarman mà trả lời.

“ Nói kỹ hơn” Ngô Khảo Ký cảm thấy rất lạ.

“ Không rõ nữa, nhưng theo tổ tiên chúng ta truyền miệng thì khi người Khmer chúng ta đến đây thì Thần đã xây dựng thứ này rồi, lúc đó nó còn khuất sâu trong núi rừng cỏ cây mọc đầy che phủ. Tổ tiên người Khmer các đời định cư gần Biển Hồ sau đó khai phá dần dần rừng cây lộ ra cái Hồ nước này, dùng hồ nước cải tạo thêm kệnh rạch cung cấp nước cho thành phố Somesvara” Jayavirahvarman thành thật trả lời, hắn cũng không có gì phải dấu diếm cả, cái này người Khmer ở vùng này vẫn truyền miệng mà.


Cha của Jayavirahvarman II là Jayavirahvarman I đã có thời gian nghắn 2 năm xuôi nam chiếm cứ nơi đây, lúc đó Jayavirahvarman II cũng có thời gian sinh hoạt ở Somesvara cho nên biết nhiều chuyện. Sau này Suryavarman I giết Jayavirahvarman I lúc đó Jayavirahvarman II chạy về Champassak rồi lại thua trận chạy đi Bố Chính bất ngờ gặp Ngô Khảo Ký. Chuyện nó thô giản là vậy.

Ngô Khảo Ký gật đầu không nói nhiều, hắn túm lấy mấy hộ dan bản địa ven đường hỏi han nhờ Jayavirahvarman phiên dịch. Kết quả không sai biệt, cái hồ này theo truyền thuyết là có sẵn, người Khmer quanh đây chỉ là cả tạo chút kênh rạch bên ngoài dẫn nước, khai hoang rừng đê mở con đường vào đập chứa nước mà thôi. Không thấy ghi chép vị vua nào của Khmer xây cả. Tất cả đều nói là Thần xây.

Thần cái máu, thế giới này làm gì có thần. Ngô Khảo Ký hung hăng nghĩ, nhưng hắn lại ngước đầu nhìn lên trời rồi lắc lắc.

Lại xuyên qua con đường mở trong rừng rậm hai bên đi tầm 6km thì một khu vực đồng bằng khá lớn mở ra trước mắt Ngô Khảo Ký. Thành Somesvara, nơi vẫn được tôn sùng là thủ đô của toàn cõi Khmer.


Nhưng nhìn Somesvara thì Ngô Khảo Ký lại quá thất vọng, hắn đâu thấy được bóng dáng nào của Angkor đền thờ vĩ đại, có lẽ là chưa xây đi cho nên nhìn nó hơi tã.

Thành Somesvara cũng lớn, tầm 2x2km vuông vi xây bằng gạch đỏ theo lối của người Chăm mà Ký quen mắt.

Thành này chỉ cao tầm 4-5m. Chỗ cao nhất cũng 7m mà thôi, bề mặt thành rộng tầm 3,m cũng được coi là rộng rồi.

Xung quanh thành trì là người dân sống la liệt tràn lan với nhà gỗ nhỏ là chính , dạng có chân đế cao như nhà sàn mà Ngô Khảo Ký đã nhìn thấy nhiều ở Biển Hồ, nhưng chân đế thấp hơn biển hồ nhiều.

Quy hoạch khá tán loạn, kênh mương chằng chịt nhưng lại không có sự đồng bộ hay tính toán kỹ lưỡng nào, nước là theo con kênh từ Hồ Chứa Baray cung cấp.

Thật nhìn nơi này và Baray hồ kiên trúc không có chút nào liên quan.

Tiến vào nội thành trì chính là cung điện kiểu đền thờ Hindu giáo đặc chưng đập vào mắt, lối xây dựng cũng kỳ công với công nghệ gạch đỏ giống người Chăm, tuy đẹp mắt nhưng cũng không có quy mô gì quá đặc biệt khiến Ngô Khảo Ký thất vọng.

“ Đền Thờ Angkor vĩ đại chẳng nhẽ từ đây xây lên…?” Ngô Khảo Ký rất hoài nghi.
















Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.