Phong Sính từng mất đi mẹ. Ngày đó chính cha anh đã trang điểm cho mẹ trước khi tiễn mẹ đi. Năm đó Phong Sính lên 5, anh hỏi cha vì sao mẹ lại ngủ lâu như vậy. Cha anh chỉ mỉm cười rồi bảo:
- Bà ấy đã hoàn thành sứ mệnh của mình rồi. Những năm qua đã rất vất vả lo cho chúng ta. Chúng ta nên để bà ấy hưởng phước ở thiên đường.
Phong Sính nghe xong không khóc nữa, lại cảm mẹ thật ích kỷ. Đến một nơi vui như vậy cũng không đưa anh đi cùng.
Phong Sính nhìn cô bé trước mặt.
- Cháu tên gì?
Cô bé với đôi mắt to tròn, má bầu phúng phính nhìn thẳng vào mặt Phong Sính.
- Đường Y.
- Chú là Phong Sính.
Đường Y dụi mắt:
- Cháu xin lỗi, thật ra cháu biết bà ngoại mất. Trong nhà, ngoài bà ngoại thương cháu ra chẳng còn ai khác. Điều này khiến cháu khó chấp nhận.
Nghe những lời này, Phong Sính không tin được cô bé lúc chiều và cô bé đang ngồi trước mặt anh là cùng một người.
- Vì sao bị tát mà không khóc?
- Cháu không muốn bà ấy thấy cháu khóc. Mỗi lần cháu khóc bà ấy lại nói cháu phiền phức. Những người trong nhà không thích ba cháu. Sau khi lấy nhau, vì ba cháu ngoại tình rồi bỏ rơi mẹ, gia đình càng ghét ba hơn. Cháu mang họ ba, cũng đáng bị vứt bỏ.
Thì ra cô bé rất hiểu chuyện. Nhóc con cũng bị người nhà ruồng bỏ.
Mà từ khi ra tù, Phong Sính cũng bị xã hội từ chối.
Hai người có nét tương đồng.
Lúc quay sang nhìn đã thấy cô bé ngủ quên.
Phong Sính bế nhóc con ngủ trên giường anh. Sau đó, anh ngồi ở trên bàn ôm ảnh của Tư Nhan rồi ngủ gục lúc nào không hay.
…
Sáng thức dậy, anh nghe tiếng của Từ Nhan.
- Phong Sính, cậu đừng quay nữa.
- Từ Nhan cười lên nào.
- Phong Sính, tớ bảo cậu không được quay nữa.
Khóe mắt Phong Sính cay cay, giọt nước mắt nóng hổi rơi trên tay anh.
Phong Sính mở mắt.
- Từ Nhan?
- Thì ra chị ấy là bạn gái chú. Bây giờ chị ấy ở đâu? Có phải chị ấy bỏ rơi chú?
Phong Sính tức giận, anh giật lại chiếc máy quay từ tay cô bé.
- Ai cho cháu tùy ý đụng vào đồ của người khác?
Từ khi Từ Nhan mất, những thước phim mà anh quay có cô. Phong Sính không dám mở ra xem. Nó như một vết thương đang mưng mủ đang được dán băng keo tạm bợ. Sợ khi mở nó ra rồi sẽ đau đến chảy máu.
Con người thường không dám đối diện trước nỗi đau. Phong Sính cũng vậy. Càng xem chỉ càng đau lòng mà thôi.
- Chị ấy bỏ rơi chú. Chú còn giữ những cái này làm gì?
- Liên quan gì? Sao tôi phải nói chuyện với một đứa nhóc? Mau cút khỏi đây!
Đường Y tức giận ném cái gói vào mặt Phong Sính.
- Đồ ông chú già đáng ghét. Tôi không phải là nhóc con.
Đường Y vẫn đứng ở đó. Phong Sính thấy nói không được, anh sải bước dùng tay nắm lấy cổ áo phía sau của Đường Y.
- Mau về nhà đi. Ở đây không hoan nghênh!
- Chú làm gì vậy? Mau thả tôi ra.
Cứ thế Phong Sính đem Đường Y ném ra khỏi cửa phòng.
Anh mở cửa bước ra, vác Đường Y lên vai nhét vào trong xe đưa Đường Y trở về biệt thự.
- Chú đưa tôi đi đâu?
- Về nhà.
- Tôi không về nhà.
Đường Y bắt đầu khóc lên. Cô bé không biết chính mình đã chọc vào giới hạn của Phong Sính. Vậy cho nên, rất nhanh Đường Y đã được giao trả cho quản gia.
Phong Sính đứng ở bên ngoài định quay đi thì nghe bên trong truyền ra tiếng ly vỡ.
“Xoảng.”
- Mày nói cho tao nghe, bà ngoại để tiền ở đâu?
- Tôi không biết.
- Mày không biết tao đánh khi nào mày biết mới thôi.
Từng cái bạt tai nặng nề giáng xuống nhưng Đường Y không khóc. Cô bé 10 tuổi cắn răng chịu đựng. Phong Sính ở bên ngoài nhìn không nổi nữa, mặc kệ chuyện gì sẽ xảy ra. Anh vẫn sẽ cứu cô bé.
- Dừng tay. Bà không được đánh nữa.
Phong Sính rất nhanh đã chắn trước mặt bà ta. Bà ta cười khẩy.
- Liên quan gì đến mày?
- Không liên quan nhưng đánh người là phạm pháp.
- Haha. Một tên từng ngồi tù vì tội giết người mà đi giảng luật pháp với tao hả? Mày mau cút không thôi, tao báo cảnh sát.
Đường Ý kéo ống quần của anh. Ánh mắt trong trẻo như mặt nước mùa thu.