Tâu bệ hạ, trong kinh thành một vương quốc thuộc Trung Hoa, rất giàu và rộng mà tiện thiếp không nhớ tên, có một người thợ may tên là Mustafa, đặc điểm không gì khác ngoài phong thái nghề nghiệp. Mustafa rất nghèo, công việc chỉ vừa đủ ăn cho ông, vợ và một đứa con trai Trời ban cho. Đứa con trai, Aladdin, được nuôi dạy rất cẩu thả nên tiếp xúc với những xu hướng xấu, nghịch ngợm, bướng bỉnh, không vâng lời bố mẹ. Lớn lên một ít, bố mẹ không giữ được cậu bên mình, ngay từ sáng sớm cậu ra khỏi nhà suốt ngày rong chơi trên đường ở những nơi công cộng, với những đứa trẻ lang thang thậm chí ít tuổi hơn cậu. Đến tuổi cậu phải học nghề, song bố cậu không thể tạo dựng cho cậu một công việc gì khác ngoài nghề nghiệp của mình, ông đưa con vào cửa hiệu tập cho may vá. Nhưng kể cả ngọt ngào lẫn đe doạ, ông bố không sao ngăn được tính lêu lổng của con, không buộc được cậu chịu khó, chăm chỉ và chú tâm vào công việc như ông mong muốn. Mustafa quay lưng đi, là Aladdin chạy ngay ra ngoài đi suốt ngày không về. Bố trừng phạt Aladdin mấy cũng không sửa chữa được. Và dù rất tiếc, Mustafa đành phải bỏ mặc con lêu lổng. Việc đó làm ông đau lòng và nỗi buồn không dạy được con khiến ông lâm bệnh nặng sau mấy tháng thì chết. Mẹ Aladdin thấy con không học nghề của chồng, liền đóng cửa hiệu may, bán đồ đạc hành nghề của chồng để mẹ con sinh sống, phụ thêm vào chút ít tiền công mà bà kiếm được nhờ kéo sợi. Aladdin không còn phải sợ bố nữa và lại càng không sợ mẹ, thậm chí bà chỉ hơi mắng mỏ là cậu đã doạ lại bà nên cậu thoả sức tự do càng ngày eàng ehơi bời say sưa hơn trước đây với lũ trẻ cùng lứa! Cậu tiếp tục cuộc sống như thế cho đến năm mười lăm tuổi, không làm gì để mở mang trí tuệ và chẳng suy nghĩ sau này mình sẽ ra sao. Trong tình trạng đó, một hôm cậu đang chơl ngoài bãi rộng với toán trẻ lang thang thì một người lạ đi qua đứng lại nhìn cậu. Người này chính là một lão phù thuỷ đáng gờm, người ta gọi lão là phù thuỷ châu Phi. Có lẽ lão phù thuỷ châu Phi biết tướng số nhận thấy trên mặt Aladdin những gì cần thiết cho việc thực hiện mục đích của mình hoặc lão đã khôn khéo thăm dò về gia đình, bản thân và khuynh hướng của cậu. Lão lại gần chàng trai, kéo cậu ra cách bạn bè mấy bước, hỏi: – Này cậu, bố cậu có phải là ông thợ may Mustafa không? -Thưa ông đúng đấy nhưng bố tôi mất lâu rồi. Nghe nói thế, lão phù thuỷ châu Phi ôm lấy Aladdin hôn nhiều lần, nước mắt xen lẫn thở than. Aladdin thấy lão khóc, liền hỏi vì sao. Lão phù thuỷ kêu lên: – Chà, cháu ơi! Làm sao không khóc được? Ta là chú của cháu, bố cháu là người anh phúc hậu của ta. Ta đi xa đã nhiều năm và lúc về với hy vọng gặp lại anh, đưa niềm vui lại cho anh thì cháu cho biết bố chết rồi! Ta rất đau đớn vì không có được niềm an ủi như mong đợi. Nhưng ta cũng nhẹ lòng một phần thấy trên khuôn mặt cháu có những nét của anh ta, ta thấy đã không lầm khi hỏi chuyện cháu. Tay bỏ vào túi tiền lão hỏi mẹ cậu ở đâu. Aladdin trả lời ngay và lão phù thuỷ vừa đưa cho cậu một nắm tiền lẻ, vừa nói: Cháu ạ, về gặp mẹ nói chú gửi lời chào, nếu thời gian cho phép, ngày mai chú sẽ đến thăm mẹ để tự an ủi thấy được nơi anh chú sinh sống và đã qua đời. Lão phù thuỷ vừa rời cậu cháu vừa nhận nhằng, Aladdin liền chạy về gặp mẹ, vui sướng muốn khoe số tiền chú vừa cho. – Mẹ ơi – cậu hỏi – con có một người chú không? – Không con ạ – Bà mẹ trả lời – Bên bố con cũng như bên mẹ không có người chú nào cả. – Thế mà con vừa gặp một ông nói là chú về bên bố vì là em bố con. Điều làm con tin chắc là vì khi con nói, bố chết rồi, ông khóc và ôm lấy con – Cậu đưa tiền ra và nói thêm – Con nói thật đấy. Ông ấy cho con tiền đây, gửi lời chào mẹ và nói nếu ngày mai có thì giờ ông sẽ đến thăm nhà và nơi bố con mất. Con ạ – Bà mẹ lại nói – Đúng bố con có một người em nhưng chết đã lâu và mẹ không bao giờ nghe nói có người em nào nữa. Hai mẹ con không nói gì hơn về người lạ ấy. Hôm sau lão phù thuỷ lại gặp Àladdin lần thứ hai đang chơi một chỗ khác trong thành phố. Lão ôm lấy cậu như lần trước, bỏ vào tay cậu hai đồng tiền vàng và nói: – Cháu ơi, đưa cái này về cho mẹ nói chiều nay ta đến thăm, bà đi mua gì để chúng ta cùng ăn tối với nhau. Trước hết chỉ cho ta nhà cháu ở đâu đã. Cậu nói rõ địa chỉ và lão để cậu đi về. Aladdin đưa hai đồng vàng cho mẹ. Nghe nói ý định của ông chú, bà đi mua thức ăn ngon và sang hàng xóm mượn thêm một số nồi niêu. Bà để cả buổi chuẩn bị bữa ăn tối. Và chiều đến khi bữa ăn đã sẵn sàng, bà bảo con: – Có lẽ chú con không biết nhà chúng ta, con đi đón chú đưa ông về. Tuy đã chỉ rõ nhà mình cho lão phù thuỷ châu Phi, song Aladdin cũng sắp đi thì nghe tiếng gõ cửa. Cậu mở và thấy ông ta đang bước vào, mang theo mấy chai rượu và nhiều loại quả cây cho bữa tối. Đưa những thứ cho Aladdin lão chào bà mẹ, xin bà cho biết chỗ ông anh Mustafa thường ngồi. Bà vừa chỉ chỗ lão liền, quỳ xuống hôn chỗ ấy nhiều lần, rớt nước mắt đầm đìa kêu lên: – Ông anh khốn khổ, em rất đau lòng không đến được sớm hơn để ôm hôn anh một lần nữa truớc khi anh mất! Dù mẹ Aladdin mời nhiều lần, lão vẫn không ngồi vào chỗ ấy. – Không – Lão nói – Tôi ngồi đối điện đây để nếu không được thoả mãn gặp người anh thân yêu mà tôi kính trọng như chính bố của mình thì ít nhất tôi cũng được nhìn như thấy anh đang ở đấy. Khi đã chọn được chỗ ngồi khác, lão bắt đầu nói chuyện với mẹ Aladdin: – Chị quý hoá của tôi, chị đừng ngạc nhiên không thấy tôi trong suốt thời glan chị là vợ anh Mustafa. Tôi ra đi khỏi đất nước này đã bốn mươi năm. Từ ngày đó sau khi đi hết Ấn Độ, Ba Tư, A Rập, Xy Ri, Ai Cập qua những thành phố đẹp nhất các nước đó, tôi sang châu Phi và ở lại đó lâu nhất: Cuối cùng theo lẽ tự nhiên của người dù xa quê hương đến mấy cũng không quên nhớ về bố mẹ và anh em ruột thịt, tôi chuẩn bị hành lý và lên đường mong muổn trở về đất nước mình, đến ôm hôn người anh thân yêu trong lúc còn sức và lòng can đảm làm một cuộc hành trình dài. Tôi không kể lại với chị thời gian lăn lộn trải qua những gian nan, vất vả để về được đến đây. Chỉ nói với chị không gì làm tôi day dứt, buồn rầu bằng được tin anh đã mất, người anh tôi luôn yêu kính với một tình cảm thực sự. Tôi chú ý đến những nét của anh trên khuôn mặt cháu và điều đó làm tôi phân biệt cháu với những đứa trẻ khác cùng chơi. Cháu có thể nói tôi buồn đến mức nào khi biết anh tôi đã mất. Nhưng cũng phải tạ ơn Trời về mọi việc: tôi tự an ủi thấy lại người anh trong đứa con trai giữ được những nét nổi bật của anh. Lão phù thuỷ châu Phi thấy bà mẹ đau lòng về kỷ niệm ông chồng, liền thay đổi câu chuyện, ngoảnh lại Aladdin hỏi tên cậu. – Cháu là Aladdin – Cậu trả lời. – Thế cháu làm việc gì Aladdin? Cháu có biết nghề gì không? Nghe hỏi thế, Aladdin cúi mặt bối rối. Mẹ cậu trả lời: – Aladdin là một đứa lười biếng. Bố nó lúc còn sống đã ra sức dạy nghề của ông cho nó nhưng không được. Từ khi ông mất, mặc đù tôi nhắc nhở hàng ngày, nó không làm nghề gì khác ngoài việc lêu lổng, suốt ngày chơi với trẻ con như chú thấy, không nghĩ mình chẳng còn bé nữa; nếu chú không làm cho nó thấy xấu hổ, và không sửa chữa nhân dịp này, tôi sẽ thất vọng vì không bao giờ nó có thể nên người. Nó biết bố mất chẳng để lại tài sản gì và cũng thấy tôi kéo sợi suốt ngày khó kiếm đủ ăn. Tôi đã quyết định một ngày nào đó sẽ đuổi nó ra khỏi nhà cho đi kiếm sống ở chỗ khác. Sau khi bà mẹ vừa khóc vừa nól thế, lão phù thuỷ châu Phi bảo Aladdin: – Như vậy không tốt cháu ạ, cần phải tự lực mà kiếm sống. Có nhiều nghề nghiệp, phải tìm cho mình một hướng ưa thích. Có lẽ cháu không thích nghề của bốvà thấy mình phù hợp với một nghề khác hơn; đừng giấu chú suy nghĩ của mình, chú sẽ tìm cách giúp cháu. Thấy Aladđin không trả lời, lão nói: – Nếu cháu sợ phải học nghề mà vẫn muốn trở thành một người lương thiện, chú sẽ mở cho một cửa hàng vải vóc đẹp, cháu đứng bán lấy tiền mua tiếp hàng, với cách đó cháu sẽ sống xứng đáng. Hãy tự nói thật với chú: ý của cháu ra sao? Cháu nhớ là bao giờ chú cũng giữ lời hứa. (còn tiếp…) Tagged Nghìn lẻ một đêm