Trịnh Nguyễn Tranh Hùng

Chương 74: Hai bên đấu trí (1)



Hai bên đấu trí

Cho tới bây giờ Nguyễn Ánh vốn cũng không có thong thả nhìn thế cục, từ khi khởi binh, chiến đấu với Tây Sơn, mật thám của hắn không ngừng truyền tin tức về, lúc đầu biết được tin quân Viêng Chăn bại trận tại đầm Thọ Nguyên, toàn bộ đại quân bị tiêu diệt, Nguyễn Ánh cũng giật mình kinh hãi . hắn còn nghĩ ngợi, chi quân đội này bị diệt có nằm trong dự tính của Nguyễn Nhạc hay không, nếu nằm trong dự tính của Nguyễn Nhạc, thì thực sự kẻ này đủ độc ác, khích bác để đến mức Chiêu Nan mất nước, nhưng nếu không nằm trong kế hoạch mà nói thì thời cơ quyết đấu với Tây Sơn đã đến.

Hắn nguyên bản cho rằng quân Trịnh sẽ cùng Viêng Chăn phen ác chiến, đánh tới lưỡng bại câu thương. Quân Tây Sơn hẳn s sẽ đi thu thập tàn cục lúc này Đàng Trong bỏ trống, chỉ cần hắn xua quân vào, bằng vào liên quân của hắn, Xiêm La, Chân Lạp lo gì không san phẳng thành đồ bàn.

Nhưng hiện tại, Quân Tây Sơn lui về Mỹ Tho, hai bên nam bắc hai vân, tuy rằng căng thẳng nhưng sẽ không phát sinh chiến loạn, không có cách nào chia nhỏ sự chú ý của Nguyễn Huê,

Kể cả dùng sự ủng hộ của người Hoa, Nguyễn Ánh cũng không đạt được mục đích khiến Tây Sơn lâm vào khốn cảnh. Mà chính hắn liên hệ với Người Xiêm đã bị dân chúng một số vùng bắt đầu bài xích

- Chúa Thượng, gốc rễ của một quốc gia là cái gì? Chính là nhân khẩu!

Nguyễn Phúc Phan nói:

- Nhân khẩu tăng, thì thuế tăng, tráng đinh tăng thì nguồn lính tăng, nếu Chúa Thượng muốn tranh bá thiên hạ thì cần phải có nhiều thuế, có nhiều quân đội và cần nhiều nhân khẩu. Lúc này đúng phải xử lý tốt chuyện người Xiêm ức hiếp dân lành, tuyệt đối không thể bỏ qua.

Mặc Tư Nghĩa, một chi của Mạc Tư Sinh lắc đầu phản đối, nói:

- Chuyện này không cần, Lúc này quân ta chỉ cần đuổi Nguyễn Huệ đi, thì lòng dân không muốn hướng về chúng ta không được

Nguyễn Phúc Phan nghe vậy, liền nổi nóng, ngươi đúng là tên phế vật, đuổi Nguyễn Huệ, ngươi nói đuổi là đuổi được sao. Vài ngày trước xung đột Đặng Văn Lượng và toàn quân bị diệt gần hết, ngay đến cả chéo áo Nguyễn Huệ ở đâu cũng không động đến, vậy mà mở mồm ra là muốn đuổi người ta, chỉ sợ chưa kịp đuổi đã bị nạn dân phản đối mà chết.

Nếu Chúa thượng còn nghe những lời xàm ngôn naỳ, chúa Nguyễn đã không còn hy vọng gì nữa.

Nghĩ tới tình hình hiện nay, Nguyễn Phúc Phan không khỏi ảm đạm bi thương. Nhớ rõ năm đó cũng chỉ vì tin dùng bọn gian thần như Trương Phúc Loan (1) mà đến bây giờ cả thành Phú Xuân, cơ nghiệp tổ tông để lại cũng làm mất, khó khăn lắm Mới mơ hồ xây dựng lại được một chút lực lượng, hơn nữa Bắc Nam Đại Việt hiện tại bận rộn về chuyện "tiêu hóa hấp thụ" vùng đất mới Nội bộ Tây Sưn đang lục đục, Chúa thượng vừa đúng lúc có thể ra tay thu thập Tây Sơn, Champasak, đứng vững với Trịnh Cán và Trịnh Tông thành kiềng ba chân. Thế nhưng nếu nghe lời xàm tấu không mang đến lòng dân của đám nịnh thần kia, chỉ sợ cơ nghiệp tổ tông truyền đến đây là hết.

Nguyễn Ánh ngồi trong trướng bồng khoát tay:

- Phúc Phan, lời khanh nói Quả nhân hiểu được, ngươi yên tâm, nhất định cơ nghiệp tổ tông không thể đoạn tuyệt trong tay ta được

Thấy Nguyễn Phúc Phan có vẻ không tin lắm, Nguyễn Ánh lại nói:

- Quả nhân đã thương nghị với Bá Đa Lộc để mượn tàu của Tây Dương, không bao lâu nữa sẽ đến hội quân, chỉ cần chúng ta có thể đánh cho Nguyễn Huệ co cụm ở Mỹ Tho không ra, khi nào Bá Đa Lộc trở lại chính là tử kỳ của bọn chúng đã đến,

Nghe thấy chúa thượng đã an bài hết thảy, Nguyễn Phúc Phan thở ra một hơi:

- Chúa thượng anh minh,

Nguyễn Ánh gật đầu nói tiếp:

- Ngươi sang gặp người Xiêm nói với bọn chúng ước thức quân kỷ cho nghiêm, những gì ta hứa nhất định sẽ thực hiện, nếu chúng vẫn tiếp tục như vậy thì hãy cút trở về nước.

………………

Kinh thành Thăng Long

Trịnh Cán đang xem tin cấp báo từ Chu Tước doanh

Phân bộ của Chu Tước doanh ẩn núp ở Đàng Trong mỗi ngày đều dò xét tin tức dùng bồ câu đưa thư chuyển tin về Thăng Long, tuy nhiên điều khiến Trịnh Cán mong chờ nhất chính là trận chiến Rạch gầm – Xoài Mút lừng danh lịch sử chuẩn bị bắt đầu. mặc dù do có hắn xuyên qua, lịch sử đưa hai bên Nguyễn Huệ Nguyễn Ánh đối đầu sớm hơn, thế nhưng với những hành động của Nguyễn Huệ hiện tại hắn có thể chắc rằng trận chiến này vẫn diễn ra chỉ có điều kết quả thì hắn lại không dám đoán.

Trong Lịch sử thực tế mà hắn đọc khi còn trông coi thư viện, trận chiến Rạch Gầm – Xoài Mút này phần thắng nghiêng về Tây Sơn, nhưng bây giờ hắn lại không chắc lắm, bởi sự có mặt của hắn đã làm lịch sử lệch đi nhiều. Tiếp một tin tức nữa, là tin tức của phân bộ của Chu Tước Doanh tại Đàng Trong, đó là một cánh quân khác của Lục Côn liên minh với Nguyễn Ánh đã hoàn toàn khống chế một số vùng trọng điểm của Tây Sơn. Tuy nhiên thế chủ động vẫn chưa thuộc về ai cả

Ngoài ra, Thành Đồ Bàn, Chu Tước phân bộ truyền về tin tình báo, Thái Đức Nguyễn Nhạc ngày càng xung đột gay gắt với phe cánh của Long Nhương tướng quân Nguyễn Huệ, dưỡng như sắp xé bỏ lớp mặt nạ hòa hảo bấy lâu

Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ không ngờ lại vẫn không thể chung sống hòa bình

Trịnh Cán không khỏi có chút cảm thán, là một trong những vị vua cai trị lãnh địa rộng nhất trong lịch sử hình thành nước Việt, không ngờ bị chính em trai mình vây hãm rồi sau này xử lý. Theo như những gi mà Trịnh Cán đọc được trong tin tức này thì e rằng ngày mà Nguyễn Nhạc bị vây ở thành Đồ Bàn không còn xa nữa.

Hắn bỏ đống tin tức này xuống và đọc một bản tấu cuối cùng vừa đọc. Trịnh Cán đã vui mừng nói:

- Lê Quý Đôn, ái khanh, một trăm ba mươi ngàn thạch gạo đầu tiên sắp xuất ra được rồi, điều này là thật hay giả.

Tên lái buôn kia quả nhiên biết làm việc lúc này khoong ngờ đã gom được nhiều lụa gạo như vậy có số gạo này, quân ta ở Thuận Hóa có thể phòng thủ thêm nửa năm nữa không vấn đề gì.

Lê Quý Đôn nói:

- Vương thượng, để mua được số gạo này, triều đình cơ hồ bỏ ra số tiền gấp đôi bình thường, điều này.

Nhìn nét mặt đau khổ của Lê Quý Đôn, Trịnh Cán bật cười nói

- Không sao. Hiện giờ ngân khố quốc gia chúng ta có tiền, nhưng trong kho không có lương thực. chúng ta cũng không mua nổi, hắn thay chúng ta mua thì cũng nên cho hắn chút lợi ích,

Đây thực sự là lời nói thật của hắn, hiện tại Nam Đại Việt nhờ cải cách chính pháp, cùng với chính sách thu thuế mới, thật sự là không thiếu tiền

Những năm trước, thuế đất và thương mại của Nam Đại Việt rất thấp, hoạt động của triều đình trên cơ bản đều dựa vào lợi nhuận thuế muối, thuế đinh và một số loại thuế khác. Từ khi hắn lên ngôi chúa mới bắt đầu cải cách, tuy rằng thời gian ngắn ngủi, nhưng dân chúng đã tích lũy được không ít của cải, , hiện giờ công thương nghiệp của Kinh Thành và một số vùng lân cận đã cực kỳ phồn vinh, hoàng kim tiền thuế cống hiến nhiều vô kể. điều này có thể đoán được, công thương nghiệp dưới thời Trịnh Cán bùng nổ thế nào.

Dưới tình hình này, tiền không còn là vấn đề lo lắng nữa, , cho dù là ngân khố quốc gia nhập không bằng xuất, nhưng vẫn còn có thể thông qua buôn bán trên biển với nước ngoài để thu về. tiền chính là cái Trịnh Cán không lo nhất.

Thấy hắn nói như vậy, Lê Quý Đôn cũng không còn gì để nói nữa. lão yên lặng gật đầu, nghe Trịnh Cán phân phó tiếp. Nguyễn Hữu Chỉnh ở bên cạnh đứng lên. Lấy trong tay ra một quyển tấu chương bắt đầu nói

- Vương thượng, bên đất Cao Bình cũng có tin tức. Bắt đầu từ tháng trước, Đoan Nam Vương Trịnh Tông đã tiến hành di dân trong nội địa sang mấy huyện Lưỡng Quảng để sống lẫn với người Miêu, hơn nữa Hoàng đế Lê Hiển Tông còn ban chiếu, xuất ra lương thực cứu giúp người nghe, thực hiện Miêu Việt bình quyền,.bước đầu đã hoàn toàn ổn định, một bên bờ Quây Giang. Từng bước biến những vùng đất mới này thành tường đồng vách sắt

Trịnh Cán gật gật đầu, nói:

- Nói cho Huyện Lệnh và Tri Phủ các trấn giáp với đất đai của Trịnh Tông biết, nhất định phải nghiêm chỉnh thực thi tân pháp bố trí thỏa đáng cho dân chúng trong đất của mình, tuyệt đối không để một người dân nào phải chạy sang đất đai của Trịnh Tông. Nếu Thái Nguyên mất đi một dân một thôn nào , quả nhân sẽ hỏi tội bọn họ.

…………

Bộ Chỉ huy Liên quân, đại trướng của Nguyễn Ánh

Tướng Mạc Tử Sinh đem một phong mật thư đưa cho Nguyễn Ánh, nói:

- Chúa Nguyễn Ánh mở phong thư ra, xem xong, khóe miệng cười nhạt:

- Nguyễn Huệ xem như tướng tài, lúc này biết rõ không thể trực diện đấu với quả nhân, liền chuyển sang chiến tranh tiêu hao thời gian dai, cố thủ ở Mỹ Tho, lại còn gây chia rẽ giữa quả nhân và Xiêm La, rốt cục hắn muốn làm gì tiếp

Mặc Tử Sinh gật đầu nói:

- Sự việc cho tới lúc này, theo ngu kiến của hạ thần chính là Nguyễn Huệ muốn để quân ta tự sụt giảm nhuệ khí, cuối cùng xuất kỳ bất ý, đánh cho chúng ta trở tay không kịp.

Nguyễn Ánh ném phong thư xuống bàn, lạnh lùng nói:

- Quân Xiêm La ngày càng vượt khỏi tầm kiểm xoát. Đợi cục diện trong nước ổn định rồi, quả nhân sẽ đích thân xử lý bọn chúng, thế nhưng trước mắt phải làm sau dụ Nguyễn Huệ ra khỏi Mỹ Tho….?

Trong lúc quân thần đang nói chuyện, Nguyễn Phúc Phan đi vào nói

- Chúa Thượng, Sa Thạnh cầu kiến

- Cho hắn vào

Nguyễn Phúc Phan lĩnh mệnh đi. Sau một lúc Sa Thanh vội vàng đi vào đại trướng, hành lễ với Nguyễn Ánh rồi mới nghiêm trang nói:

- Vương Gia, chủ tướng của thần được nhiều nơi cấp báo, mười mấy ngày gần đây có người ở các quận các huyện trong vùng rải lời đồn, kích động dân chúng địa phương, đồng thời có nhiều thám báo quân địch trà trộn vào thành, Chiêu tướng quân mời Vương gia đến thương nghị

Nguyễn Ánh nghe vậy thì lạnh lùng nghĩ,

“không phải tại lũ khốn các ngươi bỏ ngoài tai cảnh cáo của ta mà gian dâm, cướp bóc hay sao” thế nhưng ngoài mặt Nguyễn Ánh vẫn điềm nhiên gật đầu rồi nói:

- Mặc Tử Sinh

- Có thuộc hạ

- Mau triệu tập tướng lĩnh theo ta nghị sự.

….

(1)Trương Phúc Loan là một quyền thần cuối thời các Chúa Nguyễn ở Đàng trong. Trong hơn mười năm cầm quyền bính, Trương Phúc Loan đã lạm dụng quyền hành vì quyền lợi cá nhân, khuynh đảo chính sự ở Đàng trong, và ông là nguyên nhân chính khiến chính quyền các Chúa Nguyễn sụp đổ. Để củng cố thế lực, Trương Phúc Loan tiến cử thân cận là Thái Sinh giữ Hộ bộ, đồng thời cho người thân tín tổ chức thu thuế ở các cảng sông, cảng biển quan trọng và thu thuế khai thác các nguồn tài nguyên, khoáng sản ở Quảng Nam mỗi năm ước đạt bảy tám vạn quan tiền bỏ vào túi riêng, chỉ nộp công khố khoảng một hai phần. Thêm vào đó, Loan công khai bán quan, chạy ngục nên đã thâu tóm được một tài sản kếch xù. Hằng năm, Loan bắt binh lính nộp 5 gánh đầy dây mây để thay thế dây xâu tiền bị hỏng. Tương truyền, có năm nước lụt ngập dinh thự của ông ở Phần Dương, sau khi nước rút phơi vàng bạc ở sân cho khô ráo sáng rực cả một góc trời.

Về chính sách xã hội, Loan đặt ra nhiều thứ thuế, hình phạt sách nhiễu nhân dân. Loan xui Chúa lập phường chơi xuân, mỗi phường gồm 15 người, mỗi người phải nộp thuế một quan tiền để khi có lễ hội thì tổ chức làm trò mua vui. Sưu cao, thuế nặng cộng thêm trong bốn năm năm liền thiên tai động đất, núi lỡ đã biến xứ Đàng trong từ vùng trù phú thành nơi đói kém, lầm than, lòng dân oán hận nên gọi ông là Trương Tần Cối. Năm 1771 (năm Tân Mão), ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ ở trại Tây Sơn tụ tập những người bất mãn chính quyền, vô gia cư, nghèo khổ vì sự chuyên quyền vơ vét của Trương Phúc Loan phát động phong trào Tây Sơn. Với danh nghĩa lấy của người giàu chia cho người nghèo hợp với lòng dân, lực lượng Tây Sơn lớn mạnh nhanh chóng. Năm 1773 (năm Quý Tị), dưới danh nghĩa phò trợ Hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương (con thế tử quá cố Nguyễn Phúc Hạo của Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát) trừ quyền thần Trương Phúc Loan, Nguyễn Nhạc khởi binh đánh chiếm Quy Nhơn, cướp kho lúa. Có thể nói ba anh em Nguyễn Nhạc có thể tạo dựng được cơ đồ chính là nhờ quyền thần này gây ra loạn lạc


Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.