Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 980: Ai là quân tử.






Đám lạc đà của Thập Tự Chinh quân đã đi vào sa mạc mênh mông nhìn như không bờ bến.

Đám người Hassan-i Sabbah cũng rời đi với chiến hạm của mình và chờ đợi kết quả. Bọn hắn còn phải bận rộn lắm để chuẩn bị cho cả một kế hoạch bố trí phía sau.

Lúc này mội sự kiện khác quan trọng không kém đang diễn ra ở lục địa Ấn Độ nơi cực nam mảnh đất.

Sau bốn năm dòng dã không ngại khuynh quốc lực cuối cùng Chola đã áp sát được thành trì cuối cùng của Vương triều Tây Chalukyas- Kalyani ( Davanagere ngày nay).

Nói về lịch sử của vùng đất này thì quá lằng nhằng rắc rối, vì người Ấn quá nhiều thành bang, quá nhiều phân chia lãnh địa lãnh thổ, càng là ngăn cách bởi các hệ giáo phái tư tưởng. Cho dù rất nhiều là Hindu , rất nhiều cùng là Phật giáo nhưng bọn họ có quá nhiều nhánh khác nhau cho nên phức tạp vô cùng.

Các thành bang của Ấn Độ quan hệ lại càng phức tạp, sự ảnh hưởng của thành bang lớn đến thành bang bé là đan xen nhau, chồng chất lên nhau, đôi khi một thành bang bé có thể bị ảnh hưởng hay chồng chất bởi hai, ba hay thậm chí là bốn các thành bang lớn hơn.

Ở khu vực này là kết cấu liên bang điển hình, duy trì các mối quan hệ rule là có nhưng dựa trên liên minh chính trị kinh tế. Cho nên nói thật là có Đế Quốc, có Vương Quốc nhưng sự quản lý của họ đối với các vùng đất trong quốc thổ có phần không toàn vẹn. Khá giống với Đại Việt thời Lý trước khi Ngô Khảo Ký chỉnh hợp lại. Các thế lực Tây Bắc tuyên bố thuần phục nhưng họ lại có độc lập nhất định.

Nói về lịch sử Chola Đế Quốc thì nó xuất phát từ vương Quốc Chola nằm ở mỏm cực Nam của Lục Địa Ấn.

Lục Địa Ấn như một cái mũi chữ V lấn ra hải dương, và Chola chính là nằm ở mũi chữ V đó với người Tamil. Cao hơn chút về phía Bắc ở giữa chữ V chính là Vương Quốc Chalukyas.

Vương Quốc Chalukyas vì địa thế mà bị chia thành Vương Quốc Tây Chalukyas và Vương Quốc Đông Chalukyas.

Như đã nói Tây Chalukyas thủ phủ chính là Kalyani ( Davanagere ngày nay), còn đông Chalukyas thủ phủ chính là Vengi thành bang hùng mạnh.

Nói đơn giản là Vương quốc Chola ban đầu chính là bang Tamil Nadu ngày nay của Ấn Độ. Còn Tây Chalukyas chính là bang Karnataka, Đông Chalukyas chính là bang Andhra Pradesh. Cả ba cộng lại chính là được xếp kín vào chữ V lục địa Ấn phía Nam. Với Chola Vương quốc ở mũi và Đông- Tây Chalukyas ở hai cánh.

Không phải không có lý do mà hình thành như vậy. Yếu tố tự nhiên ảnh hưởng rất nhiều sự phân chia ba thế lực này.

Giữa Chola -Đông Chalukyas - Tây Chalukyas có các cánh rừng rậm, dãy nũi cao chia cắt.

Ví như Vương quốc Chola ngăn cách với Tây Chalukyas bởi dãy Nilgiri, dãy đồi Anamalai, và Kerala về phía tây. Ngăn cách một phần với Đông Chalukyas bởi dãy Eastern Ghats.

Dãy Eastern Ghats chạy từ Bắc xuống nam cho nên cũng chia cách luôn Đông – Tây Chalukyas.

Chính vì vậy giữa Vương Quốc Chola và Vương quốc Đông Chalukyas vẫn có đường ven biển để giao lưu thuận tiện.

Đây chính là lý do mà ban đầu Vương Quốc Chola và Vương quốc Đông Chalukyas thực hiện liên minh quân sự kinh tế có chiều sâu, và hai bên liên hôn rất nhiều.

Cho nên những người lãnh đạo của Đế Chế Chola sau này thường lấy danh Chalukya Cholas là vì vậy.

Rajaraja Chola, người được coi là nhà cai trị Vương quốc Chola vĩ đại nhất, lên ngôi Tanjavur vào năm 985. Ông theo đuổi tham vọng đế quốc của mình với một thái độ hiếu chiến. Ông đã chinh phục và củng cố các tỉnh phía nam, sau đó trong một cuộc càn quét mạnh mẽ ở phía bắc, đưa Gangapadi, Nolambapadi, Talaikkadu và một phần của miền nam Deccan dưới sự cai trị của mình.

Cuộc tiến công này của Chola đã đưa họ vào cuộc xung đột trực tiếp với thế lực Vương Quốc Tây Chalukyan.

Nhưung Rajaraja, một nhà lãnh đạo thông minh, nghĩ rằng đó là lợi ích tốt nhất của người Chola khi thấy rằng người Chalukyas phía Đông không có mục đích chung với những người anh em họ của họ ở phía tây, vì một liên minh như vậy sẽ tạo thành một thách thức đối với quyền lực đang lên của người Chola.

Rajaraja quyết định kết bạn với những người Chalukyas phương Đông yếu hơn để chống lại những người Chalukyas phương Tây mạnh hơn và tạo ra phạm vi cân bằng quyền lực truyền thống ở Nam Ấn Độ.

Rajaraja Chola đã lợi dụng tình hình khi các con trai của Chalukya Danarnava phía Đông, bị Jata Choda Bhima tước đoạt vương quốc của cha mẹ họ, đã tìm kiếm sự giúp đỡ của ông. Anh ấy ủng hộ chính nghĩa của họ và tham gia vào liên minh hôn nhân với họ. Ông gả con gái Kundavai cho Vimaladitya, em út trong hai hoàng tử. Đây là sự khởi đầu của hàng loạt cuộc hôn nhân ngoại giao giữa hai triều đại này.

Đến thời này Kulothunga Chola I đã lợi dụng đủ tình hình và thống nhất được hoàn chỉnh Cholas và Đông Chalukyas tạo nên Đế Chế Cholas hùng mạnh. Và chính thằng Tống Kiệt là tiếp tay cho Kulothunga Chola I tăng lên tốc độ thống nhất và binh định nội địa hai kingdoms tạo nên một Đế Chế.

Nhưng quá trình nội đấu này làm cho Cholas mất đi quyền ảnh hưởng đối với Sumatra. Đó là lý do tại sao khi mà sau khi thống nhất thì Kulothunga Chola I muốn áp lại quyền ảnh hưởng của mình lên Sumatra, nhưng ông ta đánh giá sai sức mạnh của Medang, càng đánh giá sai quyết tâm can thiệp của Đại Việt vào tình hình chung khu vực.

Lúc này Kiều Thạc với tư cách là con nuôi của Kulothunga Chola I, thay tên đổi họ và bốn năm dòng dã dẫn quân đánh qua dãy Nilgiri và đồi Anamalai. Hắn trong bốn năm với hậu thuẫn hùng mạnh của đế quốc, lại thêm có vũ khí tốt, hỏa pháo, súng Culverin mẫu từ Đại Tống. Nhưng mà các công tượng Đại Việt đi theo Kiều Thạc sau vụ nổ xưởng ở Kim Xỉ vẫn còn vài người sống.

Trong bốn năm bọn họ đã gây dựng lại một đột công tượng ở Cholas và phục vụ cho chiến tranh.

Chiến tranh không chỉ có vũ khí, hỏa pháo, súng Culverin là có thể dễ thắng.

Cho nên Kiều Thạc cũng phải chật vật tận bốn năm mới có thể đánh tàn được Tây Chalukyas ┐( ̄ヘ ̄ )┌. Vấn đề viễn chinh đâu đơn giản, cứ cầm súng đến là người ta đầu hàng thì đâu phải có cảnh đổ máu này. Tiếp viện cho quân viễn chinh Kiều Thạc ngày một khó vì chặng đường dài hơn, vì không đủ thuốc nổ, vì thiếu đủ thứ quân trang, thuốc, lương thực.

Các vùng mới chiếm đóng của Tây Chalukyas thì người dân nổi dậy đâu đơn giản mà cai trị nổi, cho nên vừa đánh vừa ổn định các thành bang. Đến lúc này thì Kiều Thạc mới tới được Kalyani ( Davanagere ngày nay), và vây chặt thủ phủ này của người Tây Chalukyas.

Nhưng lúc này Kiều Thạc lại rầu rĩ ngồi bên trong doanh trại lều soái tướng.

“ Đại ca, quân của ta đã nắm chắc tình hình, một đến hai tháng sẽ công phá hoàn toàn toà thành cuối cùng này.. Vinh quang cuối cùng đã tới tay, cớ sao đại ca cả ngày rầu rĩ?” Kiều Thung một bên khó hiểu mà hỏi.

“ Người sắp chết, cũng nên thổn thức một chút , nhìn lại cuộc đời… cả điểm này đệ cũng không cho phép ta sao?”

Kiều Thạc nở một nụ cười nhưng thật là còn khó coi hơn khóc.

Có điều gương mặt hắn càng lúc càng giãn ra, trở nên tự nhiên hơn, cuối cùng là hào sảng cười lớn kinh động cả Kiều Thung.

“ Đại Ca đừng đùa… lúc này ai có thể giết nổi chúng ta…?” Kiều Thung cho là đại ca đang đùa nên cười lớn theo hùa hạ.

“ Tại sao không có ai? Đại Việt Thần Đế Ngô Khảo Tước có thể giết chúng ta…” Kiều Thạc thâm tường…

“ Đại ca đùa, chúng ta mai danh ẩn tích … ai có thể biết được, kế kim thiền thoát xác của Đại Ca quá đỉnh cao, Đại Việt nào tiếp tục săn lùng chúng ta?” Kiều Thung nghi ngờ mà hỏi.

Nhờ lại trước đây bốn năm, ngày đó tại phòng chi huy, lúc tên thân binh nghe lệnh Kiều Thạc bước ra ngoài lên thuyền báo cho pháo đài hơp công chỉ là làm màu.

Khi đó Kiều Thạc đã đổi đổ với Thân binh rồi chuồn lên bộ, Kiều Thung cũng vậy. Sau đó hai thằng này cùng thân tín trên bộ trốn theo thuyền Chola rời đi.

Đây là lý do mà Cảng Gerine có thể bị Đại Việt dễ như vậy chiếm lấy , quân bộ chủ lực lui từ lâu rồi.

Cuối cùng là các thế thân mặc giáp kín mít, bước ra đầu thuyền chấp nhận chìm cùng chiến hạm. Như vậy bằng chứng quá rõ về việc Kiều Thạc, Kiều Thung , Kiều Trung đã chết.

Thậm chí các thế thân trong lúc cuối còn buộc thân thể với thuyền, từ đó không có cách nào xác minh xác chết là của ai, thời này không có thợ lặn nào cả trăm m giữa biển tìm kiếm xác cả.

Kế này đánh lừa cả Đại Việt lẫn quân Thiên Tử ngày hôm đó chiến đấu làm dê thế tội.

Đúng là che trời vượt biển mà.

Nhưng tại sao làm kín mít vậy , đã nhiều năm như vậy mà Kiều Thạc bỗng nhiên nói đến chết chóc, nói đến Đại Việt không bỏ qua hắn?

“ Ngươi nghĩ trong các vị quân vương của khu vực , có ai đáng coi là quân tử?” Khiều Thạc lên tiếng hỏi em họ…

“ Đệ … không hiểu…” Thung thật không hiểu anh cả vì sao hỏi như vậy.

“ Dù có ai là quân tử cũng không phải Kulothunga Chola , Kiều Thạc, vì gia tộc ngươi sẵn sàng theo ta đi chết chứ.. ít nhất để cho con cháu họ Kiều có một đường lui thân?”

Khiều Thạc ánh mắt đượm ưu tư, lại chất chứa tâm sự cùng có cả quyết đoán trong đó

Vậy chuyện gì đang xảy ra?

Mời đọc chap sau sẽ rõ.


Võ hiệp cổ điển, chơi ngải đa vũ trụ, hãy đến với để khám phá những bí ẩn chưa có lời giải đáp!

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.