Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 489: Trận Chiến Hành Dương Thành (9)




Địch Viễn cau mày nhìn một loạt ánh sáng trước mặt như có bàn tay khổng lồ đang lớt qua che khuất.

Cảnh tượng này khiến cho hắn cảnh giác hẳn cả lên.

Đại Việt quân trước mặt Địch Viễn lúc này còn quy củ cùng chuyên nghiệp hơn cả hắn tưởng tượng. Nhưng Địch Viễn còn chưa mường tượng ra hậu quả của hành động này. Muốn dùng việc che đèn để hạn đế cung kỵ? Chủ tướng Đại Việt không sợ che đèn sẽ ảnh hưởng đội hình trường thương binh?

Vả lại đâu có che hết. Địch Viễn vẫn nhìn thấy các hàng sau của Đại Việt quân trận sáng dõ đèn và đủ chiếu sáng về phía những hàng phía trước thôi?

Cảnh giác thì cảnh giác, tinh nhuệ cùng kỷ luật thì sao? Không có cung thủ tức là chết.

Địch Viễn liếm liếm môi mỏng gương mặt lập lòe ánh sáng đuốc ánh mắt ánh lên vẻ tàn khốc khát máu.

“ Cho Cung Kỵ xuất trận”

Hắn hạ lệnh cho binh sĩ bên cạnh.

Một tiếng kèn lệnh trầm bổng vang lên, theo tiết tấu của quân Tây Vực, đây chính là hiệu lệnh tiến công theo hệ thống truyền tin của quân Tây Vực.

Thực tế thì cả Địch Viễn lẫn Ngô Khảo Ký đều rất mạnh, rất nhanh nhạy nắm bắt tình huống chiến trường, đây đều là chiến tướng chỉ huy, đều là những nhà quân sự được xếp vào hàng đầu của thời đại này.

Không biết Địch Viễn từ đâu có được khả năng ấy nhưng Ký đúng là phải trải qua trăm cay ngàn đắng học tập, thử sai, thực hành trên khắp các mặt trận mới có được.

Lắm ông mới xuyên mấy ngày đã cầm quân ầm ầm đánh cả thiên hạ coi anh hào thế giới như rẻ rách, quả thật khó lường.

Lấy đương cử lúc này trận chiến Hành Dương, nếu là Ký của 2-3 năm trước chưa chắc là đối thủ của Viễn.

Từ ngày thức tỉnh sau vấn tâm đế quân dục vọng thì Ký mới thực sự trưởng thành về mọi mặt như ngày hôm này.

Cái nhìn của hắn đã là đại cách cục đại bố trí chứ không còn là chi li tính toán từng trận nhỏ làm sao không để chết 100 200 quân.

Ba ngàn kỵ không đơn giản hành động, bọn hắn sắp thành một hàng dài từ bên trái lao tới. Là một đường line dài tít tắp mà lao về phía quân trận Đại Việt.

Đây rõ không phải là đội hình công thẳng hình mũi dùi ^.

Ở trên tháp xa các vị chỉ huy các cánh quân đã nhìn thất bất thường, tuy họ không thể nhìn chi tiết do trời tối. Nhưng các ánh đuốc lập lèo trong màn đêm lại vẽ lên đội hình của định nhân, thậm chí còn dễ nhận biết hơn ban ngày chiến trường toàn khói và bụi che lấp tầm nhìn.

Xa tháp đây là sản phẩm siêu thực dụng của Bố Chính cũng như Thăng Long.

Xin dừng khinh thường nó.

Đây chính là hệ thống liên lạc, chỉ huy rất mạnh mẽ trong thời đại cổ không có vô tuyến này.

Có thể nói tháp đã chiếm đến 30% sức mạnh hệ thống quân Bố Chính- Thăng Long.

Người khác muốn bắt trước có được không? Dĩ nhiên là được chứ có điều hiệu quả hay không mà thôi.

Các ngươi có chế được khung thép nhẹ nhưng bền chắc không? Có hệ thống máy cán thép thủy lực tạo những thanh thép U, V, T hay I siêu cấp chịu lực nhưng lại nhẹ hơn nhiều lần thép đặc không? Các ngươi có hiểu hệ thống chằng dàn giáo để xây tháp cao chắc chắn không? Các ngươi có hệ thống ổ trục bánh xe, vòng bi có thể tháo lắp không? Không có thì đừng nghĩ bắt trước chúng tôi làm gì cho mệt.

Thời này các tháp cao ở quân trận thường là dùng gỗ xây trực tiếp không có khả năng di động. Tướng chỉ huy là đứng trên đó chỉ huy chiến trường.

Cũng có một số xa mã rất lớn xây cao hơn các xa mã bình thường để làm nhiệm vụ này nhưng vì kết cấu gỗ cho nên chịu hạn chế. Tức là muốn cao phải xây rất rất lớn phía dưới làm giá đỡ, việc di chuyển với bánh gỗ, ổ trục thô sơ là … rùa bò cùng rất tốn công, không bao giờ theo kịp tốc độ chiến đấu tiết tấu nhanh. Có thể lờ đờ di chuyển là tốt rồi.

Còn hệ thống xa tháp của Bố Chính- Thăng Long nó đã là kiệt tác của thời đại kết hợp mọi công nghệ luyện kim, cơ khí tốt nhất mà bố chính có rồi.

Hệ thống trục bánh di chuyển không phức tạp có 4 bánh chính và một bánh lái. Bánh xe đều được chế bè ngang như bánh ô tô được bọc da rất nhiều lớp tạo thành một khối như cao su đặc.cố định bằng dây thép chằng buộc.

Khi cần vận chuyển xa thì bánh trục được tháo rời cho lên thuyền hoặc cho lên xe ngựa nhỏ, lưng ngựa thồ ở những nơi địa hình không phù hợp.

Nhưng nếu là đồng bằng đường rộng trên 2m , ráp lại khung gầm cho ngựa kéo là nó lại có thể tự di chuyển như xe ngự, rất bon trơn.

Tính cơ động cực kỳ cao.

Trên trục gầm chính là khung gầm với các thanh thép T U chịu lực nhưng nhẹ hơn nhiều thép đặc được lắp ráp , cố định bằng hệ thống bản lề , đinh ốc vặn. Rất dễ lắp tháo.

Cuối cùng là hệ thống dàn giáo lắp trên khung gầm khi đến chiến trường thực tế. Giàn giáo có thể giúp tháp đế cao 3m trung bình , thậm chí nếu cần có thể nối dàn giáo lên rất cao. Nhưng nếu quá cao trên 5m khi di chuyển mất cân bằng rất nguy hiểm. Nói chung 3-3,5m cao tháp di chuyển là an toàn nhất, linh hoạt nhất rồi.

Sàn gầm xa tháp đúng như một con xe oto 7 chỗ hạnh A mà thôi.

Khoảng cách hai bánh xe ngang là 1,7 m nhưng sàn gầm đua ra là 2,3 m ngang.

Chiều dài gầm tầm 4,5m ngắn hơn oto 7 chỗ. Thậm chí nếu chỉ so kích thước gầm nó còn bé hơn nhiều xe ngựa của Lý Càn Nhân , hay lại cành tí hon nếu so cùng xe ngựa của Lý Từ Huy.

Vì xa tháp toàn là rỗng rỗng rỗng, chỉ phía trên cao nhất lâu tháp mới bố trí mái che, vách chống tên đạn cho nên tổng trọng lượng chỉ tầm 500kg full trang bị chưa tải người.

Trên lâu tháp có thể bố trí cung nỏ thủ, đặc biệt là pháo 35ly, Đèn pha, cờ hiệu. v.v….

Nếu nói xa tháp không có sức chiến đấu là nhầm.

Con hàng này thay hệ thống dàn giáo chắc khỏe, trang bị thêm 200kg giáp là thành công thành xa… thật là thiết kế thời đại cho quân trận, nhất là đánh ở những vùng đồng bằng lớn.

Việc chỉ huy các cánh quân luôn tốt. Việc liên lạc giữa các xa tháp sẽ luôn tốt.

Nếu Ngô Khảo Tích có thứ này, từ lâu hắn đã phát hiện ra pháo cối oanh tạc một khu mà đẩy lên đó.

Tích ngồi xa tháp đủ rồi còn lại cho thân binh nó lo, ở trên đó ông bắn tên, bắn pháo còn hữu dụng ông mặc giáp lao vào chém bừa.

Lại nói xa tháp 10 chiếc nơi hậu quân đã nhìn thấy đội hình line của quân Tây Vực Kỵ chĩa thẳng vào cánh trái của trường thương binh.

Có lẽ nếu là xa tháp chỉ huy quân Cấm Vệ Thăng Long chưa chắc đã hiểu chuyện gì.

Nhưng đây là Hán Nô doanh.

Là bọn đã lăn lộn cùng kỵ binh Bắc Nguyên chiến đấu cùng Liêu Kỵ mấy năm.

Có gì khó nhận ra?

Đây là đội hình Cung Kỵ rỉa bộ binh.

Một line lao xuống cách bộ binh 30-40m sau đó đổi hướng chạy dọc theo bộ binh hàng mà liên tục bắn, nếu gặp cung thủ đả kích thì ngay lập tức rời ra xa phạm vi cung thủ, sau đó lại chạy dọc lao vào gần bắn như rắn lượn.

Đâu Cần Ký nhiều lời, bọn Chỉ huy dùng còi nhỏ tuýt túy báo hiệu dùng khiên. Đây là hệ thống truyền tin gắn, dùng còi các nhịp điệu khác nhau để điều khiển quân sở tại các phương trận.

Ý tứ của còi lệnh là chuẩn bị khiên.

Một số chỉ huy cũng dùng trực tiếp mệnh lệnh bằng miệng hô lớn.

“ Cung Kỵ đến… Chuẩn bị khiên..”

Trường thương bunh cũng có khiên, khiên của họ là khiên nhỏ tròn, đườn kính 40cm, không có tay cầm mà có khớp gắn trực tiếp lên cổ tay trái. Dĩ nhiên hộ oản tay trái của bọn họ là đặc biệt có chỗ khớp khiên. Do đó bọn này khi cần che tên vẫn có thể đeo khiên mà hai bàn tay vẫn linh hoạt cầm thương.


Có thể nói về trang bị thì quân Thăng Long và Bố Chính nó đã đi tới mức chuyên môn hóa quá cao rồi.


Chỉ huy Hán Nô không có đoán sai…

Hỏa Long cuồn cuộn do một hàng dài đuốc của kỵ binh Tây Vực tạo thành lao nhanh vào quân trận Đại Việt. Sau khi đến khoảng cách tầm 25-30m gần trường thương binh nhóm thì chúng dựa vào kỹ năng cưỡi ngựa đỉnh cao mà bẻ hướng chạy dọc quân trận trường thương Đại Việt . Từ đây bọn khốn Tây Vực kỵ buông hai tay chỉ dùng chân điều khiển ngựa, dương cung bắn tên như chỗ không người.

Dĩ nhiên bọn này vẫn kém hơn kỵ binh Bắc Nguyên, kỵ binh Bắc Nguyên là không cần ngồi dí trên lưng ngựa mà là đứng bắn cũng được. Có điều này vì bàn đạp sắt đã có ở Bắc Nguyên, quân Hãn Đình của Ngô Khảo Tước là không dùng bàn đạp da rồi.

Véo véo véo…

Tên như lông nhím bay vù vù vào quân trận Đại Việt, Tây Vực kỵ như chỗ không người mà hoành hành.

Chúng không bắn tên có lửa, tên có lửa chỉ dùng cho bộ binh, vừa phi ngựa vừa châm lửa bắn tên là chuyện không tưởng.

Bắn tên đêm không lửa không nhìn được đường tên bay để chỉnh những phát bắn sau đó, đây là nhược điểm.

Nhưng ưu điểm lại càng đáng sợ đó chính là không biết lúc nào nên giơ khiên đỡ.

Người ta gọi bắn tên đêm không lửa là “mũi tên câm”. Trong chiến tranh Hoa Hồng giữa Anh và Pháp kéo dài trăm năm, chính những mũi tên câm lặng của người Anh đã khiến quân Pháp không biết bao nhiêu lần sợ hãi , kinh hồn bạt vía.

Nhưng mấy ông Hán Nô này đánh nhau mãi trên thảo nguyên rồi, không cần chủ quan hướng dẫn họ cũng biết thời điểm nào lũ khốn kỵ binh bắn. Cho nên họ tự dựng khiên, tất nhiên chỉ huy vẫn làm nhiệm vụ ra lệnh của mình.

Khốn nạn là quân Tây Vực không bị áp chế, cứ điên cuồng mà thả rãnh phóng dọc đội ngũ của Đại Việt bắn liên tục.

Mỗi thằng bắn đến tê tay, thậm chí chúng còng thả chậm tốc độ để được bắn nhiều hơn. Vì quân Đại Việt lúc này như cái bia tập bắn, không có sức đánh trả gì cả.

Cốc cốc cốc.

Loang choang..

Phập phập…

Thi thoảng lại có tiếng kêu rên vang lên trong đội ngũ quân Hán Nô.

Cung kỵ là cung ngắn mềm, cung dài không thể dùng trên kỵ binh, cần phân biệt cung dài cứng của bộ binh.

Bộ binh đứng bắn, chân vững, có không gian mới có thể sử dụng Longbow có khi dài 1,6-2m.

Nhưng cung kỵ tầm trung 1,2-1,3m, cung kỵ mềm dễ kéo tốc độ bắn cao, linh hoạt.

Tất nhiên kèm theo đó là cung kỵ tầm bắn ngắn… 20-50m tuỳ loại, độ xuyên giáp thấp. Đây là cái giá phải trả cho việc gọn, linh hoạt cùng tốc độ.

Cung kỵ Tây Vực rất khó xuyên thủng giáp La Mã của Hán Nô quân, hay có xuyên cũng chỉ dây vết thương nhẹ.

Nhưng nếu cứ để họ bắn tự do như vậy, không sớm thì muộn thường thương binh hàng ngũ sẽ loạn.

Đến lúc đó đại đội thương kỵ sẽ tấn công chớp nhoáng đục vào quân trận Đại Việt.

Tình thế thật nguy hiểm










Bị giết liền có thể phục sinh, đạt được chiến thắng đối phương tùy cơ năng lực. Từ đó, hắn chờ đợi sự tình cũng là bị giết

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.