Uông Xưởng Công

Chương 808



Chuyện lớn của triều đình lần này là việc vận chuyển đường thủy của đạo Giang Nam có vấn đề.

Tầm quan trọng của vận chuyển đường thủy là điều không cần phải kể đến. Đây là tuyến đường giao thông quan trọng nối liền Kinh Triệu và đạo Giang Nam, còn là tuyến đường giao thông không gì có thể thay thế được.

Đạo Giang Nam là vùng đất trù phú, được gọi là vựa lúa của thiên hạ. Những thứ như lương thực, tơ lụa, vật tư của nơi đó được vận chuyển đến Kinh Triệu bằng đường thủy.

Có thể nói, đây là tuyến đường dồi dào tiền bạc, nhưng hiện nay lại bị cắt đứt. Chỉ cần nghĩ là biết được điều này có ảnh hưởng to lớn nhường nào đối với Kinh Triệu và đối với Đại An.

Giao thông đường thủy liên quan đến nền kinh tế nước nhà và đời sống nhân dân, một khi xảy ra vấn đề thì sẽ khiến quốc gia rung chuyển dữ dội.

Thật ra tầm quan trọng của nó cũng không thua gì người kế vị ngai vàng. Sau khi nhận được bẩm báo, Vĩnh Chiêu Đế không thể không dời sự chú ý từ Dương Doãn Cung sang chuyện này.

“Rốt cuộc chuyện này là sao? Đường thủy của đạo Giang Nam bao nhiêu năm nay không xảy ra sai lầm, vì sao bây giờ lại xuất hiện vấn đề lớn như vậy? Ngay cả hàng hóa cũng hoàn toàn không có cách nào vận chuyển được?” Vĩnh Chiêu Đế hỏi, không che giấu lửa giận trên mặt.

Không thể vận chuyển được hàng hóa, điều đó có nghĩa là giao thông đường thủy hoàn toàn bị gián đoạn.

Vấn đề giao thông đường thủy quan trọng nhường nào, trước đây vẫn luôn ổn định có trật tự, bây giờ một khi xảy ra vấn đề thì chính là tình huống rất nghiêm trọng. .

||||| Truyện đề cử: Con Rể Chiến Thần |||||

Điều đó chứng tỏ việc giao thông đường thủy ở đạo Giang Nam có vấn đề không phải là chuyện một sớm một chiều. Nhưng trước đó lại không có quan viên nào nhận ra sự bất ổn.

Rốt cuộc thì quan viên của ông ta đang làm cái gì? Quan viên của Hộ Bộ, Công Bộ và Ngự Sử Đài đã làm việc qua quýt phải không?

Thượng thư Hộ Bộ - Trần Tựu Đạo đang đứng trong điện Tử Thần. Trước sự chất vấn và khiển trách của đế vương, Trần Tựu Đạo chỉ có thể nhận lỗi: “Hoàng thượng, việc này là thần thiếu kiểm tra đôn đốc, xin hoàng thượng thứ tội! Thần đã lệnh cho quan viên cấp dưới đi điều tra tình hình của đạo Giang Nam. Nhất định sẽ điều tra rõ tình hình cụ thể là như thế nào!”

Giờ phút này, tâm trạng của Trần Tựu Đạo hết sức nặng nề. Trần Tựu Đạo từ thị lang Hộ Bộ được thăng lên làm thượng thư Hộ Bộ. Trong những năm qua, ông ta vẫn luôn làm việc ở Hộ Bộ nên hiểu khá rõ tình hình giao thông đường thủy.

Ông ta là quan viên đầu tiên phát hiện ra việc vận chuyển bằng đường thủy có vấn đề. Thời gian vận chuyển bằng đường thủy càng ngày càng dài mà vật tư được vận chuyển thì càng ngày càng ít. Tình trạng này đã kéo dài hai, ba năm, nhưng bởi vì sự kéo dài về thời gian và giảm bớt về vật từ này được tiến hành dần từng bước và nhỏ giọt, cho nên quan viên ghi chép những việc này không phát hiện ra được manh mối. Ngay cả tư khảo công của Lại Bộ và giám sát Ngự sử Đài cũng không phát hiện ra tình trạng này.

Sau khi phát hiện ra được manh mối, Trần Tựu Đạo liền phái quan viên cấp dưới đi tìm hiểu tình hình, nhưng những quan viên đó còn đang trên đường đến đạo Giang Nam thì việc vận chuyển bằng đường thủy đã xảy ra chuyện.

Kỳ hạn vận chuyển cuối cùng trôi qua đã lâu mà số lương thực, tơ lụa và các loại hàng hóa vốn dĩ nên được vận chuyển đến Kinh Triệu vẫn hoàn toàn không thấy đâu. Sau đó, thư của quan viên ở đạo Giang Nam mới được gửi đến Kinh Triệu, thuật lại nguyên nhân xảy ra tình huống này.

Trong thư của quan viên ở đạo Giang Nam, đương nhiên là che giấu và đùn đẩy, quy vấn đề này là do thiên tai và con người.

Thiên tai ở đây là bởi vì hiện tại đã vào thời điểm giao mùa cuối thu đầu đông, mưa rất ít, lòng sông cạn dẫn đến không thể tiến hành vận chuyển bằng đường thủy như bình thường.

Con người ở đây chính là có rất nhiều toán cướp dọc theo tuyến đường thủy, bọn chúng mai phục hai bên bờ sông, thường xuyên cướp của giết người, khiến lòng người lo sợ.

Chính bởi vì hai nguyên nhân chủ yếu này nên vận chuyển đường thủy của đạo Giang Nam mới xảy ra tình trạng mất kiểm soát, đồng thời đã đến mức độ gián đoạn nghiêm trọng.

Trên đây chính là những lời biện bạch nhằm che giấu vấn đề của việc vận chuyển đường thủy, nhưng quan viên của Hộ Bộ lại không phải những người ngu dốt, quan chủ quản Trần Tựu Đạo lại càng vô cùng khôn khéo, liền biết ngay là các quan viên của đạo Giang Nam đang che đậy khuyết điểm.

Ở đây không thể không nói một chút về việc vận chuyển đường thủy của Đại An.

Việc vận chuyển bằng đường thủy xuất hiện chưa lâu ở Đại An, mới chỉ trải qua hai đời đế vương.

Trước thời Vĩnh Hòa Đế, giữa đạo Giang Nam và Kinh Triệu không vận chuyển bằng đường thủy. Tuy nhiên, đạo Giang Nam dồi dào lương thực, nhiều khi phải vận chuyển đến Kinh Triệu mà hồi đó toàn bằng chuyển bằng đường bộ. Chưa cần phải kể đến việc mất thời gian khi vận chuyển bằng đường bộ, mà còn có sự tổn thất cực kì lớn. Mỗi một chuyến lương thực được vận chuyển chỉ còn khoảng một nửa là có thể dùng được.

Năm đó, các quan viên đã nhận thấy được điều này, bèn dâng tấu lên Vĩnh Hòa Đế, xin mở tuyến đường sông để chuyển sang vận chuyển bằng đường thủy. Bản tấu này đã nhận được sự chấp thuận của.

Sau hai đời đế vương không ngừng sửa sang và đào bới lòng sông, tuyến đường thủy đã chính thức được hình thành, đồng thời càng ngày càng quan trọng, có tác dụng lớn đối với sự phát triển phồn vinh của đạo Giang Nam, Kinh Triệu và thậm chí là của Đại An.

Triều đình còn vì thế mà thành lập Tư Vận Chuyển, chuyên quản lý tình hình vận chuyển đường thủy của đạo Giang Nam.

Cho tới nay, quy mô của việc vận chuyển bằng đường thủy càng ngày càng lớn, các quan viên của Tư Vận Chuyển cũng càng ngày càng đông, chi phí cho vận chuyển bằng đường thủy quá nhiều, gánh nặng của ngành này đối với nước nhà liên tục tăng cao.

Mặc dù như vậy nhưng vẫn không gì có thể thay thế được tác dụng của việc vận chuyển bằng đường thủy. Để duy trì hoạt động bình thường của việc vận chuyển bằng đường thủy và Tư Vận Chuyển, Hộ Bộ đã phân bổ số lượng bạc lớn hằng năm để khơi thông sông ngòi, tăng số lượng tàu thuyền, tiêu diệt thổ phỉ, bảo vệ lương thực được vận chuyển…

Ngoài ra, số tiền được phân bổ mỗi năm một nhiều hơn, các quan viên Hộ Bộ từng được gọi là “tốn cả đấu tiền để vận chuyển cả đấu gạo”, nhưng đến cuối cùng việc chuyển đường thủy vẫn xảy ra nhiều vấn đề như vậy, tiền bạc của Hộ Bộ chẳng khác gì đã trôi theo dòng nước. Sao Trần Tựu Đạo có thể chấp nhận được điều này?

Nước sông cạn, lòng sông nhô lên, vì vậy tàu thuyền không thể lưu thông, đây chính là nguyên nhân lớn nhất của việc vận chuyển đường thủy bị gián đoạn.

Song, một phần rất lớn trong số bạc mà Hộ Bộ phân bổ hằng năm được dùng cho việc nạo vét, mở rộng đường sông. Khoản tiền này đã được dùng hết từ lâu, nhưng vì sao lại không hề có hiệu quả?

Nói cách khác, khoản tiền đó về căn bản không được dùng cho những việc này?

Bên cạnh đó, những kẻ cướp trên sông vẫn hoành hành ngang ngược, lần nào quan viên của Tư Vận Chuyển cũng tốn cả đống bạc để mời những người áp tải đắc lực đến bảo vệ lương thực. Chẳng lẽ đã nhiều năm như vậy mà những người áp tải đắc lực này vẫn mặc cho toán kẻ cướp đó cướp bóc?

Bất luận nói thế nào đi chăng nữa thì việc vận chuyển bằng đường thủy đã xuất hiện quá nhiều vấn đề, hơn nữa còn là những vấn đề nghiêm trọng, điều này quả thật rất không bình thường.

“Tra! Tra rõ cho trẫm! Tra xem rốt cuộc chuyện vận chuyển đường thủy là thế nào! Ngoài ra phải khôi phục việc vận chuyển đường thủy càng nhanh càng tốt, phải dốc hết khả năng có thể.” Vĩnh Chiêu Đế ra lệnh, vẻ mặt vẫn vô cùng tức giận.

Trần Tựu Đạo lập tức vâng lệnh rồi rời đi. Dù Vĩnh Chiêu Đế không ra mệnh lệnh này thì ông ta cũng phải tra rõ ngọn ngành để cố gắng khắc phục. Đây mới là cách lấy công chuộc tội của ông ta.

Có điều, sự việc quá sâu xa, Trần Tựu Đạo càng điều tra càng giật mình.

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.