Vũng Bùn

Chương 27



Khiết An chưa từng nghĩ bản thân lại một lần nữa đụng vào những quyển sách này. Cô lật từng trang sách, đọc thật kĩ chúng, cứ mỗi lần đọc kí ức thuở nhỏ lần lượt xuất hiện. Cô nhớ rằng những thứ này vốn được dạy rất kĩ, cha cô từng rất nghiêm khắc, đôi khi bắt cô học thuộc cả chúng. Khiết An vì lẽ đó mà vẫn còn nhớ chúng cho đến tận bây giờ.

Kì thực cô không biết bản thân mình nên làm gì. Chỉ là sau khi về nhà, cô đã đâm đầu vào những cuốn sách đã lâu rồi chưa đụng. Bắt đầu tiếp thu những thứ bản thân từng không muốn học vào đâu. Tại sao vậy nhỉ? Tại cô muốn giúp Thanh Bình sao, giúp y trong việc trừ tà?

Khiết An chìm đắm trong suy nghĩ rối bời của mình. Không biết liệu nên làm gì tiếp theo.

Đúng lúc, Thế Dương trở về. Ông bước vào phòng khách thở dài đầy mệt mỏi. Khi thấy Khiết An đang ngẩn ngơ nhìn mấy cuốn sách, ông cảm thấy khó hiểu, từ từ tiến lại vỗ vai cô con gái.

“A, cha đã về.”

“Con đang đọc gì thế?”

Ông đến gần, nhìn những cuốn sách nằm ngỗn ngang trên đất. Nhìn một hồi ông lại nhìn cô con gái đang bối rối của mình.

“Con muốn… học?”

“Con nghĩ là con muốn đọc lại…” Khiết An bối rối đáp lại.

“Con không cần theo nghề này đâu. Hãy làm những điều con thích.”

Thế Dương xoa đầu cô con gái, ông ngồi xuống cạnh con gái. Ông bốc đại một cuốn, tùy hứng lật một trang ngẫu nhiên đọc.

“Cha nè.”

“Sao đấy?”

“Tại sao cha lại chọn nghề này vậy…”

Khiết An ngập ngừng hỏi, cô hiểu nghề này vốn là bị bắt buộc bởi dòng họ. Thân là trưởng nam trong dòng tộc, cha cô đương nhiên phải kế thừa nghề truyền thống này. Nhưng, cô tự hỏi, liệu cha cô nghĩ gì về nghề này?

Thế Dương có vẻ bất ngờ, nhưng ông bật cười. Ngẫm nghĩ một hồi ông mới lên tiếng trả lời.

“Một phần là vì dòng tộc. Một phần là vì một người.”

Như hình bóng người đó sượt qua tâm trí, ánh mắt Thế Dương trùng xuống, mang mác nổi buồn.

“Người đó rất thích nghề trừ tà. Lúc nào cũng bảo nghề của dòng tộc rất ngầu, như trừ cái gian cái ác cho loài người. Giúp họ sống hạnh phúc mà mỉm cười, mang tới cho họ sự thanh bình trong tâm hồn.”

Thế Dương như nhớ lại vẻ rạng rỡ của nàng thiếu nữ, nụ cười dễ mến tựa ánh nắng rực rỡ của ngày xuân. Nàng hay đan tay mình lại, miệng cười mỉm rồi trò chuyện cùng ông. Những lần trò chuyện luôn là lúc Thế Dương cảm thấy yên lòng, như liều thuốc cứu ông khỏi những điều tiêu cực.

Lời nàng nói, kì thực, ít nhiều gì cũng ảnh hưởng đến Thế Dương. Cho ông một cái nhìn khác về cái nghề mà ông đã từng ghét bỏ. Vì thế mà ông tiếp nối, và gìn giữ cái nghề này.

Khiết An nghe câu chuyện, cảm thấy cha dường như rất quan tâm người này. Có vẻ là một người quan trọng. Nhưng trong kí ức của Khiết An, cha chưa từng kể cô nghe chuyện gì. Thực ra thì bọn họ rất ít khi cùng nhau ngồi lại, nói về chuyện quá khứ. Nên có lẽ đây là lần đầu tiên, Khiết An nghe cha kể về quá khứ của ông.

Khiết An có chút tò mò về người này, cô buộc miệng hỏi: “Người đó đang ở đâu vậy ạ?”

Thế Dương chỉ mở bóp mình ra, bên trong có để hai tấm ảnh, một là của gia đình, hai là của một người thiếu nữ đang cười rạng rỡ. Ông chỉ tay vào tấm ảnh người thiếu nữ.

“Là người này. Cô ấy là em gái của cha, cũng chính là cô của con.”

Khiết An nhìn tấm ảnh. Theo lời Thế Dương thì đây là em gái của cha, vậy có lẽ cô đã từng gặp. Thế nhưng, trong kí ức cô hoàn toàn không nhớ gì.

“Là do cha không kể với con. Cô con mất trước khi con sinh ra.”

Là mất từ khi còn rất trẻ sao? Khiết An có chút bối rối, sờ sờ tấm ảnh.

“Là một tai nạn khi trừ tà.”

Thế Dương tiếp tục kể, ánh mắt dường như không giấu được nổi buồn. Những kí ức về người em gái như sống lại, chạy chầm chậm trong đầu.

Thế Dương và em gái cách tuổi nhau rất lớn, tận 10 tuổi. Vì tuổi tác cách biệt, bọn họ cũng không quá thân thiết, đấy là người ngoài nghĩ thế. Chứ thật chất, cả hai thân thiết nhau đến lạ thường, hay cùng nhau đi dạo, đi ăn, đi chơi, ra ngoài đường cứ bị nhầm là một cặp cha con.

Thân là trưởng nam, Thế Dương bị ép theo khuôn khổ của gia đình. Còn người em gái có thể chọn theo hoặc không. Thế nhưng, với niềm yêu thích ngành nghề của gia đình, em gái ông cũng học theo và trở thành một thầy trừ tà trẻ tuổi vô cùng tài giỏi.

Thế nhưng, một biến cố xảy đến, chấm dứt cuộc đời của người thiếu nữ. Khi ấy em gái ông chỉ mới 17 tuổi. Tấm hình lúc Thế Dương ngẩn ngơ chụp em gái mình lại cũng chính là tấm hình cuối cùng của em gái. Nó luôn nằm trong bóp ông, như một lời nhắc nhở cho sự cố ngày hôm đó.

“Sự cố?”

Thế Dương chỉ nhìn cô rồi lắc đầu. Có lẽ vì quá đau buồn cũng như chưa dám đối mặt với quá khứ, ông lại không muốn kể. Ông đặt tay lên vai Khiết An, mắt nhìn cô đầy dáng vẻ kiên quyết.

“Con có thể làm điều mà con thích. Nhưng Khiết An, con phải đặc biệt cẩn thận. Nó có thể giúp người khác nhưng cũng có thể hại chính con.”

“Vâng…”

“Nhưng tại sao con lại muốn học lại?”

“Con muốn… giúp một người. Người đó trông có vẻ khổ sở nên là con…”

“Nghe cứ như hệt cô con.” Thế Dương mỉm cười, xoa đầu cô con gái nhỏ. “Cha không cấm cản gì đâu, nhưng hãy nhớ lời cha dặn.”

“Vâng!”

“À mà, cha dạy lại được không. Có vài cái con lại quên mất rồi…”

Khiết An bối rối gãi đầu, Thế Dương mỉm cười, tận tình chỉ dạy lại. Khác với hồi đó là những lời nghiêm khắc, bây giờ Thế Dương lại từ tốn chỉ dạy từng thứ một. Từng chút một như thế lại khơi gợi một đóm lửa nhỏ trong lòng Khiết An, gợi sự hứng thú chưa từng thấy bên trong ánh mắt cô.

Với sự tận tâm chỉ dạy của cha, cùng với sự chăm chỉ của bản thân, Khiết An nhanh chóng tiếp thu được tất cả. Cứ như thế cho đến khi thời gian trôi qua, cho đến khi cả hai nhận ra thì cơm tối đã sẵn sàng chỉ chờ họ mà thôi.

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.