Trùng Sinh Chi Nha Nội

Chương 90: Sản xuất khoáng



Là chủ nhiệm ủy ban cách mạng của huyện Hướng Dương, là người thứ hai nắm về kinh tế, những thứ cha phải lo nghĩ không chỉ là một xưởng rượu. Thậm chí có thể nói một cách không khách khí rằng, xưởng rượu giờ không có tư cách đứng vị trí quan trọng nhất trong lòng cha. Mặc dù người ta vẫn nói “Vô công bất phú” (không có công nghiệp thì không giàu được), nhưng “vô nông bất ổn” (không có nông nghiệp thì không ổn định được).

“Gần 5 vạn hộ huyện Hướng Dương, trong đó hộ nông dân chiếm đến hơn 80%. Cha, làm thế nào để ổn định được gần 40 vạn hộ nông dân mới là trọng trách nặng nề trước mắt của cha!”

Sau khi tiệc rượu chấm dứt, Chu tiên sinh say lướt khướt. Sư mẫu đang dìu ông về căn nhà ổ chuột ở đoàn kịch của huyện, liền bị Nghiêm Ngọc Thành ngăn lại. Sau đó đặt một phòng ở nhà tiếp đón, mời tiên sinh và sư mẫu vào ở đó. Chu tiên sinh giờ đây đã gột sạch được oan ức, hòi phục lại đãi ngộ của phó cục làm việc. Chỉ là huyện Hướng Dương quả thực quá nghèo, phòng tốt một chút cũng chỉ là một gian đơn, một nhà vệ sinh và một cái ti vi đen trắng 12 inch.

Bản thân Nghiêm Ngọc Thành cũng có chút say, về nhà nghỉ ngơi rồi. Chỉ có cha khi tiếp xúc với Nghiêm Ngọc Thành luôn khiêm nhường, hơn nữa cẩn thận khi uống rượu, nên vẫn còn tỉnh táo để về nhà. Thế là trong phòng ngủ của tôi, bèn diễn ra cuộc đối thoại giữa hai cha con về kế hoạch phát triển kinh tế của huyện Hướng Dương.

Tôi thẳng thắn chỉ ra trọng tâm công việc của cha không nên để chệch hướng như vậy.

“Con nghĩ cha không muốn giải quyết vấn đề nông thôn và nông nghiệp sao? Không muốn cho xã viên giàu lên một cách nhanh chóng sao? Nhưng việc này, khó lắm!”

Cha cười khổ hạnh, móc một điếu thuốc trong túi quần, đưa lên miệng, rồi lại móc một điếu đưa cho tôi theo thói quen. Không khí nói chuyện và sự chú ý của ông với công việc làm cho ông nảy sinh ảo giác, cứ ngỡ rằng mình đang bàn chuyện với người đồng trang lứa, nên đưa điếu thuốc tự nhiên như không.

Kiếp trước tôi là người nghiện thuốc, người ta mời thuốc tôi, tôi chẳng từ chối bao giờ, nên cũng nhận điếu thuốc của cha hết sức tự nhiên, ngậm lên miệng. Đến khi cha đưa chiếc bật lửa đến trước mặt tôi, hai cha con mới phát hiện ra có điều không ổn.

Cha tắt bật lửa, rồi thuận tay lấy điếu thuốc trên miệng tôi xuống, hai người bốn mắt nhìn nhau, rồi cười khanh khách. Tôi móc một viên kẹo ở trong ngăn bàn sách, bỏ vào miệng, rồi lại đưa một viên cho cha. Cha nhấc điếu thuốc lên ngụ ý, tôi bèn đặt viên kẹo xuống mặt bàn.

Trong ngăn kéo của tôi có bao nhiêu là đồ ăn ngon, đều là tự mình bỏ tiền túi ra mua cả. Ngăn kéo của các chị cũng đầy đồ ăn vặt, tất cả đều là do tôi mua. Ba cô chị gái, mỗi người mỗi tháng 10 đồng tiền tiêu vặt, là do tôi ngầm cho các chị. Bốn chị em kết thành “Đồng minh”, kiên quyết giấu cha và mẹ. Làm cho mẹ lúc nào cũng cười hỳ hỳ khen ngợi các chị, nói họ biết điều, biết tiết kiệm, từ trước đến giờ đều không ngửa tay xin tiền.

Mỗi lần mẹ khen ngợi như vậy, bốn chị em tôi lại chạy về phòng cười một trận.
Ngày hôm nay thu nhập của tôi cũng khá, đã không tiện cho mẹ quá nhiều tiền, thì những việc nhỏ như thế này cũng là để bớt chút gánh nặng cho mẹ. Kiếp trước lực bất tòng tâm, kiếp này muốn bù đắp cho mẹ một chút.

Tôi từ trước đến giờ đều tin, những người không hiếu thuận sẽ bị trời đánh thánh vật!

“Cha, cha của ngày hôm khác không giống với cha của ngày hôm qua nữa rồi. Trước kia cha dù cũng là người đứng thứ hai, thực ra chỉ quản công việc tuyên truyền. Nhưng giờ đây cha đã là chủ nhiệm ủy ban cách mạng huyện, kiến thiết kinh tế toàn huyện giờ đây đều nằm trong tay cha. Khó hơn chút nữa, cũng phải làm mà”

Tôi nói thế này không phải có ý định đề cao làm lớn sự việc. Chỉ là ngầm nhắc nhở cha, công tác tuyên truyền dù quan trọng nhưng chỉ dựa vào thành tích ở một lĩnh vực,thì không thể nắm vững cương vị lãnh dạo được. Trên cương vị lãnh đạo ủy ban cách mạng huyện, ông nhất định phải làm được thành tích hơn người, mới có thể làm cho lãnh đạo để mắt đến.
Nếu không, cái danh chỉ dựa vào mấy bài viết mà làm được lên lãnh đạo của cha, khó mà xóa được.

Không lâu trước khu Bảo Châu đã có sự điều động người, cục trưởng cục công nông khu Vương Bổn Thanh đã được điều về làm thư ký ủy ban cách mạng huyện Uy Trữ. Mặc dù đó là kết quả của sự cố gắng của Chu Bồi Minh, nhưng cũng để lộ ra ý đồ dùng người của lãnh đạo khu. Đứng ở cương vị của họ, người nắm quyền lãnh đạo, phải là người đã có kinh nghiệm lãnh đạo nhiều năm mới được.

Để cho Nghiêm Ngọc Thành và Liễu Tấn Tài hai người mới tinh này phụ trách vị trí thứ nhất và thứ hai, thư ký Long Thiết Quân cũng không an tâm cho lắm. Nếu không phải là thư ký tỉnh ủy Bì Trị Bình điểm danh biểu dương hai người Nghiêm và Liễu, phó tổ trưởng bộ trung tuyên Tiền Kiến Quân lại thường xuyên gọi điện đến hỏi thăm, Long Kiến Quân có lẽ chỉ nghiêng về việc cho cha và Nghiêm Ngọc Thành đứng đầu một chức vị không quá quan trọng.

Có thể nói thế này, cha giờ đây mới được coi là bước lên điểm khởi đầu của con đường làm quan. Nhìn một lượt quan trường trong nước, từ trung ương đến địa phương, lãnh đạo chủ yếu đều có kinh nghiệm về một mặt nhất định. Những người không có kinh nghiệm hoặc có kinh nghiệm nhưng thành tích không tốt cũng rất khó đảm nhiệm được chức vụ cao hơn trong cơ cấu đảng.

Từ trước đến giờ, cha đi theo Nghiêm Ngọc Thành, như hình với bóng, thậm chí ít khi phát biểu ý kiến của mình. Nghiêm Ngọc Thành hiểu rõ đại cục, rất có trách nhiệm, xứng đáng là người anh cả, nhưng cha cũng phải làm cho người ta biết mình có tài mới được. Ngày hôm nay đã đến lúc rồi. Đây cũng là nguyên nhân tại sao tôi muốn nói chuyện kỹ càng với cha.

Hình như trước kia, hai cha con tôi chưa từng có cuộc đối thoại mặt đối mặt thế này bao giờ (trừ kiếp trước).

Cha rút ra hai điếu thuốc nói: “Cha không phải là sợ khó, nhưng cơ sở của huyện Hướng Dương thực sự quá kém rồi, những chỗ cần phải dùng đến tiền quá là nhiều, trong ngân quỹ của cục thuế, tiền mặt chỉ còn chưa đến 50 vạn, nếu chia đều cho tất cả mọi người, mỗi người chỉ được 1 đồng, làm được chuyện gì cơ chứ?”

Nghe cục diện này, tôi cũng cười đau khổ. Năm mươi vạn, cũng không biết liệu có đủ lương cho cán bộ tháng này không. Tôi bỗng nhớ ra một câu chuyện được nghe từ kiếp trước: người đứng đầu huyện của một huyện nghèo khó cấp quốc gia khi tổng kết thành tích đã nói, thành tích tốt nhất của cán bộ chính phủ lần này là giữ nguyên vị trí huyện nghèo cấp quốc gia.



Giữ vững được cái mũ ấy, cũng gọi là thành tích sao? Không có nó, sẽ bị mất đi một khoản tiền trợ cấp của quốc gia. Mà khoản tiền này, là thịt Đường Tăng, ai cũng muốn bấu véo.

Tất nhiên, tôi cũng chẳng ngu đến mức đưa ra một đề nghị như vậy với cha.

“Cha, cứ tiến tới đi. Thực ra trước mắt quan trọng nhất không phải là tiền, mà là giải phóng tư tưởng. Giải phóng xong tư tưởng rồi, mới có thể giải phóng sức sản xuất, tụ hợp lại sức lao động của toàn thể nhân dân.”

Cha không trách tôi múa rừu qua mắt thợ, mà chỉ hỏi: “Bắt tay làm từ đâu?”

“Phải đề ra chế độ trách nhiệm sản xuất khoán! Khoán đến từng hộ một!”

Tôi vừa nhai chiếc kẹo trong miệng vừa ồm oàm nói.

Cha giật nảy mình, mặt biến sắc.

Chế độ trách nhiệm sản xuất khoán, cha là là bộ trưởng bộ tuyên tuyền của ủy ban cách mạng huyện, không thể không biết nó là gì. Chế độ trách nhiệm này khơi nguồn từ những năm 50, khi đề ra việc hợp tác sản xuất nông nghiệp cao cấp.Lúc đầu rất nhiều xã cao cấp đã thực hiện chế độ “Ba bao một thưởng” đối với người dưới của mình. Tức là xã nông nghiệp đem đất đai, sức lao động, chuồng trại và nông cụ cố định ở độ sản xuất để sử dụng, đội sản xuất báo điểm công, đầu tư (tiền vốn) và sản lượng cho xã nông nghiệp. Nếu sản lượng thực tế nhiều hơn sản lượng đăng ký, đội sản xuất ngoài được hưởng lương theo chế độ, còn được hưởng thêm điểm công nữa, nếu không đạt được sản lượng đã báo, đội sản xuất sẽ bị phạt, bị trừ điểm công. Từ đó đến nay, đã đem lợi ích kinh tế của người sản xuất liên hệ với sản lượng họ làm ra, đẩy mạnh tính tích cực trong trong sản xuất của mọi người. Thời kỳ đại cách mạng, chế độ sản xuất khoán đã trở thành thứ đi ngược lại với chế độ chủ nghĩa chính cống, vì thế bị bắt buộc phải dừng lại. Nhưng ngày hôm nay thì vẫn chưa bị cấm đoán.Tôi biết rằng cuối năm ngoái, tức là tháng 12 năm 1978, 18 người xã viên dám đi trước thiên hạ thôn Tiểu Cương huyện Phụng Dương tỉnh An Huy đã ngấm ngầm ký hiệp định sản xuất khoán đến từng hộ. Đã kéo ra tấm màn cảu cải cách nông thôn trên toàn quốc. Nhưng trước mắt 5,6 tháng đã qua rồi, các địa phương trên toàn quốc đã thực hiện chế độ bao cấp. Điều này có quan hệ mật thiết với việc thông tấn không phát triển, không như về sau, đã bước vào thời đại internet, chỉ cần tổng thống Mỹ đánh rắm một cái là mọi người cũng biết hết.

Lúc này ở một nơi hẻo lánh như khu Bảo Châu mà đề ra chế độ khoán, cũng có phần mạo hiểm chính trị. Còn cái chế độ khoán đến từng hộ, làm đến từng hộ của tôi còn triệt để hơn, cũng có nghĩa là phải phá vỡ chế độ sản xuất nông nghiệp cũ trước kia. Đây không phải là vấn đè phân công lao động đơn giản, mà là vấn đề động chạm vào thể chế.

Hèn chi cha rất kinh ngạc và do dự, lại là một lần “đi đầu”!

Nhưng tôi thấy rằng, đã đến lúc rồi. Cuối năm ngoái đã thực hiện nuôi trông quy mô lớn, rất thành công. Nhưng rất rõ ràng, không thể hy vọng hai điểm là có thể phát triển tình hình kinh tế của huyện Hướng Dương. Chỉ có phá vỡ hoàn toàn bó buộc của chế độ nông nghiệp cũ, mới có thể làm cho mọi người phát triển về kinh tế. Việc sản xuất khoán này không thể do dự được nữa.
“cha, cha còn nhớ câu nói của Chu tiên sinh không?”

“Câu gì”

Cha có chút ngạc nhiên. Những lời Chu tiên sinh nói quá nhiều rồi.

“Phú quý phải tìm từ trong nguy hiểm.”

Tôi nhìn vào mắt cha, nói rành rọt từng chữ một.

Liễu Gia chúng ta, năm đời, thậm chí sáu đời đều là nông dân, chưa có họ hàng nào ra làm quan cả. Nếu xuất đầu trên quan trường, những người ỷ lại đều là họ hàng cả. Làm ra thành tích xuất sắc, cho mọi người mát mặt.

“cha, cha còn nhớ ba năm trước, cha chỉ là một ông thợ sửa chữa, làm sao dám nghĩ đến việc có một ngày ngồi lên vị trí chủ nhiệm ủy ban cách mạng được? Làm đi cha, trước kia mình trắng tay, giờ đây trắng tay thêm một lần nữa cũng có sao đâu, không thể chết đói được.”

Tôi động viên cha.

Thực ra mà nói, nếu không phải do tôi nắm rõ thế cục chính trị 10 năm sau, thì tôi cũng không dám nói thế với cha. Chủ nhiệm ủy ban cách mạng huyện dù chỉ là một chức quan thất phẩm, nhưng cũng là quan, làm quan trong huyện Hướng Dương cũng rất tốt đấy chứ.

Cha cười ha ha, đã được tôi cổ vũ tự tin hơn.

“Con ngoan, có khí chất của người đàn ông rồi đấy. Được, ta sẽ làm!”

Tôi thở phào một tiếng. Chỗ khó đi nhất đã vượt qua được rồi.

Cha nhìn tôi, trong mắt đầy sự đồng cảm và tán thành, tất nhiên, hơn tất cả là tình phụ tử. Lúc có người ngoài, đặc biệt là Nghiêm Ngọc Thành và Chu tiên sinh, cha rất cẩn thận lời ăn tiếng nói, rất ít khi khen ngợi tôi. Vương Bà bán dưa, tự bán tự khen, cha không thuộc dạng người như thế.

“Cha, việc này, làm thì làm rồi. Nhưng phải làm thế nào cũng là điều phải suy nghĩ.”

Tôi cười, lại bỏ vào miệng một viên kẹo.

Cha cũng bỏ viên kẹo đặt trước mặt vào miệng, khép mắt nói: “Con đúng là Chu Cát Lượng, từng bước tính kế sách. Vậy con nói xem, có những thủ thuật gì?”

Tôi cười: “Cha giờ đây là chủ nhiệm ủy ban cách mạng huyện, là người đứng đầu một huyện, chỉ có thể ngồi đằng sau chỉ đạo, chứ không thể việc gì cũng xắn tay áo lăm lăm ra làm. Việc sản xuất khoán này, con nghĩ phải bắt đầu làm từ dưới lên. Đợi đến khi xã và khu báo cho cha, cha không ngăn cản, mà lợi dụng cơ hội chỉ đạo, con nghĩ như vậy sẽ đỡ mạo hiểm hơn một chút. Như vậy cũng dễ ăn nói với bác Nghiêm”

Cha ngừng nhai kẹo, trầm tư một lúc, hai mắt sáng rực như đèn pha.

“Ý kiến này không tồi.”

Tất nhiên là không tồi rồi. Dù cho cấp trên không cho phép, nhưng khi suy xét ra, cha cũng chị chịu trách nhiệm lãnh đạo. Ít nhất không phải là “người làm”, không thể bị đứng đầu sóng ngọn gió. Còn chế độ sản xuất khoán nhất định sẽ phát triển trên khắp cả nước, huyện Hướng Dương phất cờ đi trước cũng không phải là chuyện xấu.

“Ừm, ngày mai cha về thăm ông ngoại bà ngoại ở Liễu Gia Sơn.”

Tôi cười nham hiểm, lộ vẻ giảo hoạt.

Cha nhẹ nhàng cốc đầu tôi, cười mắng: “Lại nghĩ gì xấu về bác năm rồi.”

“Hỳ hỳ, con nghĩ là để cho họ giàu lên trước. Đến khi bác năm cảm ơn con còn không kịp ấy chứ.” Tôi nghĩ đến bác năm luôn ương ngạnh làm mọi việc cho Liễu Gia Sơn, trong lòng tôi làm thấy thật ấm áp, đứng dậy, tôi nói với cha: “Cha, dù cha tin hay không, hôm nay lời của con sẽ buông ở đây. Con nhất định sẽ làm cho Liễu Gia Sơn giàu lên, không chỉ là thôn giàu nhất huyện Hướng Dương, mà còn là thôn giàu nhất khu Bảo Châu, hơn nữa là giàu nhất tỉnh N! Để cho ông ngoại bà ngoại được sống những ngày hạnh phúc ấm no!”

Cha cũng đứng dậy, hai cha con bốn mắt nhìn nhau, bùng lên ý chỉ đấu tranh mãnh liệt của nam tử hán.

“Cha tin! Con là con của cha, cha luôn tin con!”

Mắt tôi đã ươn ướt. Cha à, cha cứ coi đứa con này là do trời tặng cha nhé!

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.