Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 492: Trận Chiến Hành Dương Thành ( hồi kết)




Vẫn phải cận chiến vẫn phải vật lộn cùng Tây Lương thiết kỵ dũng mãnh thiện chiến.

Đây chính là thời đại.

Thời đại đừng nghĩ với dăm ba khẩu pháo có thể là bố thiên hạ.

Một khi Gatling chưa ra đời thì đừng đùa với kỵ binh.

Kể cả là đạn nổ đã thành công chế tạo và ứng dụng ở Đại Việt. Kể cả hơn trăm pháo tề phát. Tất cả chỉ là đem đến lợi thế chứ không phải có thể tổng kết trận chiến.

Còn về mấy ông lang thang xuyên không nghĩ mấy khẩu hoả mai có thể bá cái thế kỉ 11 này?

Khụ khụ, tầm bắn 80m tối đa, xạ kích tầm 20 giây một lần đạn,nặng tầm 7-10 kg. Xin thưa một đội Nỏ Genoa kiểu Bố Chính mặc giáp La Mã có thể làm gỏi các ông.

Cho nên không nên nghĩ đơn giản vũ khí lạnh là yếu, là kém. Vũ khí nóng là độc bá. Đó còn tuỳ là loại vũ khí nào thôi. Nóng cỡ hoả mai thì… cũng chỉ đến mức đó mà thôi. Tất nhiên nếu hoả mai so với cung thì hơn một chút về chuyện. Đào tạo dễ. Cung thủ vẫn là món ăn rất khó nhằm cho các vị lãnh đạo quân sự muốn tổ kiến. Quá tốn thời gian đào tạo.

Ngô Khảo Ký rất tỉnh táo, hắn không cho rằng mình có mấy khẩu pháo là độc bá thiên hạ. Cho nên bên cạnh pháo hắn luôn chú ý hết sức xây dựng một đội quân vũ khí lạnh chính quy, chuyên nghiệp hùng mạnh.

Nói đương cử như lúc vừa rồi tình hình, theo suy đoán thì nỏ binh tiêu diệt sinh lực địch số lượng gấp bốn năm lấn so pháo cối binh.

Tất nhiên đó là so sánh khập khiễng.

Có tới năm ngàn nỗ thủ mà chỉ có 160 pháo cối, số lượng cách quá xa. Nếu có 1000 cối thì sao? có lẽ một lần cày nát luôn trận địa đối phương. Nhưng câu hỏi là mang một ngàn cối đi thì cần bao nhiêu quân bảo vệ? Bao nhiêu cung binh? Cuối cùng nó lại trở về tỉ lệ này… ha ha ha.

Va chạm, nhếc thương đám xuyên. Chọc kỵ binh, chống đỡ chống đỡ.

Lao vào lao vào va chạm…

Lao lao lao… Tây Lương thiết kỵ điên cuồng.

Đâm lõm…

Vọt ngựa…

Đâm người Việt.

Tàn khốc chiến tranh…

Kinh hoàng máu thịt va chạm…

Trường thương binh vẫn thắng, họ bỏ ra cái giá gần ba trăm sinh mệnh, bị đập lõm nhiều chỗ nhưng vẫn đứng vững. Không có một nhánh Tây Lương thiết kỵ nào có thể xuyên thấu mười hàng trường thương binh để lọt vào hàng đao thuẫn binh.

Không phải họ không giỏi, mà Tây Lương thiết kỵ đội hình tấn công đã bị bào nham nhở bởi cung tên và pháo cối. Tuy họ vẫn còn lực đánh một trận, nhưng như những mũi khoan đã cùng mẻ không thể xuyên quá sắt tảng đã được tôi đúc trong máu lửa như quân Hán Nô.

Nếu đội hình nguyên vẹn của Tây Lương Kỵ lao vào thì không ai có thể nói trước bất kỳ điều gì cả. Nhưng chắc chắn họ có thể đâm xuyên trường thương binh, đây là điều khẳng định, sức mạnh kỵ binh lại còn hung hãn không sợ chết thì không một ai được phép coi thường.

Nếu là đội hình thống nhất, Tây Lương thương kỵ sẽ như mũi khoan thép nguội đâm vào trường thương binh một tấm thép tôi. Có thể vượt qua nhưng khả năng còn lực không lớn. Sau lưng trường thương binh vẫn còn khủng bố đao thuẫn thủ và nhiều lớp quân khác.

Tất nhiên nếu vết rách đủ lớn và nhiều mũi đâm xuyên thì không dám chắc quân Đại Việt trụ nổi.

Nhưng Ký tiến quân rất xảo, mặt bắc chính là Trại Tống đã bị đánh tàn không có khả năng công kích trận địa Địa Việt. Mặt Tây có sông Hưng Giang che chắn, cho nên bộ binh của Ký không sợ chiêu vờn bốn phía của Kỵ Binh Tây Lương.

Nếu bị vờn bốn phía là Ký rất đau đầu đấy.

Cho nên khi phát hiện có Địch Viễn có kỵ binh mạnh là Ký bất chấp mạo hiểm lao đến nơi này, trả giá là bên trong các phương trận loạn tùng phèo.

May mắn là Địch Viễn đến chậm.

Thật ra cũng không may mắn đâu. Nếu Địch Viễn đến sớm cũng vậy à , chẳng qua kết quả không âm người một cách sảng khoái như Ký mong muốn thôi.

Như đã nó thằng Ký là thằng rất cẩn thận, hắn học cái này của Tích. Nhưng hắn lại không thích cách đánh tiến chậm thắng chắc của Tích, Ký thích cách đánh gió cuốn mây trôi bố cục của Tước.

Mâu thuẫn vậy sao có thể làm.

Ơ vậy mà hắn làm được mới độc lạ.

Tiến quân vẫn khá cẩn thận, nhưng không vì thế mà làm chậm nhịp. Vẫn thiện kỳ mưu nhưng vẫn chú ý bố cục. Cái cận thận của Ký đó là cẩn thận bố trí đường lui. Thứ này cả Tích và Tước còn phải học Ký dài.

Chưa đến Quế Lâm hắn đã nghĩ đường lui về Liễu Châu nếu có biến.

Đến Quế Lâm hắn lại nghĩ nếu đánh Vĩnh Châu thì đường lui bố trí ra sao?

Ơ thế hắn đánh Hành Dương vội vội vàng vàng đến quân lương cũng mang có 5 ngày lương khô cá nhân, vậy hắn Ngô Khảo Ký không nghĩ đường lui chắc? Mới có 10 chap tính cách mội người sao biến đổi được. Cho nên ấy mà mọi người đọc không để ý thôi.

Ngô Khảo Ký tiến thì tiến thật , lộn xộn trung quân yếu hậu quân thật, nhưng để nuốt được hắn từ hướng này thì còn mệt nhé. Cho nên nói Địch Viễn nếu có phát hiện sớm thì cũng là lưỡng bại câu thương thôi, không có khả năng Đại Việt quân bị phá.

Còn lúc này quyết chiến dằng co là âm nhân Ngô Khảo Ký đang điên cuồng chuẩn bị trả thù thằng khốn đã âm hắn.

Như đã nói khi quân trận của Ký chuẩn bị động hắn đã cho thân binh sử dụng công cụ chuyên trải đinh để khóa luôn hướng Đông, tức là muốn từ Hành Dương thành mà tấn công hắn là rất khó.

Cho nên chỉ có thể từ hậu quân mà đánh Ngô Khảo Ký. Kỵ binh chỉ có thể đánh một mặt đã giảm đi một nửa sức mạnh rồi.

Kỵ binh mạnh là dùng sự cơ động bao vây, phân tán định, chớp nhoáng đột kích chỗ yếu khiến địch nhân vất vả loay hoay xoay trận trống đỡ. Xoay một hồi là bộ binh sẽ loạn các phương trận, đến lúc này Kỵ binh mới lao vào mổ xẻ.

Thấy bày sói săn đại tuần lộc chưa? Chúng đâu có lao vào cắn cổ vật con mồi xuống như hổ sư? Không phải sói không có sức lực này mà là chúng tinh ranh hơn, phối hợp bày đàn tốt hơn.

Bao vây con mồi, đánh lạc hướng con mồi, tấn công nhiều phía khiến con mỗi quay vòng vòng không hiểu nên phòng thủ ở đâu, sau đó mới tìm cơ hội mà kết liễu con mồi. Cặp gạc lởm chởm sắc bén của đại tuần lộc… vô dụng rồi.

Nhưng rất tiếc Tây Lương Thiết Kỵ là Độc Lang, nhưng Đại Việt quân không phải là đại tuần lộc mà là Nộ Long Đông Hải. Cho nên nói ngày hôm nay không phải ngày của Tây Lương thiết kỵ.

Đội hình mũi khoan của Thiết Kỵ Tây Lương bị mũi tên câm lặng cùng hoả pháo đạn nổ đánh cho cùi mẻ.

Các kỵ sĩ Tây Lương điên cuồng lao vào thương lâm trận của quân Hán Nô, một vài chỗ đúng là đục được một hai hàng Thương Lâm, nhưng chỉ đến thế mà thôi.

Thiếu hoàn chỉnh đội hình thiếu hỗ trợ phía sau, khoảng cách các kỵ binh bị đánh cho không còn hợp lý.

Thiết Kỵ tây lương chỉ còn là một nắm sỏi đá nhỏ rời rạc ném mạnh vào tường xi măng. Tuy có gây ra trày xước trên tường đó nhưng lại không hề lay chuyển được tường.

Các chỗ hổn nhanh được trám lại. Thương Lâm Trận ( trận rừng mũi thương) lại hoàn hảo chống đỡ những cuộc đột kích lẻ tẻ.

Xác ngựa mỗi lúc một dày, xác người mỗi lúc một la liệt, chính nó cũng cản bước tiến của đám kỵ bịn phía sau đàn tàn tạ lao đến.

300 Hán Nô binh thiệt mạng nhưng kỵ binh Tây Lương càng là thiệt hại. Trên 500 xác người ngựa nằm đó.

Rất nhiều lỡi thương xuyên thấu chiến mã không thể rút ra. Thương binh buông bỏ rút ra Glladius kiếm ngắn rồi lui lại cho đồng đội tiến lên thế chỗ.

Nhịp nhàng ăn ý, tin tưởng lẫn nhau.

Tốc tộ lao đến giả dần rồi chững lại, Kỵ Binh Tây Lương không sợ chết nhưng họ không có đội hình đầy đủ thì lao như thế nào? Chỉ có thể tập hợp lại sau đó tái tổ chức xung phong.

Muốn quay đầu?

Ai cho?

Pháo lại nổ, tên lại bắn, đường về hoàn toàn bị cắt lui, hậu quân của nhánh tiên phong vẫn bị đả kích liên tục. Nhất là cung tên bay trong màn đêm không thể đề phòng, nó giống như lưỡi hái thu gặt tính mệnh của quân Tây Lương vậy.

Tiếng chiêng thu quân ầm ầm vang lên….

Xông qua khu vực chết chóc kia để quay về?

Ai dám?

Nhưng không đi?

Phằng phằng phằn…..

Lúc này là lúc nào còn trơ mắt?

Pháo 35ly nổ dàn, không còn là 14 xa tháp nũa mà gần như toàn bộ xa tháp đã được đẩy hướng này.

24 xa tháp thất cả, nếu còn có chỗ bố trí sẽ còn đông hơn xa tháp kéo tới đây. có lữ ngay cả công thành xa cũng tới nữa. Thật ra công thành xa chính là xa tháp lắp thêm giáp cục mịch mà thôi.

Lúc này Trại Tống đã bị chiếm đón rồi, Xa tháp phía này không còn ý nghĩa cho nên đã tiến về hậu quân tiếp chiến.

Quay ngang 4,5m đủ bố trí 3 pháo 35ly….

Lần này là 72 khẩu 35ly nổ đều. Những người bắn 35 ly lúc trước đã khôi phục có thể bắn tếp.

Bắn 35ly khôn đơn giản, phải tì vai vào báng pháo.. không phải muốn bắn bao nhiêu thì bắn, một người khỏe mạnh tầm 15 lần bắn là tê dại người cần nghỉ ngơi rồi.

Bối rối, bối rối…


Đúng lúc này Ký nhếch miệng mà cười “ Muốn âm bản Vương… ngươi còn quá non”

Đoạn rồi Ngô Khảo Ký hét lên hạ lệnh.

“ Bắn pháo hiệu đi… để cho Lý Kế Nguyên hắn hiện thể hiện được rồi”

“ Dạ vâng”

Tên lính thông tin dạ lớn trong tiếng bom đạn.

Hắn khom mình kiểm tra cẩn thận sau đó châm lên một quả hoả tiễn rất lớn, hoả tiễn xịt ra cột lửa đỏ lòm phía đuôi rồi bay vút lên không trung rất cao sau đó nổ lớn.

Không bao lâu từ bên sông Hưng Giang ầm ầm tiếng pháo nổ.

Không thể đếm hết là bao nhiêu tiếng pháo, nó lớn hơn tiếng cối pháo nhiều và số lượng cũng quá kinh khủng.

Đây là 40 chiến hạm thời cổ sáu năm trước của người Tống được Lý Kế Nguyên chỉ huy.

Bọn này ẩn nấp bên kia sông bấy lâu chỉ chờ cái lệnh này.

Cho nên nói Ngô Khảo Ký hắn trước khi đánh sẽ bố trí đường lui.

Tưởng đánh vội Trại Tống mà không phải.

Trại Tống bố trí bên sông Hưng Giang không thám thính được bên trong có bao pháo.

Trước khi đánh trại Tống thì Lý Kế Nguyên không được thông qua.

Không được thông qua khác hẳn không thông qua được, hai ý này khác nhau.

Không thông qua được tức là Lý Kế Nguyên thông qua sẽ bị đánh chìm sạch.

Trên thực tế thuyền xuôi dòng như vậy rất khó đánh chìm hết có thể đánh được dăm ba tàu đã giỏi, trừ phi Trại Tống có đến 50 pháo mỗi mặt. Nói đùa có 50 pháo mỗi mặt cho một cái trại cỏn con thì Ngô Khảo Ký về Đại Việt không đánh nữa.

Cho nên với vài khẩu pháo nạp đầu nòng muốn chặn sông là không được.

Nên nhớ Ngô Khảo Ký muốn để Lý Kế Nguyên đi Hành Sơn chặn sông đã vơ vét sạch cả pháo Thăng Long đưa hắn. Trong đó có 100 pháo Thăng Long thu được của lưu kỷ. 120 pháo Thăng Long của doanh vốn có đã cải tạo thành sơn pháo lưỡng cư.

Số còn lại chỉ còn tầm 15 pháo cấp cho Nùng Cao Xương. 15 pháo cho Lý Hoằng Chân thế thôi. Nhiều nhất là bọn Miêu ăn đến 70 khẩu pháo, Nhưng không tiếc được, bọn này quá quan trọng.

Đó đó, muốn khống chế một đoạn sông 200m rộng thì không có từ 50 khẩu pháo đổ lên thì bỏ đi.

Nhất là Lý Kế Nguyên có thể chọn ban đêm mà đi, gần tới nơi phát hiện đã muộn, pháo từ thuyền bắn áp chế, cái trại kia chịu được mà phản công?

Cho nên Lý Kế Nguyên ở lại mang ý đồ bảo hiểm thì đúng hơn.

Vả lại trên thuyền Lý Kế Nguyên mà mang lương thảo vật dụng lung tung của quân. Dự định sau khi Ký cướp trị thì Nguyên sẽ dừng lại ở đó mà giao hàng mới đi Hành Sơn ngăn địch. Còn Hành Dương Thành có Ngô Khảo Ký xử ký.

Vì cướp trại kế hoạch thì còn xây làm mẹ gì cho mệt. Cho nên Ngô Khảo Ký chơi thẳng, lại có thêm Lý Kế Nguyên bảo hiểm đường sông. Hắn sợ ai?

Tất nhiên nếu Ngô Khảo Ký đóng quân chỗ cũ bị Địch Viễn vây lúc đấy nhốn nháo hai quân, bố Lý Kế Nguyên không dám pháo kích.

Đây là lý do Ký điên cuồng tiến quân về bờ sông hội cùng quân Triều Nô.

Một mặt sông, một mặt trai, một mặt trải đinh. Một mặt cuối cùng là hậu quân là mồi nhử để thằng nào đến giết thằng đó.

Lý Kế Nguyên là dựa ánh đuốc mà bắn. Không cần biết, Thống chế đã dặn nếu đuốc đèn giao gần nhau không được bắn, nhưng nếu đuốc cách biệt xa là bắn.

Lưu Kỷ Nguyên hắn đâu đần, nghe là một chuyện, làm thực tế hắn cẩn thận gấp mười.

Từ sớm hắn đã cử Thiên tử binh tinh nhuệ thám thinh bơi qua sông vào bờ tìm hiểu tình hình bên kia và biết đại khái vị trí đóng quân chủ lực của Địch Viễn ở đâu. Cách bờ sông 600m, cách đại trận của Ngô Khảo Ký tầm hai dặm.

Đơn giản thôi, Lý Kế Nguyên vì an toàn cứ bắn đại doanh trước sai đó mới tính đến chuyện áp sát bờ sông quan sát tình hình đại doanh của Đại Việt..

Chỉ khổ thân mấy thằng thám báo thời tiết này bơi sông. Nói thật Lý Kế Nguyên…..khó đánh giá.

Ba mươi chiến hạm tập trung đối diện với đại doanh của Địch Viễn mà ầm ầm nổ pháo.

Mười chiến hạm gì bò sát bên bờ cạnh Đại Việt doanh quan sát thật kỹ để tránh bắn nhầm quân ta.















Mỗi tuần có một cái chức nghiệp

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.