Tâm Lý Học

Chương 35: C35



Chương 7: CƠN THỊNH NỘ

Có thể tranh cãi rằng một kẻ giết người vì cơn thịnh nộ hay giận dữ có thể được phân loại là một kiểu kẻ giết người liên hoàn mở rộng, vì cơn giận của một kẻ giết người liên hoàn thường liên quan đến một sự việc khinh suất nào đó. Tuy nhiên đối với một vài người trong số những kẻ giết người này, yếu tố "săn mồi" đã xâm lấn hành động của họ đến mức họ có thể dễ dàng bị phân loại thành kẻ giết người hàng loạt. Các hạng mục về bản chất con người không bao giờ có thể chắc chắn hay tuyệt đối.

Những kẻ giết người được mô tả và khảo sát trong chương này rõ ràng đều có tiến trình bắt nguồn từ sự giận dữ, cho dù động cơ khác của họ, ví dụ như khoái lạc tình dục, quyền lực, hay lợi nhuận, cũng rất hiển nhiên. Giống như một kẻ giết người theo số đông, người không thể chịu đựng được những lời lăng mạ trong đời và vì thế làm cho cơn giận dữ bùng lên đến một điểm khi anh ta (hoặc cô ta) cuối cùng sẽ cầm lấy khẩu súng với ý định trừng phạt những người lăng mạ anh ta, một số kẻ giết người hàng loạt cũng giữ cho tàn tro của cơn giận vẫn còn nóng để họ có thể kích lửa hành động khi cần thiết, và đối với họ, điều đó thường rất thỏa mãn, hay là cả khiêu gợi.

KHIẾN HỌ PHẢI TRẢ GIÁ

Khi cảnh sát Pakistan gạt bỏ thư phàn nàn tội phạm lập bởi Javed Iqbal chống lại hai nô lệ đã đánh hắn, hắn đã lên kế hoạch trả thù. Hắn tực giận không chỉ vì hành vi tấn công không bị trừng phạt mà là do ngay cả cảnh sát cũng buộc tội hắn khơi mào cho sự kê gian (quan hệ tình dục giữa nam và nam). Iqbal là người giàu có, với thời gian và của cải trong tay để có thể vẽ ra một kế hoạch khá tinh vi, vậy nên hắn bắt đầu tìm những tiếp tế và đồng phạm mà hắn cần. Dù hắn phải bỏ bao nhiêu sức lực vào dự án này, quyết tâm của hắn vẫn không hề giảm sút. Đó là bởi vì sức mạnh của cơn giận dữ trong hắn không hề bị mai một.

Khi hắn sẵn sàng báo thù cái thế giới mà hắn ghét bỏ, hắn áp dụng kế hoạch vào hành động.

Năm 1999, hơn sáu tháng sau, một lái buôn ba mươi bảy tuổi dụ dỗ những đứa trẻ đường phố về căn hộ của hắn ở Lahore với lời hứa sẽ đãi một bữa ăn và một chỗ ngủ. Ba đồng phạm, trong đó có một cậu bé mười ba tuổi, hỗ trợ hắn. Khi một đứa bé mục tiêu vào thế yếu đuối, Iqbal làm ngạt nó bằng cyanide.

Sau đó hắn làm rã thi thể trong một bể acid và đổ thứ chất lỏng sền sệt ấy vào cống rãnh gần đó. Hắn ghi chú kỹ lưỡng tất cả sự việc, kể cả chi phí phải trả. Hắn còn thêm cả ảnh của từng nạn nhân và giữ lại quần áo cùng vật dụng cá nhân, để khi đến lúc hắn có thể chứng minh việc hắn đã làm. Hắn biết tên và tuổi của từng nạn nhân vị thành niên, và hắn đều đặn kiểm tra lại thống kê của mình. Rồi hắn đạt đến con số một trăm. Vào thời điểm đó, hắn đã đạt được mục tiêu.

Iqbal tự thú với cơ quan thẩm quyền Pakistan. Trong một lá thư, hắn giải thích rằng hắn muốn một trăm bà mẹ phải khóc thương con của mình. Sau đó hắn nói rằng hắn có thể dễ dàng giết năm trăm người mà không thất bại một lần, nhưng hắn đã tự hứa với lòng chính xác hắn sẽ giết bao nhiêu người. Cảnh sát không tốn tí thời gian nào trong việc bắt giữ kẻ săn người nguy hiểm này.

Ngày 16 tháng 3 năm 2000, phiên tòa ở Lahore, Pakistan, phán Iqbal với hình phạt bị bóp ngạt đến chết trước mặt các gia đình nạn nhân và thi thể cắt thành 100 mảnh cho 100 nạn nhân, sau đó được làm rã trong acid – nợ máu trả bằng máu. Đồng phạm của hắn nhận án phạt từ bốn mươi hai năm tù đến tử hình. Iqbal kháng án tử hình của mình, và tòa án Hồi giáo tối cao đồng ý nghe hắn nói, nhưng bốn ngày sau, ngày 25 tháng 10 năm 2001, Iqbal dùng thuốc độc tự tử trong nhà giam. Đồng phạm mười ba tuổi của hắn cũng làm điều tương tự.

Với lý do là sự giận dữ, nhục nhã, và cơn thịnh nộ, Saeed Hanaei giết mười sáu cô gái bán dâm ở Iran trong vòng hai năm, bóp ngạt họ bằng chính khăn quàng của họ và vứt xác họ trên đường. Sau khi Hanaei bị bắt, hắn chối việc hắn chống lại các gái điếm. Thay vào đó, hắn nói rằng hắn đang trả thù cho vợ mình, người bị nhầm là một gái điếm – một lời cáo buộc đầy nhục nhã có thể có ở bất kỳ đâu, trừ chính cái xã hội này, nơi danh dự đứng trên tất cả. Hanaei đinh ninh sai sót xảy ra là do một số lượng lớn các ả đàn bà rẻ rúng ở Mashad, had decided that the error had occurred due to the large number of loose women available in Mashad, nên hắn quyết định giết một số trong họ để vì họ là tiền đề cho sự nhục nhã của vợ mình. Hắn không chỉ không hề ăn năn mà còn nói rằng nếu hắn không giết đủ, hắn sẽ không ngủ được. (Kỳ lạ là hắn đã sử dụng dịch vụ của họ trước khi bóp chết họ.) Tòa phán hắn hình phạt treo cổ, thực thi vào ngày 18 tháng 4 năm 2002.

THIẾU THỐN ĐIỀU GÌ ĐÓ

Cơn giận dữ bộc phát không chỉ là phản ứng với điều gì đó người khác làm mà còn là kết quả của sự đố kỵ và thù oán. Một bị cáo ở Ukraine đã đột nhập vào một số nhà và đồ sát cả gia đình họ, bắt họ ngồi cạnh nhau và xả đạn vào họ bằng một khẩu súng săn. Người ta gọi hắn là "Kẻ Hủy diệt", Anatoly Onoprienko đe dọa cả khu vực, giết chết hàng chục phụ nữ và vô số người lạ mặt ngẫu nhiên trước khi hắn thực hiện đồ sát với quy mô lớn trong bốn tháng đầu năm 1995. Sau khi lấy đi bất cứ thứ gì có thể từ của cải của gia đình đó, hắn sẽ thiêu rụi căn nhà. Thỉnh thoảng hắn xé nát những bức ảnh gia đình, cứ như bất cứ cái gì liên quan đến tình thân đều làm hắn nổi điên, và một số chuyên gia tin rằng điều này là do Onoprienko đã bị bỏ rơi ở cô nhi viện khi hắn mới một tuổi. Mẹ của hắn đã chết bố hắn đã có sự lựa chọn: giữ lại đứa con trai lớn và bỏ đứa bé hơn. Onoprienko cũng đã giết những người ở gần hắn hay trong các nhà hàng xóm, như là để xóa sạch những người có thể là nhân chứng. Một số bị bắn, một số bị đánh bằng dùi cui tới chết, một số bị tấn công bằng rìu, và bốn người bị thiêu chết.

Trong vòng bảy năm, Onoprienko giết chết khoảng năm mươi hai người, và hắn có lẽ đã tiếp tục nếu như em họ của hắn, lo sợ cho gia đình của mình sau khi cãi nhau với Onoprienko, không báo cảnh sát. Họ tìm thấy tài sản của nạn nhân trong nhà bạn gái hắn. Onoprienko không hề ăn năn trong khi thú tội. Trên thực tế, hắn nghĩ rằng cơ quan thẩm quyền phải học tập hắn, bởi vì hắn có "quyền năng". Hắn nói rằng "lời nói từ cõi trên" đã ra lệnh cho hắn giết người, nhưng với bản chất thịnh nộ của hắn trong những tháng cuối cùng và bản tính gai góc và thù địch trong nhân cách, có vẻ nhiều khả năng hắn giết người vì sự tức giận.


Những nghiên cứu chỉ ra những kẻ giết người hàng loạt xuất phát từ những gia đình có tính ngược đãi có quá ít chủ đề để biểu diễn, vậy nên rất khó để nói liệu sự ngược đãi và thờ ơ quan hệ nhân quả mạnh mẽ đến việc giết người có xu hướng ép buộc hay không. Nhưng có rất nhiều trường hợp có thể phá hỏng một con người – ngược đãi và bỏ rơi nằm trong số đó – vậy nên hãy khảo sát một số nghiên cứu tìm hiểu về mối liên quan giữa sự giận dữ với tội giết người.

SỰ KHUÂY KHOẢ CỦA CƠN GIẬN

Nhiều kẻ sát nhân hàng loạt (nếu không nói là đa số) bắt đầu trong đời sống tưởng tượng của chúng, đây là cái vạc pha trộn các quá trình cảm xúc, nhận thức và hành động. Những huyễn tưởng bạo lực bắt nguồn từ cơn giận, đó là một phản ứng xung hấn trước một tình huống gây khó chịu, phục vụ nhiều mục đích. Chúng:

– Đem đến một thế giới bí mật của sự ham mê có tính khuây khoả và tự yêu bản thân

– Nuôi dưỡng nhu cầu bộc phát thành hành động

– Cung cấp những kịch bản cho việc bộc phát thành hành động

– Cung cấp một phương tiện để phục hồi cơn giận và sự thất vọng thành những hình ảnh khiến họ cảm thấy tốt hơn

– Phát triển lòng tự tôn riêng từ những hành động làm ra vẻ là can đảm, kiểm soát hoặc trả thù.

– Củng cố một cảm giác đặc quyền

– Cho phép nuông chiều trong những sự đồi truỵ cực đoan nhất

– Tăng thêm động lực khi cơ hội đến

– Củng cố những hành động giết người và chuẩn bị cách thức cho việc thực hiện thêm nhiều hành vi đó

– Phương thức làm việc hoàn hảo


– Cung cấp một cách thức để âm thầm làm hồi sinh tội ác

Vì chương này tập trung vào cơn thịnh nộ, hãy xem xét quan điểm cho rằng những tên sát nhân tìm thấy trong cuộc sống tưởng tượng bí mật của chúng một nơi để tái sinh nỗi thất vọng. Với cảm giác có đặc quyền và tự yêu bản thân của chúng, chúng sẽ không dễ dàng mà xử lý được cơn giận của chúng – chúng không muốn làm việc đó. Đối với một số tên, việc đó tương đương với sự yếu đuối hoặc kém nam tính. Thay vào đó, chúng có nhiều khả năng duy trì sự tức giận và thậm chí chất chứa sự tức giận. Chúng nghiền ngẫm, bị trầm cảm, cảm thấy bị bạc đãi, chìm đắm vào trải nghiệm trong quá khứ và có lẽ tối giảm vai trò của chúng trong kinh nghiệm đó, nhưng lại phóng đại vai trò của những người khác. Sự đổ lỗi là một yếu tố mạnh mẽ trong việc duy trì sự tồn tại của cơn giận. "Những người khác" đã gây ra hoàn cảnh đau khổ cho chúng thì bây giờ sẽ trở thành đối tượng trong huyễn tưởng của chúng, để chúng trút giận. Kiểu tức giận này trở thành kinh niên, mãn tính và hình thành nên những kịch bản trả thù, những sứ mệnh tôn giáo hoặc những trò chơi quyền lực.

Những con người bất an này có thể tưởng tượng việc bộc phát thành hành động chống lại một đối tượng rõ ràng – những cô gái mại dâm không giúp chúng quan hệ tình dục, những phụ nữ trông giống như các bà mẹ hay cằn nhằn của chúng, những đứa trẻ ở độ tuổi mà khi xưa chúng từng bị bạo hành, những bệnh nhân trong bệnh viện đại diện cho tính dễ tổn thương gây sợ hại của riêng chúng. Do đó, khi chúng hành động dưới sự ảnh hưởng của những động lực thôi thúc đó, thì các nạn nhân thường là các túi đấm. Họ chịu đựng mũi dùi của nhu cầu của kẻ sát nhân và họ bị buộc phải cảm nhận nỗi đau mà những kẻ sát nhân đã chất chứa từ lâu trong lòng chúng.

Anthony Beech, Dawn Fisher, và Tony Ward phát hiện thấy những tên sát nhân tình dục chia sẻ những lý thuyết tương tự như những kẻ hiếp dâm, nhưng bản thân việc giết người lại xuất phát từ một sự kết hợp nhất định. Các nhà nghiên cứu đó đã phỏng vấn 28 tên sát nhân tình dục và xác định 5 quan điểm dường như là động cơ thúc đẩy ở mức độ này hay mức độ khác của những vụ phạm tội cực đoan: thế giới là nguy hiểm, động lực tình dục của đàn ông là không thể kiểm soát được, phụ nữ là những đồ vật tình dục, phụ nữ là không thể hiểu được, và đặc quyền cá nhân. Cả 5 niềm tin đó được tìm thấy ở những tên hiếp dâm, nhưng chỉ khi 2 niềm tin đầu tiên được kết hợp với nhau – thế giới là nguy hiểm và động lực tình dục ở đàn ông là không thể kiểm soát được – là một động lực cá nhân cụ thể thúc đẩy việc hiếp dâm và giết người. Nếu chúng tin rằng thế giới này là nguy hiểm nhưng không tin rằng động lực tình dục là không thể kiểm soát được, thì chúng bị thúc đẩy giết người chủ yếu do cơn giận và thịnh nộ chống lại phụ nữ, và nếu chúng không xem thế giới là nguy hiểm nhưng lại nghĩ rằng động lực tình dục là ngoài tầm kiểm soát của chúng, thì chúng bị thúc đẩy để hiếp dâm, nhưng thường chỉ giết người để có được sự hợp tác an toàn hoặc để loại bỏ một nhân chứng. Vì vậy, bản thân sự tức giận có thể là một yếu tố nguyên nhân trong những vụ phạm tội hiếp dâm giết người.

Khi được phỏng vấn, những tên giết người hàng loạt đã bộc lộ cơn giận trước giới phụ nữ nói chung hoặc những cô gái mại dâm nói riêng. Đối với chúng, giết người hàng loạt là một tuyên ngôn cũng như một cách để bộc lộ nỗi thất vọng của chúng, và có được sự giải toả từ việc giết người. Mặc dù thực tế là các nạn nhân của chúng là không quan trọng đối với những hoàn cảnh của chúng, chúng chọn những người tượng trưng cho cơn giận của chúng, hoặc là do ngoại hình, nghề nghiệp, tuổi tác của các nạn nhân hoặc cách mà nạn nhân đối xử với chúng. Cơn giận đem lại một sự gia tăng adrenaline và khi nó đi cùng với khả năng kiểm soát cơn bốc đồng kém, thì có ít thứ để cản trở ý định giết người do cơn giận thúc đẩy của một người. Vào lúc đó, chúng cảm thấy tốt. Chúng diễn tập lại giải pháp này cho nỗi thất vọng trong những huyễn tưởng của chúng, do đó niềm vui từ việc giết người đã tở nên ăn sâu trong chúng như một đáp ứng thuộc thói quen.

Duncan Cartwright nghiên cứu về khuynh hướng tính cách của tội giết người do tức giận, dựa trên một nghiên cứu về 9 tên tội phạm, và phát hiện thấy chúng có khả năng phân chia thực tế thành một thế giới bên ngoài và một thế giới bên trong. Một mức độ phân tách xuất hiện trong suốt hành động tàn sát, bị thôi thúc bởi một sự kiện bên ngoài vô thưởng vô phạt. Nói cách khác, cường độ mạnh mẽ của việc giết người do tức giận đã vượt quá kích thích kích hoạt. Trong khi Cartwright tập trung vào tội giết người đột ngột không phải do tính cách của tên tội phạm, thì ông vẫn đem lại những hiểu biết sâu sắc mà chúng ta có thể áp dụng cho tội phạm giết người hàng loạt.

Ông mô tả về căn nguyên của những thôi thúc giết người là từ cảm giác của mối đe doạ nội tâm, và người đó quyết định tiêu diệt mối đe doạ. Dễ phạm phải các tội giết người đó bắt nguồn từ những phẩm chất nội tâm lý; nói cách khác, nó là một sự phòng vệ chống lại sự tổn thương cho một nhân cách vốn đã dễ tổn thương hoặc khiếm khuyết. Sự gây hấn có chức năng bảo vệ thế giới nội tâm. Những vấn đề từ thời thơ ấu, chúng bắt nguồn từ sự bạo hành hoặc sự không có khả năng thích nghi với thế giới, có thể làm cho người đó không linh hoạt, với một xu hướng kiểm soát (thậm chí kiểm soát quá mức) các tình huống. Nhưng sự thù địch và sự cứng nhắc của họ khiến họ gặp thất bại, điều đó lại làm tăng thêm nỗi tuyệt vọng của họ để giữ cho thế giới nội tâm của họ không bị đụng chạm đến. Nếu họ không thể kiểm soát thì họ sẽ bị người khác kiểm soát, điều đó làm họ hoảng sợ. Khi các kích thích là phù hợp, họ có thể phản ứng nhanh, với hành vi bạo lực cực đoan.

Sự tức giận có thể phát triển sớm, do những hoàn cảnh và sự thiếu khả năng kiểm soát những hoàn cảnh xung quanh của một người. Carl Panzram, tự miêu tả bản thân là "người đàn ông xấu xa nhất còn sống" là một ví dụ hay.

Cơn cuồng phạm tội của Panzram đầu thế kỷ 20 kéo dài 18 năm, xảy ra ở ít nhất là 2 châu lục. Từng bị bắt vì chứng nghiện rượu khi y mới 8 tuổi, Panzram đã sống một cuộc đời khó khăn. Sau khi đi học ở một trường cải tạo ở đó y chịu nhiều trận đòn và "học được sự vô nhân tính của con người đối với con người", y quyết định sống tiêu cực bất cứ khi nào y có thể. Y thường trả thù cho những hành động mà y ghét bằng việc thiêu huỷ các toà nhà.

Trong nhật ký của y, Panzram xem bản thân y như "hiện thân của linh hồn xấu xa" và đổ lỗi cho tính cách xấu xa của y là do sự bạo hành bất tận từ gia đình, tôn giáo và những cai ngục. Khi y trải qua một khoảng thời gian hiếm hoi được chăm sóc chu đáo, y viết, "Nếu ngay từ đầu tôi được đối xử như bây giờ thì khi đó sẽ không có quá nhiều người trên thế giới này bị cướp bóc, bị cưỡng hiếp và giết chết." Y đã giết, hiếp và giao cấu bừa bãi sau khi dụ dỗ các nạn nhân vào những tình huống dễ bị tổn thương. Y cho rằng việc giết người là vui vẻ, thú nhận về 21 vụ giết người và bổ sung thêm rằng y đã giao hợp với hơn một ngàn đàn ông.

Tại phiên toà xử tội trộm cắp, y nói trước toà là nếu y được phóng thích thì y sẽ giết quan toà và ban bồi thẩm. Panzram tự bào chữa cho y tại phiên toà, hy vọng truyền cảm hứng cho ban bồi thẩm ban cho y án tử hình. Cho đến khi y bị hành hình, y dành thời gian để đọc các triết lý của Friedrich Nietzsche. Y ghét toàn bộ nhân loại, y tuyên bố thế, và muốn giết tất cả mọi người.

Năm 1930, y bị hành hình.

Khi việc giết chóc có tính thanh tẩy thì nó ít liên quan đến đối tượng nạn nhân trong thực tế và sẽ có thể tiếp tục dưới những hoàn cảnh tương tự. Hãy xem xét một trường hợp ở đó việc giết người dường như là một nghi lễ cứng rắn.


SỰ TỨC GIẬN VÀ NGHI LỄ

Nhà điều tra Robert R. Keppel nói, "Hầu hết tất cả những tên tội phạm tình dục, đặc biệt là những tên sát nhân để lại chữ ký, cần chứng tỏ ở một mức độ nào đó đã kiểm soát được hoàn toàn nạn nhân, dù cô ta còn sống hay đã chết. Cơn giận điều khiển họ làm việc đó." Ông mô tả về một tên sát nhân để lại chữ ký (người để lại một dấu vết hành vi cá nhân ở một hiện trường phạm tội) mà ông hỗ trợ cho cuộc điều tra ở Claremont, California, gần San Diego, đã tấn công các phụ nữ da trắng. Đầu năm 1990, người đàn ông này vào các căn hộ của 3 phụ nữ khác nhau và giết chết họ. Nạn nhân thứ tư xuất hiện trong nhà của cô, và vào khoảng tháng 9 "Sát thủ Claremont" đã tấn công một bà mẹ và đứa con gái trong nhà họ, giết cả hai người đó. Không khó để liên kết các vụ phạm tội đó, vì thủ phạm đã để lại một chữ ký rõ ràng – piquerism. Đó là, y thích đâm bằng dao và đục khoét bằng một dụng cụ sắc nhọn. Cụ thể là, y nhắm đến tim và ngực trái, đâm sâu vào vùng đó nhiều lần. Phân tích chữ ký, nhận thấy nó bao gồm sự hành hung quá mức và nghi lễ, cho thấy người đàn ông này đang tức giận và cảm thấy có một nhu cầu kiểm soát các nạn nhân của y.

Sát thủ Claremont lột hết quần áo của các nạn nhân và đâm họ nhiều lần và để họ ở tư thế khiêu khích. Y cũng ra vào nhà của một nạn nhân tương đối dễ dàng, để lại các đồ vật rải rác và thường vứt bỏ con dao mà y đã dùng ngay tại đó như là một tuyên bố thách thức các nhà điều tra. Từ kiểu hành hung các nạn nhân quá mức cần thiết để giết họ và từ kiểu đâm sâu mà y ưa thích (đặc biệt trên ngực phụ nữ), có vẻ như y bị kích thích bởi bạo lực, và vì chỉ có duy nhất một nạn nhân bị cưỡng hiếp, con dao được xem là một vật thay thế cho sự xâm nhập dương vật.

Một cuộc tấn công vào ngân hàng thất bại dẫn đến việc bắt giữ một người đàn ông da đen, Cleophus Prince, Jr., 25, sống trong khu vực. Anh ta đã tham gia câu lạc bộ sức khoẻ của một số nạn nhân của anh ta, dẫn đến suy đoán rằng anh ta đã đi theo họ từ đó đến nhà của họ. Anh ta thường lấy một mảnh trang sức từ họ như một vật kỷ niệm chiến công.

Keppel tin rằng tên sát nhân là người thích những trò tàn ác. Anh ta không đâm các nạn nhân một cách điên cuồng, mà đâm con dao từ từ, với sự thoả mãn. Anh ta đâm vào sâu như của một cái dương vật thẳng đứng. "Kẻ sát nhân bị ám ảnh bởi kích thích đâm các nạn nhân." Anh ta bỏ lại con dao ở 3 hiện trường như thể để "chứng tỏ" với cảnh sát sự dũng cảm của y. Dù Keppel không tiết lộ Prince đã thú nhận điều gì, ông cho biết niềm vui chủ yếu của Prince đến từ việc nhìn thấy dòng máu chảy ra từ ngực của các phụ nữ.

Nhưng đôi lúc kẻ sát nhân muốn nói chuyện, và tiết lộ nguyên nhân của cơn giận của y.

NHỮNG NGƯỜI ĐÓNG VAI PHỤ

Edmund Kemper III đã giết ông bà nội của y ở tuổi 15 vào năm1964. Bà nội của y đã làm y nổi giận, sau này y nói, vì vậy y đã bắn và đâm bà và giết ông nội của y. Kemper sau đó gọi cho mẹ của y, người giục y đi đầu thú. Y bị giam ở California, nhưng được thả năm 1969 với một hồ sơ sạch sẽ. Anh chàng khổng lồ cao 6f9 này có một chỉ số IQ thiên tài đã sẵn sàng giết chóc lại, cơn giận của y chưa được thoả mãn ở 2 vụ giết người đầu tiên.

Năm 1972 và 1973, Kemper thấy 2 phụ nữ trẻ xin đi nhờ xe và tưởng tượng những chuyện y có thể làm với họ. Y làm quen với họ. Y thường chơi một trò chơi với bản thân y, cho phép một số người được tự do, còn những người khác thì bị bắn, bị đâm hoặc bóp cổ. "Tôi chọn những phụ nữ trẻ," Kemper giải thích với cảnh sát trong một buổi thú nhận sau này, "và tôi mỗi lần sẽ đi xa hơn một chút. Nó là một việc phiêu lưu...Chúng tôi đi đến một nơi dễ bị tổn thương, nơi không có ai nhìn thấy nơi tôi có thể hành động và tôi nói, Không, tôi không thể.... Và khao khát này, cơn thịnh nộ khủng khiếp này gặm nhấm cảm xúc bên trong, sự đam mê kỳ quái này. Nó ngập tràn trong tôi? Nó giống như ma tuý. Nó giống như rượu. Một chút là không đủ."

Vụ giết người đầu tiên của y gồm có 2 cô gái vào ngày 7 tháng 5 năm 1972. Mary A. Pesce và Anita Luchessa, cả hai đều 18, bị đâm, bị chặt đầu và chặt ra từng khúc. Kemper đi khỏi và âm thầm thích thú khi đọc các tin tức báo cáo những bộ phận cơ thể được tìm thấy. Cơ hội tiếp theo của y đến từ một nữ sinh học nhảy 15 tuổi, Aiko Koo, vào ngày 14 tháng 9. Kemper làm quen với cô và bóp cổ cô. Sau đó, y cắt đầu và tứ chi của cô. 4 tháng tiếp theo trôi qua mà không có bất kì vụ giết người nào, nhưng sau đó giữa tháng 1 và tháng 4, Kemper giết thêm 3 phụ nữ trẻ. Tất cả đều bị bắn và chặt đầu. Cuối cùng Kemper tranh cãi với mẹ của y (người làm y mất giá trị) và y quyết định bà ấy là người y muốn giết từ lúc đầu. Ngày 20 tháng 4, 1973, y nói chuyện với Clarnell Kemper một lúc và sau đó đánh bà bằng dùi cui, chặt đầu và chặt chân tay bà, cắt bỏ thanh quản của bà. Y cũng mời bạn của mẹ y là Sara Hallett rồi giết bà ấy. Y trốn sang Colorado, nhưng sau đó ra đầu thú. Một lần với cảnh sát y bắt đầu nói chuyện, mô tả về sự tức giận mà y có với mẹ y qua nhiều năm như thế nào và mỗi vụ giết người là một sự mở rộng cơn giận đó ra sao.

Ngày 8 tháng 11, 1973, Kemper, 24, bị tuyên án trong 8 phiên toà là mưu sát cáp độ cao nhất. Dù y hy vọng nhận được án tử hình, nhưng do y bị kết án tại thời điểm mà toà án tối cao của Mĩ ban hành lệnh cấm án tử hình, nên y được sống.

Đa số những gì được biết về Kemper đến từ những lời giải thích của y, vì vậy không rõ bao nhiêu phần chính xác, nhưng có thông tin được chứng thực là ba mẹ của y đã bỏ mặc y. Mẹ y nói rằng y ngủ ở tầng hầm, khiến y sợ hãi, và cha y từ chối đưa y vào nhà khi y yêu cầu. Khi còn là một đứa trẻ, Kemper ao ước rằng tất cả mọi người trên thế giới sẽ chết, và y tưởng tượng bản thân đang giết họ. Y cũng thích hành hạ những con mèo. Y từng chôn sống một con mèo, sau đó đào nó lên và cắt đầu nó.

Kemper lấy ý tưởng làm thế nào để giết các nữ sinh đại học từ những tượng tượng của y và sưu tập những tình tiết hay từ các tiểu thuyết về tội phạm, như làm thế nào để tạo cho các nạn nhân của y ấn tượng rằng họ được an toàn. Thỉnh thoảng y làm quen với các cô gái và để họ đi. Nhưng cuối cùng y cảm nhận cái mà y gọi là "những niềm vui nhỏ" của y và hành động.

Donald Lunde, một bác sỹ tâm thần đã phỏng vấn Kemper vào thời điểm y bị bắt
, cho rằng y đã bộc lộ nhận thức đầy đủ và ưa thích những trò đồi bại mà y đã thú nhận, bao gồm tục ăn thịt người và bệnh hoạn, quan hệ tình dục với xác chết. Lunde tin rằng sự xung hấn tình dục của Kemper bắt nguồn từ một sự kết hợp của cơn giận thời thơ ấu và những huyễn tưởng bạo lực. Mối quan hệ mâu thuẫn của y với mẹ y là phổ biến ở những kẻ thích những trò tàn ác tình dục, Lunde nói; họ giết các bà mẹ của họ trong thế giới tưởng tượng của họ.

Tất nhiên, không phải tất cả các kẻ sát nhân vì tức giận đều là đàn ông. Ít nhất đã có một kẻ cuồng sát là một phụ nữ, Sylvia Seegrist, và thị giết người vì tức giận trước cách đối xử của họ đối với thị.


Tháng một, 2006, cảnh sát ở Mexico City cho biết một tay đô vật nữ, bị buộc tội trong những vụ bóp cổ giết hại ít nhất là 10 phụ nữ lớn tuổi, đã bộc phát thành hành động do tức giận người mẹ đã bỏ rơi thị và nhắm đến một người chăm sóc đã tấn công tình dục đối với thị. Juana Barazza, 48, bị bắt khi đang bỏ chạy từ một hiện trường phạm tội và dấu vân tay liên kết thị với những người khác.

Thị đã lấy những đồ vật nhỏ từ các nạn nhân như là vật kỷ niệm chiến công.

Dù Aileen Wuornos thường được phân loại như một kẻ sát nhân thèm khát, thì không có lý do gì để cho rằng thị giết người để đạt được sự thoả mãn tình dục. Thị nói liến thoắng về các động cơ của thị, từ việc giết người để phòng về cho đến cướp của, nhưng bằng chứng từ những vụ giết người của thị cho thấy thị là một phụ nữ căm phẫn nhắm vào những người đàn ông. Từng bị bạo hành bởi nhiều người đàn ông trong cuộc đời thị, dường như những vụ phạm tội của thị được tiếp thêm năng lượng bởi cơn thịnh nộ. Nếu thị chỉ đơn thuần muốn có lợi ích tiền bạc thì thị có thể cướp của họ. Nhưng cách thị nói về những vụ phạm tội của thị và thái độ của thị trước toà cho thấy cơn giận đã điều khiển thị, và sự thích thú là kết quả của việc làm nguôi cơn giận đó.

CƠN THỊNH NỘ CỦA ĐỊA NGỤC

Wuornos là chủ đề của vô số cuốn sách, bài báo và phim ảnh – thậm chí một vở opera. Thị nói trong một cuộc phỏng vấn trước khi bị tử hình vào năm 2003 là nếu thị được thả, thị sẽ giết người trở lại, và thị đã lên kế hoạch cướp và giết 7 nạn nhân của thị hơn là chỉ chống trả lại sự bạo hành của họ đối với thị, như thị đã khai lúc đầu.

Nó bắt đầu vào tháng 12, 1989 khi một chiếc xe hơi bị bỏ lại được phát hiện thấy không xa Daytona Beach, Florida, với những chiếc ghế đầy máu. Các giấy tờ cho thấy chiếc xe thuộc về Richard Mallory, được biết là đã đón những cô gái mại dâm. 2 tuần sau, thi thể của Mallory được phát hiện trong rừng, bị bắn 4 lần vào ngực với một khẩu súng a.22-caliber.

Dù đây là vụ sát nhân đầu tiên của Wuornos, thì không hẳn đó là người đàn ông đầu tiên thị muốn giết. Theo câu chuyện mà thị kể cho các nhà tâm lý sau này, mẹ của thị đã bỏ rơi thị khi thị còn là đứa trẻ sơ sinh và người cha bị bệnh tâm thần phân liệt của thị từng bị bỏ tù vì tội cưỡng hiếp một bé gái 7 tuổi. Với một cuộc điều tra về tội gết người, ông bị tống giam. Aileen và anh trai của thị buộc phải sống với ông bà ngoại, và ông ngoại của thị là một người nghiện rượu bạo hành. Khi một người bạn của ông ngoại làm thị có thai khi thị chỉ mới 14 tuổi, thị buộc phải sinh con và cho bé làm con nuôi. Ông ngoại sau đó đuổi thị ra khỏi nhà, vì vậy thị làm gái điếm để sinh tồn.

17 tuổi, thị đi nhờ xe đến Denver và sau đó là Florida. Trên đường, thị bị đánh đập và cưỡng hiếp nhiều lần. Thị gặp Tyria Moore ở Florida, người trở thành tình nhân của thị, và Wuornos cũng kiếm được một khẩu súng. Sau khi giết Mallory, thị đợi 5 tháng trước khi giết con mồi tiếp theo. Vào tháng năm 1991, xe tải của David Spears được phát hiện trên đường quốc lộ Florida và thi thể loã lồ của anh được tìm thấy cách đó khoảng 60 dặm. Anh cũng bị bắn vào ngực với một khẩu a .22. Dù không tìm thấy dấu vân tay trong xe hơi, họ vẫn tìm được một sợi tóc vàng

5 ngày sau, một thi thể đàn ông khác được phát hiện, cũng bị bắn với một khẩu a .22 và chiếc xe hơi của anh ta bị bỏ lại cách đó 60 dặm. Lúc này cảnh sát chưa nhận ra họ đang có một kẻ sát nhân hàng loạt, họ biết hai phụ nữ bị phát hiện là kéo và vứt biển số của một chiếc xe Sunbird màu bạc rồi họ chạy vào rừng. Sau đó có thêm 3 xác đàn ông được phát hiện, tất cả đều bị bắn bởi cùng vũ khí.

Tổng hợp lại các bức tranh được tạo thành từ các nhân chứng thông báo về hai phụ nữ, và được công khai cho thiên hạ biết. Nhiều người xác định các bức tranh như một cặp đồng tính nữ, Tyria Moore và "Lee"—Aileen Wuornos. Thị bị bắt ở một quán bar

Cảnh sát tiếp cận Moore, người thú nhận rằng Wuornos là kẻ giết người và đồng ý thuyết phục cô khai ra. Ngày 16 tháng 1, 1991, Wuornos thú nhận về các vụ giết 7 người đàn ông. Thị khăng khăng cho rằng thị chỉ đang tự bảo vệ bản thân. Thị từng xin đi nhờ xe và họ làm quen với thị và gạ thị ăn nằm với họ. Khi họ hành hung, thị bắn họ.

Wuornos đã cố gắng, và nhà tâm lý Elizabeth McMahon giải thích rằng hoàn cảnh của thị đã làm thị mắc bệnh hoang tưởng về đàn ông, nhưng công tố viên cho rằng thị đã dụ dỗ đàn ông với khả năng làm tình và sau đó giết họ để lấy tiền và tài sản của họ. Thị là một kẻ săn mồi. Ông hỏi Wuornos về những động cơ của thị và thị khăng khăng rằng thị là nạn nhân.

Tuy nhiên, Wuornos bị kết tội và ban bồi thẩm đề nghị bản án tử hình. Khi thị hầu toà vào năm 2001 để sa thải luật sư của thị và dừng kháng cáo của thị, thẩm phán nói với thị là thị bây giờ sẽ sớm ngồi ghế điện. Vào lúc đó thị nói rằng công tố viên đã đúng: thị là một kẻ giết người máu lạnh.

Nhà viết tiểu sử Sue Russell chỉ ra rằng trong suốt cuộc đời của Wuornos, thị bị chối bỏ, bị làm bẽ mặt và bỏ rơi. "Thế giới của thị đầy nỗi đau, phẫn nộ và nghiện rượu." Thị tìm cách để được yêu thương bởi một ai đó, nhưng thị chỉ tìm thấy sự phản bội và lợi dụng "Bằng cách làm cho một người đàn ông đau khổ, Aileen biến bản thân thị từ một nạn nhân thành người đối xử tàn nhẫn với người khác." Thị thích cảm giác quyền lực mà thị có từ việc chế ngự họ, dí súng vào họ, và lấy đi tài sản của họ khi họ chết. Russell cũng chỉ ra trước những ngày giết chóc của Wuornos là những yếu tố gây ra stress ở thị, khiến thị cảm thấy không có sức mạnh, quyền lực, vì vậy thị phản ứng lại và giành lại ít nhất là một chút cảm giác quyền lực. Thị cũng có thể khám phá ra việc giết người là một cách dễ dàng để kiếm tiền. Nên biết rằng việc buộc Wuornos đồng ý bằng một lời giải thích đơn giản là rất khó, không ai thực sự biết, nhưng chúng ta biết rằng Wuornos đã cảm thấy phẫn nộ với đàn ông và chống lại một xã hội mà thị phải vật lộn để kiếm sống và tìm được một người bầu bạn đáng tin. Thị có thể cảm thấy thị có quyền với những gì thị lấy được để bù đắp cho tất cả những gì thị phải chịu đựng. Điều đó rõ ràng là bắt nguồn từ sự bất chấp, đã nuôi dưỡng sự tức giận.



Cre: ver1.tamlytoipham.com



Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.