Trùng Sinh Chi Nha Nội

Chương 125: Hồ chứa nước phong tình



Bức thư nặc danh,chính là một bản thảo chánh văn.

Bản chánh văn có tên là < Lấy thực tiễn dùng vào thực tiễn> , bức thư nặc danh đó không phải do Giang Hữu Tín viết, mà là do Từ Hải Đào lấy cắp. Người viết thư và bút tích của bản chánh văn giống hệt nhau, rõ ràng là do một người làm.

Từ Hải Đào là hội viên chủ nhiệm uỷ ban cách mạng khu Thạch Mã, là cháu trai của phó cục trưởng phòng thống kê Từ Quốc Xương. Từ Quốc Xương vì việc của cháu Từ Hải Đào, lấy cắp bức thư của Giang Hữu Tín mà cho thủ hạ can sự tuyên truyền sai sự thật, mà bị cách chức, bị điều đến làm bí thư tổ chức đảng cục phó cục công thương, vừa chuyển đến đã muốn chơi trò " Tiểu nhi khoa", làm khó Nghiêm Minh, kết quả bị tôi phá hoại chuyện tốt, Nghiêm Ngọc Thành và cha giận dữ, muốn Quốc Xương ở lại cục thống kê. Không ngờ Từ Quốc Xương không chịu an phận, lại muốn lấy bức thư nặc danh ra báo cáo.

Từ Hải Đào chỉ là một nhân viên sao chép nhỏ.

Từ Quốc Xương chính là kẻ gây chuyện, Nghiêm Ngọc Thành và cha không có gì đáng ngạc nhiên, người ngạc nhiên chính là tôi, tôi đã điều tra sự thật, hơn nũa tốc độ điều tra rất nhanh, có mấy ngày đã điều tra chân tướng của bức thư.

" Thằng bé này, cháu làm thế nào mà điều tra ra sự thật vậy? Kể cho mọi người nghe ."

Nghiêm Ngọc Thành cười ha ha, tâm trạng rất vui.

Tôi thoáng có chút rụt rè, cười : " Cụ thể làm như thế nào, hai vị lãnh đạo không nhất thiết phải biết ạ . Tóm lại là cháu có sử dụng một số thủ đoạn bất chánh, hai vị lãnh đạo quang minh lỗi lạc, không nên nghe những âm mưu quỷ kế này."

Nghiêm Ngọc Thành lại cười ha ha, quả thật không hỏi tôi nữa.

Tôi nhìn bác Nghiêm, khâm phục.

"Thủy chí thanh tắc vô ngư, nhân chí sát tắc vô đồ."

Nghiêm Ngọc Thành hiểu rất rõ đạo lí này. Quả nhiên, có tấm lòng rộng lượng, nhất định sẽ biến thành đại sự.

Cha hỏi : " Bí thư. Về việc này, anh dự định xử lí thế nào? "

" Xử lí thế nào? " Nghiêm Ngọc Thành ngạc nhiên nói : " Chúng ta biết ai làm là được rồi. Vì sao lại phải xử lí ? Chẳng lẽ không để cho mọi người bày tỏ ý kiến của mình hay sao ?"

Cha gật đầu. Không nói.

Nghiêm Ngọc Thành cười :" Tiểu Tuấn à, bức thư nặc danh này cháu lấy ở chỗ nào, thì trả nguyên vào chỗ đó, hiểu không ?"

Tôi cười : " Cháu hiểu rồi ạ ."

Nghiêm Ngọc Thành nhìn tôi, thấy bộ dạng bình tĩnh thong thả, thoáng qua biết tôi thật sự đã hiểu.

" Tấn Tài, chúng ta làm báo cáo đề nghị tỉnh phê duyệt cho huyện chúng ta đến Tứ Xuyên khảo sát hệ thống trách nhiệm sản xuất , bí thư Long cũng đã phê duyệt rồi. Ngày kia tôi sẽ lên đường, công việc trong huyện, tạm thời giao cho anh xử lí.

" Được. Bí thư dự định mang mấy người đi khảo sát cùng ? "

" Việc này, có mấy đồng chí rồi, Trần Lập Hữu cục nông nghiệp, nhất định phải đi. Bí thư Hải Thiên phân quản nông nghiệp , lần này cũng phải đi. Những người khác, đồng chí quyết định, chút nữa đưa danh sách cho tôi, không cần nhiều người, tầm mười người là đủ rồi.

" Uh. "

Cha gật đầu, cũng không phải đợi lâu, liền cầm bút và trang giấy, viết tên mấy người vào danh sách, đưa cho Nghiêm Ngọc Thành.

Nghiêm Ngọc Thành nhìn qua bản danh sách, gật đầu, nói : "Những đồng chí này à ."

" Bí thư, còn chỉ thị gì cần giao phó nữa không ? "

Cha tuân thủ các quy tắc, bộc lộ tình cảm tôn trọng, cũng không biết đây là chuyện tốt hay xấu nữa.

Nghiêm Ngọc Thành cũng quen rồi, vươn vai , cười :" Ôi chào, lâu rồi không hoạt động xương cốt. Thế nào, Tấn Tài, nghỉ nửa ngày, đi câu cá nhé ? "

Cha im lặng không trả lời, tôi đứng bên không ngừng nhảy nhót.

" Được ạ, bác Nghiêm, cháu cũng muốn đi."

Đối với những hoạt động ngoài trời đại loại như câu cá, tôi vừa nghe đã thấy vui rồi.

Nghiêm Ngọc Thành cười : " Yên tâm, không thiếu phần của cháu đâu."

Cha có chút do dự, cha vốn không thích đi câu cá , bảy mươi bảy năm tự kiểm điểm, mùa đông cũng có mấy lần đi câu cùng Nghiêm Ngọc Thành, cá không câu được môt con nào, lại còn bị sốt thương hàn vì lạnh một trận. Nghiêm Ngọc Thành thân là cán bộ, đôi lúc cũng phải để đầu óc nghĩ ngơi một chút Câu cá là một hoạt động giải trí rất tốt cho trí óc.

Nghiêm Ngọc Thành biết ý của cha, biết vì sao cha lại do dự, cuời :" Được rồi, được rồi, nghỉ có nửa ngày thôi mà có chuyện gì to tát đâu. Từ ngày nhậm chức chủ nhiệm huyện Cách Tú, anh vẫn chưa chính thức nghỉ ngày nào đúng không? Như vậy không tốt, phải biết sắp xếp nghỉ ngơi và làm việc một cách hợp lí.

Cha cười : " Được, vậy tôi sẽ tuân mệnh đi cùng công tử vậy."

Nghiêm Ngọc Thành không thích nghe những lời như thế này, nhìn chằm chằm, nói :"Anh đang nói gì vậy? Đi câu cá mà phải khổ như vậy sao?"

Cha cười :" Không sai, trình độ câu cá của tôi và anh quá kém."

Nghiêm Ngọc Thành nhất thời nghẹn lời.

Trình độ kém thì trình độ kém, bí thư có lệnh, còn không chịu tuân lệnh mà làm theo. Chiếc xe jeep trở bí thư Nghiêm, chủ nhiệm Liễu, thêm ba đứa trẻ, đi trên con đường nhấp nhô. Nói có ba đứa trẻ cũng không đúng, tôi và Nghiêm Phi miễn cưỡng còn được gọi là trẻ em, còn Nghiêm Minh lớn quá rồi.

Nghiêm Minh cũng không muốn đi, nhưng không làm gì được và cũng không dám cãi lời cha, nhăn mặt nhăn mày, giống như đi làm cu li. Trên đường không ngừng nhìn tôi, vì sao ? Vì tôi đi gọi anh ấy đi cùng. Tôi cũng mặc kệ, chỉ để ý tôi và Nghiêm Phi ngồi cùng nhau, "sắc sắc " đi.

Đi câu cá ở hồ Thạch Mã. Hồ Thạch Mã không lớn, phong cảnh rất đẹp. Cách thôn Hướng Dương khoảng bảy tám cây, đường không đễ đi, ngồi xe jeep đi cũng mất vài phút mới đến.

Xuống xe, tôi nói : " Bác Nghiêm, đường của huyện Hướng Dương kém quá."

" Trong tay bác làm gì có tiền, cháu nói những điều này với bác cũng không có tác dụng gi."

Nghiêm Ngọc thành tức giận nói.

" Cháu có nhiều tiền như vậy, vì sao không chịu quyên góp để tu sửa đường?"

Không ngờ câu nói của bác Nghiêm làm toàn thân tôi nóng như lửa đốt, tôi lập tức im lặng, nhìn hết đông rồi sang tây, kéo tay Nghiêm Phi chạy ra chỗ khác. Tôi có tiền thì có tiền, nhưng sao lại kéo cả việc tu sửa đường vào để nói, rõ ràng hai vấn đề này hoàn toàn.

Ai chẳng biết có tiền thì mới tu sửa được đường?

Bác ấy đường đường là bậc cha mẹ, sao lại nói những lời đó với một đứa trẻ như tôi, không có chút đạo lí nào cả.

Một câu nói " kiêu ngạo" như vậy làm cho một đứa trẻ sợ mà chạy ra chỗ khác, Nghiêm Ngọc Thành đắc ý, cười ha ha.

Cha gọi tôi :" Cẩn thận chút, đừng có giẫm vào nước."

Việc này không nhất thiết phải lo lắng, mẹ quản lí tôi rất nghiêm khắc, quyết không cho tôi chơi gần nước, nhưng không biết tôi lại là cao thủ bơi lội. Rất đơn giản, kiếp trước sau khi tôi học đại học, mẹ không quản lí được tôi . Việc bơi lội, giống như đi xe đạp, một khi đã học thành công, cả đời cũng không thể quên. Sau khi học được rồi, kỹ năng sẽ không bao giờ bị mất đi.

Đến trưa, trời nắng, cha và Nghiêm Ngọc Thành tìm nơi có bóng mát, để ngồi. Đặt hai chiếc ghế xuống, cần câu và mồi câu, ngồi dựa vào thân cây, đợi cá cắn câu. Nghiêm Minh ngồi cách hai người một đoạn, nhưng khoảng cách chỉ là ba đến năm bước. Bóng mát của câu không được to lăm, ngồi cách xa quá lại sợ nắng.

Lái xe tiểu Hứa rất nhanh nhẹn, lái xe đến một ngôi nhà nông dân gần đó ngồi uống nước trà.

Nói đến câu cá, trình độ của tôi không giỏi, so với cha và bác Nghiêm, thì vẫn kém một cấp. Quá trưa, cá đều đi tìm chỗ có bóng mát nghỉ ngơi, lúc đó thả cần câu xuống, đơn giản vẫn là kiên nhẫn chờ đợi. Cũng may câu cá chính là sở thích của Nghiêm Ngọc Thành.

Không quan tâm câu được nhiều hay ít, chỉ khổ cho cha ngồi lo lắng cho Nghiêm Minh.

Những ngày bình thường Nghiêm Minh thường nhốt mình trong nhà, không dễ dàng có một chuyến đi chơi, nhìn thấy cảnh " nước " như vậy rất vui sướng , chỉ muốn thả chân xuống nước ngâm.

Đây chính là một tâm nguyện nhỏ của " Bạn gái " , hiển nhiên muốn thoả mãn bằng được mới thôi.

Tôi tìm một chỗ bằng phẳng, kéo Nghiêm Phi đến bên hồ nước. Nghiêm Phi dựa vào vai của tôi, từ từ cởi chiếc áo nắng màu trắng và đôi dép màu xanh ngọc ra, để lộ đôi chân trắng hồng, cẩn thận dực dực duỗi vào nước. Tôi sợ Phi Phi đứng không vững, đưa tay ra ôm eo cô bé, Nghiêm Phi ngượng ngùng, cười tủm, vội vàng thu chân lại.

Nhìn thấy hai đứa trẻ nghịch bên hồ nước, cha nhìn quanh lo lắng.

Nghiêm Ngọc Thành cười :" Tấn Tài, không phải lo lắng đâu. Thằng bé này làm việc tôi rất yên tâm, không có chuyện gì xảy ra đâu,"

Cha cười, nghĩ lại thì sự việc quả nhiên là như vậy.

" Nói thật, tôi cũng không ngờ thằng bé lại lấy được bức thư nặc danh. Bây giờ mới thấy có chút kì lạ."

" Vậy tại sao anh lại không hỏi cho rõ ràng ?"

Nghiêm Ngọc Thành nheo hai con mắt lại, mỉm cười :" Hỏi rõ ràng rồi, cũng chưa chắc là một việc tốt. Có một số chuyện, khi cần mơ hồ thì phải mơ hồ sẽ tốt hơn."

" Ah, anh đúng là đồ đệ của Trình Bản Kiều."

"Lời nói của Trình Bản Kiều rất có đạo lí."

" Uh ! "

Cha gật đầu, từ từ ngẫm lại ý nghĩa trong câu nói của Nghiêm Ngọc Thành. Thời gian cha bước vào làm quan không lâu, có rất nhiều thứ nhất thiết phải từ từ nhận thức mới được.

Đúng lúc đó, mặt nước bỗng nhiên rung động, Nghiêm Ngọc Thành vội vàng kéo cần câu lên, không có gì, cũng không buồn nản, giả bộ để con giun xuống, thả cần xuống, rồi lẳng lặng chờ đợi cá cắn câu.

Tôi và Nghiêm Phi chơi đùa dưới nước, cách mọi người tương đối xa, một gốc cây, nhìn thấy tóc kết đuôi sam của Nghiêm Phi có chút rối, nói : " Phi Phi , tớ kết lại tóc cho cậu được không ?"

" Được ."

Nghiêm Phi vui vẻ gật đầu liên tục, dựa đầu vào tôi.

Tôi tháo đây buộc tóc ra, gỡ tóc kết ra, sau đó từ từ kết lại từ đầu. Tóc của Phi Phi vừa dày vừa đen , nếu kết tóc đuôi sam, thì phải phân ra làm hai bên kết. Nhưng tôi không thích cách trang điểm này , cảm thấy quá nó quá cổ. Giống như bây giờ, kết lệch một bên có phải đẹp hơn không.

Mất gần nửa tiếng, tôi mới kết xong tóc cho Phi Phi.

Thành thật mà nói, làm những chuyện này không phải là sở trường của tôi, xem ra sau này tôi phải thường xuyên luyện tập tay nghề mới được.

Nghiêm Phi lắc lư đầu, rồi quay lại nhìn tôi, khuôn mặt nở nụ cười dễ thương , hỏi :" Tiểu Tuấn, có đẹp không? "

Đối với những câu hỏi kiểu này, tôi chỉ biết gật đầu, thực tại không có gì để nói. Trải qua 40 năm rèn luyện không ngừng nghỉ của kiếp trước đã nói cho tôi biết. Trong giây phút này, nếu to gan trả lời đáp án khác, thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng.

Hơn nữa, Nghiêm Phi vốn là một cô gái xinh đẹp, tôi giả vờ chóng mặt, câu trả lời của tôi cũng không cho là quá đáng.

" Vậy, so với chị Lương Xảo , ai xinh hơn ai?"

Rất may là tôi ngồi xuống, nếu không nhất định bị té một trận .

“Ách, này một......”

“Cậu nói nhanh lên đi , không cho phép nói dối !”

Đôi mắt đen nhánh của Nghiêm Phi nhìn thẳng vào mắt tôi, khẩu ngữ có chút hung hăng.

Khụ, khụ, cô bé này, mới có 11 tuổi. Sao lại... Sao cũng vậy...Cũng là cái đó....Hỏi câu hỏi " Khảo vấn lương tâm ".

" Uh ! cậu xinh hơn."

Tôi trả lời một cách khẳng định.

Đây gọi là " Hảo hán bất cật nhãn tiền khuy". Hơn nữa Nghiêm Phi quả nhiên là một cô gái rất xinh đẹp, nói như vậy cũng được tính là có lương tâm.

Nụ cười của Nghiêm Phi trở lên sáng lạn vô cùng, bởi vì vừa ở ngoài trời phơi nắng một trận, khuôn mặt trắng hồng xinh đẹp, giống như giọt máu.

Ngẫu nhiên giọt thần!

Không ngờ lại có người hấp dẫn như vậy.

Kẻ hèn chỉ là uống vài chai bia, khi đi ngủ không cẩn thận lại nôn hết ra, người này hay là người kia, thể xác này hay thể xác kia, sao lại biến thành người phụ nữ xinh đẹp như vậy ? Kiếp trước dung mạo của tôi không được đẹp trai.

Chẳng lẽ, dung mạo và thể chất của con người, khi lớn lên lại biến thành hai vấn đề khác nhau ?

Trong lúc đó tôi rất muốn thơm vào đôi má hồng hồng của Nghiêm Phi.

Rất may là nhẫn nại được !

Nếu không cẩn thận làm chuyện hạ lưu, Nghiêm Ngọc Thành nhất định sẽ đá tôi xuống hồ nước.

" Phi Phi, chúng ta đi câu cá nhé."

Chân tay tôi luống cuống, bước nhanh để thoát khỏi Phi Phi.

Lúc này Nghiêm Ngọc Thành lại kéo chiếc cần không lên.

Tôi cười :" Bác Nghiêm, như vậy không được, cá vừa mới cắn câu, bác đã kéo cần câu lên rồi, cá vẫn chưa mắc câu mà, bác làm cá sợ chạy đi hết rồi."

" Thằng bé này, không cần cháu phải dạy ? Có giỏi thì tự mà đi câu !"

Nhưng khi nhìn thấy tôi chơi cùng Phi Phi, sắc mặt rất hiền từ.

Tôi im lặng, cầm cần câu bắt đầu cho giun vào.

Đối với kiểu người chết đến nơi mà không chịu nhận thua, nhất định phải đả kích kiểu " Hung hăng kiêu ngạo " mới không thấy tức.

"Không gặp người nào đi câu cá mà không chọn địa điểm như mọi người, không chịu làm thính, chỉ dựa vào mấy con giun mà muốn câu được cá, cá có ngốc hết đâu."

Tôi vừa thả câu ,miệng vừa lẩm bẩm.

" Tiểu Tuấn, thế nào gọi là làm thính ?"

Nghiêm Minh ngồi bên kia đột nhiên hỏi. Anh ấy ngồi hơn một tiếng đồng hồ rồi, ngay cả bóng con cá cũng không thấy xuất hiện.

" Làm thính là dùng bã rượu, hoặc dùng đường phên điểm mạch, các loại cám ,tìm nơi cá thường tập trung nhiều nhất, tiếp theo thả rượu lúa mạch xuống, cá bị thu hút mà bơi đến, như vậy mới câu được nhiều cá. Làm chuyện gì cũng đều phải có chút tiền và dốc hết tâm huyết thì mới thành công được.

" Uh ! Câu nói này rất có lí."

Lần này Nghiêm Ngọc Thành không nhìn tôi kiêu ngạo nữa, hơn nữa lại có hứng thú vỡi những gì tôi nói.

Lúc đầu Nghiêm Minh nghe rất chăm chú, nhưng đến câu cuối cùng, lại quay mặt đi chỗ khác. Ngày nào cũng phải nghe giáo huấn vẫn chưa đủ phiền hay sao? Còn cần một đứa trẻ như em đến giảng đạo lí ?

Đúng lúc đó lái xe tiểu Hứa mang một ấm trà lạnh đến, mọi người ngồi xuống uống trà rất vui vẻ.

Lần này đi câu cá cũng cần phải nói đến kỹ xảo, tuy không có thính, nhưng chọn địa điểm và cách cầm cần câu cũng rất quan trọng, mặt trời đã ngả về hướng tây, tôi câu được một con cá chép bảy tám lạng, mười con cá túc. Nghiêm Phi ngồi bên cạnh tôi không biết đang vui cái gì cơ chứ, đứng bên cạnh tôi không chịu làm thính. Mỗi một con cá vừa kéo lên khỏi mặt nước, liền cước lấy cần câu.

Cha và Nghiêm Ngọc Minh trận tròn mắt nhìn, bực bội. Hai người bận cả một buổi chiều, chỉ thu được ba con cá túc nhỏ.

Nghiêm Ngọc Thành thấy thế liền cười ha ha,

" Thằng bé này, không biết nói dối ....."

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.