Đại Náo Từ 1960

Chương 274: . Mười cấp bậc đầu bếp



Chương 274. Mười cấp bậc đầu bếp

Ngày khai giảng cũng trùng ngày phim Thánh Gióng khởi động bấm máy quay, các học viên và các đầu bếp người Việt có hứng thú khắp miền đất nước tề tụ, họ rất ngạc nhiên và thích thú khung cảnh cả phim trường.

Đến khi họ nhìn thấy trường ẩm thực Ăn Ngon cao to rộng lớn như một nhà hàng khách sạn 4 sao thì mọi người đã thực sự tin tưởng vào thực lực cũng như sự nghiêm túc của trường học.

Hà Vũ Thủy được sự góp ý bàn bạc từ đại gia đình nên nàng trước tiên biểu diễn đao công và nấu nướng ba mâm cơm truyền thống Bắc - Trung - Nam cho mọi người quan sát (quay cận cảnh chiếu lên nhiều màn hình to cho mọi người quan sát). Đây là chiêu quảng cáo đơn giản, hiệu quả nhất để chứng minh đẳng cấp nấu ăn của Hà Vũ Thủy.

Dù là các học viên mới hoặc là các đầu bếp lành nghề khi nhìn thấy đao công đã khổ luyện lâu ngày của Hà Vũ Thủy đều phải kinh hô cảm thán.

Học viên A: - Hình như đó là hiệu trưởng, quả nhiên trẻ đẹp giống trong phim tuyên truyền.

Học viên B: - Vừa trẻ đẹp lại vừa tài năng, cô ta vung đao như chốn không người, thức ăn được xắt ra đều tăm tắp.

Học viên C: - Đừng nói học nấu ăn, cho dù học chẻ củi với nữ hiệu trưởng xinh đẹp này ta cũng học, khỏi tốt nghiệp cũng được.

Học viên D: - Ha ha ha... ngươi đúng là vừa háo sắc vừa làm biếng động trời!

Học viên C: - Này này... ăn nói cho đàng hoàng nhé! Ta chỉ ngưỡng mộ hiệu trưởng xinh đẹp thôi chứ có làm biếng khi nào?

Học viên D: - Hừ, ngươi học miễn phí, ăn ở cũng miễn phí trong khách sạn 4 sao, lại muốn học cả đời không tốt nghiệp, không làm biếng thì là gì?

Học viên A: - Ờ nhỉ, thế thì hay quá rồi còn gì! Ha ha ha...

Các học viên mới bàn tán ỏm tỏi về sắc đẹp, về ăn ở miễn phí, về việc làm lương cao, rất ít người bàn tán hoặc nhìn ra trình độ nấu nướng của Hà Vũ Thủy. Những học viên này 99% đều sẽ bị loại, chỉ có những ai nhìn ra sự ảo diệu, tinh túy trong màn biểu diễn của Hà Vũ Thủy thì mới được chọn. Tội nghiệp cho các học viên ôm mộng ảo tưởng, không hề hay biết hiệu trưởng xinh đẹp nấu ăn chính là ra đề cho tất cả mọi người ở đây.

Việc ra đề này là kế hoạch sắp đặt của cả Giang gia, đề thi này có thể khảo sát tất cả trình độ từ nhập môn cho đến cấp cao của các học viên và đầu bếp lành nghề. Đồng thời nó cũng là buổi quảng cáo thu hút các đầu bếp có tay nghề cao ghi danh vào học.



Hà Vũ Thủy tin chắc, các đầu bếp càng giỏi thì càng nhìn ra nhiều sự lợi hại của nàng, nếu ai nhìn ra gần hết thì chúc mừng, đây là người có ngang trình độ gần với Hà Vũ Thủy, có thể mời những người này làm trợ giảng và giảng viên trong trường với mức lương khủng.

Riêng những đầu bếp nhìn ra hết ưu điểm hoặc thậm chí còn thấy thiếu sót của Hà Vũ Thủy thì có thể thỉnh mời họ ở lại làm cấp bậc Giáo Sư trong trường, và tất nhiên là mức lương phải gấp cả chục lần giảng viên bình thường, đủ để trở nên giàu có...

Thật nhanh, thời gian nấu 3 mâm cơm trôi qua cái vèo. Các học viên mới đa số chả biết gì, vẫn vô tư bàn luận vô bổ. Chỉ có các đầu bếp lành nghề nhìn thấy sự ảo diệu trong buổi biểu diễn và b·iểu t·ình thật phong phú:

Đầu bếp A: - Ta phục rồi! Quả nhiên anh hùng xuất thiếu niên, yếu thì không ra gió, mà đã ra gió thì tất không yếu!

Đầu bếp B: - Ôi cảnh giới nấu ăn này cao quá! Ta xem như si như mê, giờ kết thúc mà còn chưa đã ghiền.

Đầu bếp C: - Có ai nhìn thấy rõ cô ấy xắt rau ra sao không?

Đầu bếp A: - Nhanh quá, chỉ thấy tàn ảnh mà thôi. Hồi xưa sư phụ của ta cũng nhanh lắm nhưng chỉ bằng 1/4, 1/5 mà thôi.

Đầu bếp D: - Đừng bàn "đao công" nữa, cô ấy đã là cao thủ dùng đao rồi!

- ???

Đầu bếp D: - Mấy ông chưa thấy người ta đâm chém nhau bằng đao kiếm ngoài đời đúng không? Thử nghĩ mà xem, tốc độ xuất đao đó ai mà đỡ nổi, không gọi là cao thủ thì gọi là gì! Ngày xưa lúc ta còn nhỏ mới vào nghề, ông nội của ta, cũng chính là sư tổ của ta, có nói rằng cao thủ dùng đao mà đi làm đầu bếp thì đao công gần như vô địch, chỉ có đầu bếp nào chuyên tinh luyện đao công 40-50 năm thì mới ngang ngửa hoặc thắng qua họ mà thôi.

Đầu bếp B: - Chuyện cao thủ dùng đao thì ta không biết. Nhưng 25 năm trong nghề ta chưa từng thấy hoặc nghe đầu bếp nào xuất đao chỉ thấy tàn ảnh cả. Cho dù xuất kỳ bất ý xuất đao ra tàn ảnh thì cũng chỉ thoáng chốc chứ đâu có liên tục tàn ảnh suốt từ đầu đến cuối như vậy!

Đầu bếp A: - Đúng vậy, ta cũng thấy như vậy...

...



Trong tiếng bàn luận sôi nổi, các học viên và đầu bếp được chia tách ra viết câu trả lời trắc nghiệm trên giấy cho phần thi sơ khảo.

Phần thi này là để loại bớt các học viên không có năng khiếu, không có ánh mắt. Đề thi chỉ có 20 câu trắc nghiệm, ai sai đáp án 3 câu trở lên là bị loại.

Hầu hết học viên mới đều bị loại, chỉ còn lại 38 người chỉ sai 1-2 câu trắc nghiệm. Riêng bên phía đầu bếp lành nghề thì giữ lại khá nhiều: 245 người. Những đầu bếp bị loại đa phần là bếp phụ hoặc không tha thiết với nghề.

1-2 ngàn người thi rớt lập tức được mời ra về với một phong thư tiền dằn túi khá lớn, xem như là vui lòng khách đến vừa lòng khách đi, những ai bị loại cũng tự an ủi xem như vừa được du lịch vừa được có tiền, họ quay sang tham quan phim trường Vui Vẻ, sau đó cuối ngày tỏa về khắp đất nước, truyền tụng về trường học ẩm thực Ăn Ngon và phim trường Vui Vẻ, tạo ra tiếng vang lớn tốt đẹp đầu tiên cho hai hạng mục này khắp cả nước.

Sau phần thi sơ khảo, là đến phần thi chung khảo để kết thúc. Phần này mọi người được mời nếm thử món ăn sau đó lại tiếp tục trắc nghiệm.

Lúc biểu diễn, Hà Vũ Thủy nấu nồi to, càng tăng thêm độ khó cho người nấu. Và cũng nhờ nồi to nên ai cũng được một phần cơm rất nhỏ, không thiếu một ai.

Cơm canh ba mâm của ba miền, mỗi người đều tranh thủ ăn nóng để cảm thụ rồi làm bài thi, thức ăn vừa vào miệng, lập tức mọi người kẻ trước người sau lên tiếng:

- Ăn ngon!

- Ăn ngon!

- Ngon quá! ...

Mấy trăm câu khen ngợi bật ra, sau đó mỗi người mới nhận ra xung quanh ai cũng khen như mình, mọi người tĩnh lặng vài giây sau đó phì cười vui vẻ, âm thầm tán đồng cái tên đơn giản của trường ẩm thực: "Ăn Ngon".

Tên này danh xứng với thực.

Nghề phục vụ vốn dĩ là nghề làm dâu trăm họ. Làm đầu bếp lại càng như vậy, nấu một món ăn, đâu phải ai cũng thích, ấy thế mà giờ đây hiệu trưởng mỹ nữ lại làm cho mấy trăm người, phần lớn là dân trong nghề, miệng lưỡi cực tinh tế, lại đồng loạt khen ngon, chỉ một câu này thôi đã thực sự giá trị hơn xa trăm ngàn bằng khen, danh hiệu sáo rỗng...



Sau khi phì cười, mọi người lại cúi đầu lúi húi tinh tế thưởng thức các món cơm canh truyền thống và mau chóng chuyển qua phần thi trắc nghiệm. Lần này bài thi trắc nghiệm có hẳn 100 câu hỏi rất chi tiết trong nghề làm bếp.

38 học viên mới chỉ cần trả lời 30 câu hỏi liên quan đến phần cảm thụ thức ăn, 245 đầu bếp lành nghề thì phải trả lời thêm 70 câu hỏi chuyên ngành. Gần 40% các đầu bếp và học viên không biết chữ, những người được đeo tai nghe, để nghe đọc từng câu hỏi cho họ tự lựa chọn đáp án, chắc chắn những người này nếu đạt yêu cầu theo học sẽ được dạy bổ túc văn hóa kèm theo.

...

Giang Bình An đứng cùng với Hà Vũ Thủy trong lốt hóa trang cậu hai Giang, hắn hỏi vợ:

- Em chia nghề đầu bếp ra làm mấy cấp bậc?

- 9 cấp. Trong đó cấp 1-3 sao là sơ cấp, 4-6 sao là trung cấp, 7-9 sao là cao cấp. Còn một cấp 10 sao trong truyền thuyết, cấp đó đã đạt đến trình độ của "Đạo" có thể dễ như trở bàn tay dùng một nguyên liệu tầm thường nhất làm ra một món ăn vạn người mê. Trường hợp đó rất giống như một thợ rèn Thần cấp dùng cục đá xanh bình thường nhất rèn ra được thần binh lợi khí.

- Wow... đã quá! Vậy em đạt được cấp 8 hay cấp 9 rồi?

- Xì... Đâu có dễ như vậy! Nhờ "đao pháp" có thành tựu mà em chỉ mới đột phá được cấp 7 mà thôi, mới đặt được một chân vào ngưỡng cửa đầu bếp cao cấp. Còn cấp 8 và 9 thì còn phải tích lũy dài dài. Em chỉ hy vọng 3-4 năm sau đột phá cấp 8, hơn 10 năm sau đột phá cấp 9 là đã thành công mỹ mãn lắm rồi.

- Anh không hiểu tại sao "đao pháp" thành tựu lại làm em đột phá đầu bếp cao cấp? Không phải nó chỉ là xắt rau cho đẹp và đều thôi sao?

- Hì hì hì... Chồng của em ơi, anh đúng là dân ngoài nghề. Không phải ngẫu nhiên mà người ta nói "Đao công" chiếm một nửa thành công của đầu bếp đâu! Thức ăn ngon đều gói gọn trong ba chữ: Sắc - Hương - Vị đúng không nào?

- Đúng! Và xắt thức ăn đẹp đạt được chữ Sắc đầu tiên thôi mà?

- Không đơn giản như vậy đâu anh. Chữ Hương và chữ Vị cũng từ xắt thức ăn mà ra đó. Nếu anh xắt không đều, khi nấu ăn nó sẽ không chín đều, miếng nhỏ chín trước, miếng lớn chín sau, miếng nhỏ thấm gia vị nhiều, miếng lớn thấm gia vị ít. Thậm chí khi anh tắt lửa hoàn thành món ăn, miếng nào xắt nhỏ sẽ có màu sắc và mùi hương khác miếng xắt lớn. Như vậy rõ ràng Sắc - Hương - Vị bị "đao công" ảnh hưởng rất nhiều.

- Ơ, như vậy thì khi xắt không đều, không có cách nào làm ra một món ăn ngon hay sao?

- Có, vừa nãy em có nói về cấp 10 trong truyền thuyết. Người đạt được cấp 10 họ có thể cảm ứng và khống chế tất cả nguyên liệu nấu ăn đang ở trong nồi, có thể làm chúng tuy khác biệt nhau về kích thước nhưng khi chín thì Sắc - Hương - Vị như nhau. Nhưng đó là người ta đăng phong tạo cực đến trình độ có thể đổi trắng thay đen, chỉ hươu bảo ngựa... Còn các đầu bếp thông thường thì phải đàng hoàng học "đao công" để làm ra món ăn ngon.

- Khà khà khà... anh chờ mong một ngày nào đó... Giang gia ta xuất hiện một vị Bếp Thần 10 sao... Lúc đó tha hồ mà sướng...

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.