Mộng Về Tiền Kiếp

Chương 13: Người chế tác nỏ thần 13



“Ra là vậy”, nó khẽ gật đầu, rồi nói tiếp: “nhưng tôi vẫn thắc mắc, như tôi với ngài đang là nhập linh nhất thể, lại nhận điềm báo từ thánh mẫu, như vậy phép thần thông là có thực, liệu có khi nào họ thực sự bay về trời rồi không.”

“Sao ngươi lắm thắc mắc thế nhỉ, chuyện báo mộng rồi nhập linh, từ đầu đến cuối chỉ ta và ngươi biết. Không có người thứ 3 có thể chứng kiến, ngươi nghĩ phép thần thông là thứ gì mà có thể đem ra sử dụng bừa bãi cho người người cùng thấy? Chuyện cây gậy chống nón rồi hóa thành cung điện hoàn toàn không có thực. Dù họ Chử và Tiên Dung có thực sự học được thần thông cũng không bao giờ thị hiện cho toàn dân chứng kiến cả, đây là điều cấm kị, tránh để dân học đạo mà lại u mê theo đuổi các thứ thần thông thành ra lạc đường.”

“Nhưng còn chuyện sau 1 đêm họ có nhà lớn nguy nga thì giải thích thế nào ạ?”. Nó lại vặn hỏi.

Vị tướng bật cười: “ta chẳng phải đã nói với ngươi, ngoài tài chế tạo vũ khí, ta còn tinh thông việc thiết kế xây dựng rồi sao, dựng nhà trong 1 đêm với ta không khó.”

“Ngài giúp họ?”. Nó hỏi câu hỏi tu từ, không cần Cao tướng phải đáp, điều ấy là chắn chắn.

“Phải”, Cao tướng trả lời, “chúng ta có quen biết dù không quá thân thiết nhưng cũng kể như chi giao, trước khi bị bãi miễn chức, ta cũng thi thoảng ghé thăm vợ chồng Tiên Tử, sau này, khi họ đã có nhiều tài phú, muốn xây dựng căn nhà mới bèn biên thư mời ta đến trợ lực, ta liền giúp họ thiết kế nhà cửa trang viên.”

“Ở thời đại của tôi nghe nói cũng từng có 1 nghệ nhân, ông ta thiết kế và xây dựng tòa nhà lớn bằng gỗ chỉ trong 1 ngày, hình như là ráp gỗ khối lại với nhau nhưng kĩ thuật như thế nào thì không ai biết tường tận.”

“Ừ, đúng rồi, là gỗ khối đẽo gọt tạo thành các khớp nối để ghép lại với nhau mà không cần dùng kim khí. Các khớp 1 khi nối lại sẽ không thể tháo rời. Nhà ngươi lan man quá đấy, không hiểu sao ta lại dư hơi sẵn lòng kể cho ngươi nghe chuyện vợ chồng Tiên Dung công chúa lâu như thế, trở về chuyện chính đi. Lúc trước, ta nói đến đâu rồi nhỉ?”



“Đến khúc Thục vương cầm quân đánh Hùng Vương rồi ạ”. Nó cười xòa ngại ngần lên tiếng.

“Uhm, do Hùng quân đã sớm hợp nhất với Sơn quân nên lực lượng mạnh lên nhiều, quân Thục bị đánh thua tan tác, Thục Phán chạy trốn khỏi sự truy sát của Hùng quân, chạy đến bến Thần Vũ thấy thuyền của ta liền gọi lại để sang sông. Thoáng nhìn kẻ gọi đò có khí thế bất phàm, ta đã biết người này không đơn giản, kết quả chiến sự không khó đoán, ta cũng lờ mờ đoán ra thân phận vua Thục Phán của y. Ta vừa chèo thuyền vào bờ vừa nghĩ, “ta là người đất Văn lang từng ăn bổng lộc của vua, nay thấy địch trước mặt bắt sống đem về ắt có thưởng lớn, nhưng lại nghĩ âu cũng 1 mạng người, hơn nữa đây kể cũng coi như 1 đấng minh quân so với Hùng vương thì sáng suốt hơn hẳn, trong khi người nguy cấp mà được nước lấn tới cũng không phải chính nhân quân tử”. Nghĩ vậy, khi thuyền cập bến, ta liền hỏi Thục vương: “xin hỏi, người làm sao bước đến đường này?”

Thục vương cũng đoán biết ta năng lực không tầm thường, ngài bình tĩnh trả lời: “ là do nhìn không kĩ nên mới đi đến đường này, cũng không loại trừ việc này do ông trời sắp đặt để ta gặp duyên kì ngộ”.

“Nói đoạn, cả 2 đều đã hiểu ý nhau, 2 chúng ta nhìn vào mắt nhau mà mỉm cười, ta liền đưa Thục vương đi lánh nạn, cứ vừa trốn chạy, tránh đi chòi canh gác, tránh quân truy đuổi, vừa đi vừa nghỉ cho đến khi về tới biên giới Âu Việt.”

“Thế là ngài mang tội phản quốc rồi còn gì” – nó lên tiếng.

“phải rồi, ta bao che quân địch là tội phản quốc, lại không phải chỉ 1 vài ngày, đúng mất 2 tuần sau, Thục vương mới có thể trở về Âu Việt. Khi về tại vị, Thục vương bí mật cho người mời ta về triều giúp vương chính sự. Ta năm lần bảy lượt từ chối. Sau vì nằm mộng thấy có người khuyên ta nên đến Thục để tiếp tục hoài bão, ta đã đồng ý.

Không đầy 5 năm sau, ta đã gây dựng lực lượng tinh binh tới 1 vạn cho quân Thục cũng như đào tạo hàng loạt thợ chế tạo vũ khí quân trang lành nghề. Cuối năm đó Thục vương định đem quân đi đánh Văn Lang lần nữa nhưng quân Tần sau khi bình định 6 nước đã cử xuống 50 vạn quân chia làm 5 đạo nhằm thôn tính người Việt ở phía nam gồm Mân Việt, Đông Việt, Nam Việt, Âu Việt và Văn Lang. Tình hình trở nên nguy cấp khi 3 trong 5 đạo quân Tần thuận lợi chiếm cứ Mân Việt, Đông Việt và Nam Việt tức toàn bộ đất đai của người Bách Việt, 2 nước còn lại là Nam Cương hay còn gọi là Âu Việt và Văn Lang đình chiến rồi liên quân với nhau để chống Tần.

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.