Khu Mật Viện

Chương 20: Q1. Chapter 11. Định Thắng tướng quân



Q1. Chapter 11. Định Thắng tướng quân

Cồ Việt Quốc đương Tống Khai Bảo

Hoa Lư đô thị Hán Tràng An

Bờ thành

Cổng Động Am Tiên

Phủ Trường Yên

Tờ mờ sáng hôm sau.

Động Am Tiên vốn là một thung lũng ngập nước, xung quanh được bao bọc bởi những dãy núi đá, chỉ có một lối vào duy nhất được xây thành bo kính, dựng một cổng vọng lâu. Ngày xưa, thời Đinh Tiên Hoàng Đế, nơi này vốn là nơi nuôi hổ báo, cá sấu để nhốt và t·rừng t·rị những kẻ có tội. Cũng chính nơi đây, Đại Hành Hoàng Đế Lê Hoàn đã giam cầm hai tên tù binh Quách Quân Biện và Triệu Phụng Huân của nhà Tống vì tội dẫn quân sang xâm lược Đại Cồ Việt, sau năm năm mới thả.

Khi mặt trời còn chưa ló rạng, đứng từ trên vọng lâu nhìn xuống thung lũng, cảnh vật lại càng thêm âm u, ghê rợn. Thái sư tướng công Trần Cảo nhẹ bước trên những bậc thang đá dẫn tới vọng lâu. Vị Thái sư đã trạc tuổi lục tuần, râu tóc đã ngả màu muối tiêu, dấu chân chim lộ rõ, trán đầy những nếp nhăn. Thái sư lên đến nơi, không muốn cũng phải nhìn quanh quang cảnh một lượt, bất giác cảm thấy lạnh cả sống lưng. Trên vọng lâu có bóng một người mặc giáp trụ đã chờ sẵn, đứng quay lưng ra lối đi lên. Thái sư không cúi đầu xuống nhưng khiêm nhường chắp tay, lên tiếng hỏi :

- Chẳng hay có việc gì mà Định thắng tướng quân lại hẹn lão phu ra nơi canh khuya vắng vẻ thế này? Chà, tuổi già sức yếu rồi leo trèo đi lại thật bất tiện.

Người mặc giáp đó chính là Định thắng tướng quân Nguyễn Khánh, phó tướng của quân Điện tiện. Khánh quay ra nhìn Thái sư rồi cho hai tay ra sau lưng. Trong chiếc mũ khôi là gương mặt lạnh tanh với hàng ria con kiến. Đoạn Khánh hướng mắt về thung lũng nói:

- Động Am Tiên này năm xưa thời vua Đinh vua Lê dùng để làm gì, Thái sư có biết chăng?

Đã có tuổi, lại lịch duyệt giang hồ, lăn lộn chốn quan trường bao năm, thấy thái độ của Khánh như vậy, lão Thái sư cũng ít nhiều đoán được câu chuyện tiếp theo tất là chuyện không có lợi. Tuy nhiên, Thái sư vẫn tỏ ra bình thản đáp:

- Nơi này là nơi thi hành quốc pháp, trị tội những kẻ phản quốc khi quân. Vạc dầu, hổ báo nổi tiếng thời Đinh thời Lê xưa là đặt nơi này đây.

Khánh lại nói:



- Đúng rồi, thời đó pháp trị thật nghiêm, h·ình p·hạt tuy có phần hà khắc nhưng thật là đích đáng vậy.

Thái sư đáp:

- Vâng thưa tướng quân, nhưng mỗi thời mỗi khác, thời đó căn gốc nước nhà chưa vững thì hình pháp phải nghiêm minh thì thế của triều đình mới vững được.

Nguyễn Khánh cười nhạt:

- Ta thì lại cho là lúc nào cũng nên nghiêm minh thì mới tỏ rõ cái uy của triều đình, thà g·iết lầm còn hơn bỏ sót, mọi việc dễ dãi quá thì bề tôi tất gây loạn.

Thái sư thấy Khánh có vẻ có thái độ lạ liền hỏi lại:

- Chẳng hay ý của tướng quân là sao, ta cũng chưa được rõ?

Nguyễn Khánh quay lại nhìn thẳng vào mắt của Thái sư:

- Sau cuộc loạn tam vương vừa rồi, Thánh thượng có lệnh cho quân Điện tiền chúng ta điều tra đến tận gốc việc những kẻ nào liên quan giúp sức cho việc phản loạn của các vương, Thái sư chắc đã biết rồi.

Thái sư đáp:

- Điều đó lão phu đã biết, Định Thắng tướng quân được trao Thượng Phương Bảo Kiếm, lĩnh ấn Khâm sai, có quyền tiền trảm hậu tấu, triệu gọi ai người đó nhất định phải có mặt bất kể thời gian địa điểm. Đó cũng là lý do nhận được thư báo lão phu phải sắp xếp thời gian tới gặp tướng quân ngay. Không rõ lão phu có thể giúp ích được gì cho việc điều tra của tướng quân chăng?

Nguyễn Khánh lại cười nhạt:

- Bản tướng sau cuộc loạn có tìm thấy trong người của Vũ Đức Vương một tấm da dê, trên đó có ghi một hàng dài những quan viên với ngày giờ địa điểm đầy đủ, đã ăn của đút, nhận quà cáp của Vũ Đức Vương để làm ngơ rồi thậm chí cả tiếp sức cho tam vương dấy loạn.

Thái sư bất chợt giật mình, nhưng vẫn tỏ ra dửng dưng, mặt không hề biến sắc:



- Vâng, vậy chúc mừng tướng quân, mừng cho triều đình sẽ sớm tìm thấy căn nguyên cuộc loạn, việc này tướng quân nên sớm báo với Thánh thượng để nghiêm trị theo quốc pháp.

Nguyễn Khánh lại cười nhạt:

- Tất nhiên những kẻ có tên trong đó tất sẽ chẳng thế nào thoát được tội. Tuy nhiên cũng có vài nhân vật Khánh tôi cảm thấy tốt hơn nên nói trước với Thái sư, bậc trưởng thượng của Trần gia một tiếng.

Thái sư hỏi ngược lại :

- Thật sao, lại có kẻ lão phu cần biết sớm hơn cả triều đình sao ?

Nguyễn Khánh nhè nhẹ gật đầu rồi nói:

- Với bản tướng thì nên như vậy.

Nói xong Khánh lấy trong áo ra một tấm da dê, quay sang nhìn vào ánh mắt đang đầy vẻ hiếu kỳ của vị Thái sư già rồi nói:

- Đây, để bản tướng cho thái sư xem, kẻ xếp thứ nhất trong đám quan viên tạo phản đây, tên là Trần Văn Tú, chẳng phải là Trần thái phó cháu Thái sư đây sao. Còn đây, kẻ xếp thứ tám trong tờ da dê đây, Trần Công Vĩnh Tru·ng t·hư Thị lang bộ hộ, cũng chẳng phải cháu Thái sư đây sao. Chà chà, Trần gia thật có phúc phần, một cuộc loạn mà có đến hai người quyền cao chức trọng có ý đồ mưu phản.

Lúc này Thái sư lặng người đi một chút, rồi mới lên tiếng:

- Chuyện về tấm da dê này đúng sai thế nào, nếu đúng ra ngài nên báo với Thánh thượng để triều đình và bộ hình xét xử. Nhưng ngài lại nói trước với lão phu như vầy, là muốn uy h·iếp lão phu hay muốn thế nào nhỉ, ngài cũng có lòng bất trung chăng?

Nguyễn Khánh lại cười nhạt:

- Uy h·iếp một vị Thái sư sắp về vườn nhưng là cái gai trong mắt hoàng gia, uy h·iếp một gia tộc có đến hai kẻ âm mưu tạo phản. Đúng, bản tướng đang uy h·iếp ngài đây. Còn lòng bất trung ư, đúng là ta không còn giữ được sự trung thành khi thấy những kẻ như Dực Thánh Vương, Đông Chinh Vương lại được hoàng đế tha tội. Ngài có thấy Hoàng đế trẻ này hơi thiếu uy vũ không Thái sư ?

Thái sư lúc này cũng cười nhạt đáp:



- Thôi lão phu cũng không muốn bình luận về tân vương, tóm lại là ngài muốn gì ở ta. Nhà họ Nguyễn các ngài vốn dòng dõi thế gia, từ vị cao tổ Định Quốc Công Nguyễn Bặc thời nhà Đinh đã ăn lộc quốc công, lại có khai quốc công thần Nguyễn Đê tôn phò Tiên đế, đến nay thế lực bao trùm cả một khoảng Quốc Oai rộng lớn mà có vẻ vẫn chưa vừa bụng nhỉ?

Nguyễn Khánh lúc này cười lớn nói:

- Họ Nguyễn nhà tôi, đã ba đời làm tướng ở trên yên ngựa, hết lòng vì giang sơn xã tắc, nay thấy vua mới không phải chân mệnh đế vương nên mới thấy lòng dạ không yên. Mà chúng tôi chỉ là những kẻ làm tướng cưỡi ngựa bắn cung, không đủ thế và lực để xoay chuyển được thời thế. Nếu có thêm sự trợ giúp của Trần gia, thuyền đông vàng nhiều thì may ra mới có thể chọc trời khuấy nước, mang lại vận hội mới cho bá tánh được, Thái sư thấy đúng không. Họ Trần cũng như họ Nguyễn thôi, tội của các ngài là quá mạnh, quá tốt nên dẫu chẳng có tấm da dê này thì vẫn sẽ là cái gai trong mắt tên vua bất tài kia thôi.

Thái sư Trần Cảo tiếp lời:

- Tướng quân cũng đã biết nói rằng Trần gia là cái gai trong mắt hoàng gia, Trần Cảo ta cũng sắp về quê chăn vịt, vậy hà cớ gì lại mang câu chuyện binh biến này nói với ta? Ta vốn không liên quan gì tới việc này, ai làm người đó chịu, triều đình Đại Cồ Việt đâu có áp dụng luật chu di tam tộc đâu. Lão phu gần đất xa trời rồi, cũng không còn đủ sức lực mà gánh vác hậu quả những việc lũ cháu chắt coi trời bằng vung kia gây nên, chỉ mong được yên bình an hưởng tuổi già thôi tướng quân à.

Nguyễn Khánh thấy Trần Cảo nói năng kín kẽ, không mảy may lộ một chút hoang mang nào, liền hạ giọng:

- Quả không hổ danh là Thái sư đương triều, ngài thực rất hiểu lề lối hành pháp của Đại Cồ Việt. Nhưng bản tướng thiết nghĩ, Trần gia có Thái sư có ý sắp từ quan, lại có hai ông cháu có triển vọng thăng tiến nhất mà giờ ngài muốn bỏ mặc thì thật phí hoài công đức vun vén bao năm của họ Trần. Cứ cho là mọi việc không liên quan trên Thái sư đi, nhưng nếu danh sách này lộ ra ngoài, nhà họ Trần chẳng phải sẽ rơi vào thế vạn kiếp bất phục sao, chắc chẳng bao giờ dòng họ lấy lại được cái thế năm xưa, cái công bao đời vì giang sơn xã tắc chẳng phải sẽ đổ sông đổ biển. Còn chưa kể người ngoài nhìn vào phỉ báng, những kẻ xưa nay không vừa lòng sẽ kiếm cớ gây chuyện, lúc đấy thì quả thực nguy lắm thay.

Trần Cảo im lặng một lúc rồi hỏi lại:

- Thế vậy rốt cuộc tướng quân muốn gì ở ta và Trần gia đây?

Nguyễn Khánh lúc này nhíu mắt nở một nụ cười đầy nham hiểm:

- Thì ta đã chẳng nói rồi sao, ta chỉ muốn hai nhà liên kết lại vì nghĩa lớn, mong Trần gia luôn ủng hộ Nguyễn gia chúng ta, nhất là sắp đến cuộc lựa chọn mệnh quan triều đình mới, được sự ủng hộ của ngài và Trần gia cùng đám phe cánh, Nguyễn gia nhất định sẽ rất có lợi thế. Thêm nữa Khánh ta và anh họ Nguyễn Quang Lợi đều là những kẻ có công trong cuộc loạn vừa rồi, vẫn được Hoàng đế tin tưởng lắm. Nếu cần thiết nhà họ Nguyễn xin được làm tấm bình phong che chắn cho nghiệp lớn nhà họ Trần, như thế chẳng phải là vẹn cả đôi đường chăng. Còn cái miếng da dê kia, tuy là bút tích của Vũ Đức Vương thật, nhưng đến cả những kẻ đồng mưu như Dực Thánh Vương hay Đông Chinh Vương cũng chẳng biết đâu. Vốn Vũ Đức Vương định dùng họ làm con tốt để đưa hắn đạt được m·ưu đ·ồ thôi, giờ ta không nói ngài không nói thì không phải hai vị vẫn giữ được chức quan, Trần gia vẫn được triều đình trọng thị sao. Nói thực thậm chí ngài muốn ta bỏ ai không phải họ Trần ra khỏi danh sách cũng được kia mà.

Dừng lại một lúc, Khánh nhìn thật kỹ từng biểu cảm kỳ lạ trên gương mặt vị Thái sư rồi mới nói tiếp:

- Ta còn chuẩn bị cho Trần gia một món quà, buổi chầu sớm sắp tới, ta sẽ thay ngài loại bỏ một cái gai trong mắt Trần gia, đó là Thái bảo Đào Thạc Phụ, ngài có thấy an tâm chưa? Sau này, hai nhà một đông một tây, một kỵ một thủy chúng ta như cây liền cành, lo gì không thay trời đổi đất được.

Thái sư im lặng một hồi lâu, trong bụng thầm kinh ngạc trước dã tâm của Nguyễn Khánh, giờ theo cũng dở mà không theo cũng không được. Liệu mang chuyện này báo lên triều đình thì có ai tin họ Trần chăng, hay là lại càng chuốc thêm nghi kỵ vì bại lộ âm mưu nên ly gián triều thần. Thái sư bất giác băn khoăn, trong dạ rối như tơ vò không biết phải trả lời ra sao. Được một lúc, thấy Trần Cảo im lặng mãi, Nguyễn Khánh cũng hiểu những lời của mình thực sự đã ít nhiều công được tâm của vị Thái sư, đoạn hắn đưa bàn tay vỗ nhè nhẹ mấy cái lên vai Trần Cảo nói :

- Thôi Thái sư cứ về suy nghĩ cho kỹ lời của Khánh tôi. Đấy tôi nói thật, tiềm lực họ Trần như vậy mà không dành để làm việc lớn thì quả thật là đáng tiếc, đáng tiếc. Giờ tôi xin cáo lui về sửa soạn rồi còn về Thăng Long, Thái sư cứ nghĩ cho thật kỹ đi nhé.

Nói xong, Nguyễn Khánh cười ha hả rồi nhẹ bước đi xuống thang rời khỏi động Am Tiên, để lại vị Thái sư vẫn đang đứng sừng sững, lòng rối như tơ vò. Tiếng cười vẫn còn văng vẳng mãi cho đến lúc Khánh khuất dần vào màn đêm.

Sáng sớm hôm đó, quân triều đình cùng với Khai Quốc Vương và liêu thuộc đón Thái hậu rồi cả đoàn cùng tiến về Thăng Long. Hoàng đế cắt cử Đào Văn Lỗi, vốn cũng là một tướng thủy quân thiện chiến ở lại, lãnh ấn tín cùng thêm một vài tướng thân tín tạm thời trông giữ phủ Trường Yên.

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.