Nói chung Ngô Khảo Ký vẫn có thể hiểu rõ những khái niệm cơ bản về chủ nghĩa Fascism.
Như hắn đã viết trong đề cương của mình về Fascism cũng không khác mấy so với Richard < Cánh Tay Trái> :
Chủ nghĩa phát xít là một hệ tư tưởng và phong trào chính trị cực hữu, độc đoán, dân tộc cực đoan,[1][2][3] được đặc trưng bởi một nhà lãnh đạo độc tài, chế độ chuyên quyền tập trung, chủ nghĩa quân phiệt, đàn áp đối lập bằng vũ lực, tin vào một hệ thống phân cấp xã hội tự nhiên, sự lệ thuộc lợi ích cá nhân vì lợi ích được nhận thức của quốc gia và chủng tộc, và sự thống nhất mạnh mẽ của xã hội và nền kinh tế.[2][3]
Những đặc chưng dễ nhận dạng đó là gây chiến tranh bất chấp lý do hoặc bịa đặt lý do để chiến tranh. Chúng coi chiến tranh là cách mạng mang lại những thay đổi lớn đối với bản chất của chiến tranh, xã hội, nhà nước và công nghệ bất chấp hậu quả mang lại cho cả đôi bên, là phe Fascism và cả nạn nhân của chúng.
Từ đó sẽ nảy sinh ra vấn đề về Sự ra đời của chiến tranh tổng lực và sự huy động quần chúng của xã hội đã xóa bỏ sự khác biệt giữa thường dân và chiến binh. Quyền công dân quân sự phát sinh trong đó tất cả công dân đều tham gia vào quân đội theo một cách nào đó.[4] Chiến tranh dẫn đến sự trỗi dậy của một nhà nước hùng mạnh có khả năng huy động hàng triệu người ra tiền tuyến và cung cấp hậu cần để hỗ trợ họ, cũng như có thẩm quyền chưa từng có để can thiệp vào cuộc sống của người dân.[4]
Chủ nghĩa phát xít bác bỏ những khẳng định rằng bạo lực vốn dĩ là xấu và coi chủ nghĩa đế quốc, bạo lực chính trị và chiến tranh là phương tiện để trẻ hóa quốc gia.[5]
Những kẻ phát xít thường ủng hộ việc thành lập một nhà nước độc tài phi dân chủ ,[6][7] và cho một nền kinh tế dirigiste ( tạm dịch :một hệ thống trong đó chính phủ có nhiều quyền kiểm soát tuyệt đối với nền kinh tế của một quốc gia) [8][9], với mục tiêu chính là đạt được chế độ tự cung tự cấp (kinh tế quốc gia tự cung tự cấp) thông qua chủ nghĩa bảo hộ và kinh tế. chính sách can thiệp.[10]
Chủ nghĩa độc đoán và chủ nghĩa dân tộc cực đoan của Chủ nghĩa phát xít thường thể hiện dưới dạng niềm tin vào sự trong sạch của chủng tộc hoặc chủng tộc thượng đẳng, thường được pha trộn với một số biến thể của phân biệt chủng tộc. Những ý tưởng này đã thúc đẩy các chế độ Fascism thực hiện các cuộc diệt chủng, thảm sát, triệt sản cưỡng bức, giết người hàng loạt và trục xuất cưỡng bức.[11]
Tất nhiên đây chỉ là những thứ cơ sở nhất để nhận biết và phân biệt chủ nghĩa Fascism dùng để nhìn ra chúng khi chúng ẩn nấp lẩn tránh đâu đó hoặc có thể ngang nghiên hiển hiện và tự đặt cho mình một cái tên khác, nhưng chỉ cần nhìn hành động của chúng là sẽ rõ ràng như ban ngày.
Những thứ này ít nhất có thể khiến bộ phận người dân dễ tiếp cận nhất để phân biệt cho dù những người đó kiến thức chưa phải mạnh mẽ.
Ngô Khảo Ký phải nhắm đến những đối tượng phổ thông để diễn giải một cách chính xác và ngắn gọn nhất khiến họ có thể tiếp thu. Thật là khó vì đôi khi có những người càng thiếu kiến thức càng lười tiếp thu kiến thức. Tất nhiên phong trào họ tập nâng cao tri thức ở Đại Việt rất cao , nhất là giới tinh hoa, nhưng Ngô Khảo Ký phải để ý cả những quốc gia bên cạnh để có thể truyền đạt cho những người dân nơi đó biết thế nào là Fascism và mối nguy hại của chúng.
Về nguồn gốc thì có nhiều dẫn chứng: Nhưng Ngô Khảo Ký bỏ qua vấn đề này trong đề cương cho nhân dân, vấn đề này chỉ có nhắc đến trong đề cương chi tiết dành cho giới nghiên cứu, và Ngô Khảo Ký phải thay tên địa điểm cùng mốc thời gian để sao cho phù hợp hoàn cảnh. Tức là vẫn giữ nguyên tên nhân vật nhưng đổi địa danh để khiến nó đến từ một vùng đất nào đó chưa biết chứ không phải đến từ tương lai.
Nguồn gốc của chủ nghĩa phát xít bắt nguồn từ phong trào Jacobin cuối thế kỷ 18, coi bản chất toàn trị của nó là điềm báo trước của nhà nước phát xít.[12] Sau đó Napoléon III, người điều hành một 'nhà nước cảnh sát' và đàn áp truyền thông, là tiền thân của chủ nghĩa phát xít.[13],
Robert Gerwarth nói về 'đường dây trực tiếp' từ Bismarck tới Hitler.[14] Julian Dierkes coi chủ nghĩa phát xít là một 'hình thức chủ nghĩa đế quốc đặc biệt bạo lực'.[15] Từ đó có thể thấy được sự phát triển tương đối và môi trường ra đời của chủ nghĩa Fascism
Tất nhiên Ngô Khảo Ký phải vẽ một bối cảnh không gian điều kiện xã hội để người nghiên cứu có thể hiểu biết sâu hơn nguyên nhân sâu sa tạo điều kiện cho Fascism hình thành. Điều này rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới Đại Việt hay cả Đông Á.
Biết hoàn cảnh thích hợp ra đời cho Fascism thì có thể phần nào đự đoán và ngắn chặng chủ nghĩa này. Có nhiều quan điểm khác nhau về nguyên nhân dẫn đến sự trỗi dậy của chủ nghĩa Fascism . Trong đó có một quan điểm cho rằng chủ nghĩa Fascism Italya ra đời là một sự đáp lại các thất bại của nền dân chủ, chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa Marx.
Tức là nếu chủ nghĩa dân chủ và chủ nghĩa Marx của Ngô Khảo Ký đang xây dựng ở Đại Việt rơi vào thất bại, rất có thsự bất ổn loạn ly sẽ khiến người dân tìm vào một cái gì đó để bấu víu , và chủ nghĩa dân tộc cực đoan lại là thứ dễ đoàn kết mị dân những người có cùng văn hoá, ngôn ngữ, và dễ mị dân tiến lên cực đoan.
Điều này rất quan trọng cần cảnh báo cho giới tinh hoa cùng nghiên cứu một cách nghiêm túc nhất có thể.
Và con đường Dân Chủ. Xã Hội định hướng Thị Trường với gốc là chủ nghĩa Marxism của Đại Việt phải thật cẩn thận và có lộ trình cụ thể. Vì tiến lên chủ nghĩa xã hội không đơn giản. Mồm leo lẻo chủ nghĩa xã hội cái gì chủ nghĩa dân tộc nhưng chẳng biết quái gì sẽ lỡ bước ngay.
Bởi lẽ mỗi quốc gia sẽ Chủ Nghĩa Xã Hội theo một phương pháp khác nhau cùng nhận định khác nhau tuỳ thuộc hoàn cảnh. Ký vẫn còn tập hợp cả đống nhân tài Đại Việt để chắt lọc con đường xã hội hoá một cách hợp lý nhất theo từng giai đoạn kia kìa.
Chả biết đến cuối đời Ký có thực hiện được một phần lý tưởng không.
Âm thầm tiến hành 4 năm, trắng trợn thi triển 5 năm .. đã là 9 năm trôi qua Marxism hoá còn chưa tìm thấy đường đi phù hợp lắm. Vậy mà đám quân chủ Chuyên Chế Độc Tài Quân Sự Hiếu Chiến- phi Dân Chủ đánh khắp nơi đông tây nam bắc , đánh cả Châu Âu Châu Mỹ mặc dù họ chả đụng quái gì tới mình. Nhưng miệng vẫn giao giảng biết về Xã hội chủ nghĩa + chủ nghĩa dân tộc là gì không? Xây gấp Nghị Viện Nhân Dân đi không lại xấu mặt.
Tất nhiên nhiều thứ mang tính học thuật nghiên cứu sâu và những thứ dễ hiều thì được Ngô Khảo Ký tách riêng ra viết thành hai cuốn luận cương một chi tiết, một rất cơ bản để giáo dục đại trà.
Thật ra chủ nghĩa Fascism nó bao hàm rất nhiều yếu tố, phe Tư Bản thì đổ lỗi yếu tố dân tộc của phe Xã Hội tạo nên Fascism , còn phe Chủ Nghĩa Xã hội thì đổ lỗi Tư Bản và hình thái Đế Quốc Quân Sự Hiều Chiến, Chế Độ Thực Dân là nguồn cội của Fascism . Nhưng thực tế Fascism có cả đặc điểm của cả hai luồng tư tưởng trên nhưng nó đi theo hướng cực đoan hoàn toàn.
Nói về Fascism thì không thể không nhắc đến chủ nghĩa dân tộc cực đoan và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.
Nói chung cứ nhìn thấy việc hành động xâm chiếm nô dịch triệt để, coi những dân tộc khác bọn chúng là man di rồi thượng đẳng trà đạp, phủ nhận quyền tự quyết của dân tộc đó, phủ nhận dân chủ, miệt thị, thì đó chắc hẳn là không sai đâu rồi.
Nói về sâu xa thì chủ nghĩa dân tộc cực đoan và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc của Fascism lại có liên quan khá mật thiết đến thuyết Darwin xã hội, đã được chấp nhận rộng rãi, không phân biệt giữa đời sống vật chất và xã hội, và coi thân phận con người là một cuộc đấu tranh không ngừng để đạt được sự sống còn của kẻ thích nghi nhất.[16]
Nó thách thức tuyên bố của chủ nghĩa thực chứng về sự lựa chọn có chủ ý và hợp lý như là hành vi quyết định của con người, với thuyết Darwin xã hội tập trung vào di truyền, chủng tộc và môi trường.[16]
Sự nhấn mạnh của nó vào bản sắc nhóm sinh học và vai trò của các mối quan hệ hữu cơ trong xã hội đã thúc đẩy tính hợp pháp và sức hấp dẫn của chủ nghĩa dân tộc.[17]
Các lý thuyết mới về tâm lý xã hội và chính trị cũng bác bỏ quan niệm cho rằng hành vi của con người bị chi phối bởi sự lựa chọn hợp lý và thay vào đó cho rằng cảm xúc có ảnh hưởng nhiều hơn đến các vấn đề chính trị hơn là lý trí.[16].
Nhưng hãy đừng coi chủ nghĩa dân tộc là nguy cơ, hãy nhìn nhận chính xác về nó, nếu biết phân biệt chủ nghĩa dân tộc ôn hòa và chủ nghĩa dân tộc cựu đoan thì chúng ta đã chiên thắng rồi.
Chủ nghĩa dân tộc ( nationalism ) ở Việt Nam hay dịch lẫn lộn state, nation, country, nhưng luật quốc tế có sự phân biệt. Chữ "dân tộc" là vay mượn từ phương Tây, chỉ vào Việt Nam khoảng đầu thế kỷ 20. Trước cận đại cả Trung Quốc và Việt Nam không hề biết đến chữ "dân tộc". Nationalism khi dịch sang tiếng Việt "quốc tộc" ( dịch qua Trung rồi chuyển Việt- Hán). Cho nên mới nói là hai chữ “dân tộc” này là Ngô Khảo Ký đưa vào Đại Việt thời điểm hiện tại.
Nhưng Ngô Khảo Ký dùng là hệ "Chủ nghĩa dân tộc công dân", Tức là là hình thức chủ nghĩa dân tộc gắn dân tộc với khái niệm quốc tịch, quyền công dân, tức sự gắn bó của người dân với một nhà nước hiện đại, có tự do, dân chủ. Mọi công dân sống trong lãnh thổ Đại Việt đều là một dân tộc, không phân biệt. Chủ nghĩa này chấp thuận một sự đa nguyên văn hóa, và thường được xem là ôn hòa.
Còn mấy tên không biết nhao nhao chủ nghĩa dân tộc vì vị Vĩ Đại kia cũng là chủ nghĩa dân tộc mà. Nhưng bọn hắn đâu có đọc cho kĩ cho nên sẽ đi theo con đường "Chủ nghĩa dân tộc sắc tộc", là hình thức chủ nghĩa dân tộc gắn dân tộc với khái niệm sắc tộc, tức nhìn vào cội nguồn huyết thống, bản sắc văn hóa, ngôn ngữ, đức tin... Dạng chủ nghĩa dân tộc này hay bị xem là cực đoan, khi mà nó luôn nhấn mạnh sự khác biệt của một sắc tộc này với một sắc tộc khác. Dẫn đến cả chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.
Cùng là chủ nghĩa dân tộc đấy nhưng lại khác quá nhiều rồi.
1, Turner (1975), p. 2, Encyclopedia Britannica Fascism: 3 "fascism". Merriam-Webster Online. Archived 4. Blamires (2006), pp. 140–141, 670; Mann (2004), p. 65. 5. Grčić (2000), p. 120; Griffin & Feldman (2004c), p. 185; Spielvogel (2012), p. 935; Payne (1995), p. 106. 6 Griffin (2013), pp. 1–6. 7. Mussolini (2002), p. 40. 8. Berend, Iván T. (2016). An Economic History of Twentieth-Century Europe: Economic Regimes from Laissez-Faire to Globalization. Cambridge University Press. p. 93. 9. Lynch, Derek; Davies, Peter J. (2002). The Routledge Companion to Fascism and the Far Right 10. Blamires (2006), pp. 188–189. 11. Kallis (2011); Paxton (1998); Lancaster (2011). 12. Camus & Lebourg (2017), p. 20. 13. Williams (2015), p. 28. 14. Gerwarth (2005), p. 166. 15. Dierkes (2010), p. 54 16. Outhwaite (2006), p. 442; Koon (1985), p. 6. 17. Caforio (2006), p. 12. 18.
"Mười vạn năm trước, Kiếp Dân phủ xuống. Cổ Thiên Đình chỉ còn lưu lại di chỉ, Tây Phương Linh Sơn đã sớm đổ nát hoang tàn, Vô Tận Ma Uyên lùi về trong tĩnh mịch. Hoang Cổ Thánh Vực bị đánh vỡ tan tành, trở thành Tứ Hoang Nhất Hải.
Mười vạn năm sau, Đông Hoang Việt quốc, một gã Chân Nhân cao thủ tuổi già thọ cạn, cáo lão hồi hương, bỗng nhiên tuyệt địa phùng sinh, từ đấy quét ngang võ giới, lập nên bất hủ truyền kỳ."