Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 408: Thâm nhập di tích bỏ hoang




Ngô Khảo Ký biết Angkor không?

Biết quá đi chứ, ít nhất hắn đã từng tốn mấy trăm USD du lịch nơi này, phải nói xứ cam cái gì cũng rẻ… kể cả.. mà thôi không nhắc nữa khụ khụ.

Cầm trong người 500 usd đổi tiền cam tiêu xài một hồi về vẫn còn mấy chục là hiểu.

Biết là một chuyện nhưng giờ đây hắn đang lạc lỗi giữa thông tin có được từ tương lai và hiện thực lúc này.

“ Nếu từ hồ chứa Baray đi thẳng chính đông là Angkor Thom với đền Bayon , hơi lệch Đông Đông Nam thì là AngKor.

Ngô Khảo Ký cố lục lại trí nhớ về tấm bản đồ du lịch mà hắn tốn 1,5 usd để mua trước đây.

Cụm kiến trúc Angkor này không quá khó nhớ vì nó được quy hoạch quá hoàn hảo.

Nhưng để tìm ra không phải dễ.

Như đã dự tính, đây là một thành phố cổ rõ là không phải người Khmer xây dựng bị bỏ quên trong rừng. Đến lúc này 100% Ký chắc chắn giả thuyết này. Còn ai xây hắn không biết, phải nhìn qua mới đoán được một chút gì đó.

Tìm một kiến trúc trong rừng rậm nguyên sinh? Rất khó, chỉ cần đi lệch 50m 100m là chịu không thấy nổi, cây cối cao lớn dày đặc sẽ che lấp tất cả.

Nên nhớ sau khi AngKor bị một lần nữa lãng quên phải chờ tới thế kỷ 19 mới được phát hiện lại một lẫn nữa. Đủ thấy vị trí của nó quái như thế nào.

Người Thái tấn công Kampuchia và cướp phá Angkor năm 1431, qua năm sau Angkor bị bỏ phế và từ đó nhân loại quên lãng nó đi đến vài thế kỷ.

Lại có ghi chép thời hiện đại như sau : Nhiều thế hệ về sau, một số ít dân làng tìm về sinh sống gần nơi vùng phụ cận để đánh bắt cá bên bờ biển hồ Ton Sap, hoặc trồng hoa màu dọc theo con sông Siem Reap. Đôi khi trong khi đi săn bắn hoặc tìm củi, họ kinh sợ khi gặp phải những đền đài kỳ lạ nằm ẩn mình dưới tàng lá âm u của những cây cổ thụ. Lại có một số tu sĩ phật giáo do nhận thức được tính chất linh thiêng của khu này bèn lập nên một số am miếu nhỏ gần bên để rồi hằng ngày lại tiếp tục lặng lẽ trong nếp sống tụng niệm. Nhưng họ chỉ là một thiểu số dân dã mộc mạc, những kẻ tu hành xa lánh thế tục, không biết chi đến văn hóa lịch sử và khảo cổ. Phát sinh từ họ là những huyền thoại thêu dệt về những khu thánh địa kỳ bí, vĩ đại mà theo họ đã được dựng lên nơi chốn hoang vu bởi các thần linh.
Một số người Bồ hoặc một số người lãng du có biết đến chốn này và truyền miệng về một đô thị bị chôn vùi trong chốn rừng sâu nhưng ai nghe qua cũng tỏ vẻ hoài nghi, cho đó chỉ là những nơi tưởng tượng như khi người ta nhắc đến các kho tàng của vua Solomon, hoặc lục địa Atlantis bị chìm đắm dưới đáy Đại Tây Dương.
Khi người Pháp đi tìm lập thuộc địa trên ba nước Đông Dương, họ bắt đầu chú ý đến những lời truyền miệng ấy ít nhiều. Thế rồi một buổi sáng của năm 1860, một nhà thiên nhiên học người Pháp tên Henri Mouhot rẽ vào một góc rừng từ một đường mòn của dân tiều phu để thăm dò và không lâu sau đó qua kẻ lá lùm cây ông nhìn thấy những ngọn tháp xám xịt của Angkor Wat. Mouhot sững sờ, không tin những gì mình thấy là thật. Sau đó ông viết lại rằng giữa chốn thâm u cô tịch bỗng khám phá ra Angkor. Ông thấy như giữa nước Campuchia lạc hậu của thế kỷ 19 tìm thấy lại nền văn minh rực rỡ của dân tộc này có từ hằng bao thế kỷ trước, như sự chuyển đổi giữa u tối sang ánh sáng. Ha ha thật là, thẳng thừng Campuchia thế kỷ 19 đó cũng xây không nổi Angkor mà.

Có thế thấy trong câu truyện trên, tìm Angkor giữa biển cây lúc này chính là đánh bạc thôi may thì được không may thì thôi.


Nhưng đội ngũ thám hiểm này khác bọt , thứ nhất lãnh đạo đám thám hiểm này là một thằng xuyên, thứ hai điểm nó đã từng đến nơi này và có bản đồ sơ bộ trong đầu. Thứ ba hắn chắc chắn là có Angkor đền tồn tại.

Ba nguyên nhân này khiến hắn mạnh hơn Henri Mouhot của Pháp quá nhiều, hắn không cần may mắn để tìm ra Angkor.

Bản đồ Angkor Thom , Angkor Wat , Hồ Chứa Baray hắn đã vẽ ra, tất nhiên sẽ không thể nhớ chính xác tỉ lệ khoảng cách.

Tìm Angkor Thom có vẻ dễ cứ dóng từu hồ Baray đi chính nam sẽ thấy nhưng Ngô Khảo Ký không chơi.

Đùa cái máu. Tuy nói Angkro Thom to lớn nhưng thực tế lúc Ngô Khảo Ký tham quan trước đây nó chỉ có cái đền Bayon bé lắm nằm lọt giữa rừng già. Kể cả thời hiện đại nếu không có một con đường từ AngKor Wat dẫn đến thì đố ma mà tìm thấy. Đừng nói là lúc này.

Angkor Wat tuy đường từ Hồ Chứa Baray đến phải lệch chút Nam chứ không thể đi Chính Đông nhưng vẫn dễ tìm hơn vì đó là kiến trúc tập trung và rất rất lớn.

Cho nên Ngô Khảo Ký quyết định chia năm hướng tiến lên.

Nhiều người để chi? Để chia ra mà tìm chứ sao nữa.

Ký bố trí theo đường nan quạt từ hồ Baray mà tiến.

Lần lượt năm đạo mỗi đạo 100 người tiến theo các hướng D100. D110. DN120, DN130, DN140 mà tiến lên.

Đây chính là la bàn Bố Chính lấy tiếng Việt ra mà kí hiệu các hướng, chẳng tội gì phải lấy tiếng Anh N-S-W-E để kí hiệu cả, Ngô Khảo Ký không dở hơi, hắn dùng đệ D-N-T-B để kí hiệu cũng chia độ 360 độ rất dễ dùng.

Càn quét, càn quét.

Cách làm này của Ký quá chuẩn xác, Angkor Wat cách chẳng xa hồ chứa Baray lại to lớn cho nên thoát sao nổi cách dò tìm kiểu cánh quạt xòe này.

Ngày thứ ba pháo hiệu ầm ầm nổ lên, dựa theo định hướng âm thành mà các nhánh thám hiểm từ từ tụ tập lại, họ cách nhau không có xa.

Voi đã doạ dã thú sợ hãi , các mạo hiểm giả đều đi ủng da tránh độc xà tấn công, nhân số nhiều trang bị vũ khí tốt, người kinh nghiện đi rừng lại thêm lương thực nước ngọt đầy đủ. Khu trừng này tuy rất rậm rạp rắc rối nhưng chưa đủ gây khó cho họ.

Đao thép sắc bén chặt dây leo, voi lớn ngựa thồ cứ thế lên đường.

Chẳng mấy chốc Ngô Khảo Ký ở nhánh 130 độ Đông Nam đã tụ họp lại chỗ nhánh 110 độ Đông.

Vén ra tầng lá lá cây um sùm trước mắt Ngô Khảo Ký là một con hào sông rộng tầm 200 m với kè đá tinh mĩ, tuy têu phong, cây cỏ mọc đầy nhưng không thể phủ nhận đây chính là một con hào thành siêu cấp tinh tế nhất mà Ký thấy ở thế giới này, tất nhiên cảm giác của Ký cũng không đến nỗi sững sờ như đám người đi theo vì đây là lần thứ hai hắn nhìn thấy Angkor Wat rồi.

Xa xa hơn có thể thất được điện thờ đá hùng vĩ nguy nga tráng lệ nằm ẩn sau những tán cây. Được chăng kín phủ đầy rêu phong của thời gian, dây leo chằng chịt cũng không che lấp nỗi sự kỳ vĩ của nơi này.

Tháp trung tâm cao lớn ước chừng 65-70 m kia khó có thể cây cối nào che lấp được.

Cả đám vẫn đang đứng ở bên bờ sông hào trầm trồ kinh hãi ngạc nhiên thì Ngô Khảo Ký đã ra lệnh tìm đường tiến vào.

Hắn nhớ rõ Angkor Wat có hai lối vào. Một là Đông hai là Tây, lúc này đoàn thám hiểm đang ở phía tây của Angkor chỉ cần tìm kiếm một thoáng có thể tìm ra cây cầu đá tiến vào mà thôi.

Có người xuyên không ăn gian việc thám hiểm nó dễ vãi cả ra.

Cái gì cũng như biết trước cả rồi. Chỉ là cần nhân viên số lượng đông một chút dọn dẹp mà thôi.

Chặt cây leo, dọng rong rêu trơn trượt. 500 người kỳ cụi hoạt động không mệt mỏi tiến vào bên trong khu đền thân bí này.

Tất nhiên không thiếu một vài thương vong, đa số là người Khmer bản địa. Độc trùng xà rắn nơi này đâu đâu cũng có các hang hốc đá khe chính là nơi ưa thích của bọn này. Bọ cạp rết độc đâu đâu cũng có không cẩn thận là bị thương ngay. Người bản địa không được trang bị ủng da, găng tay da bảo vệ, tất nhiên sẽ có một vài người chúng chiêu nhưng không nhiều. Nói chung toàn là dân kinh nghiệm.

Cây cầu đá dài hai trăm mét rộng chừng mười lăm mét được đả thông nhanh chóng, cầu này vẫn quá chắc chắn và được bảo tồn tốt. Cho nên ngay cả voi tiến vào cũng không sao cả. Voi nó là sợ rắn cho nên phải dọn nơi này thật kỹ nếu không voi đi qua gây loạn thì cả lũ rơi sạch xuống sông rồi.

Ngô Khảo Ký nhớ con đường này hắn đã từng đi qua. Dọc hai bên là tượng của các thần linh và tượng các quỉ vương đang ôm kéo thần rắn Naga 9 đầu, có khoảng 40- 50 tượng gì đó hắn không nhớ nhưng lúc này rõ là trống trơn, có thể người Khmer sau khi phát hiện nơi này đã cho thêm vào để phù hợp hơn tín ngưỡng của họ.


Một hành lang có mái che chạy dọc theo bốn phía hào, vây lấy khu đền, với lối vào là một tháp đền nằm vươn cao trên dãy hành lang, nhìn ra lối đi bằng đá. Phía trong là khu sân ngoài rộng lớn rồi tiếp nối bằng dãy hành lang nhỏ hơn bao bọc khu đền chính bên trong. Trong này tuy cũng có cây cối mọc um tùm nhưng không quá chiếm cứ diện tích, nhất là hành lang thì vẫn khá sạch sẽ chỉ là nhiều rong rêu mà thôi.


Đám hộ vệ Ngô Khảo Ký bắt đầu lấy ra đuốc lớn thấm dầu chơi bài càn quét phía trước tránh độc trùng.

Những sân trống bên trong các dãy hành lang rộng đến nỗi có thể chứa được hằng ngàn người. Ngay đến lớp tường tạo nên dãy hành lang phía trong có chu vi dài hơn nửa dặm và khối đá xây tường có kích cỡ đồ sộ không những theo chiều dài và rộng mà còn cả theo chiều cao nữa. Cho nên dọn một cái sân trống làm cứ điểm tạm thời không thành vấn đề. Cả voi, người, ngựa đều có thể ở được, dĩ nhiên dọn hai sân, một cho súc vật một cho người là tốt nhất.

Phí công phu hai ngày thì mới ổn định được nơi ăn trốn ở và bắt đầu khám phá thêm.

Đối với Ngô Khảo Ký thì khám phá hay không không có ý nghĩa nhiều, hắn đã chứng minh được những gì mình muốn.

Mọi lý giải đều có thể giải thích thông suốt.

Angkor không phải do người Khmer với trình độ kỹ thuật thấp xây dựng đã là điểm chắc chắn, ai xây cái này Ngô Khảo Ký chịu. Đến ngay cả hắn xuyên qua một hiện tượng siêu nhiên như vậy còn có thì thế lực thần bí nào đó xây rồi lãng quên Angkor là chuyện thường, hắn không mệt công lý giải làm gì.

Chắc hẳn Suryavarman II đã tìm ra nơi này và tiến hành tạo đường sửa chữa cải tạo nó, vậy nên mới có chuyện tấm bia của Suryavarman II không có gì ăn nhập với ngôi đền bị phát hiện trong Angkor làm nhiều người ngộ nhận ông ta xây Angkor với công nghệ… thủ công thô sơ.

Phải thôi, kỹ thuật người Khmer ra sao thì Ngô Khảo Ký đã chứng kiến rồi.

Nếu Suryavarman II có kỹ thuật cao đến độ xây được Angkor thì đã không dùng chiến hạm lởm khởm như hàng tàu mà đi đánh Đại Việt sau đó chết luôn trên đất Việt, kết thúc một huyền thoại “ Bất khả chiến bại” hai lần gục gã và chết luôn trên đất Đại Việt. Đúng là bất khả chiến bại mà.


Thật không hiểu quá định nghĩa bất khả chiến bại của người Khmer, có lẽ văn hóa khác nhau cao quá người Việt hiểu không được.

Cũng như thế này mới có thể giải thích được cách sau thời đại Suryavarman II bốn mươi năm thì Jayavarman VII xây dựng Angkor Thom mĩ thuật kiến trúc lại tồi tệ và thụt lùi hơn bốn mươi năm trước như vậy. Có lẽ Angkor Thom bị phá hủy quá nghiêm trọng, người Khmer phát hiện xong thì phải sửa quá nhiều cho nên lộ ra tay nghề yếu kém, chỉ có vậy mới giải thích được.

Chẳng nhẽ văn minh vủa người Khmer đi theo đồ thị chữ v ngược? hiện tại sơ sài 40 năm sau rực rỡ, tiếp theo chỉ 40 năm lại bị đánh nguyên hình sơ sài? Thay đổi nhanh quá vậy? Cho nên tìm được Angkor Wat lúc này đã giải thích tất cả rồi. Không cần nghĩ nhiều nữa.


Lời của tác:

Đây vẫn là vấn đề tranh cãi, những suy luận của tác giả là ý kiến riêng của tác giả. Không thể coi đó là khoa học bằng chứng gì. Ai thấy đúng thì ủng hộ, ai không thấy đúng thì đừng chửi. Khỏi tranh luận mệt mỏi tác còn viết chap khác.

Cứ coi đây là thế giới siêu thực, tác viết sự kiện không liên quan đến hiện thực.

Còn ai muốn tư duy logic gợi mở và nhìn nhận mọi việc theo hướng khoa học thì cứ follow tác.

Angkor Wat sơ bộ cần 10 triệu m3 đá. Cứ cho công nhân làm việc 12 ngày một giờ không nghỉ trong 37 năm ( 37 năm là thời gian sử sách ghi chép Suryavarman II xây Angkor Wat) ngay cả nắng mưa, bão, hạn hán v.v.. không thèm chừ hao. Thì tổng thời gian lao động là 9.723.600 phút.

Tính ra mỗi khối đá khai thác hoàn thiện điêu khắc, vận chuyển đường bộ từ cách đó 80km ( Quanh Angkor không mỏ đá sa thạch cách đó gần nhất 80km mới có) sau đó xây dựng là 1 tấn / 1 phút.

Con lậy bố. Thời này cũng chịu. Việc này không phải cứ đông là làm được.

Không có thuốc nổ khai thác, không có máy móc bốc rỡ, không có cưa đá, không có ray vận chuyển, đến vũ khí còn không đủ sắt để làm. Ai thực hiện nổi điều này.

Quan trọng là có nhiều khối đá nó to, cao đến vô lý để khai thác tự nhiên.

Nếu muốn khai tác những cột đá nguyên khối cao 10-15m thì thô sơ đục đẽo được không?

Thôi không nói nhiều lại cãi nhau to :D











Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.