Uông Xưởng Công

Chương 399: Chương </span></span>399LOẠN BÁCH BỘ



Trong phủ nha Thiều Châu, đạo Lĩnh Nam.

Quan sát sứ Trương Hào Đoan của đạo Lĩnh Nam, Đại tướng quân Quan Hàn Tùng của Lĩnh Nam Vệ đang thảo loạn với Uông Ấn về tình hình của đạo Lĩnh Nam.

Trương Hào Đoan đã gặp được nhóm người Uông Ấn ở rìa Thiều Châu, để tiết kiệm thời gian nên họ liền tới phủ nha Thiều Châu gần đó, bởi phủ quan sát sứ còn cách phủ nha Thiều Châu rất xa.

Trương Hào Đoan là một quan văn có thân hình mập mạp, khuôn mặt luôn tươi cười như đức Phật Di Lặc bụng phệ, gặp ai cũng sẽ mỉm cười trước tiên, không hề có kiểu cách nhà quan, hoàn toàn không giống một quan lớn tam phẩm trong triều.

“Đốc chủ đi đường vất vả rồi. Về tình loạn bách bộ ở Lĩnh Nam, bổn quan và Quan tướng quân đều biết cặn kẽ, bây giờ sẽ nói chi tiết với đốc chủ!” Trương Hào Đoan vừa nói vừa lau mồ hôi trên trán.

Trong thời tiết giá lạnh như thế này mà Trương đại nhân vẫn mồ hôi đầy đầu, không biết là bởi cưỡi ngựa phi nhanh hay là vì nguyên nhân khác.

Nói thế nào đây? Bởi vì động tác lau mồ hôi liên tục này nên trông ông chẳng khác gì một cấp dưới đang hoảng hốt, chờ cấp trên kiểm tra, hoàn toàn không có vẻ điềm tĩnh khoan thai của trọng thần trong triều.

Phải biết rằng quan sát sứ là quan địa phương cấp tam phẩm, chức vị còn cao hơn đốc chủ Đề Xưởng một bậc. Thể hiện thế này, quả thực là... khó diễn tả.

Song, Uông Ấn biết người có thể trở thành trở thành quan sát sứ của một đạo, là quan viên địa phương tam phẩm thì dứt khoát không phải là một viên quan hay hoảng loạn.

Mùa thu hằng năm, hắn đều đến đạo Lĩnh Nam và tiếp xúc khá nhiều với Trương Hào Đoan. Lần nào gặp ông ta cũng đều trong dáng vẻ mồ hôi nhễ nhại như vậy.

Hắn cũng không quá để ý, vì điều đó không biểu hiện cho khả năng thực sự của ông ta.

Có thể đảm nhận chức quan sát sứ ở đạo Lĩnh Nam, có thể biết về Nam khố thì tất nhiên không cần phải nghi ngờ năng lực và vị trí của Trương Hào Đoan trong lòng hoàng thượng.

Trước đây, khi phát hiện ra khoáng sản ở Lĩnh Nam, hoàng thượng đã điều Trương Hào Đoan từ đạo Sơn Đông đến đạo Lĩnh Nam, ân điển to lớn của đế vương trong đó, nhìn một là hiểu được mười.

Từ khi phát hiện ra khoáng sản đến nay đã gần mười năm, trong mười năm qua chức quan sát sứ đạo Lĩnh Nam của Trương Hào Đoan chưa hề xê dịch, nhiều quan viên trong triều suy đoán có phải Trương Hào Đoan đã để mất lòng đế vương hay không?

Bọn họ đâu biết rằng, chính bởi vì đạo Lĩnh Nam quá quan trọng, chính bởi vì Trương Hào Đoan được hoàng thượng hết sức tin tưởng nên cứ luôn giữ chức quan sát sứ đến tận bây giờ.

“Sự bất ổn giữa các bộ lạc đã có dấu hiệu từ mùa thu, là tranh chấp giữa bộ lạc Tiêu và bộ lạc Cao. Có điều, tranh chấp này chỉ là giữa hai bộ lạc, không ảnh hưởng đến các bộ lạc khác. Tới mùa đông, tình thế đột nhiên nghiêm trọng hơn, thời điểm năm mới đã xảy ra xung đột đẫm máu quy mô lớn...” Trương Hào Đoan kể chi tiết về tình hình biến động của các bộ lạc.

Uông Ấn lặng lẽ lắng nghe, nét mặt lãnh đạm không chút thay đổi. Ngay cả khi nghe đến đoạn các bộ lạc dùng khí giới đánh nhau và đã chết rất nhiều người, hắn cũng không nhíu mày.

Vẻ thờ ơ xen lẫn sát khí đáng sợ này khiến hai vị Trương, Quan cảm thấy căng thẳng trong lòng, sắc mặt cũng bất giác trở nên nặng nề.

Nhìn Uông đốc chủ như vậy, thật sự khiến người ta không khỏi thấy bồn chồn.

“Bao năm nay, những bộ lạc này xảy ra không ít tranh chấp, lẽ ra loạn bách bộ không tạo thành nguy hại cho cục diện trong triều, nhưng nó đã dần dần lan tới khu vực lân cận Dữu Sơn, càng ngày càng tiến đến gần Nam khố. Bổn tướng lo rằng nó sẽ ảnh hướng đến sắp xếp của triều đình, hơn cả là sẽ làm lộ nguồn khoáng sản và Nam khố.”

Loạn bách bộ là chuyện nhỏ, Nam khố bị lộ mới là chuyện lớn.

Hóa ra, giáp ranh đạo Lĩnh Nam có rất nhiều bộ lạc lớn nhỏ, sống thành từng cụm với nhau, từng cụm lại tập trung lại thành nhóm lớn. Bởi vì quá nhiều bộ lạc nên được triều đình gọi chung là bách bộ.

Mùa thu hằng năm, các bộ lạc sẽ tụ hội để chọn ra thủ lĩnh, nhưng mùa thu năm ngoái lại xảy ra biến cố.

Trong bách bộ, hai bộ lạc mạnh nhất là bộ lạc Tiêu và bộ lạc Cao đều có ý đồ tranh chức thủ lĩnh, hơn nữa thái độ hai bên cực kì cứng rắn, không bên nào chịu nhường nhịn, lý do đều là vì muốn thôn tính các bộ lạc nhỏ khác, mở rộng bộ lạc của mình, chiếm nhiều tài nguyên hơn.

Do đó, hai bộ lạc rơi vào tình trạng như nước với lửa.

Các bộ lạc vốn ít người, vật phẩm cũng khan hiếm, đinh tráng cũng quý giá, để cướp người và của, hai bộ lạc Tiêu, Cao giở đủ thủ đoạn, đôi bên thỉnh thoảng lại nổ ra tranh chấp.

Theo tiến triển của tình hình, một số bộ lạc nhỏ vì sự sinh tồn đã nhao nhao theo sau hai bộ lạc kia, dẫn đến việc bách bộ hình thành ba bên rõ ràng.

Trong thế trận ba bên này, hai trong số đó là bộ lạc Cao và bộ lạc Tiêu, bên thứ ba là các bộ lạc còn lại không muốn theo phe nào, với ý đồ bảo vệ tráng đinh cùng bộ lạc của mình.

Tuy nhiên dưới tình trạng giằng co, bộ lạc Tiêu và bộ lạc Cao sẽ tìm kiếm sự hỗ trợ từ bên thứ ba, hoặc trực tiếp tấn công cướp bóc luôn, dẫn đến việc đội ngũ của bên thứ ba cũng không ổn định.

Kể từ khi triều đình thu các bộ lạc về một mối đến nay, bọn họ đã chung sống hòa thuận không có chuyện gì. Cách làm cụ thể của triều đình với bách bộ là: Cho bọn họ đầy đủ tự do, hi vọng bọn họ tự dẹp loạn trong nội bộ, như vậy vừa không khiến cho bách bộ lớn mạnh quá, lại vừa không để bọn họ suy yếu đến mức trở thành gánh nặng của triều đình.

Nhưng hai vị Trương, Quan đều không ngờ sự náo động của bách bộ lần này lại nghiêm trọng và dai dẳng đến thế, còn tập trung ngay bên cạnh Dữu Sơn, trở thành mối đe dọa đối với Nam khố.

Một khi Nam khố xảy ra bất cứ sơ suất nào cũng đủ khiến Trương Hào Đoan và Quan Hàn Tùng mất đầu như chơi.

Sau khi nghe xong về tình hình cơ bản của đạo Lĩnh Nam, Uông Ấn hỏi: “Quốc Công gia nói thế nào về loạn bách bộ?”

Trước kia, sau khi phát hiện ra nguồn khoáng sản ở đạo Lĩnh Nam, triều đình đã quyết định xây dựng Nam khố tại đây, ngoài cử Trương Hào Đoan và Quan Hàn Tùng trấn thủ Lĩnh Nam ra, còn lệnh cho Trấn Quốc Công - Ngu Đản Chi làm chủ mọi việc.

Hiện giờ loạn bách bộ có nguy cơ đe dọa đến Nam khố, người chịu trách nhiệm quản lý Nam khố đối phó với vấn đề này ra sao?

“Quốc Công gia cho binh lính Lĩnh Nam Vệ phòng ngự bên cạnh Nam khố, đề phòng nghiêm ngặt sự biến loạn của bách bộ. Bề ngoài lỏng lẻo, bên trong siết chặt, chỉ sợ sẽ làm Nam khố bị lộ.” Quan Hàn Tùng đáp.

Uông Ấn gật đầu, biết rằng trước mặt chỉ có thể làm thế.

Tất cả những gì liên quan đến Nam khố đều phải cẩn trọng.

Sau khi tới đạo Lĩnh Nam, hắn cũng cố tình không đến Nam khố, bởi sợ rằng sẽ khiến kẻ có lòng dòm ngó.

Thật ra chuyện lúc này khá khó khăn, vừa phải ngăn ngừa loạn bách bộ, vừa phải đề phòng động tĩnh trong quân đội quá lớn sẽ làm lộ Nam khố, bởi gián điệp của Đại Ung hay các thế lực khác cài cắm khá nhiều trong quân đội như thể cỏ dại giữa bụi cỏ, nhổ thế nào cũng không hết.

Uông Ấn trầm ngâm giây lát rồi nhớ tới lời dặn của Diệp Tuy trước khi đi, hắn liền cho gọi Liễu Nguyên Tập đến, hỏi xem hắn ta có diệu kế gì để dẹp yên loạn bách bộ hay không.

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.