Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 911: Dịch bệnh nỗi sợ hãi của Ngô Khảo Ký






Tân Sinh Thành ( San Francisco). Khung cảnh nơi này đã đổi khác hoàn toàn.

Sức lao động của 3500 người thì mấy trăm người kèo tèo trước đó không thể so sánh.

Có hơn hai ngàn ngựa.

Máy móc đẩy đủ siêu cấp mạnh mẽ cho nên nơi này đã trở nên khan trang cùng cực.

Nhưng có một điểm lạ đó là diện tích canh tác của họ cực nhỏ, chỉ thấy lác đác vài khu vực trồng ngô cùng một ít nơi trồng hắc mạch mà thôi.

Chuyện gì đã xảy ra? Họ không sợ đói , sợ thiếu lương sao?.

Sau khi đoàn thuyền mười chiếc Barques rời đi về Đại Việt cũng là lúc mà Ngô Thần Xuân, Ngô Khảo Ty, Ngô Trí Tề , Ngô Trí Văn ngồi lại thật cẩn thận vạch phương hướng phát triển.

Họ sau nhiều phen tranh cãi cùng biện luận cuối cùng cũng đưa ra nhận định chung. Bán đảo Tân Sinh không thể trở thành một khu vực đông đúc dân cư sinh sống được. Nguồn nước nơi này chỉ dựa vào hai cái hồ. Hai cái hồ này có thể cung cấp nước sinh hoạt cho tầm 5-7 ngàn người nhưng lại không thể cung cấp đủ nước nông nghiệp. Gượng ép đầu tư cải tạo nông nghiệp nơi này là một sai lầm.

Tân Sinh Bán đảo có thể là một cảng trao đổi hàng hoá tiền trạm cho tàu bè , xây cầu cảng nhưng nông nghiệp ở đây không thuận lợi.

Cho nên tất cả hướng ánh mắt về các vùng xung quanh thăm dò.

Nhưng đám người Trí Xuân tuyệt đốt không đi xa về phía đông. Nơi đó Ngô Khảo Ký đã khoanh một vòng đỏ thật đỏ, siêu cấp đỏ chú thích hai chữ Dịch Hạch.

Phải rồi , làm một bác sĩ mà không hiểu về dịch tễ thì chết đi cho nhanh.

Ba căn bệnh , sốt vàng da, dịch hạch, sốt rét là khủng bố nhất khi đi khai phá các vùng đất mới hay khi muốn thâm nhập xâm chiếm các vùng đất mới.

Dù Đại Việt pháo hạm , súng ống , dù Đại Việt hùng mạnh đến đâu.. một trận dịch hạch sẽ phá huỷ tất cả…

Cho nên Ký cực kỳ cẩn thận khi phải đưa quân đội đi chiến đấu ở bất kể đâu.

Một trận sốt vàng da đủ giết 30-40% quân đội. Một trận dịch hạch có thể giết quá 60-70% quân đội nếu không có phương pháp phòng tránh cô lập.

Thật không thể hiểu mấy thằng ngáo đá vì sao đến kháng sinh không ra hồn, bệnh học dịch tễ không nắm, nhưng có thể đem quân đi đánh khắp mọi nơi chỗ nào cũng nhảy nhót được. Mà lạ cái dường như dịch bệnh luôn né chúng ra, cứ như cơ thể bọn chúng có sẵn khả năng tự miễn dịch.

Biết tại sao Ký thật sự đánh đến Hành Dương thì dừng không muốn đánh tiếp không? Biết tại sao khi biết Ngô Khảo Tước và Quách Quỳ mưu dìm nhau ở sông Trương Giang thì sợ muốn quỳ gối không?

Vì TQ là cái ổ dịch hạch, bất kể lúc nào với điều kiện thiếu vệ sinh cũng có thể bùng phát dịch, mà đã bùng phát thì chẳng có quân ta quân địch gì đều chết cả. Thời này vệ sinh nào được đảm bảo, trong quân thằng nào chẳng chấy rận, chuột bọ kắp nơi, chỉ cần một ổ nhỏ dịch hạch nổi lên là đủ chết hết.

Đó là lý do vì sao hai quân đối chiến luôn để cho nhau thời gian thu xác người xử lý.... chuột bọ là thích cái này lắm đấy.

Một khi số lượng người chết đủ mà không thể xử lý nổi, tốt nhất là nên chạy cho xong, vì nói thật có đến 80-90% sẽ bùng phát dịch hạch nơi đó. Nhất là ở TQ và Châu Âu các vùng. Nhìn thấy chuột tự nhiên lăn ra chết thì bỏ nhà mà chạy.

Đây là lý do tại sao không nên tham chiến ở mấy cái vùng đầy dẫy xác chết như vậy.

Lại có chuyện hài hước như ở thế giới nào đó Đại Tống chiến tranh chết mấy chục triệu người, xin thưa nếu thực tế xảy ra thì nơi đó đã không còn bóng người và cũng chẳng thằng nào dám ở đó mà tham chiến.

Sự việc ở Hà Bắc đã may mắn xử lý quá nhanh và không thành dịch, cũng là mùa đông đến đúng lúc, nếu không thì hậu quả khôn lường. Vì Ngô Khảo Tước chưa có kiên thức về dịch bệnh chưa hiểu sức tàn phá của dịch hạch là bao lớn.

Một khi kháng sinh Streptomycin chưa sản xuất được công nghiệp thì có chết Ngô Khảo Ký cũng không dám đùa với dịch hạch. Nó có thể thiêu dụi cả một nền văn minh như nó đã từng làm rất nhiều lần trong lịch sử.

Có thể nói Pinicillin chính là đột phá của Đại Việt nhưng quan trọng nhất lúc này Ngô Khảo Ký đặt mục tiêu cho các nhà nghiên cứu y dược đó là trong mười năm bắt buộc phải sản xuất được Streptomycin công nghiệp. Vì sao? Vì Ngô Khảo Ký biết hắn bản thân có thể làm lây lan dịch hạch, như vậy Hunter hoàn toàn có thể làm và cái kết là đồng vu quy tận, Đại Việt sẽ bị hủy diệt. Đây mới là sự sợ hãi thực sự của Ký nhưng hắn không nói với ai mà chỉ âm thầm chỉ đạo các biện pháp phòng, chống cùng tìm cách chữa có thể. Có tâm sự cùng Lý Từ Huy cũng chỉ làm nàng thêm lo lắng không được gì cả. Ngô Khảo Ký cực kỳ kỵ đi Châu Âu, càng Kỵ đi Châu Phi. Một nơi là sốt vàng da ổ bệnh ( Châu Phi) một nơi là ổ dịch hạch ( Châu Âu). Đi đến nơi đó chỉ cần một bước sơ sẩy toàn quân bị diệt, đến lúc đó không hiểu tại sao chỉ trách mình quá ngu mà thôi.

Như đã nói, Nấm Streptomyces Đại Việt đã phân lập được từ lâu, có sinh hiển vi càng là phân lập mạnh mẽ hơn. Nhưng khác với Penicillin , Nấm Streptomyces có vòng đời cực phức tạp, cho nên sản phẩm cực phức tạp.

Lúc này chế phẩm nấm Nấm Streptomyces chỉ dùng để trị nấm ngoài da chưa thể dùng để tiêm hay uống. Như vậy Đại Việt vẫn nằm trong vòng tấn công của dịch hạch.

Còn nói tấn công ra sao ư? Ký bản thân có chục cách cách tiến hành một cuộc tấn công dịch hạch nhưng hắn lại không có bất kỳ cách nào phòng chống hiệu quả nó.

Điều kiện vệ sinh có thể phòng chấy rận chỉ có ở Thăng Long – Bố Chính hay một số thành phố hiện đại ở Đại Việt . Quân Đại Việt viễn chinh khi trở về luôn phải cách ly và tiến hành thanh tẩy chấy rận rất lâu mới sạch sẽ nổi.

Ở đó mà thống nhất thiên hạ, nam chinh bắc chiến... Ngô Khảo Ký thật sự không có cái lá gan ấy. Thật đúng là kẻ không biết không sợ hãi, kẻ biết thì run bần bật.

Lịch sử nhân loại từng chứng kiến ba lần đại dịch hạch.

Đại dịch bệnh dịch đầu tiên từ 541 đến 750, lan rộng từ Ai Cập đến Địa Trung Hải (bắt đầu với bệnh dịch Justinian) và Tây Bắc Châu Âu.

Đại dịch bệnh dịch thứ hai từ 1345 đến 1840, lan rộng từ Trung Á đến Địa Trung Hải và châu Âu (bắt đầu với Cái Chết Đen)

Đại dịch dịch hạch thứ ba từ năm 1866 đến những năm 1960, lan rộng từ Trung Quốc đến các nơi khác trên thế giới, đặc biệt là Ấn Độ và Bờ Tây Hoa Kỳ.

Trong đó đáng chú ý là lần đầu tiên ổ dịch Bệnh dịch Justinian trong năm 541-542 là vụ dịch hạch đầu tiên được biết đến, và đánh dấu mô hình ghi nhận mạnh mẽ đầu tiên của bệnh dịch hạch. Bệnh này được có nguồn gốc ở Trung Quốc. Sau đó nó lan sang Bắc Phi, là nơi mà thành phố lớn Constantinople nhập khẩu một khối lượng ngũ cốc lớn, chủ yếu từ Ai Cập, để nuôi sống công dân của mình. Các tàu chở ngũ cốc là nguồn lây nhiễm cho thành phố, với các kho lương thực khổng lồ nuôi dưỡng chuột và bọ chét. Vào thời đỉnh điểm, Procopius nói rằng bệnh dịch hạch đã giết chết 10.000 người ở Constantinople mỗi ngày. Con số thực có nhiều khả năng gần 5.000 một ngày. Bệnh dịch hạch cuối cùng giết chết có lẽ là 40% dân cư của thành phố, và sau đó tiếp tục giết chết tới 1/4 dân số ở phía đông Địa Trung Hải.

Vào năm 588, một làn sóng dịch bệnh lớn thứ hai lan rộng khắp Địa Trung Hải, lan sang cả vùng là nước Frank. Ước tính rằng bệnh dịch hạch thời Justinian đã giết chết khoảng 100 triệu người trên toàn thế giới. Nó làm cho dân số châu Âu giảm khoảng 50% giữa 541 và 700. Nó cũng có thể đã góp phần vào thành công của các cuộc chinh phục của người Hồi giáo Ả Rập. Sự bùng nổ của nó vào năm 560 được mô tả trong năm 790 như là nguyên nhân gây ra "sưng phồng trong các tuyến... giống như một quả hạch ở háng và ở những nơi khác, theo sau là một cơn sốt không thể chịu nổi"

Cho nên có thể thấy, chiếm được chút lợi thì dừng, đại bùng nổ chiến tranh ở Đại Tống thì dịch nó lan chẳng nhường ai. Cho nên Ngô Khảo Ký ớn nhất là phải thức sự đại chiến, đại tàn sát trên chiến trường khu vực này.

Nên nhớ không chỉ có Ký biết sử dụng dịch hạch.

Bệnh dịch hạch đã có một lịch sử lâu dài như một vũ khí sinh học. Các tài liệu lịch sử từ Trung Quốc cổ đại và Trung Âu thời Trung cổ đã mô tả chi tiết việc sử dụng các xác động vật nhiễm bệnh như bò hay ngựa và xác người, do quân Hung Nô/Huns, Mông Cổ, Thổ Nhĩ Kỳ và các nhóm khác nhằm gây ô nhiễm nguồn nước của đối phương. Tướng quân nhà Hán là Hoắc Khứ Bệnh được ghi lại là đã chết vì bị ô nhiễm như vậy trong khi tham gia vào cuộc chiến chống lại Hung Nô. Xác những nạn nhân của bệnh dịch hạch cũng được báo cáo là đã bị phóng từ máy bắn đá vào các thành phố bị bao vây, nhằm làm lây nhiễm bệnh cho người trong thành phố.

Năm 1347, người Genova nắm giữ Caffa, một trung tâm thương mại lớn trên bán đảo Crimea, bị bao vây bởi một đội quân của các chiến binh Mông Cổ của Hãn quốc Kim Trướng dưới sự chỉ huy của Janibeg. Sau một cuộc bao vây kéo dài, trong đó quân đội Mông Cổ đang bị bệnh dịch, họ quyết định sử dụng các xác chết bị nhiễm bệnh làm vũ khí sinh học. Xác chết được phóng lên trên các bức tường thành phố, lây nhiễm cho người dân. Các thương gia Genova đã chạy trốn, làm lây lan bệnh dịch hạch (Cái Chết Đen) qua các con tàu của họ vào phía nam châu Âu, từ đó căn bệnh lây lan nhanh chóng.

Cho nên các ngáo đi bắt nạt Mông Cổ thì trước hết chuẩn bị đủ Streptomycin không có mà dám đi toàn thế giới đánh nhau như chỗ không người thì cũng bái phục rồi.

Lại nói về Tân Sinh Thành lúc này những người thổ dân sau khi được tẩy chấy giận triệt để có thể hòa nhập sống chung. Nói chung thì vùng Trung Mỹ không phải ổ dịch hạch cho nên vẫn có thể tạm thời đề phòng ở mức vừa phải.

Sốt vàng da thời này chưa đến Châu Mỹ nên không lo, phải có phong trào buôn bán nô lệ từ Châu Phi qua đây ở những năm thế kỷ 17 thì sốt vàng da mới hoành hành Châu Mỹ.

Sốt rét Đại Việt đã xử lý được, cho nên chỉ còn dịch hạch ở Châu Mỹ phải né hoàn toàn.

Nơi Ký đánh dấu cực nguy hiểm đó chính là thung lũng lớn California sau này. Tuyệt đối không bước chân vào và cũng không tìm cách tiếp xúc người bản địa nơi đó.

Chính vì vậy đám Trí Xuân chỉ có thể tìm đến phía Nam của Tân Sinh Bán Đảo một thung lũng nhỏ phong bế để khai hoang. Phong bế có cái hay của nó. Hai dãy núi cao hai bên ở nơi này chính là tự nhiên rào chắn tiếp xúc nơi đây với Thung Lũng lớn California. Người muốn vượt qua núi đại tuyết sơn khó, chuột muốn qua còn khó hơn.

Chỉ cần phát quang sạch sẽ thung lũng này sẽ có một bình nguyên rộng 15 km dài 26 km đủ canh tác khá ổn ngô khoai. Nuôi tầm 10 ngàn đến 15 ngàn người không vấn đề.

Nói chung khu vực đặt chân này của người Việt không thể tăng quá 15 ngàn. Chỉ có đúng cái bình nguyên thung lũng này đủ an toàn mà thôi.

Khảo Ty- Thần Xuân quyết định lương thực đủ ăn cho 3500 người đến7-8 tháng. Không vội vàng phải trồng ngô, có thể gieo vào vụ sau vẫn đủ ăn, tiếp tục liên hệ , mở rộng giao thương tới Maya có thể mua đủ lương thực.

Ngô Khảo Ký không biết đến Toltec nhưng Maya ở đâu thì hắn biết. Cho nên có thể chỉ dẫn để đám Xuân Tề đến nơi buôn bán.

Nếu hiểu tiếng , hiểu phong tục, thành tâm buôn bán, nói thật khó có thể xảy ra chiến tranh được. Chả ai khùng mà dở người mới chạm mặt nhau đã nghĩ chuyện đem đối phương đi hiến tế cả. Người Maya có tục lệ hiến tế chứ họ không phải người khùng.

Chính vì Xuân – Tề nơi này có nhiều lựa chọn, cho nên họ chọn trước tiên xây dựng cơ sở thật tốt và khai hoang một vùng đất nông nghiệp vừa phải. Từ đó mới tạo tiền đề đi Peru hay Chile.


Hắn không phải thần, càng không thánh mẫu, hắn không tính toán được tất cả, vì người thông minh và lợi hại hơn hắn có rất nhiều. Hắn từng bước đi trên con đường trở nên mạnh mẽ, gian nan gia tăng thực lực của mình, đồng thời lại dấn sâu vào vô số âm mưu, kiếp nạn.

Ta là chính kiếp nạn của Chư Thiên Vạn Tộc.

mời các bạn đón đọc và chứng kiến cuộc hành trình của Hắn trở thành kẻ mạnh nhất.

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.