Cuối cùng có một chiếc máy kéo chở lợn dừng lại, bác tài xế còn đặc biệt chở chúng tôi đến tận cổng trường Chí Viễn.
Nhưng khi đó đã qua 13 phút kể từ giờ bắt đầu thi.
Bảo vệ ngăn lại không cho vào.
Mẹ mồ hôi nhễ nhại, từ trong túi rút ra hai bao t.h.u.ố.c lá đút cho bảo vệ, nhỏ nhẹ: "Thi đại học cũng phải muộn 15 phút mới không được vào, giờ mới 13 phút, mình không thể nghiêm hơn thi đại học được. Chúng tôi ra khỏi nhà rất sớm, nhưng xe hỏng giữa đường. Anh cũng là người có con cái, coi như làm phúc tích đức cho con, cho một cơ hội đi."
Tôi có chút nản lòng: "Mẹ ơi, hay thôi đi, bài thi đầu là môn Ngữ văn, trễ nhiều thời gian thế này, con không làm được đâu."
Bảo vệ tỏ vẻ mềm lòng, mẹ nhân cơ hội kéo tôi vào trường. "Viết bài luận trước!"
Mẹ nhìn tôi kiên định, "Ba năm nay con đã rất cố gắng, mỗi đêm học đến gần 12 giờ, đến bước này, con muốn bỏ cuộc dễ dàng sao?"
Tôi không phải người kiên định.
Cuộc sống có vô số khoảnh khắc như vậy.
Sẽ nghĩ: Thôi bỏ đi. Chắc chắn mình không làm được. Mình chẳng có gì giỏi cả. Lần này chắc chắn không kịp.
Lần này và lần khác, là mẹ nói bên tai tôi: "Lên, đừng sợ! Lên, thử đi! Lên, thua cũng không mất mạng!"
Thực tế, dù trễ hơn chục phút, tôi vẫn hoàn thành bài thi Ngữ văn, chỉ không có thời gian kiểm tra lại.
Không có bức tường nào kín gió.
Chuyện tôi thi vào trường Chí Viễn không biết sao lan ra cả làng.
Lại một phen bàn tán.
Trường Chí Viễn có đội ngũ giáo viên rất mạnh, nhưng đồng thời học phí cũng đắt gấp đôi Nhất Trung.
Hôm đó đi cùng mẹ ra ngoài, gặp phải góa phụ Triệu.
Bà ta lại có bầu.
Suốt ngày ôm bụng, thỉnh thoảng lại đến trước mặt mẹ con tôi khoe khoang.
Thấy chúng tôi, bà ta bắt đầu "quan tâm": "Yến Tử, nghe nói cô cho Nhược Nam vào Chí Viễn? Trường đó khó thi lắm, Nhược Nam có làm được không? Dù có đỗ, cô lấy đâu ra tiền cho nó học? Thôi để nó đi làm, vậy cô cũng đỡ vất vả hơn."
Mẹ cười tủm tỉm: "Không có tiền thì bảo ông Thịnh lo, Nhược Nam cũng là con của anh ta."