Tam Quốc : Từ Giao Châu Bắt Đầu

Chương 39: Luyện Binh (2)



Chương 39 : Luyện Binh (2)

Minh trở lại quân doanh vẫn tương đối đúng giờ, cũng không để binh sĩ phải đợi hắn quá lâu .

Thời điểm Minh trở lại cũng bởi đội ngũ đã chia tốt, có các ngũ trưởng đứng ra tập trung quân số cho nên tất cả q·uân đ·ội tập trung rất nhanh .

Năm mươi tên tân binh sau khi tập trung lại rất nhanh ánh mắt đều tập trung vào xe đẩy lớn do đám gia đinh Lý gia mang tới .

Vừa nhìn thấy cơm nước, đám tân binh lập tức có chút gấp không đợi được lại bắt đầu có phần ồn ào cùng mất trận hình .

Cái này thật ra cũng bình thường dù sao đây cũng chỉ là tân binh .

“Trật tự, còn ra thể thống gì ? lập tức trở về đội ngũ đứng, kẻ nào phá trận hình thì trưa nay không có cơm ăn “ .

Minh lại gầm lên một tiếng, một lần nữa khiến đám tân binh này trung thực hơn không ít .

“Xếp thành hàng, trở về trỗ râm mát chờ đợi, ngũ trưởng chọn thêm một người trong đội ngũ cùng mình đi lấy cơm nước cho thành viên trong đội “.

Minh ra lệnh một tiếng rồi tiếp tục đưa ánh mắt hung ác nhìn đám tân binh .

Đám tân binh tất nhiên là đói nhưng mà nghe Minh sắp xếp như vậy cũng rất nhanh tuân thủ đồng thời cũng học ‘ngoan’.

Cả đám hướng về Minh hô một câu ‘rõ’.

Nghe được đám tân binh hô, Minh mới gật đầu rồi tự mình ra một chỗ râm mát chờ đợi, đưa ánh mắt quan sát đám tân binh .

Trở thành ‘sếp’ của cái đám tân binh này, lợi ích gì chưa thấy nhưng trước mắt là đau họng, Minh từ xưa đến nay không phải kẻ thích lớn tiếng nhưng ngày hôm nay hắn cơ hồ phải gào liên tục .

Lấy ra một bầu nước treo bên hông, Minh cứ như vậy tu ừng ực sau đó chờ đợi từng tên ngũ trưởng mang theo người lĩnh cơm .

Để cho binh sĩ tiện lấy cơm, Minh còn bảo Lý gia chuẩn bị mấy khay gỗ mỏng, đây cũng không phải khay chứa cơm nước mà là khay bê đồ của đám tiểu nhị.

Ngoài ra cơm cũng không chia suất, tất cả binh sĩ đều ăn chung với nhau, cứ lấy năm người làm một tổ, ăn trong những chiếc nồi đất cỡ vừa, mỗi binh sĩ lại được cấp thêm một bát gỗ cùng thìa đũa .

Thời đại này đồ dùng quân dụng đại khái đều làm bằng đất nung cùng gỗ, thuộc dạng dễ làm – dễ thay thế đồng thời dễ vứt bỏ, cho dù bỏ lại đồ quân nhu cũng sẽ không tiếc .

Trong q·uân đ·ội tuyệt nhiên không dùng đồ đồng – đồ sắt làm quân nhu dù sao nếu bỏ chạy trước hết phải bỏ đồ quân nhu lại, để kẻ thù nhặt được hoá ra không phải gián tiếp cung cấp vật liệu rèn đúc v·ũ k·hí cho người ta hay sao ?.

Quay lại vấn đề chính, Giả Tông cho Minh một con heo, sáng nay liền mang heo ra thịt .



Không thể không nói ở khoản g·iết mổ này người cổ đại tương đối ổn, giải quyết một đầu heo cũng nhanh, không gây quá nhiều ồn ào .

Tất nhiên con heo này gần 200 cân tính ra cũng phải có 90 kg, đây không phải khẩu phần ăn trong một ngày .

Ở hậu thế rất khó tưởng tượng một binh doanh mỗi tuần ăn không hết 90 kg thịt nhưng ở cổ đại thì đấy là việc hết sức bình thường thậm chí theo Minh biết, quân doanh bình thường mỗi tuần chỉ có khoảng 40-50 kg thịt để ăn.

Chưa kể một doanh cũng không chỉ 50 người mà là 100 người .

Điều này nói rõ thịt đắt cho dù là thịt lợn đi chăng nữa, kể cả thịt lợn rất ‘tiện’ nhưng với người nghèo ở cổ đại mà nói vẫn là rất khó được .

Cho nên thời đại này có thể mở cửa hàng mổ thịt heo tuy sẽ bị đám quý tộc hay nho sĩ chê cười nhưng so với người bình thường thì hơn nhiều lắm thậm chí có thể coi là phú hào địa phương .

Hà Tiến là như thế, Trương Phi cũng là như vậy .

Quay lại với thịt heo, thịt heo ăn không hết thì phải làm gì ? .

Thịt heo ăn không hết là cần bảo quản, thời đại này cũng không có tủ lạnh cho nên bảo quản vẫn tính là rất mệt mỏi .

Cách đơn giản nhất là làm thịt khô ướp thêm muối như Nghiêm Mẫn làm nhưng Minh không chọn cách này bởi thịt khô lại có bao nhiêu dinh dưỡng ? trừ tiện ra thì cái gì cũng mất đi.

Hắn chọn cách phức tạp hơn nhiều, một phần cũng ướp muối, gừng, sả sau đó bọc lại cất trong kho lương thực của Lý gia .

Một phần khác luộn qua thịt sau đó phur một lớp mở động vật lên rồi bọc lại, tiếp đó bọc thêm một lớp đất sét bên ngoài rồi chôn dưới đất .

Không thể nói so được với tử lạnh nhưng ít ra hàm lượng dinh dưỡng vẫn sẽ cao hơn thịt khô .

Ngoài ra, khẩu phần ăn của binh sĩ sẽ là gì ? .

Nhiều người nói cơm trắng nhưng cũng không đúng, cơm trắng thứ này binh sĩ ăn không nổi, đây là thuộc về đám người Lý Tiến mới có tư cách đụng tới .

Binh sĩ cũng có thể ăn cơm nhưng càng nhiều là gạo xen lẫn hạt trấu, hạt kê, loại cơm này . . . Minh là người đầu tiên ăn không được, hắn cũng không định để binh sĩ ăn.

Cho nên biện pháp đơn giản nhất là nấu cháo, cháo tuy không no bằng cơm nhưng ít ra không cần đổ hạt trấu, hạt kê .

Mỗi binh sĩ sẽ có một bát cháo, trong nồi cháo thả thịt heo băm nhuyễn thêm vào gừng, sả, muối cùng hành lá cùng tía tô, đây là bữa chính của binh sĩ.

Ngoại trừ đó ra còn hai món ăn nữa, một món bánh cùng một món canh .



Bánh là bánh ngô nhưng cũng không phải ‘ngô’ mà người hậu thế biết sau này, ‘ngô’ ở đây là hạt kê cho nên bánh này có thể gọi là bánh bột kê, thú thật ăn không ngon lắm .

Canh là canh củ cải, rau cũng là củ cải .

Đến thời cổ đại Minh mới biết người cổ đại cũng không có nhiều rau để ăn, chủng loại xoay quanh bắp cải, củ cải, dưa muối cùng một vài loại rau cải . . .

Về phần rau muống ? nguyên chủ chưa thấy ai ở Ngô Quận ăn, về Giao Chỉ cũng là chưa thấy .

Minh biết chỉ cần hắn chịu tìm nhất định có thể tìm được rau muống tại Giao Chỉ nhưng mà việc này bàn sau, Minh lúc này quan tâm hơn phản ứng của binh sĩ .

Từ thời điểm Lý Tiến kể với Minh rằng Nghiêm Mẫn muốn muối, Minh tất nhiên đoán được cách xử lý thịt của đối phương, không thể không nói lựa chọn của Nghiêm Mẫn không tính là sai, thịt heo trong q·uân đ·ội đa số đều lựa chọn phơi khô .

Tuy vậy cũng có một cách thường thấy khác chính là băm thịt heo nhuyễn sau đó nấu cháo .

Bất kể là sấy khô thịt hay băm thịt nhuyễn đều có tác dụng hãm mùi thịt heo có điều về việc hạn chế mùi thịt heo thì phương pháp sấy khô tất nhiên tối ưu hơn nhiều .

Lấy thịt băm nhuyễn sau đó nấu cháo vẫn sẽ có mùi thịt heo thoang thoảng nhưng thắng ở giá trị dinh dưỡng .

Minh lúc này sau khi thêm hương liệu là gừng cùng sả thậm chí thịt heo đã trải qua luộc sơ chế trước một lần, hắn muốn biết có còn cái mùi thoang thoảng kia nữa không .

Nếu hoàn toàn mất được mùi, Minh có thể thử cho binh sĩ sử dụng thịt miếng chứ không phải thịt khô .

_ _ _ _ __

Minh ngồi đợi một lúc, đợi đến khi tất cả binh lính đều có suất ăn của mình, hắn mới tự mình đi tới lĩnh cơm .

Minh đi không nhanh hơn nữa hắn làm chủ bộ, nhất cử nhất động của hắn đều được các binh sĩ theo dõi cho nên khi đám tân binh thấy Minh cũng đến lấy một phần cơm canh .

Hành động này bản thân Minh nửa vô tình nửa cũng là cố ý .

Vô tình bởi hắn cũng không tận lực giả bộ, kiếp trước hắn cũng ăn cùng tập thể, nào có bức cách gì để nói ? ăn cơm tập thể không phải quá bình thường sao ? .

Cố ý cũng chính là để đám tân binh xem bởi vì thời đại này cùng binh sĩ cùng ăn không phải hành động bình thường .

Minh nhớ kỹ trong lịch sử Trung Quốc có viên tướng gọi là Trần Khánh Chi, kẻ này bắn tên không thủng giáp, cưỡi ngựa cũng không thông nhưng quả thật có thể coi là bách chiến bách thắng .

Trần Khánh Chi cũng không phải người dùng binh như thần càng không thích mạo hiểm, người này tính tình cẩn thận, mưu tính trước sau đặc biệt là đối xử với quân lính như người nhà.



Cùng quân cùng trò chuyện, cùng quân cùng ăn, cùng nằm, cùng ngủ, tuyệt không nhìn ra ‘bức cách’ của kẻ làm tướng, đối với binh lính như anh em trong nhà .

Cho nên tuy Trần Khánh Chi trời sinh ốm yếu vốn chẳng giỏi vũ dũng nhưng uy vọng trong quân cao ngút ngàn thậm chí binh lính tình nguyện chiến đến c·hết, chiến đến giọt máu cuối cùng cũng không nguyện ý để Trần Khánh Chi đưa thân vào nguy hiểm .

Sức một mình Trần Khánh Chi thì không đáng sợ, ước chừng một tay Minh có thể đè c·hết đối phương nhưng mà q·uân đ·ội của Trần Khánh Chi thì tuyệt đối đáng sợ, đây là một chi tinh binh cường đại nhất thời Nam Bắc Triều.

Minh cũng chính là muốn học Trần Khánh Chi .

Hắn thật ra không làm được yêu binh như con dù sao cái này không chỉ là nói suông, binh lính tuy hầu hết xuất thân bần hàn nhưng bọn họ thật sự hiểu cái gì gọi là chân tình .

Không dùng chân tâm mà đối đãi lại làm sao được chân tình của binh sĩ ? .

Trần Khánh Chi đối với tất cả binh sĩ có thể nói là một tấm chân tình, hắn dùng cả đời của mình chứng minh cho binh sĩ, cho dù thế nào, cho dù bao nhiêu năm đi qua, hắn với binh sĩ vẫn là người một nhà, một mảnh chân tâm không đổi .

Minh tự biết hắn không thể làm được như Trần Khánh Chi hoặc ít nhất bây giờ không được nhưng hắn không ngại học người ta .

Không sợ không làm được chỉ sợ . . . không làm .

Bởi thế Minh là người cuối cùng lĩnh đồ ăn, cho dù gia nô nhà Lý gia thấy Minh, đối phương cố tình cho Minh thêm đồ ăn thì hắn cũng chỉ nhận một phần nhỏ như đám binh sĩ thậm chí tự mình mang khay đồ ăn tới chỗ bóng râm, hướng về các binh sĩ mà đi .

Đám binh sĩ vốn đói mờ cả mắt nhưng thấy Minh tới, ai nấy đều không đụng đũa, một mặt nghi hoặc nhìn Minh .

“Nhìn ta cái gì, còn không mau ăn đi “

“Mọi người sau một buổi sáng đều đói rồi, bản thân ta cũng đói, ta xin phép ăn trước “

“Các ngươi ăn ngon miệng” .

Minh nói xong thật sự ngồi xuống cũng thực sự ăn .

Mà thấy hắn ăn, đám tân binh người nhìn ta, ta nhìn ngươi sau đó cũng rất nhanh đụng đũa .

Chỉ là giờ phút này có cái gì đó thay đổi trong nỗi lòng binh lính bất quá thứ này rất nhỏ, như một đốm lửa lập loè, nhỏ đến mức không ai phát hiện ra nhưng mà . . . lửa chung quy vẫn là lửa.

_ _ _ _ _ _

P/s 1 : Mình ốm quá, hy vọng anh em thông cảm cho mình, thứ hai mình khoẻ mình lại cố gắng đăng truyện bình thường .

P/s 2 : Có bạn đọc giả nhắc nhở mình có sai lầm lớn, Ớt thời nay ở Việt Nam không có, quả ớt bắt nguồn từ châu Mỹ .

Đây là thiếu sót của mình, mình xin phép sửa ‘ớt’ thành ‘tía tô’ nhưng mà vì mình đang ốm cho nên sẽ sửa sau, trước hết để đây cho anh em biết, chân thành cảm ơn đọc giả góp ý, cũng xin lỗi an hem vì bất tiện này.

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.