đất Giao Chỉ rất màu mỡ, di dân đến ở, thoạt đầu biết trồng cây.
Đất đen xốp. Khí đất hùng. Vì vậy ruộng ấy gọi là ruộng Hùng, dân ấy gọi là dân Hùng
Có quân trưởng cũng gọi là vua Hùng, các phụ tá thì gọi là quan Hùng.
Đất đó được chia ra cho các tướng Hùng cai quản.
Nam Việt Chí
Thẩm Hoài Viễn nhà Lưu Tống
Điện Càn Nguyên
Cấm thành Thăng Long
Ngày đại tang thứ hai.
Thái tử ngự ở long kỷ trên cao, phía trước đặt l·inh c·ữu của Tiên đế, hoàng thân quốc thích cùng đám tứ trụ triều đình đều có mặt đông đủ trong đại sảnh, văn võ bá quan thì đứng chầu ngoài sân Long Trì. Chỉ sau một đêm nhưng ít nhiều tàn dư trận chiến vừa qua đều đã được dọn dẹp sạch sẽ cẩn thận. Triều đình cử hành đại tang cho Tiên đế. Những vị đại sư, đạo sĩ xếp hàng như cũ chầu long quan làm lễ cầu siêu, không khí vô cùng trang nghiêm. Thái tử khoác long bào, đội cổn miện, chính thức lên ngôi trước l·inh c·ữu vua cha, tôn mẹ là Linh Hiển Thái hậu, đại xá thiên hạ, lấy tiền và lụa từ kho lớn ban cho chúng dân, đổi niên hiệu thành Thiên Thành năm thứ nhất, tiếng hô "vạn tuế" vang vọng cả thành Thăng Long.
Ngay sau đại lễ, Thánh thượng lệnh cho triều thần ở lại chầu vua. Nội thị Phan Đường Liệt bước lên trước thềm dưới long kỷ của nhà vua tuyên đọc chiếu ban chức cho những tướng lĩnh có công cứu giá và cũng là để hoàn thiện cơ cấu chỉ huy cấm quân.
Phong Lê Phụng Hiểu có công đầu từ Vũ vệ tướng quân lên chức Đô thống Thượng tướng quân, nắm quyền cao nhất trong quân ngũ, thống lĩnh ba quân.
Phong Lý Nhân Nghĩa kiêm nhiệm chức Giám quốc, tước ngang tứ trụ, toàn quyền cai quản kinh đô khi Thiên tử rời kinh.
Phong Hỏa đầu tướng Đào Văn Lỗi chức Hữu tâm phúc tướng quân, thay chức Vũ vệ tướng quân, làm phó cho Tả tâm Phúc tướng quân Lý Nhân Nghĩa, cùng chỉ huy Ngự tiền thị vệ.
Phong Hỏa đầu tướng Đàm Toại Trang thay chức Điện tiền Tổng quản của Lý Phó, từ nay gọi là Điện tiền Đô thống, chỉ huy quân Điện tiền.
Phong Hỏa đầu tướng Nguyễn Khánh thay chức Tả kim ngô vệ tướng quân của Bùi Xa Lỗi, từ nay gọi là Định thắng tướng quân, chỉ huy quân Trừng Hải ở cửa bắc Diệu Đức, làm phó cho Đô thống Đàm Toại Trang.
Phong Hỏa đầu tướng Vũ Ba Tu giữ chức Hữu kim ngô vệ tướng quân thay Vệ Trúc, từ nay gọi là Uy vệ tướng quân, chỉ huy vệ Quảng Thành cửa nam Đại Hưng.
Hỏa đầu tướng Dương Bình thay chức Tả vũ vệ tướng quân của Đàm Thản, thống lĩnh quân Quảng Vũ cửa tây Quảng Phúc.
Hỏa đầu tướng Quách Thịnh thay chức Hữu vũ vệ tướng quân của Đỗ Giản, đứng quần quân Phủng Nhật ở cửa đông Tường Phù.
Cả ngày đại lễ hôm đó, hai bại tướng Dực Thánh Vương, Đông Chinh Vương mặc thường phục quỳ gối trước cửa khuyết, không rời nửa bước. Tân vương tha cho tội c·hết, Phan Đường Liệt tuyên đọc chiếu của vua cho hai vương được giữ nguyên tước vị, việc cũ bỏ qua không truy xét nữa.
Chính Dinh
Khu Mật Viện
Phía Tây Hoàng thành
Khu mật viện là cơ quan trọng mật của triều đình. Viện được lập ra giúp vua xử lý những công việc trọng yếu thuộc hàng bí mật quốc gia, đặc biệt về quân sự. Khác với binh bộ quản lý binh tướng trong toàn cõi, Khu mật viện còn quản những vấn đề trọng mật ngoài cõi và quản cả những nhân vật không phải là quân nhân, hoặc là quân nhân mà không lộ danh phận. Có thể nói, người của binh bộ chắc chắn nằm trong sự quản lý của Khu mật viện, nhưng người của Khu mật viện chưa chắc đã nằm trong sự quản lý của bộ này.
Đứng đầu Khu mật viện là một vị Khu mật sứ với hai Khu mật phó sứ trợ giúp ở dưới. Khu mật sứ làm công việc tham mưu và chịu trách nhiệm trực tiếp với Hoàng đế và cũng thay mặt Hoàng đế ra chỉ thị cho những đại sự quốc gia mà không phải cầm binh lĩnh tướng. Khu mật viện có nhiều ban nhiều sảnh nhưng Chính Dinh của là cấm địa tối mật để nhà vua và Khu mật sứ bàn việc quân quốc trọng sự với tứ trụ triều đình cùng những người tin cẩn. Tuy nhiên, có những dịp ngoại lệ khi nhà vua chỉ họp với Khu mật sứ và một số người đặc biệt được tín nhiệm, và hôm nay là một ngày như vậy.
Đằng sau ghế chủ tọa của Chính Dinh là hình mặt Đồng Cổ khổng lồ bằng đồng đặt trên bức vách. Đồng Cổ chính là Trống Đồng, thứ nhạc khí linh thiêng từ hàng ngàn năm của con dân nước Việt, gắn bó với người Việt từ thuở dựng nước của các vua Hùng trong truyền thuyết. Từ sau thời Mã Phục Ba nhà Hán sang xâm lược nước Nam, các thứ sử và thái thú đô hộ cứ thấy Trống Đồng là thu dụng và nung chảy, tàn sát thẳng tay những người dám lưu giữ Trống Đồng để vùi dập tinh thần phục quốc của con dân nước Việt.
Thế nhưng Trống Đồng vẫn cứ liên tục xuất hiện từ đời này q·ua đ·ời khác, bằng cách này hay cách khác. Kể từ đó, những gia tộc nào nào tìm thấy Trống Đồng và dám giữ lại đều là những dòng dõi anh hùng bất khuất, và dân Việt mặc nhiên coi họ là nhưng lãnh đạo được tổ tiên ban cho sứ mệnh giải phóng và duy trì tông tộc. Trống Đồng cũng trở thành biểu tượng của cuộc đấu tranh phục quốc vậy.
Thần Trống Đồng thì được gọi là Đồng Cổ Thần Minh, vị thần tối cao tượng trưng cho tinh thần đoàn kết của các tộc người cũng như bảo hộ cho nền độc lập của đất trời nước Việt. Đến thời nhà Lý, thậm chí họ Lý không những bảo lưu mà còn chế tạo riêng một loại Trống Đồng, loại Trống Đồng có những con Ma kiệt thần long nối nhau bay lượn trong một vòng tang trống. Trống đó vừa là lễ khí vừa là những món quà tặng thiêng liêng để hoàng gia thắt chặt đoàn kết với các tộc trên núi, dưới biển dưới gầm trời Nam.
Trống Đồng đó cũng được trang trọng đặt ở Chính Dinh Khu mật viện như để nhắc nhở sứ mệnh giữ nước và bảo vệ đồng bào của những người cầm quân. Khu mật viện cũng chế tác riêng một loại lệnh bài gọi là Đồng Cổ Lệnh để trao cho những võ tướng cầm quân, người cầm quân là người cầm lệnh. Hoàng để hôm nay ngồi trước Trống Đồng để bàn về quốc sự, bên cạnh là Tả tâm phúc tướng quân Lý Nhân Nghĩa, còn phía dưới là Khu mật sứ Ngô Đinh đang chắp tay bẩm báo. Ngô sứ tấu:
- Bẩm Thánh thượng, theo nhiều nguồn tin hồi báo, phủ Trường Yên của Khai Quốc Vương đã thu xếp quân giới, chuẩn bị dẫn quân ra Thăng Long, cả việc chuẩn bị lẫn hành quân chắc chỉ trong độ ba bốn ngày nữa là tới kinh đô, mong Thánh thượng ban quyết sách.
Nhà vua trả lời:
- Binh tướng triều đình thì cũng đã chuẩn bị xong. Quân Trường Yên tuy thuyền đông, thế mạnh nhưng nếu xảy ra binh biến, triều đình nhất định không ở thế hạ phong. Chỉ ngặt nỗi vừa qua đại chiến, mà lại đều là binh biến của anh em trong nhà, há chẳng để thiên hạ chê cười, những kẻ bên ngoài dòm ngó lại đắc ý, thực là làm trẫm khó xử khó nghĩ, chiêu an được thì là thượng sách. Các vị vương gia đã triệu tới chưa?
Khu mật sứ đáp:
- Cả ba vị vương gia đều đã chờ ở ngoài cả rồi, thưa bệ hạ.
- Cho vào đi. - Hoàng đế nói.
Từ cửa viện, Dực Thánh Vương, Đông Chinh Vương mặc thường phục cất bước vào trong đại điện, đi cùng còn có một người mặc áo lụa vàng tay cầm quạt, chẳng phải là Bát Lang hoàng tử Lý Nhật Quang thì là ai. Sau khi hành lễ đều được vua ban bình thân. Riêng hai vị vương gia tham gia việc phản loạn sụp quỳ mọp dưới sàn.
Hoàng đế nói:
- Hoàng thúc với hoàng đệ cứ bình thân, chuyện cũ thôi đừng xét nữa.
Dực Thánh Vương vẫn không ngẩng mặt lên, vội vã đáp:
- Ăn lộc vua ban lại m·ưu đ·ồ tạo phản, bọn hạ thần tội đáng muôn c·hết. Thánh thượng lại lấy đức báo oán, bọn hạ thận càng cảm thấy hổ thẹn trong lòng, mong Thánh thượng thẳng tay trị tội.
Hoàng để mỉm cười:
- Hoàng thúc với hoàng đệ chẳng qua nhất thời lỗ mãng, lại bị những k·ẻ g·ian tà lợi dụng hành sự, trẫm đã biết hết rồi. Hai người liệu có biết những kẻ đứng sau giật dây cùng Vũ Đức Vương để đẩy các ngài và thậm chí cả Khai Quốc Vương vào đường phản nghịch chăng?
Dực Thánh Vương quay sang Đông Chinh Vương, bốn mắt nhìn nhau rồi đồng thanh đáp:
- Quả thực bọn hạ thần chỉ lo hành sự và cứ ngỡ việc chỉ có chúng hạ thần cùng thêm Khai Quốc Vương, thực cũng không biết còn những kẻ đằng sau, bọn hạ thần đúng là quá xuẩn ngốc.
Hoàng đế vẫn giữ nụ cười rồi nói:
- Vậy hai người đã bình thân được chưa, việc lớn giờ vẫn đang cần hai vương giúp sức.
Cả hai vương cùng từ từ đứng dậy nhưng vẫn cúi đầu chắp tay thưa:
- Nếu có thể làm gì góp sức cho triều đình trừ gian diệt loạn, lấy công chuộc tội thì dẫu có phải c·hết bọn tội thần cũng không dám từ nan.
Thấy hai vương đã đứng lên nhận mệnh, hoàng đế nói:
- Khai Quốc Vương đã động binh, giờ có hối cũng không kịp. Quân triều đình cũng đã chuẩn bị xong hết, nhưng ta vẫn muốn giữ ý chiêu an, bởi giờ quân triều đình và Khai Quốc Vương lỡ khai chiến thì tất những kẻ trong tối sẽ là bên đắc lợi mà dân thì lại phải chịu cảnh lầm than. Thứ nhất, ta đang tính sẽ giao cho Cấm vệ quân điều tra những kẻ còn chui lủi đâu đó ngoài kia. Thứ hai, quân triều đình nhất định sẽ tức tốc bày binh tiến về Trường Yên một chuyến chứ chờ quân Trường Yên đến Thăng Long thì mọi sự sẽ rắc rối hơn rất nhiều. Thứ ba, ta muốn cậy hai vị vương gia cùng Bát lang hoàng tử làm thuyết khách đi trước, dẫu có một chút cơ hội cũng thử, miễn sao tránh được việc gươm đao, các vị nghĩ thế nào?
Dực Thánh Vương và Đông Chinh Vương cùng đồng thanh đáp:
- Bọn tội thần xin lấy cả hai cái mạng này ra để dốc hết sức thuyết phục Khai Quốc Vương hồi tâm chuyển ý.
Hoàng đế khẻ mỉm cười gật đầu rồi chuyển ánh mắt qua phía Bát Lang và hỏi:
- Hoàng đệ, trẫm rất muốn nghe cao kiến của truyền nhân đắc ý nhất của đại sư Huệ Sinh đó.
Bát lang chắp quạt cúi đầu thưa:
- Bẩm Thánh thượng, bình sinh thần vốn ghét việc chém g·iết, được làm thuyết khách chiêu an thì thực rất hợp ý thần, dĩ nhiên chúng hạ thần xin tuân theo ý chỉ của bệ hạ, dốc hết sức thuyết phục Khai Quốc Vương, ngay sau đây chúng thần sẽ cưỡi thuyền nhỏ đi ngay cho kịp. Về việc tiến quân về Trường Yên, hôm nay ngoài chúng thần, ngài chỉ triệu gọi thêm Tâm phúc tướng quân và Khu mật sứ, đủ biết Thánh thượng mong muốn mọi việc diễn ra thật sự kín đáo, không gây kinh động cho người ngoài, vậy việc tiến quân chỉ cần ban chiếu thông báo ra bên ngoài là một cuộc duyệt binh lớn nhân ngày lên ngôi và cũng nhân tiện đón thái hậu và Khai Quốc Vương về Thăng Long họp mặt để tang Tiên đế thì là hơn cả. Còn như việc điều tra dư đảng thì cũng xin tùy theo ý của Thánh thượng, nếu cần gì đến chúng thần, chúng thần sẽ dốc hết sức hoàn thành nhiệm vụ.
Hoàng đế mỉm cười gật đầu:
- Hoàng đệ vừa nhân hậu, bình tĩnh vừa can đảm mưu lược, lại thật hiểu ý tứ của trẫm, trẫm chỉ lo việc thuyết khách lần này sẽ điệp trùng nguy hiểm, chỉ mong ba người bảo trọng, trong mọi hoàn cảnh phải lưu ý đến sự an toàn của bản thân, mất ai thì cũng là tổn thất rất lớn của triều đình vậy.
Cả ba vị vương gia cùng chắp tay đồng thanh:
- Được c·hết vì hoàng đế, c·hết vì giang sơn là vinh dự của chúng thần, xin Thánh thượng yên tâm.
Hoàng đế gật đầu rồi nhìn sang phía Khu mật sứ :
- Ngô sứ hãy thay trẫm chuẩn bị quân lực, ngay trưa mai, chúng ta sẽ xuất phát về Trường Yên. Ta cũng mong có dịp cho những kẻ mang bụng phản loạn được tận mục sở thị sức mạnh của quân triều đình. Lần xuất quân này, Ngô sứ cứ ở lại kinh thành cùng Lý tướng quân giám quốc, bảo vệ hoàng thất.
- Tuân mệnh thánh thượng. - Ngô sứ dõng dạc đáp.
Hoàng đế lại nói với Lý Nhân Nghĩa:
- Lý tướng quân ngày mai thay mặt trẫm ở lại điều hành kinh đô, trẫm sẽ thân chinh dẫn quân về Trường Yên một chuyến, tướng quân cũng thông báo ngay cho Thái sư để Trần gia chuẩn bị thủy quân tiên phong chờ quân triều đình tới sẽ cùng tiến về Trường Yên phủ.
Lý Nhân Nghĩa đáp:
- Tuân mệnh.
Hoàng đế nhìn những người đứng quanh mình một vòng rồi gật đầu nói:
- Được rồi, mọi người có thể lui, mọi việc cứ thế mà tiến hành thôi.
Ngay sau buổi mật nghị, Lý Nhân Nghĩa cùng Ngô Đinh tức tốc lo việc chuẩn bị còn hai vương và hoàng tử khẩn trương lên thuyền nhỏ căng buồm tiến thẳng đến phủ Trường Yên.