Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 809: Một dân tộc không tự mình chiến đấu thì không đáng nhận được độc lập tự do






Đã sáu ngày trôi qua từ cuộc tấn công điên cuồng của quân Đại Việt hôm đó vào cứ điểm bên sông của quân Pagan.

Đội tinh binh Lavo cũng không làm thất vọng mọi người, bọn hắn được trang bị tốt, vũ khí cũng tốt lại thông thuộc địa hình và có chỉ điểm từ trên cao.

Quân Pagan ở cánh này đã bị tổn thất quá nặng nề khi bọn họ không đánh giá đúng tình hình mà tấn công vào hạm đội của Đại Việt. Từ đó số quân phòng thủ của tuyến này thuyên giảm trầm trọng.

Đúng lúc đó Lý Mỹ Lệ quyết đoán dẫn quân thân chinh qua sông mở rộng chiến quả đúng là một quyết định sáng suốt.

Họ phục kích đưa quân Pagan vào bẫy lầy, voi bị kẹt cứng. Cho dù quân số hai bên không chênh lệch nhiều nhưng quân Lavo là tinh nhuệ lại chủ động cho nên dễ dàng đánh tan nhánh quân này.

Thừa thắng họ xông vào tận cứ điểm đã gần như mất đi sức phòng thủ của Pagan mà đồ sát.

Từ đây nhánh quân Pagan cứ điểm này với năm ngàn người thực sự đã chạy không còn bao nhiêu.

Nhưng tính ra chết nhiều nhất vẫn là do pháo kích dữ dội và chuẩn xác từ những khẩu pháo 300mm và 240mm từ trên chiến hạm vào thẳng trung tâm cứ điểm Pagan từ lúc ban đầu. Sau đó là một màn đồ sát ghê rợn trên sông với hai ngàn hơn tử thương. Quân Pagang đi thuyền nhỏ tấn công chỉ có tầm vài trăm từ sông có thể chạy được về đến bờ. Nói chung cánh quân này của người Pagan gần ngư bị tận diệt trên nửa.

Trước khi rút đi thì quân Lavo vẫn khịp châm thuốc nổ số lượng lớn phá hủy pháo của Pagan nơi này.

Đến lúc vua Kyansittha đến nơi thì đã muộn.

Sự lợi hại của chiến hạm Đại Việt đã rõ, quân Pagan bắt buộc phải lui các cứ điểm về xa bờ sông 2km tranh cho pháo kích của Đại Việt có thể với tới.

Lúc này mọi việc đã năm ăn rõ mười, Chiến hạm lớn của Đại Việt sở dĩ pháo kích và đứng trơ giữa sông mà khồn có các thuyền nhỏ bảo vệ là một cái bẫy. Cái bẫy này do Chuẩn Đô Đốc Đỗ Siêu chỉ đạo.

Thằng này là con trai út của Đỗ Liễm từng là phụ tá đắc lực của Ngô Khảo Ký thời đầu dựng nghệp. Đỗ Liễm nay đã già lắm rồi, lui về quản lý vựa cây anh túc, trong nhà họ Đỗ cũng không có mấy nhân tài. Thời đầu dựng nghiệp do không có bất kỳ người nào để dùng cho nên Đỗ Tùng , Đỗ Bách, , Đỗ Mạc cùng anh em họ Ngô là Ngô Văn Vũ, Ngô Văn Vân, Ngô Văn Sơn đều là những cánh tay đắc lực nhất của Ngô Khảo Ký.

Thế nhưng sự nghiệp của Ký càng lên cao, tài năng của bọn họ không đủ dùng cho nên chỉ có thể lưu lại bên Ngô Khảo Ký để quản lý thuân binh những nhóm nhỏ, hay làm những chức vụ cần độ tin tưởng cao nhưng lại không đòi hỏi kỹ năng đánh trận.

Trong hài nhà Ngô – Đỗ lão thần lão thân binh đi theo Ngô Khảo Ký thì chỉ có Đỗ Tam lão đầu có năng lực, lúc này đang trấn thủ đất Tam Giang phụ trợ cho Ngô Thần Cẩm. Ngô Văn Vũ có kha khá tài năng chỉ huy và khả năng chiến đấu kỵ binh rất tốt cho nên cũng làm một Trung Tá trong lực lượng Lam Long Kỵ. Ngô Văn Vân và Nô Văn Sơn khả năng lãnh binh không có tốt, cho nên ở lại Thăng Long quản hai doanh Cấm Vệ Quân nghe lệnh điều động của Lý Từ Huy.

Đỗ Tùng chết trận ở Hành Dương, thật là một sự đáng tiếc vô cùng vì hắn chính là nhân tài duy nhất trong đám thân binh đời đầu mà Ngô Khảo Ký đánh giá. Hắn hi sinh trong trận đánh Huỳnh Dương thật sự ra trận không thể nói gì trước, trận đó kỵ binh Đại Việt chỉ có mấy chục người tử thương không ngờ Đỗ Tùng hắn có mặt trong số đó.

Sự ra đi của Đỗ Tùng làm cho Ngô Khảo Ký thật rất rất buồn rầu, vì hắn đã có ý định vị trí lão Lục trong gia phả có tên Ngô Khảo Tùng.

Đỗ Bách thì không được, ông này thực sự không có mấy khả năng cầm quân, nhưng võ nghệ lại rất tốt ... rất rất tốt, kể cả kỵ mã chiến cũng tốt, cho nên được về Đại Việt đi theo cụ Lý Thường Kiệt trau dồi võ thuật sau đó biên soạn một số các môn võ chính thống có tính thực chiến danh cho quân đội. Đỗ Bách sớm nhất được phong tử tước với công lao trong 7 năm biên soạn được một bộ quyền thuật thực chiến, một bộ đao thuật mà cái bộ này là 70% từ Tước chỉnh biên, một bộ thương thuật kỵ chiến. Cuối cùng Đỗ Bách chính là tổng giáo đầu cho 4 vạn cấm quân thành Thăng Long... địa vị nói chung là hiển hách. Mặc dù thực tế đã đoạn tuyệt việc dẫn binh đánh trận. Nhưng lúc này Đỗ Bách 40 tuổi còn đang còng lưng chỉnh biên tất cả các kỹ thuật chiến đấu. Bởi vì Thánh Thần Đế gửi về cho ông ta một bộ sách vở liên quan đến cận chiến võ đạo hiết sức chi tiết cùng khoa học. Buồn cười không khi lôi võ đạo cùng khoa học nhấn nhá vào nhau. Nhưng sự thật võ thuật và khoa học rất liên quan. Đây là vấn đề bàn về saou, và Ký đào được thứ này từ đâu cũng nói sau.

Đỗ Mạc cũng chết trận , truy phong tước Bá, hắn chết trận ở Hà Bắc khi theo Ngô Khảo Tích đánh phụ trợ cho Tước. Nói chung nhà họ Đỗ chịu thiệt hại khá nặng.

Cuối cùng con út Đỗ Siêu chính là hi vọng của cả nhà họ đỗ vì thằng này đúng là có tài cầm quân. Hắn được Ngô Khảo Ký điều đi Bố Chính phụng sự cùng học tập cụ Lý Thường Kiệt và là cánh tay phải đắc lực về hải chiến của cụ.

Lúc này Đỗ Siêu chính là cái thằng bày ra mưu kế lộ sơ hở dụ quân Pagan đên gần rồi dùng vũ khí sát thương hàn loạt mà đồ sát. Nói chung không ai có thể ngờ được Đỗ Siêu ngày nào ngây thơ trong trắng lại có thể trở nên máu tanh đến vậy. Mới hai mươi tám tuổi.. mười ba năm theo phụng sự Ngô Khảo Ký thằng này đã thực sự chin để trọng dụng.

Đám người theo Ngô Khảo Ký thời đầu không mạnh, tìm mãi mới có được một hai người tài. Nhưng đám người đi theo Ngô Khảo Ký đợt thứ hai mới mạnh. Đây là đám người mà Ngô gia đào tạo để trở thành tương lai phụ tá cho Ngô Khảo Tích ngồi ở ghế gia chủ. Cho nên không cần nói cũng biết Ngô Văn Tứ, Ngô Bình, Ngô Văn Sửu mạnh cỡ nào.

Không thể so được, vì xuất phát điểm thân binh cấp cho Ngô Khảo Ký chỉ là thân binh cấp cho một đứa vô tích sự, chuyên gây chuyện, cho nên Ngô gia không đầu tư.

Còn đám người mà Ngô Khảo Tích tặng Ngô Khảo Ký sau này chính là tinh hoa của Ngô gia. Ngô Văn Tứ, Ngô Bình, , Ngô Văn Sửu mạnh là vì thế.

Cùng với đợt Ngô Khảo Ký nhận đám Tứ- Bình thì còn nhận Đỗ Lâm, Đỗ Văn Phục, Đỗ Văn Minh đây cũng là một đám mạnh nhất Đỗ gia. Nói chung ánh mắt của Đỗ Như Thanh rất rất rất dài. Hắn có cái mũi đánh hơi quá thình và dựa thời quá nhanh. Không cần làm gì nhiều, tặng nhân tài cho Ngô Khảo Ký ngay lúc Ký còn chưa quá nổi danh, ngay khi Ký cần nhân tài nhất. Cho nên cái ơn này của nhà họ Đỗ là Ký nhớ và không tiếc đền đám.

Tứ -Bình đã nhập vào Ngô gia làm lão tứ- lão ngũ. Đám Văn Sửu, Đỗ Lâm, Đỗ Văn Phục, Đỗ Văn Minh đều là phó Tư Lệnh các quân khu cả... thực tế đám nhân viên đi theo Ngô Khảo Ký từ thời đầu không có bị bạc đãi gì.

Sáu ngày sau trận chiến ở Mea Klong sông thì Kiều Thạc khổ nhục kế, biến thành Dương Quá cụt tay cũng theo đoàn quân 7 ngàn của hắn chạy gần về tới cứ điểm Sancock. Lần này e rằng các Biệt Kích Đại Việt lại một lần nữa để vuột mất thằng này.

Quân Đại Việt đến mang theo năm ngàn khẩu Súng Hỏa Mai theo đơn đặt hàng của Lavo, kèm theo đó là 40 ngàn liều vacine . Không phải Đại Việt tiếc rẻ gì mấy liều vacine mà là Bố Chính trong thời gian ngắn không có dự trữ nhiều như vậy. Đây chính là vacine cho đợ tiêm chủng đầu hè này ở Hoan Châu và các nơi xa như Huế, Quảng Trị ( Huy đã đổi tên hai châu Ô – Rí thành Quảng Trị và Huế).

Trong lúc cấp tốc thì cụ Kiệt không thể vơ vét vacine ở các nhà máy dược đặt ở Thiên Trường hay Thăng Long- Hải Dương được. Do đó muốn triệt để mở rộng tiêm chủng cho quân Lavo vẫn cần một thời gian nữa chờ tiếp viện đợt hai. Đáng ngại nhất đó là Medang khả năng cũng phải cần vacine, gánh nặng lên vai Đại Việt là cực kỳ lớn.

“ Đỗ Siêu Đô Đốc, chúng ta người Lavo không biết nói gì để cảm tạ Đại Việt các ngài nhanh chóng viện trợ như vậy… ta thay mặt con dân ở đây một lễ trước các ngài”

Lý Mỹ Lệ muốn đứng lên cúi mình một bái thì Đỗ Siêu bên dưới cũng đứng lên , sĩ quan Đại Việt ngồi bên phải cũng đứng lên.

“ Nương nương đừng làm khó bọn ta, người là em gái nuôi của Thánh Thiên Đế, chuyện người lễ bọn ta mà truyền về Đại Việt thì coi như chúng ta tuyệt lộ cả” Đỗ Siêu vội khoa tay xoa đi.

Cả đám sĩ quan hải quân Đại Việt đều cho là phải.

Điều này nói rõ họ không thừa lễ là vì thân phận nhà mẹ đẻ của Lý Mỹ Lệ thôi, chứ nếu chỉ là Vương Hậu bình thường nhà Lavo là đám này dám nhận.

“ Cảm ơn các vị tướng quân cùng binh sĩ Đế Quốc đã không quản mệt mỏi khó khăn đến giúp chúng tôi” Lý Mỹ Lệ không lễ nhưng đám sĩ quan bên phía Lavo đều nghiên người cúi lễ.

Họ lễ là thật tâm, vì Đại Việt quân đến quá nhanh và hỗ trợ quá mạnh mẽ, sáu ngày qua có chiến hạm Đại Việt tuần tiễu trên sông thì đúng là khôn có một cuộc đột kích nào của Pagan.

Và cũng không có bất kể một đợt phái kích mầm bệnh nào của Pagan cả, phòng tuyến của người Lavo lung lay sắp sập bỗng nhiên được củng cố mạnh mẽ.

Nhất là đoàn bác sĩ cùng vacine của Đại Việt đã khiến toàn quân Lavo ở đây như được buff một lá chắn của Thần, một khi không còn sợ bệnh dịch thì bọn họ cũng không ngán vật lộn cùng Pagan.

“ Được rồi các vị khách sáo quá, khi xưa Lavo cũng có hai lần viễn chinh giúp Bố Chính… chúng ta là đồng minh cần gì khách sáo vậy” Đỗ Siêu thành thục lên tiếng.

“ Phải đó.. phải đó.. đồng minh mà, có thể xương máu hi sinh vì nhau” Mấy sĩ quan bên Đại Việt tiếp lời.

Thật ra thì hai lần Lavo và Medang đem quân giúp Bố Chính đều là đi quẩy xì dầu không có đánh nhau gì.

Lần đầu vì quân Medang qua khiến cho cụ Lý Thường Kiệt tí nữa oánh nhầm tạo cơ hội vua Chiêm chạy mất.

Lần thứ hai qua đúng là có tác dụng trấn nhiếp Thăng Long không đem quân xâm phạm Bố Chính.

Nói chung không có công lao cũng có khổ lao, và có sự nhiệt tình chân thành. Cho nên đồng minh là phải như vậy.

Hai nên sĩ quan sau nhiều ngày củng cố phòng tuyến lúc này mới có thể một lần hội hop giao lưu cùng nhau, tay bắt mặt mừng làm quen.

Hôm nay Lý Mỹ Lệ cũng lộng lẫy vô cùng trong bộ chiến giáp dát vàng của mình, đơn giản mấy ngày qua nàng thực sự được nghỉ ngơi, được chăm sóc bản thân mà không phải sống trong thấp thỏm.

“ Nương Nương, kế hoạch tiếp theo của ngài là gì” Chào hỏi đi qua thì Đỗ Siêu đi vào vấn đề chính sự.

“ Hay là đợi cho Thái Hoàng Đế tới chỉ đạo thì hơn?” Lý Mỹ Lệ dò hỏi, nàng đang nói là cụ Lý Thường Kiệt.

Uy danh của cụ nói chung là rất lớn ở Khu vực phía Nam Đại Việt. Có thể ai đó ở đây không biết Ngô Khảo Ký là ai nhưng chắc chắn biết cụ Kiệt là ai. Đơn giản như Bắc Á có thể nhiều người không biết cụ Kiệt nhưng nhắc về Đông Hải Đế , Thánh Thần Đế Ngô Khảo Ký thì đến trẻ con cũng biết. Tức là khu vực hoạt động quyết định danh tiếng.

Nói thật nếu cụ Kiệt đến đây thì Lý Mỹ Lệ dù là chủ nhà cũng không dám khoa chân múa tay chỉ đạo.

“ Này thì không được rồi, Thái Hoàng Đế theo kế hoạch sẽ không đi Lavo và sẽ đến Medang rồi tập kích phía hậu quân Pagan buộc chúng phải lui lại. Thái Hoàng Đế dặn dò chúng tôi đến nơi này hỗ trợ và nghe theo chỉ đạo của Nương Nương” Đỗ Bách nói ra kế hoạch chính thức của cụ Kiệt.

“ Hay quá… nếu có thể cắt đường lui của quân Pagan sẽ khiến bọn chúng mất đi tinh thần, lúc đó là lúc Lavo chúng ta phản công”

“ Phải phải…”

Đám sĩ quân Lavo mừng như điên vậy.

“ Không thể chông chờ vào một mình Thái Hoàng Đế được.. ta đồ rằng quân Pagan cũng có phòng ngự chắc ở Mergin, vua Pagan không phải kẻ tầm thường… chúng ta không thể ngồi không phải gây áp lực phân tán chú ý của quân Pagan” Lý Mỹ Lệ phủ nhận tư duy ỷ lại của đám sĩ quân Lavo.

Một dân tộc không tự mình chiến đấu thì không đáng có độc lập tự do. Lavo có thể nhờ vả Đại Việt hỗ trợ nhưng chiến đâu chính vẫn là người Lavo.

Câu nói kia là Lý Mỹ Lệ đã đọc qua từ một cuốn sách mà Ký viết. Nàng rất tâm đắc với nó.

“ Chúng tôi rất ngưỡng mộ ý chí của nương nương, ngài còn hùng mạnh hơn nhiều đấng nam tử chúng tôi” Đỗ Bách đúng là bị tinh thần chiến đấu mãnh liệt của Lý Mỹ Lệ làm cho phục.

“ Xin nghe theo chỉ ý của nương nương, qua sông giết địch”

“ Đánh đuổi Pagan”

“ Giết”

Đám sĩ quan Lavo có chút xấu hổ nhưng sau đó lại bị tinh thần chiến đấu của Lý Mỹ Lệ kích thích mà nhao nhao xông lên muốn đánh.

Tinh thần quân Lavo đang rất mạnh mẽ.


Thông Báo: metruyenchu.com sẽ chuyển qua sử dụng tên miền mới

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.