Mê Án Đường Triều

Chương 85: Người ăn xin



Một tháng sau.

Thời tiết ở Quý Châu (Quý Cảng, Quảng Tây ngày nay) khá nóng ẩm, dường như đang chờ đợi một đợt mưa dài ngày. Khi mới đặt chân tới đây, Trần Cẩn Phong cảm thấy khó thích ứng được với không khí. Xem chừng khí hậu ở kinh đô vẫn hợp với mình hơn, nghĩ đến đây chàng tự cười giễu cợt bản thân.

"Trương công tử, huynh cười gì thế?" Người vừa cất tiếng là một chàng trai mắt sâu mũi cao, đường nét khuôn mặt sắc sảo. Anh ta nhìn về phía Trần Cẩn Phong rồi gặng hỏi.

Dưới cằm Trần Cẩn Phong râu đã mọc khá dài, trông thấy vẻ hồ nghi trên mặt Võ Dương, chàng chỉ cười đáp: "Không có gì đâu."

"Quý Châu quả là vùng đất địa linh nhân kiệt." Võ Dương đổi chủ đề.

"Haha, Lý huynh bảo huynh đến đây cùng ta là ý kiến sáng suốt đấy." Trần Cẩn Phong hào hứng đáp.

"Nhiều năm rồi chưa ra khỏi kinh thành, lần này cũng xem như được du ngoạn một phen."

"Đúng đấy, có thể tìm hiểu phong tục tập quán của người dân địa phương, bổ sung thêm chút kiến thức."

"Trương công tử này, nói thật lòng chúng ta quen biết nhau chưa lâu nhưng thực sự thay đổi xưng hô cũng khó đấy, nhìn bộ râu giả của huynh ta thấy cứ sao sao." Võ Dương lại cười hỏi: "Tiếp theo chúng ta đi đâu đây?"

Trần Cẩn Phong dừng lại, mỉm cười nói với Võ Dương: "Đương nhiên phải đi thăm người bằng hữu cũ rồi."

Đang nói chuyện bỗng từ khu vực gần đó vọng ra tiếng người huyên náo ồn ào. Hai người nhìn nhau, không hẹn mà cùng tiến về phía dòng người đang chen chúc nhau. Nhưng hai người còn chưa kịp tới gần, đám đông lại vội vàng chen về phía họ. Lai giả bất thiện, thiện giả bất lai (người đến không với mục đích tốt), nhiều năm sống trong chốn cung đình khiến đầu Võ Dương nảy ngay ra câu này. Đến khi nhìn kĩ những người kia Võ Dương mới buông lỏng cảnh giác, ra chỉ là một đám ăn xin mà thôi.



Đám người ăn xin hò reo vây quanh hai người, thi nhau chìa bát mẻ đĩa sứt về phía họ. Trần Cẩn Phong lấy lương khô đem theo người rồi bắt đầu phân phát. Võ Dương thấy vậy cũng gỡ hành lí của mình ra, bắt chước Trần Cẩn Phong để vào mỗi cái bát mẻ một chút đồ ăn.

"Dù sao chúng ta cũng tới nơi rồi, cho họ cả cũng không sao." Võ Dương nhanh chóng đem cho hết lương khô.

Những người ăn xin nhận được đồ ăn đều âm thầm chạy đến một góc rồi ngồi bệt hoặc ngồi xổm xuống ăn lấy ăn để. Khi Võ Dương và Trần Cẩn Phong chuẩn bị rời đi lại trông thấy một chàng trai chạy tới giơ bát ra trước mặt hai người, vẻ mặt vô cùng đáng thương.

"Không phải ta đã cho rồi sao, bây giờ cũng chẳng còn gì nữa rồi." Võ Dương kéo túi ra cho người nọ nhìn vào, bên trong hoàn toàn rỗng không.

Chàng trai thất vọng lặng lẽ quay người đi.

"Trương công tử, có khi chúng ta phải thay đổi trang phục thôi." Võ Dương cúi đầu nhìn trang phục thêu gấm thêu hoa của hai người, bất lực cảm thán.

Vừa ngẩng đầu anh lại thấy Trần Cẩn Phong đang nhìn về một phía mà im lặng không nói gì. Võ Dương cũng nhìn theo, cảnh tượng trước mắt hoàn toàn thu hút anh. Chàng trai vừa nãy chạy tới xin cơm ngồi xuống đất, bên cạnh còn một ông lão ăn xin quần áo rách nát. Chàng trai bẻ nhỏ từng miếng lương khô xin được lúc trước sau đó đem ngâm vào nước rồi đút từng miếng cho ông lão. Ông lão giống như một đứa trẻ được cải lão hoàn đồng, ngoan ngoãn ăn từng chút một.

Trần Cẩn Phong cảm thấy cảm động, chàng bước tới ngồi xuống bên cạnh ông lão ăn xin.

"Đây là cha ngươi sao?"

Chàng trai kinh ngạc ngẩng đầu, khi nhìn thấy là người ban nãy cho mình đồ ăn bèn đáp: "Vâng."

Trần Cẩn Phong gật đầu, chàng bỗng cảm thấy đau lòng cho họ, người con chỉ đang muốn đền đáp lại tình yêu của cha mẹ.

"Ông ơi, ông có một người con thật hiếu thảo." Nhìn gương mặt tiều tụy xác xơ của ông lão, Trần Cẩn Phong ngỏ lời khen ngợi.

Ông lão không đáp lời mà chỉ vào đồ ăn con trai chuẩn bị đút cho mình, nói: "Vi phụ no rồi, con ăn đi."

"Phụ thân, con không đói, người cứ ăn đi."

"Giáo tử chi dưỡng dã, lạc kì tâm, bất vi kì chí." (Con cái không được cãi lời cha mẹ mới khiến cho cha mẹ vui lòng) Ông lão giả vờ quở mắng chàng trai.



Chàng trai ngập ngừng khó xử: "Phụ thân, con.."

"Bất đắc hô thân, bất khả dĩ tố nhân; bất thuận hô thân, bất khả dĩ vi tử." (Con cái không gìn giữ mối quan hệ tốt với cha mẹ thì không thể làm người; con cái không nghe lời cha mẹ thì không thể làm con) Ông lão thật sự bắt đầu mất kiên nhẫn.

Chàng trai thấy cha mình không vui nên cũng không cố ép nữa, anh ta nhét nửa già miếng luông khô còn lại vào miệng nhai ngấu nghiến. Thấy chàng trai ăn hết ông lão mới nở nụ cười.

Nhìn gương mặt già nua của ông, Trần Cẩn Phong cảm thấy rất kinh ngạc, liền hỏi: "Nghe nhưng lời ông nói đều là lời răn dạy của Khổng Mạnh, ắt phải là người đọc nhiều thi thư, có thể thỉnh giáo ông đôi điều không?"

Ông lão ngước mắt nhìn Trần Cẩn Phong, thấy chàng ăn mặc sang trọng, mặt mày tuấn tú, trên mặt toàn tướng phú quý thì liền quay mặt đi không thèm để ý tới chàng.

"Ông có thể cho tại hạ biết tại sao ông lại rơi vào cảnh này không ạ?" Trần Cẩn Phong đứng dậy cúi người hành lễ.

Thấy Trần Cẩn Phong có vẻ khiêm tốn, ông lão mới nói: "Trông trang phục thì ắt hẳn cậu tới từ kinh thành nhỉ?"

"À chuyện này.." Trần Cẩn Phong do dự, bởi dù sao chàng cũng đang mang tội danh đào tẩu nên không thể sơ ý để lộ thân phận. Nghĩ đến đây chàng ngập ngừng đáp: "Không phải ạ."

"Cậu tưởng là lão đây mù sao?" Ông lão quan sát một lượt Trần Cẩn Phong. "Trên người cậu vương đầy bụi bặm, ắt là đi đường xa tới đây, còn cả giày Tích Vân dưới chân cậu nữa, đây là sản phẩm của xưởng thêu Phi Nguyệt nổi tiếng ở kinh thành. Nếu cậu đã không có thành ý thì đi đi."

Trần Cẩn Phong rất ngạc nhiên với năng lực quan sát nhạy bén của ông, chàng cúi đầu nói: "Vậy để hôm khác tại hạ sẽ lại tới thỉnh giáo ông."

Hai người đi dọc lề đường, Võ Dương mới nói: "Ông lão đó không phải người thường."

Trần Cẩn Phong gật đầu tán thành, lời chàng nói chất chứa suy tư: "Bị dồn vào cảnh phải làm ăn xin thì hẳn phía sau ông ấy còn câu chuyện dài. Để hôm khác sau khi thu xếp ổn thỏa, hai chúng ta sẽ lại tới tìm ông ấy xin chỉ giáo. Còn giờ cứ phải đi xem người bằng hữu cũ đó rốt cuộc là ai đã."

* * *

Đại sảnh của phủ nha Quý Châu trông rất có khí thế, trên cửa lớn treo một bức hoành phi ngay ngắn trang trọng, màu gạch xám xanh càng khiến nơi đây thêm phần uy nghiêm. Nghe có khách quý tới, nha dịch dẫn Trần Cẩn Phong và Võ Dương ra sảnh sau chờ chủ nhân qua gặp mặt.

Ngồi bên án kỉ trong sảnh sau, Võ Dương hỏi: "Trương công tử, huynh nghĩ xem người này là ai?"



Trần Cẩn Phong cười đáp: "Bất kể là ai thì cũng là bạn, không phải địch."

Vừa nói thì rém cửa được vén lên, một người mặc áo xanh bước vào. Vừa bước vào cửa, người này chợt khựng lại, quan sát Trần Cẩn Phong một lượt hồi lâu mớ chợt bừng tình: "Cẩn Phong huynh, huynh cuối cùng cũng tới rồi. Huynh để râu từ lúc nào vậy, ta suýt nữa không nhận ra huynh đấy."

Sau khi nhìn rõ diện mạo đối phương, Trần Cẩn Phong tươi cười đáp: "Hóa ra là huynh sao." Nói xong chàng gỡ bộ râu giả ra.

Chủ nhân phủ nha có gương mặt đẹp tựa ngọc cùng nụ cười tỏa nắng, anh bước tới trước án kỉ, đoạn nói: "Từ sau khi huynh rời kinh thành thì ta được phái tới đây, không ngờ chúng ta lại có dịp hội ngộ tại chốn này."

"Kính Dư, mọi thứ ở đây ổn chứ?" Trần Cẩn Phong có rất nhiều chuyện muốn hỏi.

"Cũng khá ổn." Lý Kính Dư vui vẻ đáp: "Mấy hôm trước ta nhận được mật báo nói huynh sẽ tới chỗ ta, ta vui đến nỗi mấy ngày liền không ngủ được, chỉ ngóng huynh mau tới sớm. Hôm nay được gặp mặt khiến ta vô cùng vui.". Ngôn Tình Cổ Đại

"Sau này phải nhờ huynh chiếu cố dài dài." Trần Cẩn Phong nói.

"Đâu có đâu, để huynh làm phụ tá của ta thì thiệt thòi cho huynh quá." Lý Kính Dư nói tiếp: "Nhưng mà có huynh bên cạnh giúp đỡ ta sẽ thoải mái hơn rất nhiều."

"À đúng rồi đây là Võ Dương, lần này huynh ấy đến cùng với ta." Trần Cẩn Phong mải vui mà suýt quên mất người bạn đồng hành của mình.

"Võ Dương huynh, huynh vất vả rồi." Lý Kính Dư lịch sự chào hỏi.

Võ Dương cũng lịch sự chào hỏi lại.

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.