Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 479: Ngô Khảo Ký hơi đen





Tại Hành Dương sẩm tối trời. Quân Đại Việt gấp rút hành quân.

Lúc này thế quân biến đổi nhanh chóng.

Phi Âu Legion đi cánh phải. Đi theo sau họ là 5 ngàn Hán Nô.

Một vạn trung quân đi cánh trái tất cả dọc theo con đường trước kia đám công Trại đã đi mà tiến lên vì lúc này chỉ có con đường đó là an toàn.

Tiến nhanh theo nhịp trống nhưng không hề loạn. Đây chính là tinh binh trong tinh binh được đào tạo xuất kỹ lưỡng nhất.

Thật ra số Ngô Khảo Ký phải nói là đen hơn c chó, nhọ hơn nhọ nồi.

Hắn dự trù phải mấy ngày sau khi vây công Hành Dương thì quân Địch Viễn mới tới.

Nhưng hắn nào ngờ được chuyện Tích chém Lý Tín dẫn đến Đại Tống run rẩy.

Vì đã thoả thuận được với Tây Hạ cho nên Đại Tống dám rút Vương Thiềm đang trấn thủ nơ đây về Trường Sa mà đánh.

Lại nói Vương Thiềm đối với Địch Viễn là tình thầy trò cho nên thấy trò bị ức hiếp thì ức chế lắm. Vậy là ngay khi nhận tin tiếp quản chiến sự ở Lê Lăng hắn lệnh đầu tiên là cho Địch Viễn về Lê Lăng chiến Đấu.

Quân Địch Viễn mang về Nam chiến toàn là Kỵ binh Tây Vực cho nên chạy một mạch từ Sâm Châu về Lê Lăng.

Qua đến Hành Dương thì tối trời dừng lại nghỉ ngơi. Buổi sang muốn đi thì thấy khói báo hiệu từ Hành Dương nên ngưng lại.

Tìm hiểu sau đó qua sông vào Hành Dương ẩm núp chờ đợi thời cơ vồ quân Đại Việt.


Nếu Vườn Thiền thày ở Tây Vực được mệnh danh là Phong Lang Tây Vực hành quân như gió thoắt ẩm thoắt hiện tân công bất ngờ trí mệnh thì Địch Viễn lại được mệnh danh Độc Lang Tây Vực bố trí hố người độc kế âm trầm.

Hai người này quan hệ rắc rối.

Trước đây Địch Thanh danh tướng Đại Tống chính là người giết Nùng Trí Cao và cũng đã là thày của Vương Thiềm.

Sau này Địch Thanh về già chức quá trọng mà Đại Tống luôn nghi kị võ quan nên tìm cớ hại chết ông ta nói bệnh khối u mà chết. Vì sự kiện này Địch Viễn con trai ông không được trọng dụng.

Địch Viễn trước đây còn được nhắc đến ở lần Bắc Nguyên- Đại Tống chi chiến nhưng rồi cũng bị gạt đi do chê tuổi trẻ không có mấy danh tiếng kinh nghiệm.

Vương thiềm vì nhớ ơn thày nên nhận Địch Viễn làm trò cho cậu ta ở Tây Vực tung hoành cũng lập được mấy chiến công. Từ đó Song Lang tây vực kiến Địch Viễn cũng có tiếng tăm.

Lần này triều đình bố cục Bắc Mân gọi Địch Viễn Lý Tín một ừ Tây Vực Ca Túc một từ yếu tắc Tây Liêu mà về đây.

Cả hai đều đã chứng minh được năng lực của mình ở biên ải cho nên được giao trọng trách chủ công đánh Mân.


Tích e ngại Viễn cho nên tìm kế ly gián khiến kẻ này bị điều đi.

Tích nghĩ thắng dễ Lý Tín nào ngờ quân Mân bết quá mà tí chết toi.

Cũng may quân Tống tự bóp khiến cho Tích có thể đẩy ngược dựa vào bản năng tướng lãnh bẩm sinh tìm ra ke trông trong vạn quân mà đẩy . Sau đó chém chết Lý Tín.

Nhưng chém chết Lý Tín lại mang về Vương Thiềm khủng bố hơn, chẳng những thế lại kéo cả Địch Viễn về Lê Lăng.

Âm thịnh dương suy thế nào Tích phá luôn kế hoạch của Ký khiến quân Đại Việt bất ngờ gặp nguy khốn.

Ngô Khảo Ký nhận thấy tính hình không ổn chỉ có thể tại chỗ biến trận. Thật ra bước tiếp theo của Địch Viễn ra sao Ký chưa tính được.

Lúc này Nùng Cao Xương, Hoàng Hữu Trí đi một mạch đến gần Sâm Châu sau đó bố trí trọng binh mai phục nhưng chắc chắn chẳng mai được cái máu gì.

Lý Kế Nguyên nhận lệnh thì hiểu chuyện không ổn mà để lại 1 vạn bộ binh lên bờ tức tốc cứu viện Trung quân Ngô Khảo Ký còn hắn mang một vạn thuỷ binh tuy ít nhưng tinh theo thuyền lao về Hưng giang trong đêm.


Hạ Châu.

Sau bao nhiêu nỗ lực cũng có được một hai ngàn binh chạy thoát được khỏi Lệ Phố Lĩnh và Giang Cải Lĩnh. Đây là một con số tuyệt vời vì không thông địa hình có thể ở bạt ngàn rừng núi thoát ra được thật đúng là trời phật phù hộ.

Thật núi rừng quá rộng , người Miêu có siêu phàm nhập thánh cũng khó mà bắt hết được mười mấy ngàn người tán loạn chạy trốn nơi đây.

Đa số quân Tống là bị lạnh chết đó chết , lạc đường , dã thú tấn công mà không thể ra nổi bạt ngàn rừng rậm .

Lần này kinh hãi thông tin khiến Trương Thủ Tiết không dám vào núi.

Hắn không dám vào vì chưa tìm được cách khắc chế chiêu thuỷ lũ của quân Đại Việt.

Vào ít làm mồi cho quân Đại Việt xả lũ sau đó chủ lực mới xông vào giết?

Ngu ngốc kế này Trương Thủ Tiết hắn sao làm được.

Thứ nhất người Miêu đã rõ ràng theo Việt, bọn lính trốn về còn nửa cái mạng chắc chắn điều đó, cộng theo thám tử vào cốc liên tục mất tích thì Trương Thủ Tiết chắc chắn tin tưởng người Miêu trên núi hoàn toàn phục vụ người Đại Việt.

Không những một bên núi mà cả hai bên. Tức là Giang Cải Lĩnh cũng có khả năng full người Miêu thuần phục Đại Việt rồi.

Trương Thủ Tiết có thông minh không? Có phải tướng tài không?

Xin thưa hắn không phải ai phải?

Mẹ kiếp trong lịch sử hắn chết oan.

Trong Lịch sử Trương Thủ Tiết ở Quế Lâm huấn luyện tầm 7 vạn tân binh Tráng phục vụ cho việc sâm lược Đại Việt.

Lúc nghe tin Ung Châu bị công hắn ngay đó sao không tiếp viện?

Vì hắn biết tân binh có máu mà đánh được với tinh nhuệ Đại Việt.

Chính Thạch Giám ép Trương Thủ Tiết phải dẫn quân vượt ải Côn Lôn cứu viện thì Trương Thủ Tiết mới bị Lý Thường Kiệt chém chết.

Thật ra Trương Thủ Tiết rất rất tội, hắn có dự tính của mình.

Tân binh không đối đầu trực tiếp nổi quân tinh nhuệ Đại Việt nhưng hắn có một thế mạnh đó là trang bị.

Lúc ấy trong lịch sử quân Tống trang bị cho quân tốt hơn nhiều quân Việt trang bị cho quân.

Phần lớn thổ binh Đại Việt mà ngay cả thiên tử binh đều đi chân đất chân trần.

Trương Thủ Tiết dự định chờ tuyết rơi sẽ đánh, trời đã lập đông chờ thêm 1-2 tháng thể nào cũng có tuyết rơi. Lúc đó hắn đánh chắc chắn 100% thắng.

Một đội quân chân đất dẫm tuyết chắc chắn sức chiến đấu chẳng còn bao nhiêu.

Nhưng Thạch Giám không cho Trương Thủ Tiết thời gian cho nên hắn xuất binh mà chết.

Đau đớn thay hắn vừa bại trận chết không bao lâu thì có tuyết rơi cả vùng này.

Lý Thường Kiệt gặp tuyết cho nên vội vã về ngay mà không dám công Liễu Châu.

( mấy ông dựng video trận Lý Thường Kiệt - Trương Thủ Tiết bên Ải Côn Lôn tuyết bay bay là chém gió. Có tuyết là quân Việt phải rút. Đánh xong mới có tuyết).

Một người thông minh dày rạn trận mạch như Trương Thủ Tiết rõ ràng hiểu rằng mình đóng quân ở Hạ Châu là vô nghĩa. Không có khả năng nhập cốc khoá đuôi Đại Việt, mà nếu để Đại Việt xông qua Quế Lâm vào Vĩnh Thành thì hắn mới là người bin khoá đuôi.

Cho nên Trương Thủ Tiết rút mà không nghĩ nhiều.

Nhưng hắn lại để lại 2 vạn nhược binh ở lại thành Hạ Châu để cầm chân được quân Đại Việt nếu họ xông ra bám đuôi.


Hai vạn quân này chắc không thọ được nên hắn đều chọn là bệnh binh già binh cho ở lại.

Điều tai hại nhất là lương thực, hắn không thể mang đi bao nhiêu, mang nhiều tốc độ giảm , để lại sợ làm lợi cho quân Đại Việt cho nên hắn để lại lương thực 2 tháng cho hai vạn quân còn đâu đốt hết.

Hay cho Trương Thủ Tiết rất quyết đoán chạy về Sâm Châu.

Lại nói đến Đỗ Thần , Ngô Chí Vinh ( lãnh 2 vạn tinh nhuệ Bố Chính). Được người Miêu báo tin quân Tống chạy thì ngay lập tức ra cốc đuổi.

Đám này 3 vạn đuổi theo để một vạn thủ lại chỗ ngã ba này.

Ba vạn truy quân này có 2 vạn bố chính một vạn sương quân Tân Hưng lộ ( Hải Dương).

Bọn này đi rất nhanh chỉ 2 ngày là ra khỏi cốc.

Vô lý, quân Tống chật vật đi bốn năm ngày mới vào cốc được mà?

Vì bọn Đỗ Thần đã chuẩn bị sẵn bè gỗ lâu rồi, cả hơn tháng nay chỉ chặt cây đóng bè gỗ cho ngày này. Mà sông Linh Giang lại chảy đến ¾ cốc mới đổi hướng cho nên quãng đường rút ngắn vô hạn tốc độ hành quân.

Đáng chú ý lần này quân Bố Chính là được tiếp tế ở Ung Châu. Họ có cả pháo bộ bịn và chiến mã tốt nhất của Liêu Đông.

Trong khi Ngô Khảo Ký không có Kỵ binh thì nhóm này có 3 ngàn tinh Kỵ binh Bố chính.

Nên nhớ mấy năm nay Bố Chính vẫn cố phát triển một nhánh kỵ binh tốt chỉ là thiếu ngựa tốt mà thôi.

Lần này theo hai vạn quân Bố Chính vậy mà có nhánh Kỵ Bịn đào tạo trên. Bọn hắn ngặp được chiến mã tốt như giai thẳng nhìn thấy gái ngon , nhìn là muốn cưỡi… ( chém tác).

Thật ra đây chỉ tính là ngựa hạng khá ở Liêu Đông thôi, ngựa tốt chuyển hết mẹ Thăng Long và Huy đang huấn luyện siêu kỵ binh ở Đấu hồ với sự hướng dẫn của người Thảo nguyên kìa.

Tất nhiên cho dù là ngựa trung bình khá thảo nguyên Liêu Đông vẫn hơn nhiều nhiều nhiều thứ gọi là chiến mã ở Bố chính.


Nếu so sánh thì đây mới là chiến mã mà ngựa Bố Chính tính là…. Thồ mã mà thôi.

Đám ngựa này không quá to lớn nhưng ngực nở chân thẳng cổ to bắp sau rõ ràng. Tuy là giống ngựa lùn Mông Cổ (sau này mới đặt tên vậy vì liên quan Thành Cát Tư Hãn chinh phục cả thế giới bằng giống ngựa này, lúc này nó nó tên là ngựa lùn thảo nguyên, mà tác thích gọi ngựa Bắc Nguyên có được không? Cắn tác nhá) nhưng đều là hàng thửa trong giống ngựa này. Vai cao 1,4m cơ bắp tràn đầy là ngựa tốt.

Ngựa Bắc Nguyên tuy sức bật không tốt như giống ngựa Đại Uyển Tây Vực , chạy không nhanh bằng nhưng mà… nói đến sức bền và khả năng thồ , đi đường xa thì bọn này này ngựa Bắc Nguyên vãi cả luôn. Mấy anh to cao đẹp zai Đại Uyển không lại được.

Lại nói so sánh hai em này là không nên, mỗi con có điểm tốt riêng. Nhưng nói thẳng một câu chân thành Bắc Á không có ngựa Đại Uyền. Thứ ngựa Đại Uyển mà Tay Hạ cùng người Tống nói là tự vẽ mặt mình thôi. Đó là Đại Uyển fake. Đây là thứ ngựa lai tạp chủng của Ngựa Đại uyển tiểu Á với ngựa địa phương mà thành.

Không ít lần người Hán cố tấn công đến Đại Uyển cướp giống ngựa nhưng đều bị đánh cho chạy như cún. Cuối cùng phải bỏ tiền ra mua hàng lởm về, sau đó dùng hàng lớp gai giống với ngựa đia phương để cho ra loại Đại Uyển fake mà thôi.

Cho nên Đại Tống không bao giờ ăn được mấy em ngựa lùn Bắc Nguyên là vậy, đã kém về chất lượng lại ít về số lương thì ăn sao lại.

Ngựa Bắc Nguyên có cái hay là không dễ hỏng, lại dễ nuôi, ăn cũng sống được, thậm chí thời gian dài ăn cỏ không cũng không xấu ngựa, không giống như Đại Uyển fake, nếu không ăn đậu thì một thời gian thoái hóa thành ngựa thồ sạch sẽ.

Cho nên quân Bố Chính rất chơi bời, mang theo đâu rang bổ xung dinh dưỡng cho ngựa, thậm chí cả rượu cũng nhường ngựa uống.

Nhánh 3000 người này là mặc La Mã full giáp, ngựa lại được phủ giáp lưới phần lớn mông cổ ngực cho nên phần nào đó có thể tính là con lai giữa trọng kỵ và kinh kỵ.

Ra khỏi cốc là Ngô Chí Vinh để lại một vạn bảy ngàn Bố Chính binh cho Ngô Văn Tứ chỉ huy còn mình đuổi theo quân Đại Tống ở phía trước.

Ngô Chí Vinh chính là đệ tử dòng Ngô Gia gọi Ngô Khảo Ký bằng chú. Hắn cũng được xem là một nhân vật mới của Ngô gia tề danh cùng Ngô Khảo Tỳ nhưng trầm ổn và nghe lời hơn. Lần này được Lý Thường Kiệt cùng Lý Từ Huy đặc biệt tin tưởng giao trọng trách chỉ huy quân Bố Chính tiếp viện phương Bắc.

Một đám cầm theo lương khô dầm dập vác theo một ít ngựa thồ lên đường truy tung.


Thật sự phương bắc quá nhiều sự kiện xảy ra đồng thời và liên quan chặt chẽ đến nhau.

Chiến trận mà, đâu phải chỉ có một chỗ va chạm không thôi đâu.





















Một bộ truyện thể loại Tận Thế nhưng lại khai thác một góc nhìn mới với những chủ đề mới lạ. Các tình tiết được xâu chuỗi và liên kết cực kỳ hợp lý, thích hợp với những đọc giả đã quá chản với thể loại truyện mì ăn liền.

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.