Niên Anh công công cười ha hả, “Sở Lại mục ăn không quen cũng đúng thôi. Món này làm thì dễ nhưng làm ngon mới khó, ướp được thành như vậy đã tốt lắm rồi.”
“Công công nói chí phải,” Hoa Hạng vội phụ họa, hắn liếc Sở Từ một cái sắc lẻm, “ngươi là đại tiểu thư nên đâu rành đồ tốt.”
Sở Từ cứng họng, nàng lấy ra bao mận xào và cho mỗi người một bao, “Cái này làm riêng cho ngày tết, hàng chất lượng tốt đấy. Ta có mua vài bao, hai người nếm thử đi.”
“Coi như ngươi còn lương tâm đó.”
Buổi chiều muộn, Sở Từ thu dọn chuẩn bị về. Cả ngày nay bầu trời âm u đầy mây, thời tiết cũng lạnh buốt, may nàng chịu được tới khi trời tối. Nàng xách theo hủ dưa chua ướp ớt và rời Thái Y Viện, nóng lòng muốn về nhà.
Ra khỏi cửa Thái Y Viện là đến một con đường lớn mà ngày thường rất đông người qua lại, Sở Từ cất bầu rượu lẫn thức ăn vào tay áo rồi cẩn thận đi từng bước.
Xung quanh liên tục có người lướt qua nàng, cũng không biết họ thuộc bộ phận nào trong cung. Sở Từ đi sát vào tường; trêи đường về, nếu tránh được ai thì tránh còn không nàng sẽ đứng lại chắp tay hành lễ.
Khi sắp đến khúc quanh, Sở Từ vừa định tăng tốc thì thấy một đoàn người hùng hổ tiến tới. Nhờ ánh đèn lồng của họ mà nàng mới biết đây là đoàn người của Trường An. Vì vậy nàng dừng bước, khom người hành lễ và im lặng chờ họ đi qua.
Hoàng thượng muốn kiềm chế nội các nên thành lập Tư Lễ Giám để đối chọi. Đứng đầu Tư Lễ Giám là mười hai giam, phía dưới có bốn ti và tám cục; khoảng hơn một ngàn người thuộc biên chế của các giam lẫn các cục. Trường An là tư công tổng quản, hoàng thượng sửa lại chế độ và cho phép hoạn quan tham gia triều chính nên y thuận lợi nắm giữ con dấu đầy quyền lực của Tư Lễ Giám. Trêи triều đình, tấu chương phải thông qua Tư Lễ Giám chọn lọc mới được trình lên hoàng thượng. Văn chương trêи chiếu chỉ cũng do thái giám chấp bút. Bước cuối cùng là tổng quản xét duyệt rồi đóng dấu.
Thế nên hiện giờ có thể nói Trường An một tay che trời. Sở Từ hiểu rõ hoàng cung sắp trải qua thay đổi lớn. Nếu quan lại không thể giao hợp thì tất nhiên chẳng có hậu thế, vì vậy hoàng thượng tin tưởng thái giám hơn người khác. Song hành động của hoàng thượng sẽ khiến người làm quan nghênh đón thời kỳ hỗn loạn nhất xưa nay. Điều này là tốt hay xấu thì nàng không nói chắc được.
Đoàn người của Trường An mau chóng đi qua, Sở Từ đang định đứng dậy bỗng nghe thấy họ vòng trở về. Thân mình vừa thả lỏng của nàng lập tức căng cứng, nàng lại cung kính khom lưng.
Tuy đã sửa chế độ nhưng xưng hô dành cho Trường An lại giữ nguyên, mọi người trong cung vẫn gọi y là tư công.
Qua một đoạn thời gian không gặp kể từ lần khám bệnh kia, nụ cười trêи khuôn mặt trắng nõn của Trường An càng u ám bội phần. Y lấy ra chiếc nhẫn ban chỉ từ trong ngực áo rồi đưa đến trước mặt nữ tử, vừa vuốt ve nhẫn vừa the thé nói, “Sở Lại mục giàu thật nhỉ. Món đồ hơn một ngàn lượng mà bán đi có mấy trăm lượng, ngươi còn chả thèm tìm hiểu có đúng giá không.”
Đây đúng là chiếc nhẫn ban chỉ mà nàng từng nhờ người bán, Sở Từ cố gắng bình tĩnh đáp, “Hạ quan thiếu hiểu biết nên phụ lòng tư công ưu ái, mong tư công bớt giận.”
“Hừ,” Trường An lạnh lùng khịt mũi.
Bầu không khí trở nên nặng nề trong nháy mắt nhưng Sở Từ vẫn trầm mặc. Không bao lâu sau, cái giọng sắc bén rợn người của nam nhân cất lên giữa bốn bức tường cung điện lặng ngắt.
“Đồ bạch nhãn lang, quả thật không nên thưởng cho ngươi thứ này, là bản công sơ suất.” Những ngón tay thon dài xoa xoa bề mặt nhẫn; y vô cùng thích nó, từ chất ngọc thượng hạng đến hoa văn tinh xảo.
Đột nhiên, sự thưởng thức trong đáy mắt Trường An được thay thế bằng sự hung ác rùng rợn. Y vung tay ném chiếc nhẫn vào tường, tiếng nứt vỡ vang lên ngay lập tức.
Trường An bất chợt nổi giận làm đoàn người phía sau sợ hãi cùng cực, ai cũng ngậm chặt miệng chứ chẳng dám hó hé tiếng nào.
“Nhưng nó đã bị kẻ khác làm bẩn nên dĩ nhiên bản công chẳng muốn nó nữa.” Giọng nói chói tai của y tràn đầy khinh thường.
Một giai đoạn trong việc thiến, nhằm tránh cho đường sinh thực khí bị thu hẹp hay bịt kín. Nếu sau khi gỡ lông chim mà người bị thiến không thể đi tiểu thì họ chỉ còn đường chờ chết.